UỶ ban nhân dân tỉnh nam đỊnh báo cáo tổng hợP



tải về 2.43 Mb.
trang11/19
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích2.43 Mb.
#18422
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   19

Quan hệ tỷ lệ giữa khu vực sản xuất và dịch vụ được điều chỉnh một cách hợp lý hơn theo hướng gia tăng khu vực dịch vụ từ mức 36,6% GDP hiện nay lên 38% năm 2020 và khu vực sản xuất giảm từ mức 63,4% hiện nay xuống còn 62% vào năm 2020.



Biểu 29. So sánh một số chỉ tiêu tăng trưởng của tỉnh Nam Định với một số tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng (theo PA chọn)


Chỉ tiêu

Đơn vị

Nam Định

Thái Bình

Hải Dương

Hưng Yên

Tây


Vĩnh Phúc

I. Giai đoạn 2006-2010






















1.Tốc độ tăng trưởng

%

12,0

12,5

10,9

13,5

13,5

14,4

2. Cơ cấu kinh tế (2010)






















+ Nông, lâm, thuỷ sản

%

25,0

30,0

22,0

20,0

21,0

14,3

+ Công nghiệp – XD

%

39,0

37,0

46,0

47,0

46,0

58,5

+ Dịch vụ

%

36,0

33,0

32,0

33,0

33,0

27,2

3. GDP/người (giá 1994)

tr. đ

5,5

6,1

7,9

8,4

6,4

9,1

+GDP/người (giá h.hành)

tr. đ

12,5

14,3

14,0

18,7

12,9

17,9

II. Giai đoạn 2011-2015






















1.Tốc độ tăng trưởng

%

13,0

11,5

11,2

13,2

13,0

11,1

2. Cơ cấu kinh tế (2015)






















+ Nông, lâm, thuỷ sản

%

19

21,0

18,6

13,0

14

10,9

+ Công nghiệp – XD

%

44

45,0

48,2

52,0

52

60,1

+ Dịch vụ

%

37

34,0

33,2

35,0

34

29,0

3. GDP/người (giá 1994)

tr. đ

9,4

10,3

13,0

15,0

11,2

14,3

+GDP/người (giá h.hành)

tr. đ

26

27,4

26,6

42,0

27,0

32,2

III.Giai đoạn 2016-2020






















1. Tốc độ tăng trưởng

%

12,5

11,0

11,1

13,0

12,0

10,5

2. Cơ cấu kinh tế (2020)






















+ Nông, lâm, thuỷ sản

%

15,0

14,0

15,8

8,0

9,0

8,7

+ Công nghiệp – XD

%

47,0

51,0

47,2

59,0

55,0

60,6

+ Dịch vụ

%

38,0

35,0

37,0

33,0

36,0

30,7

3. GDP/ người (giá 1994)

tr. đ

16,6

16,7

21,2

26,0

18,9

21,2

+GDP/người (giá h.hành)

tr. đ

50

51,2

53,5

70,0

56,0

53,6

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của các tỉnh đến năm 2020.

Bảng 30. So sánh một số mục tiêu quy hoạch tỉnh Nam Định

trong giai đoạn 2006-2010 với quy hoạch phê duyệt năm 2003*


Chỉ tiêu

Đơn vị

Quy hoạch



Quy hoạch mới

% so QH cũ

1. Nhịp độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2006-2010

%

8,0

12,0

150,0

2. Cơ cấu GDP năm 2010













+ Công nghiệp - xây dựng

%

27,0

39,0

+12,0

+ Nông, lâm, ngư nghiệp

%

29,0

25,0

-4,0

+ Dịch vụ

%

44,0

36,0

-8,0

3. Dân số năm 2010

ngh. người

2.086

2.060

98,8

4. GDP/người năm 2010

USD

530-550

710-730

134

5. Kim ngạch xuất khẩu năm 2010

triệu USD

150

323

215,3

*) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định thời kỳ đến năm 2010 được phê duyệt tại Quyết định số 784/2003/QĐ-UB ngày 14 tháng 4 năm 2003 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định.
3. Các khâu đột phá

Để Nam Định đạt tốc độ tăng trưởng cao trong thời kỳ quy hoạch, cần thực hiện bằng được các khâu đột phá sau:

(1) Cùng với Trung ương tập trung hoàn chỉnh và hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là các trục giao thông chính của tỉnh và gắn kết tỉnh với các trung tâm, các đầu mối giao thương lớn của vùng và cả nước.

(2) Phát triển các khu, cụm công nghiệp và thu hút các dự án công nghiệp quan trọng trong các ngành công nghiệp đóng tàu, cơ khí sản xuất động cơ, sản xuất phụ tùng và lắp ráp ô tô, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, công nghiệp công nghệ cao. Nghiên cứu, hình thành Khu kinh tế tổng hợp Ninh Cơ.

(3) Phát triển mạnh các hình thức đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu giải quyết việc làm trong tỉnh và xuất khẩu lao động, gắn với công tác giảm nghèo.

(4) Đẩy nhanh quá trình đô thị hoá, quy hoạch và từng bước xây dựng cơ sở vật chất để hình thành các đô thị mới và nâng cấp, mở rộng các đô thị hiện có.

(5) Đẩy nhanh cải cách hành chính, xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, với chức năng, nhiệm vụ rõ ràng và có chế độ đãi ngộ phù hợp. Tạo môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút mạnh đầu tư tư nhân và đầu tư trực tiếp nước ngoài.
IV. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH VÀ LĨNH VỰC

1. Nông lâm ngư nghiệp

1.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển nông lâm ngư nghiệp

1.1.1 Quan điểm phát triển

- Xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá có năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh cao trên cơ sở tích tụ ruộng đất, được hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng và ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến, phù hợp với hệ sinh thái và điều kiện tự nhiên.

- Xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; hình thành các vùng sản xuất tập trung tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá đủ sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng.

- Ứng dụng nhanh những kết quả nghiên cứu của khoa học, công nghệ vào sản xuất nông lâm ngư nghiệp, nhất là công nghệ sinh học để sản xuất các giống cây, giống con mới, trong phòng trừ dịch bệnh ở cây trồng, vật nuôi.

- Phát triển nông lâm ngư nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, chủ động phòng chống bão lụt nhằm giảm tới mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

- Quan tâm đến vấn đề chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình xây dựng nền nông nghiệp hàng hoá, hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế.



- Tập trung đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu nông lâm ngư nghiệp, chuyển mạnh diện tích đất lúa kém hiệu quả sang sản xuất rau màu và nuôi trồng thuỷ sản, phát triển chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp; đẩy mạnh khai thác và phát triển nuôi trồng thuỷ sản trở thành ngành có đóng góp lớn vào nền kinh tế của tỉnh.

1.1.2 Mục tiêu phát triển

Dự kiến giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp tăng bình quân 5,1%/năm giai đoạn 2006-2010, tăng 4,1%/năm giai đoạn 2011-2015 và 2,9%/năm giai đoạn 2016-2020. Trong cơ cấu sản xuất, tỷ trọng của ngành nông nghiệp giảm, tỷ trọng của ngành thuỷ sản tăng dần.
Bảng 31. Dự báo giá trị và cơ cấu sản xuất nông lâm ngư nghiệp


Chỉ tiêu

Giá trị sản xuất (tỷ đồng)

Nhịp độ tăng trưởng (%/năm)

Năm 2005

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

2006- 2010

2011- 2015

2016- 2020

Giá trị sản xuất

3499,1

4490,5

5479,3

6321,1

5,1

4,1

2,9

1. Nông nghiệp

2961,4

3.433,1

3.865,3

4.267,6

3,0

2,4

2,0

2. Thuỷ sản

512,4

1.030,6

1.585,7

2.023,8

15,0

9,0

5,0

3. Lâm nghiệp

25,3

26,9

28,2

29,7

1,2

1,0

1,0

Cơ cấu

100,0

100,0

100,0

100,0










1. Nông nghiệp

83,6

76,4

70,6

67,5










2. Thuỷ sản

15,8

23,0

28,9

32,0










3. Lâm nghiệp

0,6

0,6

0,5

0,5











1.2 Nông nghiệp

1.2.1 Quan điểm phát triển:

- Tiếp tục thâm canh, tăng năng suất, chất lượng lúa để đảm bảo an ninh lương thực và phục vụ xuất khẩu, chuyển mạnh diện tích đất lúa kém hiệu quả sang sản xuất rau màu và nuôi trồng thuỷ sản, khai thác thế mạnh của sản xuất vụ đông.

- Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm chăn nuôi và dịch vụ trong nông nghiệp, tăng hiệu quả sản xuất, nâng cao giá trị sản xuất trên 1 ha đất, tăng thu nhập cho nông dân.

- Áp dụng các công nghệ tiên tiến trong sản xuất, bảo quản và chế biến để tạo ra các sản phẩm hàng hoá quy mô lớn như lúa chất lượng cao, thịt gia súc, rau sạch cung cấp cho đô thị, công nghiệp và xuất khẩu... Đẩy mạnh thực hiện cơ giới hoá các khâu sản xuất của ngành nông nghiệp.


1.2.2 Mục tiêu phát triển chủ yếu

- Nhịp độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Nam Định giai đoạn 2006-2010 bình quân 3,0%/năm, giai đoạn 2011-2015 đạt mức bình quân 2,4%/năm và giai đoạn năm 2016-2020 đạt mức 2,0%/năm.

- Tăng tỷ suất hàng hóa lên khoảng 35-40% vào năm 2010 và 45-55% vào năm 2020.

- Phấn đấu giá trị sản phẩm trên mỗi ha đất canh tác đạt 42 triệu đồng/năm vào năm 2010 và đạt khoảng 55-60 triệu đồng/năm vào năm 2020.


Bảng 32. Dự báo tăng trưởng và cơ cấu ngành nông nghiệp


Chỉ tiêu

Giá trị sản xuất (tỷ đồng, giá 1994)

Nhịp độ tăng trưởng

(%/năm)


Năm 2005

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

2006- 2010

2011- 2015

2016- 2020

1. GTSX NN

2961,4

3.433,1

3.865,3

4.267,6

3,0

2,4

2,0

- Trồng trọt

1946,2

2.127,8

2.303,5

2.445,1

1,8

1,6

1,2

- Chăn nuôi

912,7

1.164,9

1.383,5

1.603,8

5,0

3,5

3,0

- Dịch vụ

102,5

140,4

178,3

218,7

6,5

4,9

4,2

2. Cơ cấu

100,0

100,0

100,0

100,0










- Trồng trọt

61,6

57,7

55,2

52,8










- Chăn nuôi

34,2

37,4

39,3

41,1










- Dịch vụ

4,2

4,9

5,5

6,1











1.2.3 Phương hướng phát triển

a. Trồng trọt

Tiếp tục chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ theo hướng đa dạng hoá cây trồng, đa thời vụ, mở rộng nhanh diện tích những cây có hiệu quả kinh tế cao.

Chuyển những diện tích lúa kém hiệu quả sang sản xuất rau màu, cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, nhưng đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn.

Bố trí quỹ đất để trồng cây thực phẩm, hướng tới đáp ứng nhu cầu rau quả sạch, cao cấp phục vụ cho các đô thị, khu công nghiệp. Hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; gắn phát triển nông nghiệp với tạo cảnh quan môi trường để phục vụ đời sống, phát triển du lịch.

Chú trọng phát triển vụ đông, đẩy mạnh việc xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm trở lên.

- Cây lúa

Thâm canh tăng năng suất lúa đảm bảo an ninh lương thực, tăng diện tích lúa có chất lượng cao phục vụ tiêu dùng nội địa, cung cấp cho các đô thị lớn trong vùng.

Tập trung đẩy mạnh sản xuất lúa đặc sản ở các huyện phía Nam, mở rộng sản xuất lúa chất lượng cao ở các huyện phía Bắc.

Dự kiến diện tích đất 2 vụ lúa đến năm 2010 khoảng 70-75 nghìn ha, năng suất 13-14 tấn/ha/năm, sản lượng khoảng 900-950 nghìn tấn, diện tích đến năm 2020 khoảng 60-62 nghìn ha, sản lượng 780-800 nghìn tấn.

Nâng diện tích gieo trồng lúa đặc sản lên khoảng 16.000 ha vào năm 2010 và 20.000 ha vào năm 2020, đưa sản lượng lúa đặc sản lên 55.000 tấn vào năm 2010 và 70.000 tấn năm 2020.

Nâng diện tích gieo trồng lúa hàng hoá có giá trị kinh tế cao lên 65.000 ha vào năm 2010 và khoảng 80.000 ha vào năm 2020, đưa sản lượng lên 350.000 tấn vào năm 2010 và đạt 432.000 tấn năm 2020.



- Cây vụ đông và rau, đậu

Mở rộng diện tích vụ đông lên 20-25 nghìn ha vào năm 2010 và khoảng 30-40 nghìn ha vào năm 2020 theo hướng sản xuất hàng hoá an toàn, đa dạng cây trồng, đa thời vụ, tập trung vào những cây có giá trị kinh tế cao như khoai tây xuất khẩu, rau bí, dưa chuột, cà chua...

Nâng diện tích khoai tây lên khoảng 6.000 ha vào năm 2010 và khoảng 8.000 ha vào năm 2020 với sản lượng đạt 78.000 tấn năm 2010 và khoảng 106 nghìn tấn năm 2020.

Mở rộng diện tích trồng rau đậu lên khoảng 23,5 nghìn ha vào năm 2010 và lên 28 nghìn ha năm 2020. Nâng sản lượng rau đậu lên 320 nghìn tấn vào năm 2010 và khoảng 400.000 tấn năm 2020. Sản phẩm rau đậu thực phẩm có phạm vi phân bố rộng nhưng vùng trọng điểm sản xuất rau đậu - địa bàn sản xuất truyền thống, tập trung sản phẩm rau hàng hoá được xác định gồm 40 xã thuộc 8 huyện, thành phố: thành phố Nam Định (4 xã), Nam Trực (3 xã), Trực Ninh (6 xã), Ý Yên (7 xã), Vụ Bản (2 xã), Mỹ Lộc (2 xã), Nghĩa Hưng (7 xã), Giao Thuỷ (3 xã).



- Cây ăn quả, hoa, cây cảnh

Cải tạo vườn tạp thành vườn cây có giá trị thu nhập cao, hình thành các trang trại cây ăn quả vừa và nhỏ ở những vùng đất cao.

Phát triển cây cảnh, các loại cây hoa và cây hương liệu phục vụ đô thị, công nghiệp và dần dần có thể xuất khẩu tại thành phố Nam Định, Nam Trực, Hải Hậu...
b. Chăn nuôi

Tiếp tục phát triển chăn nuôi toàn diện, đa dạng, cải tạo đàn giống gia súc, gia cầm để cho năng suất và chất lượng sản phẩm cao phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

Chuyển chăn nuôi tận dụng quy mô nhỏ, phân tán sang chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá theo phương pháp công nghiệp. Mở rộng mô hình trang trại chăn nuôi vừa và nhỏ.

Tăng cường công tác thú y, phòng chống dịch bệnh cho đàn gia cầm, gia súc.

- Tập trung phát triển những giống gia súc có thị trường xuất khẩu và tiêu thụ nội địa có giá trị cao.

Nâng tổng đàn lợn lên khoảng 1 triệu con vào năm 2010 và khoảng 1,6 triệu con vào năm 2020. Trong đó đến năm 2010, nâng đàn lợn ngoại có tỷ lệ nạc cao lên 250 nghìn con, sản lượng thịt hơi đạt 13 nghìn tấn, sản lượng lợn sữa đạt 5 nghìn tấn.

Nâng tổng đàn bò lên khoảng 49 nghìn con vào năm 2010 và 74 nghìn còn vào năm 2020, phát triển đàn bò lai Sind.

- Phát triển các loại gia cầm như vịt Triết Giang, ngan Pháp, gà Hoa lương phượng, Kabia, Tam hoàng... Nâng tổng đan gia cầm lên 8 triệu con vào năm 2010 và đạt 14 triệu con vào năm 2020.


Каталог: sitefolders -> root
root -> LIÊN ĐOÀn lao đỘng tỉnh ninh thuậN
root -> BẢng giá TÍnh lệ phí trưỚc bạ xe ô TÔ
root -> 1. Phiếu bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân
root -> Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015
root -> Báo điện tử Hải Phòng đưa tin bài viết: Trưng bày 148 sản phẩm tại Triển lãm đồ dùng, thiết bị, đồ chơi sáng tạo bậc học mầm non thành phố
root -> Ủy ban nhân dân tỉnh tiền giang cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
root -> Ubnd tỉnh ninh thuận sở giáo dục và ĐÀo tạO
root -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghiã việt nam sở giáo dụC-ĐÀo tạO
root -> Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03 tháng 06 năm 2008
root -> Ủy ban nhân dân tỉnh tiền giang cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 2.43 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương