UỶ ban nhân dân tỉnh nam đỊnh báo cáo tổng hợP


Bảng 14. Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Nam Định phân theo khu vực kinh tế



tải về 2.43 Mb.
trang5/19
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích2.43 Mb.
#18422
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19

Bảng 14. Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Nam Định phân theo khu vực kinh tế

Đơn vị: Tỷ đồng, giá ss 94



Chỉ tiêu

1995

2000

2005

2007

Nhịp tăng (%)

1996-2000

2001-

2005


Giá trị SX công nghiệp

968,5

1.533

3.837

5.980,5

9,6

20,1

1. Trung ương

460,9

536,3

904,6

1.208,6

3,1

11,0

2. Địa phương

507,6

992,8

2857

4.410,8

14,4

23,5

- Nhà nước

200,7

218

71,5




1,7

- 20,0

- Dân doanh

307,0

774,8

2.785,5




20,3

29,2

3. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

-


4,1

75,8

361,1

-

79,2

Nguồn: Xử lý số liệu từ Niên giám thống kê tỉnh Nam Định.

Trong giai đoạn 2001-2005, công nghiệp khu vực Nhà nước Trung ương đã phục hồi và có tốc độ tăng trưởng cao hơn hẳn giai đoạn 1996-2000.

Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của công nghiệp Nam Định, có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, giai đoạn 1996 - 2000 tăng trưởng bình quân 20,3%/năm, giai đoạn 2001 - 2005 tăng 29,2%/năm. Với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp, hàng loạt công ty TNHH, công ty cổ phần đã ra đời trong giai đoạn 2001 - 2005, tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp của khối dân doanh năm 2005 đạt 2.782,5 tỷ đồng, gấp 2,85 lần khu vực kinh tế Nhà nước, gấp 3,6 lần so với năm 2000 và gấp hơn 9 lần so với năm 1995.

+ Ngành cơ khí, điện: là nhóm ngành phát triển nhanh nhất trong giai đoạn 2001 - 2005. Trong đó, ngành sản xuất, sửa chữa các phương tiện vận tải có tốc độ tăng trưởng rất cao.

+ Công nghiệp chế biến: đây là ngành luôn được xác định là ngành quan trọng, cần ưu tiên phát triển trong các chủ trương chính sách của tỉnh, giải quyết đầu ra cho ngành nông nghiệp và thủy sản, tạo công ăn việc làm và tạo nguồn thu cho ngân sách của tỉnh.

+ Ngành dệt may: hiện tại vẫn là ngành có tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu công nghiệp của tỉnh. Qua giai đoạn trì trệ những năm 1990 của thế kỷ trước, với sự năng động, đầu tư mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong tỉnh, cùng với sự tham gia của đầu tư nước ngoài, ngành dệt may Nam Định đang tạo đà đi lên, dần dần lấy lại vị trí trung tâm dệt may của vùng đồng bằng sông Hồng.

Bảng 15. Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Nam Định

theo phân ngành công nghiệp

Đơn vị: Tỷ đồng, giá ss 94



Chỉ tiêu

2000

2005

Nhịp tăng

2001-2005 (%)



Giá trị SX công nghiệp

1.533

3.837

20,1

- Dệt may

662

1470

17,3

- Chế biến

203

469

18,2

- Cơ khí, điện

269

923

28,0

- Vật liệu xây dựng

120

257

16,5

- Công nghiệp khác

279

718

20,8

Nguồn: Xử lý theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
+ Ngành sản xuất vật liệu xây dựng: Với sự tăng trưởng kinh tế, nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng và của nhân dân ngày càng tăng lên. Sản phẩm chính của ngành bao gồm: gạch nung, gạch ốp lát các loại, tấm lợp, cát xây dựng, vôi củ, các sản phẩm trang trí nội thất...

+ Các ngành công nghiệp khác như công nghiệp khai khoáng, sản xuất và phân phối điện, nước, hoá chất... có tốc độ tăng trưởng khá nhưng quy mô vẫn còn nhỏ.

Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề nông thôn phát triển mạnh, nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục, giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động và tạo thu nhập phi nông nghiệp trong khu vực nông thôn. Năm 2005 toàn tỉnh có 87 làng nghề, tăng 27 làng so với năm 2000.



b. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu

Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh có nhiều cơ sở sản xuất lớn được xây dựng, mở rộng như Nhà máy đóng tầu thuộc Tổng Công ty vận tải đường thuỷ Việt Nam, Nhà máy lắp ráp ô tô sông Hồng công suất 10.000 xe/năm; Nhà máy lắp ráp xe nông cụ Của Honlei, Nhà máy đóng mới xe khách... góp phần nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp.

- Hàng dệt may: Nam Định có truyền thống về dệt may, năm 2005, sản lượng vải các loại đạt 30,1 triệu m2, khăn mặt: 120 triệu cái, quần áo may sẵn: 18 triệu sản phẩm, quần áo dệt kim: 3 triệu sản phẩm. Các sản phẩm dệt may đang phải cạnh tranh gay gắt với hàng Trung Quốc. Vải dệt xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 1,2% sản lượng. Các sản phẩm may mặc còn yếu về khâu thiết kế kiểu mẫu, chủ yếu là may gia công theo đơn đặt hàng.

- Đóng mới và sửa chữa phương tiện vận tải (tàu thuyền, ô tô, xe máy): Đây là nhóm ngành phát triển mạnh nhất trong thời gian vừa qua. Đóng và sửa chữa tàu thuyền sẽ là một trong những động lực chủ yếu của công nghiệp Nam Định trong thời gian tới.



Bảng 16. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu

Chỉ tiêu

Đơn vị

1995

2000

2005

2007

- Thịt đông lạnh

Tấn

863

2.321,0

3.470

4.340

- Tôm đông lạnh

Tấn

500

457,0

406




- Rau quả hộp

Tấn




-

2.278




- Gạo, ngô xay sát

Nghìn tấn

449,7

628,1

900

1.160

- Bia các loại

Tr. lít




20,2

41,3

63,6

- Vải các loại

Tr. m

13,6

23,0

30,1

37,4

- Khăn các loại

Ng. SP

5.768

25.279,0

146.630

340.590

- Quần áo dệt kim

Ng. SP

2.552

2.754,0

1.029

1.980

- Quần áo may sẵn

Ng. SP

4.298

8.132,0

25.560

64.957

- Sợi toàn bộ

Tấn




11.372,0

10.552

18.696

- Hàng len xuất khẩu

Ng. SP







1.200




- Gạch Granit

Ng. m2







650




- Vỏ xe ô tô

Cái







150

646

- Xe ô tô tải nhẹ

Cái







250




- Đóng mới tàu thuyền

Cái










500

- Lắp ráp tủ lạnh, điều hoà

Ng. cái







33




- Phụ tùng xe máy

Tấn







2.600

5.180

Nguồn: Niên giám thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Công nghiệp.

- Sản xuất máy nông cụ, các sản phẩm cơ khí gia dụng: Đây cũng là nhóm ngành phát triển nhanh thời gian qua. Nhiều sản phẩm đã có uy tín trên thị trường. Trong thời gian tới, nhóm các sản phẩm này sẽ tiếp tục phát triển mạnh.

- Thực phẩm, đồ uống: Các sản phẩm sẽ tiếp tục tăng lên là bia, các loại đồ uống, thịt đông lạnh, bánh kẹo.

- Sản xuất đồ gỗ: Sản phẩm đồ gỗ Nam Định đã có uy tín trên thị trường về chất lượng, giá cả (nhất là đồ thủ công mỹ nghệ). Thị trường đồ gỗ xuất khẩu còn nhiều tiềm năng, nhất là thị trường Mỹ. Vì vạy, nhóm sản phẩm đồ gỗ sẽ có điều kiện tiếp tục phát triển trong tương lai.

- Vật liệu xây dựng: Nam Định không có lợi thế về nguồn nguyên liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng. Các sản phẩm của ngành chủ yếu là cát xây dựng, sét, tấm lợp, vật liệu composit... chủ yếu tiêu dùng nội tỉnh. Nam Định vẫn phải nhập phần lớn vật liệu xây dựng từ các địa phương khác.

- Các sản phẩm sinh hóa, nhựa: Đây là nhóm sản phẩm tương đối có tiềm năng phát triển do nhu cầu thị trường lớn. Một số sản phẩm (như Microphot) đã có uy tín, chiếm lĩnh được thị trường trong nước.



c. Phát triển các khu, cụm công nghiệp

Khu công nghiệp Hoà Xá quy mô 327 ha đã được cơ bản hoàn thành, có 64 dự án được cấp phép vào hoạt động với tổng vốn đăng ký khoảng 3.180 tỷ đồng và 65,3 triệu USD, đã thực hiện 2.200 tỷ đồng và 30 triệu USD, tạo việc làm cho 12.979 lao động.

Khu công nghiệp Mỹ Trung, quy mô 150 ha, đã khởi công xây dựng hạ tầng, hoàn thành xây dựng và đưa vào sản xuất một số dự án như: nhà máy may TIN (Nhật Bản), vốn 4,5 triệu USD, nhà máy phụ kiện ô tô cao cấp Headwork, vốn đầu tư 300 triệu USD, đang xây dựng nhà máy thép hình và thu hút các dự án khác.

Hiện đã và đang xây dựng hạ tầng 17 cụm công nghiệp, đã có 352 doanh nghiệp và hộ sản xuất vào đầu tư với tổng vốn 1.075 tỷ đồng, thu hút khoảng 9.000 lao động.


3.3. Dịch vụ

3.3.1. Thương mại

a. Thương mại nội địa

Giai đoạn 1996-2005, hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Nam Định có nhiều chuyển biến tích cực, thị trường ngày càng được mở rộng, lưu thông hàng hoá thông suốt, đa dạng, phong phú với chất lượng ngày một tăng, mẫu mã đẹp, giá ổn định đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu phát triển kinh tế và tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ xã hội tỉnh Nam Định thời kỳ 2001-2005 tăng 10,3%/năm, cao hơn hẳn thời kỳ 1996-2000 là 3,4%/năm, tuy nhiên thấp hơn nhiều mức tăng trưởng bình quân cả nước.



- Mạng lưới chợ

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Nam Định có 189 chợ, trong đó có 2 chợ loại I (chợ Rồng và chợ Mỹ Tho), 7 chợ loại II ( chợ Phù Long - thành phố Nam Định, chợ Liễu Đề, chợ Điếm, chợ Ngọc Lâm - huyện Nghĩa Hưng, chợ Ninh Cường, chợ Cổ Lễ - huyện Trực Ninh, chợ Lâm - huyện Ý Yên), còn lại là 180 chợ loại III. Bình quân có 0,83 chợ/ xã, phường và mỗi chợ phục vụ 10.300 dân và diện tích 8,7 km2.

Trong tổng số chợ trên có 27 chợ (chiếm 14,4%) ở khu vực đô thị, 162 chợ nông thôn. Có 17 chợ kết hợp bán buôn và bán lẻ, còn lại đều là chợ bán lẻ. Hiện nay vẫn còn 81 chợ họp theo phiên (chiếm 42,9%) và chỉ có 18 chợ kiên cố (chiếm 9,5%) và 90 chợ bán kiên cố (chiếm 47,6%).

Nhìn chung, hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Nam Định hiện nay phân bố, có mật độ, bán kính và quy mô dân số phục vụ khá hợp lý. Tuy nhiên xét từ khía cạnh đảm bảo giao thông, quy mô diện tích của chợ thì vẫn còn một số hạn chế.



Bảng 17. Một số chỉ tiêu chủ yếu khu vực dịch vụ


Chỉ tiêu

Đơn vị

1995

2000

2005

2007

Tốc độ tăng b/q (%)

1996-2000

2001-2005

1. Tổng mức bán lẻ HH và DTDV

Tỷ đồng

2.105,4

2.485,0

4.063,8

5.810,6

3,4

10,3

2. Giá trị xuất khẩu

Triệu USD

32,7

62,8

129,7

189,6

13,9

15,6

- Trong đó: xuất khẩu địa phương

Triệu USD

12,8

26,8

77,9

101,7

15,9

23,8

- XK/người

USD

18,0

32,8

66,0

96,0

12,8

15,0

3. Giá trị nhập khẩu

Triệu USD

10,2

45,5

80,5

164,7

34,9

12,1

Каталог: sitefolders -> root
root -> LIÊN ĐOÀn lao đỘng tỉnh ninh thuậN
root -> BẢng giá TÍnh lệ phí trưỚc bạ xe ô TÔ
root -> 1. Phiếu bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân
root -> Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015
root -> Báo điện tử Hải Phòng đưa tin bài viết: Trưng bày 148 sản phẩm tại Triển lãm đồ dùng, thiết bị, đồ chơi sáng tạo bậc học mầm non thành phố
root -> Ủy ban nhân dân tỉnh tiền giang cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
root -> Ubnd tỉnh ninh thuận sở giáo dục và ĐÀo tạO
root -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghiã việt nam sở giáo dụC-ĐÀo tạO
root -> Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03 tháng 06 năm 2008
root -> Ủy ban nhân dân tỉnh tiền giang cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 2.43 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương