UỶ ban nhân dân tỉnh nam đỊnh báo cáo tổng hợP


Dịch vụ 3.1. Thương mại



tải về 2.43 Mb.
trang13/19
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích2.43 Mb.
#18422
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   19

3. Dịch vụ

3.1. Thương mại

a. Quan điểm phát triển

- Phát triển ngành thương mại tỉnh Nam Định tương xứng với tiềm năng và khai thác tối đa lợi thế của các vùng trong toàn tỉnh. Phát triển thương mại trở thành đòn bẩy để phát triển ngành sản xuất và dịch vụ khác, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lao động xã hội, thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh và định hướng phát triển thương mại của cả nước và vùng đồng bằng sông Hồng.

- Phát triển kinh tế thương mại tỉnh Nam Định trên cơ sở khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia phát triển sản xuất, kinh doanh và xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại. Xác định các loại hình dịch vụ và mặt hàng mà tỉnh có lợi thế cạnh tranh để ưu tiên đầu tư phát triển.

- Khai thác triệt để tiềm năng sẵn có của tỉnh để phát triển ngành dịch vụ xuất khẩu, chú trọng đầu tư gia tăng sản phẩm chế tạo và chế biến, các sản phẩm có hàm lượng cao về công nghệ và chất xám, giảm dần tỷ trọng nguyên liệu thô trong cơ cấu hàng xuất khẩu.

- Phát triển thương mại tỉnh Nam Định theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, chú trọng tới hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, đồng thời đảm bảo yêu cầu xã hội như tạo thêm việc làm cho người lao động, đảm bảo cuộc sống của đồng bào các vùng khó khăn, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

- Phát triển thương mại tỉnh Nam Định theo hướng hiện đại hoá và văn minh thương nghiệp, áp dụng và phát triển các hình thức thương mại dịch vụ tiên tiến, chú trọng đầu tư nâng cấp mạng lưới cơ sở vật chất kỹ thuật kinh doanh thương mại.



b. Dự báo các chỉ tiêu phát triển thương mại

Dự kiến tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ đến năm 2010 đạt 7.654 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 là 13,5%/năm, năm 2020 đạt 28.377 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2011-2020 là 14%/năm.


Bảng 37. Dự kiến một số chỉ tiêu phát triển thương mại


Chỉ tiêu

Đơn vị

2005

2010

2020

Tốc độ TT (%)

2006-2010

2011-2020

1. Tổng mức bán lẻ HH và doanh thu dịch vụ

Tỷ đồng

4.064

7.654

28.377

13,5

14,0

2. Giá trị xuất khẩu

Triệu USD

129,7

323

1.689

20,0

18,0

- Xuất khẩu địa phư­ơng

Triệu USD

77,9

167

875

16,5

18,0

- XK/ng­ười

USD

66,0

157

749

 

 

3. Giá trị nhập khẩu

Triệu USD

80,5

124

352

9,0

11,0

Tổng kim ngạch xuất khẩu đến năm 2010 đạt 323 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 là 20%/năm, năm 2020 đạt 1.689 triệu USD; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2020 là 18%/năm.

Tổng kim ngạch nhập khẩu đến năm 2010 đạt 124 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 là 9%/năm, năm 2020 đạt 352 triệu USD; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2020 là 9%/năm.
c. Phương hướng phát triển

Hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng và cơ sở kỹ thuật phục vụ thương mại trên địa bàn tỉnh, theo hướng kết hợp giữa phát triển thương mại tại khu vực đô thị với phát triển thị trường nông thôn, phát triển các chợ đầu mối để thu mua sản phẩm của người nông dân, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các siêu thị, trung tâm thương mại tại thành phố Nam Định và các trung tâm huyện lỵ, thị trấn... Quy hoạch và nâng cấp hệ thống chợ nông thôn.

Hình thành các cụm thương mại - dịch vụ tại khu vực có vị trí giao lưu thuận lợi, có thể kết nối với các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung hoặc gắn với các khu cụm công nghiệp, cụ thể tại thành phố Nam Định, Lạc Quần, Gôi, Thịnh Long, Quất Lâm và các thị trấn Liễu Đề, Cổ Lễ, Lâm, Yên Định, Chợ Cồn, Ngô Đồng, Mỹ Lộc, Nam Giang...

Chú trọng công tác an toàn vệ sinh thực phẩm. Xây dựng các khu giết mổ tập trung tại thành phố Nam Định, tại các chợ có khu giết mổ riêng.



c.1 Bố trí không gian các cơ sở thương mại tại thành phố Nam Định

Bố trí không gian thương mại trên địa bàn thành phố Nam Định vừa phải đáp ứng được các loại hình cơ sở kinh doanh thương mại vừa đáp ứng được sự phát triển về quy mô thị trường, trình độ phát triển sản xuất và tiêu dùng của toàn vùng.



- Xây dựng các trung tâm thương mại, hội chợ - triển lãm, siêu thị

Xây dựng Trung tâm thương mại - hội chợ - triển lãm quy mô vùng, cao tầng, có kiến trúc riêng, độc đáo, như một công trình biểu trưng của thành phố Nam Định. Tại Trung tâm thương mại tổ chức kinh doanh thương mại hiện đại, đa chức năng, bao gồm tổ hợp các loại hình cửa hàng, cơ sở hoạt động dịch vụ, hội trường, phòng họp, văn phòng cho thuê... được bố trí tập trung, liên hoàn.

Xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị ở trung tâm thành phố và khu vực đầu mối giao thông: trên trục đường Trần Hưng Đạo, quanh khu vực hồ Vị Xuyên, các tuyến phố chuyên doanh văn minh thương mại như: phố Hai Bà Trưng chuyên doanh hàng may mặc, phố Hàn Thuyên chuyên doanh các mặt hàng da và giả da, đường Trường Chinh chuyên doanh hàng nội thất...

Xây dựng siêu thị tổng hợp tại khu vực bến xe Nam Định hiện nay (sắp tới dự kiến sẽ di chuyển), tại khu chế biến của Công ty Lương thực cũ (Bến Ngự), xây dựng Trung tâm thương mại lớn ở ven quốc lộ 10.

Tại các khu vực đô thị mới, bên cạnh các khu công nghiệp tập trung hình thành các cụm thương mại, dịch vụ tổng hợp, các cửa hàng kinh doanh hàng lương thực, thực phẩm tươi sống và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu khác để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của những người lao động.

- Bố trí mạng lưới chợ

Nâng cấp thiết bị nội thất và hiện đại hoá quản lý các chợ loại 1 (chợ Rồng, chợ Mỹ Tho), phát triển thành chợ bán buôn của vùng. Đầu tư sửa chữa, nâng cấp, nhất là cấp thoát nước, xử lý rác thải và an toàn phòng chống cháy nổ cho hệ thống chợ loại II, loại III.

Xây dựng hệ thống chợ mới, siêu thị tại các khu đô thị mới.

Xây dựng chợ đầu mối cấp vùng Nam đồng bằng sông Hồng ở cửa ngõ của thành phố Nam Định để thu gom, phân phối phát luồng các mặt hàng nông sản thực phẩm giữa các địa phương trong tỉnh với các địa phương khác trong vùng. Xây dựng chợ này theo hướng văn minh hiện đại, bao gồm các chức năng của chợ như: Kiểm tra chất lượng, dịch vụ thương mại (sơ chế, bao gói, xếp dỡ, bảo quản), dịch vụ thanh toán, dịch vụ sinh hoạt (nhà nghỉ, ăn uống...), thông tin tuyên truyền hướng dẫn sản xuất tiêu dùng, giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại, vệ sinh môi trường, xử lý chất thải, đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, dịch vụ khách hàng (chứng từ, xác định xuất xứ hàng hoá...).

Khi có điều kiện hình thành một số khu vực buôn bán đặc thù như chợ đêm, chợ cuối tuần. Loại hình này còn có ý nghĩa quan trọng thu hút khách du lịch.

c.2 Các cụm thương mại - dịch vụ tiểu vùng

- Hình thành các cụm thương mại - dịch vụ tại khu vực Lạc Quần, Gôi là trung tâm thu gom, thu mua các sản phẩm nông thủy sản phục vụ cho các cơ sở chế biến và tổ chức tiêu thụ ra ngoài khu vực, ngoài tỉnh, đồng thời là trung tâm cung ứng vật tư, cây con giống cho sản xuất trong khu vực và thực hiện các dịch vụ khác phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Xây dựng các chợ loại I hoặc II phù hợp với yêu cầu tổ chức kinh doanh các mặt hàng nông thủy sản.

- Xây dựng cụm thương mại - dịch vụ Thịnh Long và Quất Lâm, cung cấp các dịch vụ phục vụ khách du lịch. Xây dựng chợ hải sản khô, tươi sống có quy mô loại II, các cửa hàng bán sản phẩm đặc sản, đồ lưu niệm, hệ thống cửa hàng ăn uống, giải khát, các cơ sở vui chơi, giải trí.

- Hình thành trung tâm dịch vụ - thương mại tại khu vực đầu cầu Ninh Bình (xã Yên Bằng, huyện Ý Yên), cung cấp các dịch vụ gắn với nhu cầu của người và phương tiện lưu thông trên đường cao tốc Hà Nội - Ninh Bình. Phát triển hệ thống kho bãi, cơ sở cung cấp xăng dầu, dịch vụ sửa chữa, thay thế phụ tùng phương tiên giao thông, cơ sở kinh doanh dịch vụ phục vụ nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi.



c.3 Các cụm thương mại - dịch vụ tại các thị trấn

Phát triển các cụm thương mại dịch vụ tại các thị trấn: Liễu Đề, Cổ Lễ, Lâm, Chợ Cồn, Ngô Đồng, Mỹ Lộc, Nam Giang phục vụ nhu cầu tiêu dùng của dân cư trong khu vực, cung ứng vật tư sản xuất có tính phụ trợ, cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất, trở thành đầu mối tổ chức khai thác các nguồn hàng được sản xuất ra trong huyện và các vùng lân cận để cung ứng cho các thị trường khác, đặc biệt là thị trường ngoài tỉnh.

Xây dựng chợ quy mô loại 2 và các loại hình dịch vụ gắn với chợ, từng bước hình thành các khu vực tập kết, sơ chế, phân loại và bảo quản sản phẩm nông nghiệp.

c.4 Phát triển mạng lưới chợ

Hiện đại hóa và nâng cấp thiết bị cho chợ Rồng và chợ Mỹ Tho (chợ loại I).

Xây dựng, nâng cấp các chợ loại II: tại khu vực Lộc An, Lộc Hòa, Nam Vân, Lộc Hạ (thành phố Nam Định), chợ Dần và chợ thị trấn Gôi (Vụ Bản), chợ thị trấn Mỹ Lộc (huyện Mỹ Lộc), chợ Lâm (Ý Yên), chợ Nam Giang (Nam Trực), chợ thị trấn Cổ Lễ (Trực Ninh), chợ Cầu, chợ Hành Thiện, chợ Cát (Xuân Trường), chợ Bể, chợ Ngô Đồng, chợ Đồn (Giao Thủy), chợ Liễu Đề (Nghĩa Hưng), chợ Cồn, chợ thị trấn Thịnh Long, chợ Cầu (Hải Hậu).

Tại các xã và tại các điểm hội đủ các điều kiện phát triển dự kiến xây dựng các chợ loại III. Trong giai đoạn đầu xây dựng các chợ này thành chợ kiên cố hoặc bán kiên cố, xóa bỏ các chợ tạm. Đây là chợ thu gom nông sản và bán lẻ một số hàng hóa tiêu dùng thông thường, phục vụ nhu cầu trao đổi nội bộ của các tầng lớp dân cư, đồng thời là hạt nhân để phát triển các hoạt động thương mại, thúc đẩy sản xuất hàng hóa.



d. Một số biện pháp thúc đẩy phát triển thương mại

- Đầu tư cơ sở vật chất, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông, công nghiệp, thuỷ hải sản nhằm nâng cao năng suất và sản lượng, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm để hàng hoá của tỉnh có tính cạnh tranh cao ngay cả thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn sản xuất với thị trường, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của tỉnh có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Có chính sách thu hút các nhà đầu tư, thương gia trong nước và nước ngoài đến đầu tư sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại trọng điểm; tổng hợp thông tin, dự báo thị trường, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá có uy tín tạo điều kiện cho các cơ quan, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế chỉ đạo định hướng sản xuất kinh doanh và mở rộng thị trường. Giữ vững thị trường đã có, mở rộng và khai thác thị trường mới để tiêu thụ hàng hoá của tỉnh và của vùng nhất là các mặt hàng nông sản thực phẩm: Gạo, muối, thịt lợn, rau quả, thuỷ sản... ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu.

Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương, nhất là Bộ Thương mại trong việc tiếp nhận thông tin về thị trường hàng hoá trong và ngoài nước để cung cấp cho các cơ quan quản lý và doanh nghiệp định hướng sản xuất kinh doanh. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm của Bộ và Hiệp hội ngành hàng.

- Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ thương mại.

Huy động mọi nguồn lực và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển thương mại, dịch vụ. Có các chính sách hỗ trợ trực tiếp trong quá trình phát triển các cơ sở vật chất thương mại như: Xây dựng chợ, hình thành các trung tâm thương mại...

- Tiếp tục đổi mới phương thức kinh doanh theo hướng văn minh, hiện đại phù hợp với xu thế phát triển của tỉnh, cả nước và đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

- Chú trọng phát triển nguồn nhân lực cho ngành thương mại, dịch vụ: Nâng cao hơn nữa hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước về thương mại du lịch trên địa bàn thành phố. Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thương mại, du lịch. Tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn cho doanh nghiệp về chuyên môn nghiệp vụ: Xuất nhập khẩu, marketing,...

- Tăng cường quản lý thị trường, phối hợp với các cấp, các ngành chức năng thực hiện tốt các nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất và buôn bán hàng giả, kinh doanh trái phép nhằm làm lành mạnh và ổn định thị trường góp phần thúc đẩy sản xuất và kinh doanh phát triển.

3.2. Du lịch

3.2.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch

a. Quan điểm phát triển

+ Phát triển du lịch tỉnh Nam Định trở thành ngành kinh tế quan trọng, nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển.

+ Đẩy mạnh khai thác các tiềm năng của tỉnh để phát triển du lịch tâm linh, du lịch văn hoá - lịch sử và du lịch sinh thái.

+ Phát triển du lịch của tỉnh đặt trong mạng lưới du lịch quốc gia, đặc biệt là mạng lưới du lịch của các tỉnh trong vùng: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình, Quảng Ninh.

+ Phát triển du lịch đạt hiệu quả kinh tế cao gắn liền với việc đầu tư bảo vệ tôn tạo cảnh quan môi trường, phát huy truyền thống văn hoá và bản sắc dân tộc, đảm bảo an ninh chính trị quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

+ Tổ chức không gian lãnh thổ du lịch tỉnh Nam Định nhằm tạo ra các khu vực chuyên môn hoá du lịch mang tính đặc thù của tỉnh, đảm bảo hoạt động du lịch của tỉnh không phá vỡ tương quan chung của du lịch trong vùng.



b. Mục tiêu phát triển

- Dự kiến mức tăng trưởng khách du lịch kể cả không lưu trú bình quân thời kỳ 2006-2010 là 8,1%/năm, số du khách đến Nam Định đến năm 2010 khoảng 1,4 triệu lượt khách, trong thời kỳ 2011-2020 tăng bình quân 8,6%/năm, đến năm 2020 đạt khoảng 3,2 triệu lượt khách.

Dự kiến mức tăng trưởng khách du lịch có lưu trú bình quân thời kỳ 2006-2010 là 7,9%, số du khách đến năm 2010 khoảng 76,5 nghìn lượt người, thời kỳ 2011-2020 là 12,9%/năm, số du khách đến Nam Định đến năm 2020 khoảng 257 nghìn lượt khách.

Bảng 38. Dự báo khách du lịch đến tỉnh Nam Định có lưu trú

Chỉ tiêu

Đơn vị

2010

2020

Nhịp độ tăng trưởng (%)

2006-2010

2011-2020

Số khách lưu trú

Ng. ngư­ời

76,5

257,0

7,9

12,9

- Ngư­ời Việt Nam

Ng. ngư­ời

70,3

218,2

7,0

12,0

- Người nước ngoài

Ng. ngư­ời

6,2

38,8

22,0

20,0

3.2.2 Phương hướng phát triển

a. Các loại hình du lịch

Chú trọng phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng biển để kéo dài thời gian lưu trú và chi tiêu của khách du lịch gắn với phát triển du lịch tại Vườn quốc gia Xuân Thuỷ, các khu tắm biển Thịnh Long, Quất Lâm.

Phát huy tiềm năng du lịch văn hoá - lễ hội, du lịch văn hoá có ý nghĩa tâm linh, tập trung đầu tư xây dựng các khu du lịch Đền Trần, Phủ Dầy, khu lưu niệm cố Tổng bí thư Trường Chinh... Phát triển du lịch thăm quê hương các doanh nhân văn hoá: Trần Tế Xương, Nguyễn Bính, Lương Thế Vinh, Nguyễn Hiền...

Gắn phát triển các làng nghề với phát triển du lịch tại các làng nghề nổi tiếng như Làng nghề đúc đồng Tống Xá, chạm gỗ La Xuyên, sơn mài Cát Đằng, cây cảnh Vị Khê, Điền Xá...

Nghiên cứu phát triển các loại hình du lịch mới như du lịch hội nghị, hội thảo (MICE), du lịch gắn với thể thao...

b. Cơ sở vật chất của ngành du lịch

Tập trung đẩy mạnh đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khách du lịch như khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, phương tiện vận tải, các công trình vui chơi giải trí... tại các khu, cụm du lịch trọng điểm.

Dự kiến nhu cầu phòng khách sạn đến năm 2010 khoảng 3.000-3.500 phòng, đến năm 2020 khoảng 12.000 phòng, trong đó phòng đạt tiêu chuẩn chiếm 50-60% tổng số phòng.

c. Phát triển các cụm, điểm du lịch:

Tổ chức không gian du lịch Nam Định thành hai cụm du lịch chính:

- Cụm du lịch trung tâm bao gồm thành phố Nam Định và phụ cận, lấy Nam Định làm tâm trong vòng bán kính 20 km, bao gồm các loại sản phẩm du lịch sau:

+ Di tích lịch sử văn hoá với khu du lịch tổng hợp Thiên Trường, quần thể di tích lịch sử nhà Trần và các di tích trong nội thành Nam Định (Công viên văn hoá Tức Mặc với bảo tàng cổ vật, Cột cờ Nam Định, nhà số 7 Bến Ngự và các di tích về cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân thành Nam).

+ Văn hoá lễ hội với quần thể di tích Phủ Giầy và truyền thuyết về Thánh mẫu Liễu Hạnh, lễ hội chùa Cổ Lễ.

+ Làng nghề truyền thống và các sản phẩm thủ công tinh xảo như chạm gỗ La Xuyên, đúc đồng Tống Xá, sơn mài Cát Đằng, cây cảnh Vị Khê…

- Cụm du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng biển

Sản phẩm vô cùng quan trọng và hấp dẫn của vùng đất Nam Định là khu du lịch sinh thái Vườn quốc gia Xuân Thuỷ. Du khách có thể được thấy các đàn chim di cư, các loài chim quý hiếm được ghi vào sách đỏ thế giới, thăm cảnh rừng ngập mặn bằng thuyền, thưởng thức các món ăn đặc sản từ thiên nhiên, các dịch vụ giải trí sinh thái như: tắm bùn, tắm phù sa.

Đầu tư phát triển các khu du lịch Quất Lâm và Thịnh Long, tổ chức các hoạt động tắm biển nghỉ dưỡng kết hợp với các loại hình vui chơi giải trí, thi đấu thể thao. Ngoài ra tại 2 khu nghỉ mát này còn là địa chỉ hấp dẫn để tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học kết hợp với du lịch nghỉ dưỡng.

Nghiên cứu xây dựng khu du lịch Rạng Đông (Nghĩa Hưng), kết hợp du lịch tắm biển và du lịch sinh thái rừng ngập mặn.

Xây dựng tuyến đường đê ven biển nối khu du lịch sinh thái rừng ngập nước Xuân Thuỷ qua khu du lịch Quất Lâm - khu nghỉ mát Thịnh Long - khu du lịch Rạng Đông. Tuyến đường này là tuyến đường du lịch chính của vùng biển Nam Định và còn là tuyến đường phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh Nam Định nói riêng và khu vực phía Bắc nói chung.

d. Định hướng tổ chức các tuyến du lịch

- Các tuyến du lịch liên tỉnh

+ Tuyến du lịch sông Hồng: Hà Nội – Hưng Yên – Thái Bình – Nam Định với các điểm tham quan chính: Làng nghề truyền thống gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội), Đền Dạ Trạch, đền Chử Đồng Tử (Hưng Yên), chùa Keo (Thái Bình), Đền Trần – Chùa Tháp - Đền Cố Trạch – Bảo Lộc, Làng hoa cây cảnh Vị Khê, Làng Hành Thiện và Khu lưu niệm cố Tổng Bí thư Trường Chinh, Vườn quốc gia Xuân Thuỷ (Nam Định) và tuyến du lịch Hà Nội - Nam Định theo sông Hồng - sông Ninh Cơ - Thịnh Long, vườn quốc gia Xuân Thuỷ.

+ Tuyến du lịch Nam Định – Ninh Bình: với các điểm tham quan chính Đền Trần – Chùa Tháp - Đền Cố Trạch – Bảo Lộc, làng nghề đúc đồng Tống Xá, chạm khắc gỗ La Xuyên (Nam Định) - Tam Cốc – Bích Động, Đền Đinh Lê, Vườn quốc gia Cúc Phương (Nình Bình).

+ Tuyến Nam Định – Hà Nội – Quảng Ninh

+ Tuyến Nam Định – Hà Nội – Hải Phòng

+ Tuyến Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh.



- Các tuyến du lịch nội tỉnh

+ Tuyến du lịch Nam Định – Cổ Lễ – khu lưu niệm cố Tổng Bí thư Trường Chinh - nhà thờ Bùi Chu - chùa Keo

+ Tuyến du lịch Nam Định - Gôi - Cát Đằng

+ Tuyến du lịch Nam Định - Cổ Lễ - Yên Định - Thịnh Long

+ Tuyến du lịch Nam Định - Liễu Đề – Cồn Xanh (Nghĩa Hưng).
3.2.3 Các giải pháp phát triển du lịch

a. Phát triển nguồn nhân lực chuyên ngành du lịch

- Thường xuyên có kế hoạch đào tạo mới và tái đào tạo cho đội ngũ nhân viên làm công tác phục vụ, nâng cao nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách du lịch trong nước và quốc tế.

- Phối hợp với các cơ sở đào tạo về du lịch, tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ chuyên môn ngắn hạn cho đội ngũ nhân viên nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ trước mắt.

- Xây dựng chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút lực lượng lao động được đào tạo nghiệp vụ du lịch tham gia phục vụ trên địa bàn tỉnh.



b. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến nhằm tuyên truyền quảng bá hình ảnh của tỉnh Nam Định cả thị trường trong và ngoài nước.

- In ấn phát hành các ấn phẩm về du lịch tỉnh Nam Định (tờ rơi, tập gấp, bản đồ...).

- Phối hợp với các công ty lữ hành (đặc biệt là các công ty tại Hà Nội và các tỉnh có du lịch phát triển như: Hải Phòng, Quảng Ninh, Huế, Đà Nẵng...) khảo sát, thiết lập các tour, tuyến du lịch.

- Xây dựng các biển quảng bá, chỉ dẫn tới các điểm tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh.



c. Hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển du lịch

- Có chính sách ưu đãi (về đất đai, thuế, tín dụng, hỗ trợ đào tạo… nhằm khuyến khích thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch nhất là các dự án ưu tiên đầu tư tại các khu trọng điểm phát triển du lịch; khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư, kinh doanh, xây dựng các khu du lịch – vui chơi giải trí thuộc quy hoạch trên địa bàn tỉnh.

- Hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách về tổ chức khai thác tài nguyên phù hợp với tính đa dạng và đặc thù của tỉnh, cũng như thành phần, quy mô và mức độ khai thác.

- Phối kết hợp với các ngành; nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương với hoạt động du lịch nhằm bảo vệ và tôn tạo cảnh quan, môi trường, văn hoá, sinh thái, thuần phong mỹ tục góp phần thúc đẩy du lịch phát triển.



d. Kiện toàn hệ thống quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh

- Kiện toàn tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý du lịch, quản lý tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh tương ứng với chức năng nhiệm vụ của một ngành kinh tế quan trọng. Thống nhất quản lý trong khu vực có di tích lịch sử văn hoá, tránh chồng chéo.

- Thành lập các ban, trung tâm quản lý khu du lịch trọng điểm, triển khai công tác xúc tiến du lịch một cách có hiệu quả. Nghiên cứu thành lập các phòng quản lý du lịch tại các huyện, thành phố trọng điểm phát triển du lịch nhằm nâng cao năng lực quản lý về du lịch.

- Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực du lịch, đồng thời đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước trên cơ sở đảm bảo quyền lợi của người lao động và lợi ích của Nhà nước, có chính sách khuyến khích người lao động góp vốn vào doanh nghiệp.



đ. Nâng cấp và xây dựng mới cơ sở vật chất, bao gồm hệ thống giao thông, khách sạn, nhà hàng, thông tin, cơ sở dịch vụ đặc thù phục vụ du khách và hội thảo, hội nghị.
3.3 Các dịch vụ tài chính - ngân hàng - bảo hiểm - chứng khoán

Tăng cường công tác huy động vốn tại địa phương của các chi nhánh ngân hàng thương mại quốc doanh và các tổ chức tín dụng khác, mở rộng đầu tư vốn cho các thành phần kinh tế, phục vụ tốt đầu tư nước ngoài, đảm bảo tín dụng tăng trưởng ổn định, an toàn bền vững và hiệu quả.

Dự kiến mức huy động vốn tăng bình quân khoảng 20%/năm, mức tăng trưởng dư nợ tín dụng tăng 22-25%/năm.

Đẩy mạnh các hoạt động bảo hiểm (nhân thọ, phi nhân thọ) và các dịch vụ tài chính khác (cho thuê tài chính, dịch vụ thẻ tín dụng, tư vấn tài chính, kiểm toán, kế toán... ) khi có điều kiện.

Từng bước phát triển thị trường chứng khoán, xây dựng Nam Định trở thành trung tâm dịch vụ chứng khoán của Nam đồng bằng sông Hồng để huy động vốn đầu tư theo xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
3.4 Dịch vụ vận tải

- Tổ chức tốt vận tải hành khách trên phạm vi toàn tỉnh, tăng tỷ lệ vận tải hành khách công cộng. Quy hoạch vị trí quy mô các bến bãi và các công trình phục vụ lĩnh vực vận tải. Khuyến khích mở thêm một số tuyến xe khách chất lượng cao.

Đối với các cự ly không quá 30-35 km từ thành phố Nam Định đi các huyện và đi thành phố Thái Bình, thị xã Ninh Bình, thị xã Phủ Lý tiến dần đến hình thức vận chuyển hành khách bằng xe buýt, đáp ứng sự đi lại thường xuyên của nhân dân.

- Khuyến khích phát triển các loại xe ôtô chở khách loại vừa và nhỏ chất lượng cao, xe tắc xi chở khách và chở hàng để đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

- Tổ chức vận tải tối ưu toàn mạng lưới trên cơ sở phân luồng hàng hợp lý giữa các phương thức vận tải, sử dụng đồng bộ công nghệ bốc xếp tại các điểm đầu mối, bến xe, cảng và các bến bãi. Áp dụng công nghệ vận tải tiên tiến đặc biệt là vận tải đa phương thức.

- Phát triển đội tàu biển với số lượng và trọng tải lớn đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.



Каталог: sitefolders -> root
root -> LIÊN ĐOÀn lao đỘng tỉnh ninh thuậN
root -> BẢng giá TÍnh lệ phí trưỚc bạ xe ô TÔ
root -> 1. Phiếu bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân
root -> Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015
root -> Báo điện tử Hải Phòng đưa tin bài viết: Trưng bày 148 sản phẩm tại Triển lãm đồ dùng, thiết bị, đồ chơi sáng tạo bậc học mầm non thành phố
root -> Ủy ban nhân dân tỉnh tiền giang cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
root -> Ubnd tỉnh ninh thuận sở giáo dục và ĐÀo tạO
root -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghiã việt nam sở giáo dụC-ĐÀo tạO
root -> Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03 tháng 06 năm 2008
root -> Ủy ban nhân dân tỉnh tiền giang cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 2.43 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương