UỶ ban nhân dân tỉnh nam đỊnh báo cáo tổng hợP


Bảng 33. Dự kiến một số sản phẩm nông nghiệp chủ yếu



tải về 2.43 Mb.
trang12/19
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích2.43 Mb.
#18422
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   19

Bảng 33. Dự kiến một số sản phẩm nông nghiệp chủ yếu

Sản phẩm

Đơn vị tính

Năm 2005

Năm 2010

Năm 2020

I. Trồng trọt

 










1. Sản l­ượng l­ương thực cây có hạt

Nghìn tấn

801,3

950

850

- Thóc

Nghìn tấn

782,5

920

800

- Ngô

Nghìn tấn

18,8

30

50

2. Sản lượng một số cây công nghiệp

 

 

 

 

- Lạc

Tấn

22.722

30.000

32.000

- Đỗ tương

Tấn

4.469

15.000

18.000

- Đay

Tấn

997

800

700

- Cói

Tấn

1.512

1.900

1.800

- Rau, đậu

 

253,9

320

400

II. Chăn nuôi

 

 

 

 

1. Tổng đàn

 

 

 

 

- Tổng đàn trâu

Nghìn con

9,1

9

9

- Tổng đàn bò

Nghìn con

39,0

49

74

- Tổng đàn lợn

Nghìn con

775,0

1.000

1.600

- Tổng đàn gia cầm

Nghìn con

5398,5

8.000

14.000

2. Sản phẩm

 

 

 

 

- Sản l­ượng thịt hơi xuất chuồng

Nghìn tấn

81,7

112

180

Trong đó: Thịt lợn

Nghìn tấn

72,4

100

165


c. Dịch vụ nông nghiệp

- Mở rộng và nâng cao hiệu quả phục vụ của hệ thống dịch vụ nông nghiệp, đặc biệt là dịch vụ thuỷ nông, giống cây trồng, vật nuôi, dịch vụ thú y, bảo vệ thực vật, điện, cơ khí nông nghiệp… đưa giá trị ngành dịch vụ lên khoảng 5% giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp vào năm 2010 và đạt khoảng 6% năm 2020.



d. Một số giải pháp phát triển nông nghiệp

- Tiếp tục củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã theo luật. Xây dựng và nhân rộng các mô hình liên kết, hợp tác hiệu quả.

- Khuyến khích dồn điền, đổi thửa giữa các hộ nông dân, đẩy mạnh tích tụ ruộng đất hợp lý, tạo điều kiện chuyển dịch nhanh cơ cấu nông nghiệp.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi và công tác tưới tiêu phù hợp với từng loại cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng,vật nuôi theo hướng nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế và nhanh chóng tạo ra các vùng chuyên canh có khối lượng hàng hoá lớn, tập trung; chủ động trong việc phòng chống, hạn chế tác hại của thiên nhiên.

- Đưa nhanh công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp. Coi công tác giống như là một khâu tạo tiền đề đột phá để phát triển nông nghiệp

Đề nghị Nhà nước giúp Nam Định xây dựng Trung tâm sản xuất giống cây con phục vụ vùng Đồng bằng sông Hồng.

- Nâng cao tỷ lệ cơ giới hoá khâu làm đất; tăng tỷ lệ cơ giới hoá khâu thu hoạch. Phát triển mạng lưới giao thông phục vụ các vùng sản xuất tập trung, tăng cường sử dụng các phương tiện vận tải tiên tiến.

- Thực hiện tốt việc liên kết "4 nhà' trong phát triển nông nghiệp nhằm nâng cao tỷ suất hàng hoá, tăng tỷ lệ hàng nông nghiệp qua chế biến và tỷ lệ bao tiêu hàng hoá thông qua các hợp đồng giữa người sản xuất và tiêu thụ.



- Có chính sách thu hút và khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, trước hết là các loại sản phẩm rau quả xuất khẩu.

1.3 Thuỷ sản

Bảng 34. Dự báo tăng trưởng và cơ cấu ngành thuỷ sản


Chỉ tiêu

Giá trị sản xuất (tỷ đồng)

Nhịp độ tăng trưởng (%/năm)

Năm 2005

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

2006- 2010

2011- 2015

2016- 2020

1. GTSX Thuỷ sản

512,4

1.030,6

1.585,7

2.024

15,0

9,0

5,0

- Nuôi trồng

281,0

728,8

1.217,1

1.583

21,0

10,8

5,4

- Đánh bắt

208,9

242,2

274,0

303

3,0

2,5

2,0

- Dịch vụ

22,5

59,6

94,6

138

21,5

9,7

7,9

2. Cơ cấu

100,0

100,0

100,0

100,0










- Nuôi trồng

56,8

70,7

76,8

78,2










- Đánh bắt

39,2

23,5

17,2

14,9










- Dịch vụ thuỷ sản

4,0

5,8

6,0

6,8









Tập trung khai thác tốt các tiềm năng về lao động, đất đai và nguồn lợi biển... Tiếp tục phát triển kinh tế thuỷ sản trên các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến, dịch vụ và xuất khẩu. Nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, giá trị xuất khẩu, tạo việc làm tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống cho nhân dân, kết hợp kinh tế với an ninh, quốc phòng.

Phấn đấu giá trị sản xuất ngành thuỷ sản tăng 15%/năm giai đoạn 2006-2010, tăng 9,0%/năm giai đoạn 2011-2015 và đạt 5%/năm giai đoạn 2016-2020. Đưa tỷ trọng của thuỷ sản ngày càng cao trong cơ cấu nông lâm ngư nghiệp của tỉnh.

a. Nuôi trồng thuỷ sản

Tập trung phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá, đảm bảo có hiệu quả cao và bền vững. Cùng với nuôi trồng thuỷ sản, tiếp tục tăng cường năng lực và hiệu quả khai thác hải sản, phát triển hậu cần dịch vụ, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản

Mở rộng quy mô các cơ sở sản xuất giống thuỷ sản, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng, mở rộng các cơ sở sản xuất giống. Trong sản xuất giống thuỷ sản chú trọng sản xuất tôm sú, cua, ngao, cá bớp và cá rô phi đơn tính.

Phát triển các vùng nuôi thuỷ sản có quy mô lớn để tạo thành nguyên liệu chế biến cho công nghiệp và xuất khẩu. Thực hiện việc huy động mọi nguồn vốn, xã hội hoá công tác đầu tư vào lĩnh vực phát triển nuôi trồng thuỷ sản.

Đẩy mạnh chế biến, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản.

Tiếp tục đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản ở vùng nước mặn, lợ; tăng cường chuyển diện tích làm muối kém hiệu quả, diện tích cấy lúa ở các vùng đất úng trũng sang nuôi thuỷ sản. Trong nuôi trồng thuỷ sản tập trung cao cho nuôi tôm sú, cua, ngao, cá bớp, tôm càng xanh và cá rô phi đơn tính thương phẩm. Dự kiến diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng lên 17.000 ha vào năm 2010 và khoảng 18.400 ha vào năm 2020.



Bảng 35. Dự báo một số chỉ tiêu phát triển thuỷ hải sản

Chỉ tiêu

Đơn vị

2005

2010

2020

1. Tổng sản l­ượng

Tấn

60.118

100.000

170.000

- Đánh bắt

Tấn

31.699

37.000

45.000

- Nuôi trồng

Tấn

28.419

63.000

125.000

2. Diện tích mặt n­ước nuôi trồng thuỷ sản

ha

13.996

17.000

18.400

- Sản xuất tôm sú giống và nuôi tôm thương phẩm

+ Sản xuất, cung ứng giống:

Tiếp tục đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, chủ động chuẩn bị đủ tôm bố mẹ chất lượng tốt, kiểm dịch chặt chẽ, cho sinh sản sớm, kịp thời vụ, đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế tiếp tục đầu tư xây dựng mới các trại giống. Hoàn thiện và làm chủ công nghệ sản xuất giống hiện có. Tiếp nhận, ứng dụng công nghệ sản xuất giống tôm sạch. Quản lý chặt chẽ hệ thống cung ứng giống từ các địa phương khác về tỉnh, đảm bảo kiểm dịch 100% tôm sú giống trước khi nuôi thả.

+ Nuôi tôm sú thương phẩm:

Tăng dần diện tích nuôi công nghiệp, nuôi bán công nghiệp, giảm diện tích nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến. Phấn đấu năm 2010 diện tích nuôi tôm sú khoảng 4.500 ha, sản lượng đạt 5.000 tấn.

Khuyến khích các hộ nuôi tôm theo công nghệ nuôi tôm sạch. Tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học, hạn chế sử dụng hoá chất, thuốc kháng sinh. Chú trọng công tác phòng bệnh là chính. Khuyến khích sử dụng thức ăn công nghiệp để cho năng suất cao và tránh ô nhiễm nguồn nước.

Phát triển nuôi tôm công nghiệp ở những vùng đã được quy hoạch tập trung, được đầu tư đồng bộ hệ thống tưới tiêu riêng biệt, hệ thống điện, đường giao thông...

- Nuôi ngao và nhuyễn thể hai mảnh vỏ

Mở rộng diện tích nuôi lên 1.000 ha tại hai vùng Giao Thuỷ và Nghĩa Hưng vào năm 2010, sản lượng đạt 15.000 tấn.

Ngoài ra cần tiếp tục duy trì phát triển các đối tượng nuôi khác. Ở vùng mặn lợ nuôi các loài bống, bớp, cá song, cá vược, rong câu... Ở vùng nội đồng nuôi cá truyền thống, tôm càng xanh và các con nuôi đặc sản khác.

- Sản xuất giống và nuôi cua thương phẩm

Đẩy mạnh sản xuất giống và nuôi cua thương phẩm, diện tích nuôi cua biển đến năm 2010 khoảng 500 ha.



- Nuôi cá rô phi đơn tính

Tiếp tục phát triển nuôi cá rô phi đơn tính, là đối tượng nuôi chủ lực trong vùng nội đồng. Phấn đấu đến năm 2010 diện tích nuôi đạt 2.000 ha, sản lượng đạt 10.000 tấn.

Phát triển mạnh nuôi thả ở cả hai vùng nước ngọt, nước lợ, hình thành các vùng nuôi tập trung ở các vùng dự án chuyển đổi. Khuyến khích phát triển mô hình trang trại tập trung, với quy mô mỗi trang trại diện tích từ 1-2 ha, nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với mô hình VAC nhằm tạo nguồn nguyên liệu lớn để xuất khẩu. Vùng nước lợ nuôi luân canh sau khi thu hoạch tôm sú nhằm cải tạo môi trường và tăng thu nhập.

b. Khai thác hải sản

Tiếp tục tăng cường năng lực khai thác hải sản, trước hết tăng cường công tác quản lý, tổ chức lại sản xuất, quản lý sử dụng có hiệu quả đội tàu khai thác hải sản xa bờ. Tiếp tục phát triển nghề cá cả về số lượng và công suất đi đôi với đổi mới, hoàn thiện công nghệ đánh bắt.

Ổn định khai thác hải sản ven bờ, hướng dẫn cho ngư dân đổi mới, thay thế dần các phương tiện nhỏ bằng thuyền nghề mới để đánh bắt các loại hải sản có giá trị kinh tế cao, vừa sản xuất vừa bảo vệ được nguồn lợi thuỷ sản.

c. Chế biến xuất khẩu và dịch vụ thuỷ sản

Trong những năm tới tập trung tạo điều kiện giúp Xí nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu Xuân Thuỷ khai thác tốt các dây chuyền sản xuất mới đầu tư. Tạo điều kiện để khởi công xây dựng nhà máy chế biến nông hải sản xuất khẩu của tập đoàn Shelfish Hà Lan, công suất 300-500 tấn/ngày, tổng mức đầu tư 7 triệu USD để đưa vào sử dụng từ quý III năm 2008.

Tập trung giúp các cơ sở chế biến và tiêu thụ nội địa mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhất là các mặt hàng truyền thống như cá khô, nước mắm, mắm tôm, sứa muối, v.v., tạo điều kiện cho hợp tác xã đánh cá Tân Hải khai thác tốt dây chuyền bột cá nhạt phát huy hiệu quả.

Cùng với việc hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng cảng cá và khu neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão ở cửa sông Ninh Cơ vào cuối năm 2007, sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng một số khu neo đậu trú bão ở các cửa Quần Vinh (Nghĩa Hưng) và cửa sông Sò (Giao Thủy).

Phát triển mạnh mạng lưới dịch vụ thu gom và hậu cần thuỷ sản, tận dụng xu thế về thị trường đẩy mạnh xuất khẩu tiểu ngạch các sản phẩm khai thác và nuôi trồng có ưu thế như tôm sông, cua biển, ngao sò, rong câu, cá đặc sản... để tăng giá trị sản phẩm hàng hoá và tăng thu nhập cho nông, ngư dân.
d. Một số giải pháp phát triển thuỷ sản

- Thực hiện tốt công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Tăng cường kiểm tra, xử lý kiên quyết, nghiêm minh với các hành vi phá hoại môi trường, khai thác huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản.

- Tăng cường công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản các dự án phát triển thuỷ sản. Tập trung hoàn thành dứt điểm và đưa vào khai thác các dự án nuôi trồng thuỷ sản đã được phê duyệt. Sử dụng có hiệu quả phòng xét nghiệm và kiểm dịch thú y thuỷ sản, phục vụ tích cực cho công tác nuôi trồng và chế biến hải sản.

- Động viên cao các nguồn vốn, nhất là vốn huy động trong dân đầu tư phát triển nuôi trồng và chế biến hải sản.

- Củng cố, kiện toàn bộ máy khuyến ngư từ tỉnh đến cơ sở. Quan tâm củng cố các hợp tác xã, xây dựng, phát triển các mô hình quản lý cộng đồng trong nghề cá như Hội thuyền nghề, Hội trang trại nuôi tôm, Hội thu mua dịch vụ và các hình thức liên kết khác trong sản xuất, dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản.

- Chú trọng công tác phòng chống thiên tai, bão lụt, đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền sản xuất trên sông, trên biển. Phối hợp chặt chẽ với Bộ đội Biên phòng và các địa phương giữ gìn an ninh trật tự bảo vệ lãnh hải, chủ quyền an ninh quốc gia và nguồn lợi thuỷ sản.


1.4. Lâm nghiệp

Trọng tâm là kết hợp việc trồng rừng gắn với bảo vệ cảnh quan, môi trường phát triển du lịch và nuôi trồng thuỷ sản ven biển. Dự kiến diện tích trồng rừng hàng năm khoảng 250 ha, tổng diện tích rừng của tỉnh đến năm 2010 đạt trên 6 ngàn ha.

Đẩy mạnh trồng cây phân tán, nhất là việc hình thành các vành đai cây xanh ở các đô thị.
1.5 Diêm nghiệp

Chuyển đổi những diện tích làm muối, trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ hải sản.

Quy hoạch và hỗ trợ đầu tư cho sản xuất muối sạch, nâng cao đời sống của diêm dân. Tiếp tục triển khai dự án muối sạch ở các hợp tác xã: Bạch Long, Giao Phong (Giao Thủy), Đông Hải, Tiến Thắng (Hải Hậu), Nghĩa Phúc (Nghĩa Hưng).

Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến muối và các sản phẩm từ muối.



2. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

2.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển

- Khai thác triệt để tiềm năng và lợi thế so sánh của Nam Định để phát triển công nghiệp với nhịp độ cao; nâng cao chất lượng công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư, xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi nhằm thu hút được nhiều dự án (nhất là các dự án có quy mô lớn) tạo bước đột phá trong phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

- Tập trung đầu tư để hình thành một số ngành, sản phẩm chủ lực của địa phương, đủ sức hợp tác, cạnh tranh trên thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao như đóng tàu, cơ khí chế tạo, ô tô, xe máy, điện tử - tin học...

- Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp mà sản phẩm của nó có thị trường tương đối ổn định, hiệu quả cao, các ngành công nghiệp có thế mạnh về nguồn nguyên liệu (công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm), lao động (dệt may, da giày...).

- Khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường đầu tư chiều sâu nhằm trang bị công nghệ hiện đại, thiết bị đồng bộ. Kết hợp với việc áp dụng tiêu chuẩn quản lý tiên tiến nhằm nâng cao năng lực quản lý kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Phấn đấu nhịp độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân thời kỳ 2006-2010 đạt 25%/năm, giai đoạn 2011-2015 tăng 17%/năm, giai đoạn 2016-2020 tăng 15%/năm.



2.2 Phương hướng phát triển

2.2.1 Công nghiệp cơ khí, điện tử và gia công kim loại

Phát triển mạnh ngành công nghiệp cơ khí, điện tử và gia công kim loại trở thành ngành công nghiệp trọng điểm, đóng góp chủ yếu cho ngân sách của tỉnh, với các sản phẩm mũi nhọn như: đóng mới, sửa chữa tàu thuyền, sản xuất lắp ráp ôtô các loại, sản xuất hàng cơ khí xuất khẩu, cơ khí tiêu dùng, cơ khí phục vụ nông nghiệp, cơ khí xây dựng.

Đầu tư mạnh cho các công ty đóng tàu và các công ty sản xuất lắp ráp ôtô để các công ty này có đủ năng lực đóng các loại tàu vận tải biển tải trọng đến 50.000 DWT và các loại ôtô khách, ôtô bán tải dưới 5 tấn với chất lượng và tỷ lệ nội địa cao, làm vai trò "đầu kéo" cho các cơ sở cơ khí vừa và nhỏ phát triển theo với tư cách là các cơ sở sản xuất các sản phẩm phụ trợ.

Đối với các cơ sở khác sản xuất máy nông nghiệp, máy móc nhỏ phục vụ xây dựng, kim khí tiêu dùng, đúc luyện kim cần củng cố mở rộng thị trường và đầu tư chiều sâu nâng cao chất lượng và mẫu mã sản phẩm.



a. Đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ

- Giai đoạn đến năm 2010:

Đầu tư để nhanh chóng đưa ngành đóng tàu trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn.

Đẩy mạnh đầu tư nhà máy đóng tàu Thịnh Long để đóng mới tàu biển với công suất thiết kế: tàu vận tải biển tải trọng 6.500-15.000 tấn và nghiên cứu mở rộng đóng tàu trọng tải đến 50.000 tấn.

Xây dựng mới nhà máy đóng tàu sông biển của Công ty cổ phần Công nghiệp tàu thủy Trường Xuân tại Xuân Tân, huyện Xuân Trường.

Nâng cấp và mở rộng giai đoạn I nhà máy đóng tàu Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh để đóng mới và sửa chữa tàu pha sông biển đến 3.000 DWT tại Xuân Hùng, huyện Xuân Trường.

Nâng cấp, đầu tư chiều sâu Nhà máy đóng tàu Nam Hà để đóng mới tàu vận tải pha sông biển chất lượng cao tải trọng từ 3.000 DWT trở xuống.

Nâng cấp đầu tư chiều sâu Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy đóng tàu Sông Đào để đóng mới tàu sông biển tải trọng 400 DWT đến 1.000 DWT.

Đầu tư nâng cấp các xưởng đóng, sửa chữa tàu thuyền tại Trực Ninh, Nghĩa Hưng để đóng tàu vận tải sông 70 - 300 DWT.

Đầu tư nâng cấp cơ sở đúc đồng ở huyện Ý Yên trở thành cơ sở chuyên môn hóa đúc và sản xuất chân vịt cho các loại tàu thủy. Đầu tư chiều sâu và mở rộng để chuyên môn hóa đúc các loại neo, cột bích cho tàu thủy tại cơ sở đúc thép tại Ý Yên.

- Giai đoạn sau năm 2010:

Tập trung đầu tư phát triển các phân ngành công nghiệp phụ trợ để tăng tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm tàu thủy.

Đầu tư mới nhà máy sản xuất thiết bị cơ khí phụ trợ cho tàu thủy: Thiết bị neo, thiết bị lái, tời, hộp số cho thiết bị nâng của, các loại trục tàu: trục lái, trục chân vịt, trục truyền dẫn... đáp ứng đủ nhu cầu cho đóng tàu trong tỉnh và khu vực đồng bằng Bắc Bộ tại Khu công nghiệp Mỹ Trung.

Đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất xích neo, các loại van, sản xuất thiết bị, máy móc phụ trợ cơ khí cho tàu thủy, thiết bị tời neo, thiết bị lái, phần hộp số cho thiết bị nâng của các loại trục chân vịt, trục truyền dẫn...



b. Công nghiệp lắp ráp ôtô và cơ khí chế tạo phục vụ công nghiệp lắp ráp ôtô

- Giai đoạn đến năm 2010:

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp lắp ráp ôtô và cơ khí chế tạo.

Đầu tư mở rộng Công ty cổ phần Vận tải Ô tô để công ty này trở thành nòng cốt cho công nghiệp ôtô Nam Định để lắp ráp xe chở khách và sản xuất linh kiện cho lắp ráp ôtô tại Khu công nghiệp Mỹ Trung, huyện Mỹ Lộc.

Đầu tư xây dựng nhà máy lắp ráp xe tải nhẹ và xe mini bus Sông Hồng tại Khu công nghiệp Hòa Xá - TP. Nam Định.

Xây dựng nhà máy sản xuất phụ tùng và lắp ráp ôtô của công ty HONLEI Việt Nam để lắp ráp xe tải nhẹ và bán tải

Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị điện ghế cho ôtô, sản xuất các loại chi tiết bắt chặt chất lượng cao phục vụ công nghiệp ôtô, xe máy.



- Giai đoạn sau năm 2010:

Tập trung đầu tư phát triển các phân ngành công nghiệp phụ trợ để tăng tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm ôtô. Dự kiến mở rộng nhà máy ôtô.

Đầu tư mở rộng nhà máy sản xuất các chi tiết bắt chặt (bu lông, đai ốc, vòng đệm chất lượng và cường độ cao), xây dựng nhà máy chế tạo hộp số và ly hợp cho ôtô.

c. Ngành điện tử, công nghệ thông tin

Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp điện tử - CNTT, đưa Nam Định trở thành trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng về điện tử - CNTT.

Đẩy nhanh xây dựng trung tâm công nghệ thông tin quy mô vùng đặt tại thành phố Nam Định, trong đó, ngoài nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho công nghệ thông tin, còn có nhiệm vụ sản xuất phần mềm và cung cấp các dịch vụ công nghệ thông tin khác cho các địa phương trong vùng.

2.2.2 Dệt may, da giầy

a. Quan điểm và mục tiêu phát triển

- Xây dựng tỉnh Nam Định trở thành một trung tâm dệt - may như tỉnh đã từng có.

- Dệt may Nam Định hướng mạnh về xuất khẩu theo hướng tăng giá trị gia tăng trong sản phẩm. Tập trung sản xuất những sản phẩm có đặc thù riêng, có lợi thế về lao động, những sản phẩm may cao cấp, có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, đạt các tiêu chuẩn về môi trường và có nhãn mác sinh thái. Phát triển mạnh khâu nghiên cứu và thiết kế sản phẩm, đổi mới công nghệ để đến năm 2010 toàn ngành đạt mức tiên tiến trong khu vực. Tạo thương hiệu riêng cho các sản phẩm của tỉnh. Tăng tỷ lệ nội địa hóa về nguyên phụ liệu của hàng dệt may.

- Xây dựng các khu, cụm công nghiệp dệt may ở ngoại thành Nam Định và các huyện nhằm hình thành những khu sản xuất hàng dệt may tập trung. Các doanh nghiệp dệt may chuyển hướng phát triển về các cụm công nghiệp nông thôn, làng nghề để tận dụng lao động tại chỗ, góp phần giải quyết việc làm.

- Đầu tư chiều sâu, đổi mới trang thiết bị, nâng cao năng suất lao động, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm. Coi trọng việc đào tạo nguồn nhân lực.

- Tạo điều kiện khuyến khích các thành phần kinh tế dân doanh tham gia phát triển ngành dệt may, nhằm thu hút vốn đầu tư trong dân, giải quyết lao động xã hội. Từng bước gắn công nghiệp dệt với công nghiệp may để nâng cao hiệu quả của từng ngành.

- Đầu tư sản xuất các loại nguyên phụ liệu cho may mặc xuất khẩu. Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa.

b. Phương hướng phát triển

Dự kiến đầu tư các nhà máy mới của tỉnh Nam Định ở quy mô "vừa" và độc lập sau đây:

- Nhà máy kéo sợi 3 vạn cọc.

- Nhà máy dệt vải 12 triệu m2/năm.

- Nhà máy nhuộm vải 15-20 triệu mét khổ rộng/năm.

- Nhà máy dệt khăn bông (dệt - nhuộm - may) 1.000 - 2.000 tấn/năm.

- Nhà máy may complete 3.000 bộ/năm.

- Nhà máy may quần áo Jeans 2 triệu SP/năm.

- Nhà máy may sơ mi, quần áo nữ, các hàng may khác 5 triệu SP/năm.

- Nhà máy may hàng nội địa 2 triệu SP/năm (may vệ tinh tại các huyện).

Toàn bộ các nhà máy có liên quan đến khâu hoàn tất chuyển ra các khu công nghiệp xa trung tâm thành phố Nam Định.

* Giai đoạn đến năm 2010:

- Sắp xếp lại các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh, đưa các nhà máy may về các khu, cụm công nghiệp tập trung giảm sức ép về môi trường và các tệ nạn xã hội. Di chuyển Nhà máy Dệt Nam Định và Công ty Dệt lụa Nam Định về Khu công nghiệp Hòa Xá.

- Xây dựng trung tâm phát triển dệt may có các chức năng dạy nghề dệt may, triển lãm và biểu diễn thời trang, thiết kế mẫu mốt, trung tâm giao dịch, sản xuất phụ liệu cho ngành may.

- Đầu tư cho máy kéo sợi hiện đại, có mức độ tự động hóa cao, sản xuất các loại sợi chỉ số cao, chải kỹ.

- Đầu tư cho nhà máy dệt vải mộc khổ rộng, công suất 12 triệu mét/năm.

- Đầu tư nhà máy liên hợp dệt kim - nhuộm - hoàn tất - may, công suất 1.500 tấn/năm.

- Đầu tư nhà máy sản xuất phụ liệu may: Khóa kéo, dệt nhãn mác, chun, bông lót, cúc các loại...

- Đầu tư chiều sâu các nhà máy tơ tằm hiện có, phát huy công suất, nâng cao chất lượng dâu tằm, chế biến tơ.

- Ở các huyện có điều kiện, mỗi huyện đầu tư thêm 1 nhà máy may công suất 2 triệu sản phẩm/năm.

* Giai đoạn sau năm 2010

- Thay thế toàn bộ máy cũ, trang bị thay thế máy mới cho ngành kéo sợi, dệt. Hoàn thành di chuyển ra khỏi thành phố Nam Định các xí nghiệp gây ô nhiễm môi trường.

- Cổ phần hóa 100% các cơ sở may. Các doanh nghiệp sản xuất sợi, dệt, nhuộm hoàn tất kêu gọi đầu tư nước ngoài, hoặc liên doanh với doanh nghiệp nhà nước.

+ Đầu tư nhà máy nhuộm hoàn tất vải dệt thoi, công suất 20 triệu mét/năm.

+ Đầu tư nhà máy sợi chất lượng cao: công suất 3.000 tấn/năm.

+ Đầu tư nhà máy dệt thoi: công suất nhà máy 12 triệu mét/năm.



2.2.3 Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản

2.2.3.1 Công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống

a. Quan điểm phát triển

- Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống gắn với phát triển nguồn nguyên liệu, theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, chú trọng chế biến các sản phẩm xuất khẩu. Liên doanh liên kết với các cơ sở lớn và nước ngoài để phát triển thị trường, đổi mới công nghệ, tăng quy mô sản xuất.

- Đầu tư thay thế dần các thiết bị, công nghệ lạc hậu để không ngừng đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh và hạ giá thành sản phẩm.

- Giảm dần các sản phẩm sơ chế, đầu tư phát triển công nghệ chế biến sâu, chế biến các sản phẩm tiêu dùng cuối cùng nhằm tăng giá trị của sản phẩm.

- Xây dựng các cơ sở chế biến tập trung tại các khu công nghiệp của tỉnh, đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Tận dụng các phụ phẩm, phế liệu làm thêm sản phẩm mới tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Thực hiện xây dựng, đăng ký và bảo hộ sở hữu thương hiệu sản phẩm.

b. Phương hướng phát triển

b.1 Giai đoạn đến năm 2010

* Chế biến thịt gia súc, gia cầm:

- Đầu tư chiều sâu, đổi mới máy móc thiết bị, nâng công suất chế biến thịt đông lạnh xuất khẩu lên 4.000 tấn/năm của xí nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu Nam Định.

- Đầu tư mới cơ sở giết mổ gia súc, sản xuất thịt hun khói, xúc xích, lạp sườn.

- Đầu tư mới cơ sở chế biến thịt lợn, gia cầm đóng hộp tại thành phố Nam Định.

- Đầu tư xưởng đông lạnh, sơ chế thịt lợn, gà, vịt... tại khu vực phía Nam tỉnh.

* Xay xát gạo:

Đầu tư xây dựng 3 cụm chế biến gạo tại Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, công suất mỗi cụm 3.000 - 4.000 tấn/năm.



* Chế biến thủy hải sản:

- Quy hoạch và đầu tư xây dựng khu chế biến thủy hải sản tại thị trấn Thịnh Long dọc QL 21 gồm:



  • Dây chuyền chế biến bột cá nhạt, cung cấp nguyên liệu cho chế biến thức ăn gia súc, nuôi tôm.

  • Xưởng sơ chế thủy hải sản và xưởng sản xuất nước đá

  • Dây chuyền sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và cho tôm

  • Nhà máy chế biến thủy sản, công suất 3.000 - 5.000 tấn/năm.

- Mở rộng sản xuất nước mắm, cá khô và bột cá khô tại các xã ven biển Hải Hậu, Giao Thủy.

- Xây dựng phân xưởng chế biến nước mắm, cá khô ở cụm công nghiệp Rạng Đông.

- Khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất chế biến thủy sản xuất khẩu, sản xuất thức ăn chăn nuôi tại cụm CN Thịnh Lâm.

- Đầu tư sản xuất nước mắm Sa Châu (Giao Thủy), công suất 1 triệu lít/năm.



* Chế biến đồ uống các loại:

- Đầu tư mở rộng, nâng công suất nhà máy bia NADA, nhà máy bia Ba Lan.

- Đầu tư sản xuất rượu từ gạo tại Lạc Quần, công suất 1 triệu lít/năm.

- Đầu tư nhà máy sản xuất nước khoáng tại Hải Hậu, công suất 15 triệu lít/năm.



* Chế biến rau quả:

Xây dựng dây chuyền chế biến rau quả tại Lạc Quần, công suất 10.000 tấn/năm.



* Chế biến bánh kẹo, thực phẩm ăn liền:

- Đầu tư dây chuyền sản xuất mỳ ăn liền, phở ăn liền, cháo ăn liền tại thành phố Nam Định.



* Chế biến muối:

- Đầu tư dây chuyền sản xuất muối công nghiệp, công suất 5.000 tấn/năm tại Hải Hậu.

- Xây dựng nhà máy chế biến muối và các sản phẩm từ muối tại cụm CN Lâm Thịnh.

b.2 Giai đoạn sau năm 2010:

- Đầu tư mở rộng, nâng công suất các cơ sở chế biến thịt lợn, gia cầm đóng hộp, chế biến thịt đông lạnh xuất khẩu.

- Đầu tư chiều sâu, nâng công suất các cơ sở trong chế biến thủy hải sản tại thị trấn Thịnh Long.

- Tiêp tục đầu tư chiều sâu, nâng công suất nhà máy bia NADA, nhà máy bia Ba Lan, nhà máy nước khoáng Hải Hậu.



2.2.3.2 Công nghiệp chế biến gỗ, giấy

Phát triển ngành sản xuất gỗ, giấy để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong, ngoài tỉnh và hướng mạnh vào xuất khẩu. Phát triển mạnh các làng nghề truyền thống về thủ công mỹ nghệ, đa dạng hóa sản phẩm.



* Đến năm 2010:

- Đầu tư chiều sâu, khuyến khích phát triển các cơ sở dân doanh đầu tư phát triển tại các làng nghề truyền thống về thủ công mỹ nghệ, chú trọng phát triển các sản phẩm có chất lượng cao, đa dạng hóa mẫu mã phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

- Đầu tư chiều sâu, nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến lâm sản, chế biến gỗ mỹ nghệ...

- Đầu tư dây chuyền gỗ ván nhân tạo.



* Giai đoạn sau năm 2010:

- Phát triển thị trường, tiếp tục phát huy công suất các cơ sở hiện có.

- Kêu gọi đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất đồ gỗ xuất khẩu quy mô lớn tại thành phố Nam Định (liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài).

- Tiếp tục phát triển các làng nghề, kết hợp sản xuất đồ gỗ, tre nứa thủ công mỹ nghệ, dân dụng với sản xuất đồ gỗ công nghiệp.



2.2.4 Sản xuất vật liệu xây dựng

a. Quan điểm phát triển

Phát triển sản xuất VLXD nhằm thỏa mãn nhu cầu VLXD của xã hội với khối lượng và chất lượng ngày càng tăng, đa dạng về mẫu mã, chủng loại, đảm bảo tính tiêu dùng ngày càng cao, đưa ngành công nghiệp sản xuất VLXD của tỉnh phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có về tài nguyên, lao động, góp phần giải quyết việc làm, cải thiện đời sống của nhân dân.

Lựa chọn quy và công nghệ sản xuất phù hợp với nhu cầu trong từng thời kỳ, từng vùng và đạt trình độ phát triển chung của cả nước. Đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị cũ, lạc hậu bằng các công nghệ hiện đại nhằm nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, từng bước xóa bỏ các hình thức khai thác và sản xuất thủ công, ít hiệu quả, ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe của nhân dân, thay thế dần sản xuất gạch theo phương pháp thủ công bằng dây chuyền công nghệ tuy-nen.

Huy động mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển sản xuất VLXD, tạo điều kiện để lực lượng cá thể nâng cấp công nghệ, tham gia đầu tư vào các lĩnh vực có vốn đầu tư ban đầu thấp nhưng nhanh chóng phát huy hiệu quả, giải quyết nhu cầu lao động theo mùa vụ.



b. Phương hướng phát triển

b.1 Giai đoạn đến năm 2010

* Sản xuất gạch nung:

- Đầu tư chiều sâu, nâng công suất các cơ sở gạch tuy-nen hiện có ở các huyện trong tỉnh.

- Đầu tư xây dựng mới một số cơ sở gạch tuy-nen công suất nhỏ ở Ý Yên, Vụ Bản, Trực Ninh, công suất từ 5 - 10 triệu viên/năm.

- Ổn định sản xuất của xí nghiệp gạch không nung, duy trì công suất.

- Xóa dần các lò gạch dã chiến và thủ công truyền thống, thay thế các loại lò nung hợp lý đảm bảo môi trường, sản xuất có hiệu quả, sản phẩm chất lượng tốt, đầu tư hợp lý.

* Sản xuất vật liệu lợp:

- Duy trì năng lực, đổi mới công nghệ, cải tiến thiết bị, giảm lao động nặng nhọc sản xuất tấm lợp fibro xi măng và ngói đất nung của các cơ sở hiện có.

- Đầu tư chiều sâu công nghệ đối với các dây chuyền sản xuất bằng công nghệ tuy-nen để đa dạng hóa sản phẩm ngói lợp, gạch ốp lát...

- Sắp xếp lại lực lượng sản xuất ngói ngoài quốc doanh, từng bước xóa bỏ sản xuất ngói bằng phương pháp thủ công.



* Sản xuất vật liệu ốp lát:

- Tìm các đối tác liên doanh để khôi phục sản xuất nhà máy gạch granit, công suất 1 triệu m2/năm.

- Tiếp tục mở rộng những cơ sở sản xuất gạch ốp lát đã có, lựa chọn công nghệ tiên tiến, hiện đại như ép tấm lớn, mài bóng...

* Sản xuất các loại vật liệu xây dựng khác:

- Đầu tư chiều sâu, nâng công suất xí nghiệp sản xuất bê tông tươi Công ty Xây lắp I Nam Định lên với các sản phẩm bê tông tươi, bê tông cốt liệu nhẹ, bê tông chuyên dùng, các sản phẩm phục vụ kè đê, kè biển.

- Đầu tư sản xuất vải thủy tinh, công suất 100.000 m2/năm.

- Khuyến khích khối kinh tế tư nhân và hộ gia đình phát triển sản xuất các loại khung nhôm kính, sen hoa sắt, tấm nhựa ốp tường, v.v..

- Phát triển cơ sở sản xuất vật liệu mới composit từ keo hữu cơ và sợi thủy tinh.

- Sắp xếp lại các cơ sở sản xuất vôi tư doanh, khai thác hết năng lực hiện có, thỏa mãn nhu cầu vôi xây dựng. Hạn chế dần tiến tới xóa bỏ tình trạng nung vôi bằng phương pháp thủ công.



b.2 Giai đoạn sau năm 2010

- Tiếp tục duy trì, phát huy công suất các xí nghiệp gạch tuy-nen hiện có.

- Đầu tư xây dựng thêm một số nhà máy hoặc mở rộng một số nhà máy để đáp ứng nhu cầu gạch xây ngày càng tăng trên địa bàn tỉnh.

- Đầu tư mở rộng xí nghiệp gạch granit, nâng công suất lên 2-2,5 triệu m2/năm.

- Đầu tư các cơ sở sản xuất gạch không nung, sản xuất các cấu kiện bê tông nhẹ, các loại gốm sứ trang trí...
2.2.5 Công nghiệp hóa chất - dược phẩm

a. Quan điểm phát triển

Phát triển ngành hóa chất của tỉnh với tốc độ nhanh, đi thẳng vào công nghệ tiên tiến, hiện đại (đặc biệt là trong ngành dược phẩm) nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, đủ sức cạnh tranh.

Ưu tiên phát triển sản xuất dược liệu, thuốc chữa bệnh, đưa ngành sản xuất dược liệu Nam Định đóng vai trò trung tâm công nghiệp dược liệu của vùng Nam Đồng bằng sông Hồng.

Đặc biệt quan tâm đến bảo vệ môi trường. Tập trung các cơ sở sản xuất hóa chất (đặc biệt là các cơ sở sản xuất nhựa, khí công nghiệp...) vào các khu công nghiệp. Chú trọng sử dụng các công nghệ ít gây ô nhiễm môi trường. Chủ động áp dụng các biện pháp xử lý phế thải trước khi thải vào môi trường.



b. Định hướng phát triển

b.1 Giai đoạn đến năm 2010

- Đầu tư chiều sâu trang thiết bị Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Định, công ty Nam Dược, Trường Thọ, Minh Dân... thu hút dự án sản xuất nguyên liệu thuốc kháng sinh. Tập trung vào ứng dụng và chuyển giao công nghệ hiện đại. Đảm bảo cung cấp phần lớn hóa dược vô cơ và tá dược thông thường, một phần hóa dược hữu cơ chiết xuất từ thực vật...

- Đầu tư mới dây chuyền sản xuất sơn, các chất tẩy rửa công nghiệp phục vụ dệt may và các ngành công nghiệp khác, công suất 3.000 tấn/năm, tại thành phố Nam Định.

- Đầu tư sản xuất các sản phẩm mới: hàng nhựa phục vụ công nghiệp điện tử và bưu điện, gia công các sản phẩm nhựa cho ôtô, xe máy, thuyền và canô, các sản phẩm cao su cho công nghiệp, y tế, dân dụng (dây curoa, băng tải, găng tay cao su...), sản xuất lưới đánh bắt xa bờ, xà phòng, đế giày...

- Nâng cao năng lực sản xuất một số sản phẩm như phèn phục vụ cho xử lý nước và công nghiệp dệt, màng mỏng để đóng gói sản phẩm...

- Đầu tư cơ sở sản xuất chai PET và sản phẩm bao bì khác phục vụ cho nhà máy nước khoáng, chế biến nước mắm...



b.2 Giai đoạn sau năm 2010

- Đầu tư chiều sâu, nâng cao năng lực ứng dụng và chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp dược để sản xuất các sản phẩm thuốc thông thường và các loại kháng sinh phổ biến, phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong vùng. Liên doanh với nước ngoài hoặc kêu gọi đầu tư nhà máy sản xuất thuốc đặc chủng, tiến tới ứng dụng sản xuất hóa dược bằng các công nghệ cao, công nghệ tổng hợp hữu cơ phức tạp, công nghệ sinh học...

- Nâng cao năng lực sản xuất dây chuyền sản xuất sơn, các chất tẩy rửa công nghiệp lên 6.000 tấn/năm.

- Xây dựng nhà máy sản xuất sản phẩm nhựa kỹ thuật cao, công suất 500 tấn/năm.

- Xây dựng nhà máy sản xuất ống và phụ tùng nhựa các loại, công suất 3.000 tấn/năm.

2.2.6 Các ngành công nghiệp khác

- Đầu tư mở rộng sản xuất của các công ty in, các công ty sản xuất giấy, bao bì.

- Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến rác thải, sản xuất phân vi sinh, công suất 1.000 tấn/năm.
2.2.7 Tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề

Củng cố và phát triển các nghề và làng nghề truyền thống, mở rộng dần quy mô sản xuất sang khu vực lân cận. Tăng cường hỗ trợ từ ngân sách để xây dựng kết cấu hạ tầng, giúp các làng nghề phát triển.

Tập trung các nguồn lực đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ sản xuất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và nước ngoài. Chú trọng xây dựng cơ sở sản xuất tập trung, kết hợp với phân tán ở các hộ gia đình. Tăng nhanh số lượng và chất lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa, làm chỗ dựa và hạt nhân cho phát triển ngành nghề nông thôn tại địa phương. Từng bước giải quyết tốt vấn đề môi trường và đời sống xã hội làng nghề.

Phát huy các làng nghề có truyền thống lâu đời, có trình độ sản xuất cao. Lựa chọn để xây dựng và đăng ký thương hiệu cho một số làng nghề nổi tiếng.

Tích cực tìm kiếm du nhập thêm nhiều nghề mới phù hợp với địa phương có khả năng khai thác được lao động, tay nghề, nguyên liệu tại chỗ nhằm giảm dần số hộ thuần nông, các xã không có nghề.

Khôi phục và phát triển các vùng nguyên liệu phục vụ cho nghề và các làng nghề như cói, đay, nông hải sản... gắn với chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông lâm ngư nghiệp.

Khuyến khích các hộ tư nhân, cá thể chuyển thành các doanh nghiệp dân doanh, hình thành các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này phát triển, là vệ tinh cho các công ty lớn.

Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất lớn, đặc biệt trong lĩnh vực dệt may, cơ khí hỗ trợ, liên kết sản xuất với các làng nghề trong tỉnh.


2.3 Phân bố công nghiệp và phát triển các khu cụm công nghiệp

2.3.1 Phân bố công nghiệp trên địa bàn

Công nghiệp dệt may, da giầy: Các doanh nghiệp lớn tập trung tại các KCN ở ngoại ô thành phố Nam Định. Các làng nghề truyền thống làm vệ tinh cho các doanh nghiệp phân bố tại các huyện Xuân Trường, Nam Trực, Trực Ninh, Mỹ Lộc, Vụ Bản, Hải Hậu...

Đóng mới và sửa chữa ôtô, xe máy: tập trung tại các KCN thành phố Nam Định, các cụm công nghiệp huyện Nam Trực.

Cơ khí sản xuất máy nông nghiệp: Tập trung tại các KCN thành phố Nam Định, Xuân Trường, Nghĩa Hưng, Trực Ninh...

Đóng mới và sửa chữa tàu thuyền: Tập trung tại Hải Hậu, Xuân Trường, Nghĩa Hưng, thành phố Nam Định, Trực Ninh.

Đúc: Tập trung tại các làng nghề ở Ý Yên, Xuân Trường.

Các ngành cơ khí khác: tập trung tại các KCN của thành phố Nam Định, Xuân Trường, Nam Trực, Ý Yên.

Hóa chất: Tập trung tại các KCN ở thành phố Nam Định.

Chế biến rượu bia nước giải khát: Tập trung tại thành phố Nam Định (các cơ sở lớn), Hải Hậu.

Chế biến thịt, thủy hải sản: Tập trung tại các huyện ven biển và thành phố Nam Định (các cơ sở hiện đại chế biến hàng xuất khẩu).

Chế biến gỗ, tre nứa: Sản xuất đồ mỹ nghệ tập trung tại các làng nghề truyền thống của Ý Yên. Tại thành phố Nam Định tập trung các cơ sở chế biến gỗ quy mô công nghiệp để làm hàng xuất khẩu. Các cơ sở sản xuất đồ gỗ gia dụng khác phân bố ở các huyện để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.

Các ngành công nghệ cao: điện tử, công nghệ thông tin... tập trung tại thành phố Nam Định.

Vật liệu xây dựng: Các cơ sở gạch nung phân bố ở các huyện. Các cơ sở sản xuất gạch ốp lát, sứ vệ sinh, sứ cách điện, đồ trang trí nội thất... tập trung tại thành phố Nam Định.

2.3.2 Phát triển các khu, cụm công nghiệp

- Các khu công nghiệp

Hoàn thiện kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư lấp đầy các KCN hiện có là KCN Hòa Xá và KCN Mỹ Trung, Bảo Minh, Hồng Tiến, Thành An, Nghĩa An và các khu công nghiệp đã được Chính phủ phê duyệt. Hình thành thêm một số khu công nghiệp, bao gồm KCN Tàu thủy Nam Định, Thịnh Long, Nghĩa Bình.

Nghiên cứu xây dựng thêm một số khu công nghiệp nằm dọc theo tuyến đường mới ven biển từ Thanh Hoá - Ninh Bình - Nam Định đến Quảng Ninh để phân bố lại công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Xây dựng các cụm CN quy mô nhỏ để giải quyết lao động tại chỗ, thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Phấn đấu lấp đầy 18 cụm công nghiệp đã được phê duyệt: Trung Thành, Quang Trung (Vụ Bản), Yên Xá, La Xuyên, Thị trấn Lâm (Ý Yên), Văn Chàng, Nam Hồng (Nam Trực), Thịnh Lâm (Giao Thuỷ), Xuân Tiến, Xuân Bắc, huyện lỵ Xuân Trường, Xuân Hùng (Xuân Trường), Nghĩa Sơn (Nghĩa Hưng), Cổ Lễ, Trực Hùng (Trực Ninh), Thịnh Long, Hải Minh (Hải Hậu), An Xá (thành phố Nam Định).

Dự kiến phát triển một số cụm CN-TTCN khác khi có nhu cầu:

+ Mở rộng Cụm CN An Xá (TP. Nam Định) lên 84 ha, bố trí các cơ sở dệt may, sản xuất phụ tùng máy nông nghiệp, chế biến thực phẩm, VLXD...

+ Cụm CN tại xã Lộc An (ven đường S2), quy mô 40 ha.

+ Cụm CN núi Gôi (Vụ Bản): sản xuất VLXD cao cấp, cơ khí đúc, chạm khắc mỹ nghệ, dệt may, da giầy.

+ CCN Đông Bình (12 ha): chế biến thủy hải sản xuất khẩu, sản xuất thức ăn gia súc, sản xuất các phương tiện cho khai thác, nuôi trồng thủy hải sản, sửa chữa cơ khí.

+ CCN Liễu Đề (5 ha), Nghĩa Thịnh (5 ha), Nghĩa Hòa - Nghĩa Hùng (4,2 ha) của huyện Nghĩa Hưng: cơ khí, đóng mới, sửa chữa tàu thuyền, VLXD...

+ CCN tàu thủy (40 ha) tại xã Xuân Tân, huyện Xuân Trường; CCN sạch tập trung trong huyện lỵ Xuân Trường (20 ha); CCN cơ khí xã Xuân Tiến (15 ha); CCN sửa chữa và đóng mới tàu thuyền tại khu vực bãi sông Ninh, xã Xuân Hùng (16 ha), CCN Xuân Bắc (7,6 ha); CCN tổng hợp Xuân Châu (70 ha)...

+ CCN Yên Định (5 ha) chế biến nông sản, sản xuất thức ăn gia súc, dệt may, CCN thị trấn Cồn (5 ha): dệt may, chế biến muối, thủy sản.

+ CCN Đồng Côi (thị trấn Nam Giang, Nam Trực) (5 ha): Cơ khí.

+ Một số CCN khác ở huyện Ý Yên như: Yên Bằng, Yên Ninh, Yên Xá, Yên Đồng, Yên Trị...

Ngoài ra xây dựng một số điểm công nghiệp gắn với làng nghề ở một số xã: Quang Trung, Đại Thắng (Vụ Bản), Mỹ Thắng (Mỹ Lộc), Nghĩa Thịnh (Nghĩa Hưng).


2.3 Các giải pháp phát triển công nghiệp

- Tạo thuận lợi về mọi mặt để các tổ chức kinh tế trong nước, ngoài nước và các thành phần kinh tế tư nhân đầu tư trên địa bàn tỉnh nhất là đầu tư phát triển công nghiệp phụ trợ phục vụ cho các cơ sở công nghiệp chủ chốt trên địa bàn.

Phát triển nhanh doanh nghiệp nhỏ và vừa, phấn đấu đạt mức bình quân dân số trên một doanh nghiệp của toàn quốc.

Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ (bao gồm cả tiểu thủ công nghiệp, làng nghề) thông qua việc đẩy mạnh hoạt động khuyến công.

- Tập trung đầu tư vào các phân ngành công nghiệp có tiềm năng lợi thế về thiên nhiên, phù hợp với nguồn nhân lực, có nguồn đầu ra ổn định.

- Trong phát triển cần tranh thủ các mối quan hệ liên doanh, liên kết với các tổng công ty lớn của Trung ương một cách tối đa. Cần nhận thức rằng tự liên doanh liên kết đó là điều kiện tiên quyết cho việc phát triển ngành cơ khí và gia công kim loại trên địa bàn nhanh và bền vững.

- Có các chính sách hỗ trợ về giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng ngoài hàng rào, đào tạo lao động và các chính sách ưu đãi khác cho các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn tỉnh.

- Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, bao gồm cả đội ngũ doanh nhân, lao động có tay nghề cao... để đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp trong giai đoạn tới.

- Tiếp tục cải cách hành chính, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, tạo dựng hình ảnh là một tỉnh có môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi nước ta vừa gia nhập WTO, thực thi Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư mới và đang có một làn sóng đầu tư mới vào nước ta.

- Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của TW, đề nghị Trung ương chỉ đạo một số tổng công ty lớn của Nhà nước đầu tư vào địa bàn tỉnh trong các lĩnh vực cơ khí ô tô, cơ khí phục vụ nông nghiệp, cơ khí đóng mới và sửa chữa tàu thuyền... để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thu hút lao động của tỉnh.

- Có các biện pháp nhằm gắn kết việc khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước, phòng chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, nhất là giảm thiểu ô nhiễm trên sông Đáy, sông Đào.


Каталог: sitefolders -> root
root -> LIÊN ĐOÀn lao đỘng tỉnh ninh thuậN
root -> BẢng giá TÍnh lệ phí trưỚc bạ xe ô TÔ
root -> 1. Phiếu bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân
root -> Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015
root -> Báo điện tử Hải Phòng đưa tin bài viết: Trưng bày 148 sản phẩm tại Triển lãm đồ dùng, thiết bị, đồ chơi sáng tạo bậc học mầm non thành phố
root -> Ủy ban nhân dân tỉnh tiền giang cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
root -> Ubnd tỉnh ninh thuận sở giáo dục và ĐÀo tạO
root -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghiã việt nam sở giáo dụC-ĐÀo tạO
root -> Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03 tháng 06 năm 2008
root -> Ủy ban nhân dân tỉnh tiền giang cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 2.43 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương