UỶ ban nhân dân tỉnh nam đỊnh báo cáo tổng hợP



tải về 2.43 Mb.
trang4/19
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích2.43 Mb.
#18422
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19

Nguồn: Xử lý số liệu từ Niên giám thống kê tỉnh Nam Định.
- Trồng trọt

Nhóm cây lương thực (đặc biệt là lúa) luôn có giá trị lớn và chiếm tỷ trọng cao trong giá trị sản xuất của ngành trồng trọt. Mặc dù diện tích trồng lúa giảm nhưng sản lượng lương thực cây có hạt tăng đều từ năm 1995 là 874,8 nghìn tấn lên cao nhất là năm 2004 đạt 1002,6 nghìn tấn và giảm xuống 801,3 nghìn tấn vào năm 2005 do ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão số 7 đổ bộ vào địa bàn tỉnh. Sản lượng lương thực bình quân đầu người đạt khoảng 408 kg năm 2005.

Do đổi mới cơ cấu giống, đưa nhanh các giống chất lượng tốt vào sản xuất như: Nghị ưu 63, 838, Bác ưu 64, 903, D. ưu 527, các giống lúa thuần Việt Hương chiêm, Khang dân 18, NĐ1..., năng suất lúa tăng từ 58,1 tạ/ha năm 2000 lên khoảng 61,3 tạ/ha năm 2004.

Diện tích cây vụ đông tăng nhanh theo hướng sản xuất hàng hoá có giá trị kinh tế cao như: cà chưa, khoai tây, bí xanh lạc đông... Diện tích tăng từ 13.500 ha năm 2001 lên khoảng 20.000 ha năm 2004. Hệ số sử dụng đất tăng từ 2,09 lần năm 2000 lên 2,23 lần năm 2004.

Nhóm cây công nghiệp ngắn ngày có xu hướng tăng mạnh, đặc biệt là lạc, đỗ tương, đay, chỉ có cây cói phát triển không ổn định do thị trường tiêu thụ khó khăn.

Bước đầu đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung gắn với bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đa dạng như vùng nguyên liệu lạc tại Ý Yên, Vụ Bản, Nam Trực, vùng khoai tây, vùng rau, vùng lúa tám tại Hải Hậu, Nghĩa Hưng, vùng hoa, cây cảnh tại Nam Trực, ngoại thành thành phố Nam Định.



Bảng 10. Một số chỉ tiêu phát triển nông nghiệp


Chỉ tiêu

Đơn vị

1995

2000

2005

2006

I. Trồng trọt
















1. Sản lượng lương thực cây có hạt

Nghìn tấn

874,8

976,5

801,3

984,0

- Thóc

Nghìn tấn

863,9

965,6

782,5

964,3

- Ngô

Nghìn tấn

10,9

10,9

18,8

19,6

- Bình quân lương thực/người

Kg

481

510

408

498

2. Sản lượng một số cây công nghiệp
















- Lạc

Tấn

4.052

11.024

22.722

24.855

- Đỗ tương

Tấn

1.872

2.929

4.469

5.298

- Đay

Tấn

451

476

997

702

- Cói

Tấn

1.561

2.427

1.512

1.641

II. Chăn nuôi
















1. Tổng đàn
















- Tổng đàn trâu

Ng. con

18,0

12,6

9,1

7,9

- Tổng đàn bò

Ng. con

19,8

28,4

39,0

45,9

- Tổng đàn lợn

Ng. con

485,0

562,7

775,0

832,2

- Tổng đàn gia cầm

Ng. con

3.138,5

4.846,10

5398,5

5278,4

2. Sản phẩm










 




- Sản lượng thịt hơi xuất chuồng

Nghìn tấn

40,7

52,8

81,7

89,8

Trong đó: Thịt lợn

Nghìn tấn

34,3

45,4

72,4

80,2

- Sản lượng thịt lợn hơi/người

Kg

19

23,7

36,8

45,5

Nguồn: Xử lý số liệu từ Niên giám thống kê tỉnh Nam Định 2005.
- Chăn nuôi

Phát huy thế mạnh về chăn nuôi gia súc, gia cầm, mặc dù trong thời gian qua dịch bệnh diễn biến phức tạp, chăn nuôi của tỉnh phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Nhiều tiến bộ kỹ thuật mới về giống, thức ăn, thú y được đưa nhanh vào sản xuất như nuôi lợn ngoại tỷ lệ nạc cao, gà Tam hoàng, kabia, vịt siêu trứng, ngan Pháp...

Trong chăn nuôi, chăn nuôi lợn luôn có giá trị lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản xuất của toàn ngành chăn nuôi. Chăn nuôi lợn hướng nạc, lợn nái sinh sản, bò thịt đang có xu hướng phát triển nhanh, tỷ trọng lợn lai kinh tế, lợn thịt hướng nạc tăng nhanh trong cơ cấu đàn. Đàn trâu có xu hướng giảm liên tục do nhu cầu sức kéo trong sản xuất nông nghiệp thấp và đang bị thay thế bằng nguồn máy móc khác.

- Dịch vụ nông nghiệp:

Các loại hình và đối tượng dịch vụ có giá trị lớn là: cung ứng vật tư đầu vào (giống, phân bón, thuốc BVTV...), làm đất bằng máy, tưới tiêu, tách hạt, vận chuyển và sơ chế sản phẩm.

Giá trị sản xuất của ngành dịch vụ năm 2005 mới đạt khoảng102,5 tỷ đồng và chiếm khoảng 4,2% trong cơ cấu giá trị sản xuất của toàn ngành nông nghiệp. Đây là một tỷ lệ còn nhỏ so với yêu cầu của sản xuất.

b. Thuỷ sản

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành thuỷ sản thời kỳ 2001-2005 đạt khá cao, bình quân 13,3%/năm, trong đó nuôi trồng tăng 20%/năm, đánh bắt tăng 6,1%/năm, dịch vụ thuỷ sản tăng 31,6%/năm. Trong cơ cấu GTSX ngành thuỷ sản, tỷ trọng giá trị nuôi trồng đã tăng từ 38,1% năm 2000 lên 56,8% năm 2005, trong khi đó tỷ trọng giá trị đánh bắt giảm từ 60,1% năm 2000 xuống 39,3% năm 2005.

- Nuôi trồng thuỷ sản

Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản trong những năm qua liên tục tăng, đến năm 2005 có 13.996 ha. Tổng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng đạt 28.419 tấn. Giá trị xuất khẩu từ nuôi trồng thuỷ sản năm 2005 đạt khoảng 27 triệu USD.

Từ năm 2001 đến nay, tỉnh đã phê duyệt 31 dự án nuôi trồng thuỷ sản, đến nay có 24 dự án đã và đang triển khai thực hiện, một số dự án đã cơ bản hoàn thành và đưa vào sử dụng.

+ Về nuôi thả tôm sú: Nghề nuôi tôm ngày càng phát triển, năng suất, sản lượng năm sau cao hơn năm trước.

+ Về nuôi cua: những năm qua, con cua là con nuôi chủ lực thứ 2 sau tôm sú ở vùng nuôi nước lợ, nhưng diện tích nuôi cua chuyên canh rất ít mà chủ yếu là nuôi luân canh, xen canh.

+ Về nuôi ngao: diện tích nuôi ngao ổn định khoảng 700 ha, sản lượng khoảng 9.000 tấn.

Ngoài những con nuôi chủ lực nêu trên, các con nuôi khác như tôm rảo, cá bớp, cá song, cá vược, rong câu chỉ vàng, v.v.. vẫn được duy trì, mở rộng, cho năng suất và sản lượng khá.

Cùng với tôm sú, ngao, cua biển, tôm càng xanh ở vùng nội đồng tiếp tục phát triển. Năm 2004 diện tích nuôi tôm càng xanh là 95 ha; sản lượng 100 tấn, diện tích nuôi cá rô phi gần 200 ha; sản lượng 750 tấn.



Bảng 11. Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành thuỷ sản


Chỉ tiêu

1995

2000

2005

2006

Nhịp tăng (%)

1996-2000

2001-

2005


1. Giá trị sản xuất (tỷ đồng, giá 1994)

116,9

274,4

512,5

578,5

18,6

13,3

- Nuôi trồng

46,0

113,0

281,1

333,4

19,7

20,0

- Đánh bắt

70,9

155,7

208,9

221,8

17,0

6,1

- Dịch vụ

-

5,70

22,5

23,3

-

31,6

2. Giá trị sản xuất (tỷ đồng, giá hh)




350,6

878,0

1063,0







- Nuôi trồng




133,5

498,9

638,1







- Đánh bắt




210,7

344,6

386,9







- Dịch vụ




6,4

34,5

38,0







3. Cơ cấu




100,0

100,0

100,0







- Nuôi trồng




38,1

56,8

60,0







- Đánh bắt




60,1

39,3

36,4







- Dịch vụ




1,8

3,9

3,6







Nguồn: Số liệu từ Niên giám thống kê tỉnh Nam Định.
- Khai thác hải sản

Trong giai đoạn 2001-2005 số lượng tàu thuyền đánh bắt hải sản liên tục tăng, bình quân mỗi năm là 60 chiếc, hiện nay toàn tỉnh có 1.982 chiếc với tổng công suất 48.450 CV, trong đó có một số tàu đánh bắt hải sản xa bờ.

Nghề đánh cá ven bờ được củng cố, duy trì, hiệu quả khai thác ven bờ được nâng lên. Nghề lưới rê, chụp mực, đánh tôm được phát triển mạnh.

Sản lượng đánh bắt hải sản tăng từ 9.625 nghìn tấn năm 1995 lên 25.469 tấn năm 2000 và đạt 31.699 tấn năm 2005.



- Chế biến, xuất khẩu và dịch vụ hậu cần nghề cá

Chế biến tiêu thụ nội địa đang được phát triển mạnh, chủ yếu là ở khu vực dân doanh. Chế biến hàng nội địa năm 2004 đạt 12.000 tấn, sản lượng nước mắm sản xuất đạt 3,5 triệu lít, mắm tôm 1.000 tấn, cá khô 4.500 tấn, bột cá 700 tấn.

Sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu ngày một tăng. Năm 2004 giá trị xuất khẩu đạt 30 triệu USD.

Tóm lại, mặc dù còn có những hạn chế, tồn tại, khó khăn, song những kết quả đạt được và xu hướng đầu tư phát triển của ngành thuỷ sản là đúng hướng, kinh tế thuỷ sản của tỉnh đã phát triển khởi sắc, đồng đều trên tất cả các lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, chế biến xuất khẩu và dịch vụ hậu cần cho nghề cá... Tuy nhiên về kỹ thuật nuôi, mô hình nuôi, công tác khuyến ngư... cần được tổng kết để có hiệu quả sản xuất cao hơn.



Bảng 12. Một số chỉ tiêu phát triển ngành thuỷ sản


Chỉ tiêu

Đơn vị

1995

2000

2005

2006

1. Tổng sản lượng

Tấn

16.654

43.096

60.118

65.254

- Đánh bắt

Tấn

9.625

25.469

31.699

31.683

- Nuôi trồng

Tấn

7.029

17.627

28.419

33.571

2. Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản

Ha

10.505

11.592

13.996

14.224

Nguồn: Xử lý số liệu từ Niên giám thống kê tỉnh Nam Định.

c. Lâm nghiệp

Nam Định có trên 72 km bờ biển và các vùng bãi bồi ven biển; diện tích rừng tập trung trên địa bàn của 3 huyện: Giao Thuỷ, Nghĩa Hưng, Hải Hậu. Hầu hết diện tích rừng là rừng trồng phòng hộ ven biển. Hiện nay, tổng diện tích rừng của tỉnh có 4.950 ha. Do diện tích đất có khả năng trồng rừng hạn chế, tỉnh đã chuyển hướng sang trồng cây phân tán để cải tạo môi trường sinh thái và cảnh quan, bình quân hàng năm trồng được khoảng 250 ha (diện tích quy đổi ra rừng tập trung).



d. Diêm nghiệp

Toàn tỉnh có trên 1000 ha đồng muối, tập trung lớn nhất ở Hải Hậu, Giao Thuỷ, sản lượng muối ráo đạt bình quân 92 nghìn tấn/năm. Hiện tại đã có các cơ sở sản xuất muối tinh, muối i ốt gắn với vùng nguyên liệu, song giá trị sản xuất của 1 ha muối vẫn thấp hơn nhiều so với nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ.



3.1.3 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

Bảng 13. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp


Chỉ tiêu

Năm 2000

Năm 2005

Năm 2006

Diện tích (ha)

%

Diện tích (ha)

%

Diện tích (ha)

%

Tổng diện tích đất nông nghiệp

112.598,24

68,77

115.413,88

69,95

115.174,16

100,0

1. Đất sản xuất NN

98.468,39

60,14

96.922,58

58,75

96.554,14

69,80

2. Đất lâm nghiệp

4.724,90

2,89

4.368,43

2,65

4.356,24

58,52

3. Đất nuôi thuỷ sản

8.105,68

4,95

12.854,72

7,79

12.995,9

2,64

4. Đất làm muối

1.197,18

0,73

1.104,32

0,67

1.103,76

7,88

5. Đất nông nghiệp khác

102,09

0,06

163,83

0,10

164,08

0,67

Nguồn: Báo cáo điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tỉnh Nam Định đến năm 2010 và Niên giám thống kê tỉnh Nam Định.

Trong giai đoạn 2001-2005 tổng diện tích đất nông nghiệp tăng khoảng 2815 ha mặc dù diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm nhưng đất nuôi trồng thuỷ sản tăng bởi việc khai thác quỹ đất chưa sử dụng và lấn biển. Quỹ đất có khả năng nông – lâm nghiệp trong tổng diện tích đất chưa sử dụng nằm phân tán, rải rác, đan xen trên địa bàn của tất cả các xã, huyện.


3.1.4. Phân vùng nông nghiệp và các vùng trọng điểm sản xuất các cây trồng - vật nuôi chính

a. Vùng Bắc sông Đào

Bao gồm các huyện Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc và thành phố Nam Định. Đất nông nghiệp chiếm khoảng 33% đất nông nghiệp của Tỉnh.

Đặc điểm của vùng là địa hình có độ chênh lệch khá lớn, đất đai kém mầu mỡ, tưới tiêu động lực là chủ yếu, đồng ruộng đã được cải tạo song vẫn có một phần nhỏ diện tích bị ngập úng cục bộ diễn ra trong thời gian ngắn. Vì vậy tuy lúa là cây trồng chính của vùng song năng suất vẫn thấp hơn vùng Nam sông Đào.

Ngoài lúa đây là vùng có một diện tích đất khá lớn phù hợp với chuyên canh trồng màu, cây công nghiệp ngắn ngày. Đây là một lợi thế của vùng này cần chú ý khai thác trong giai đoạn tới.

Về chăn nuôi: Đây là vùng chăn nuôi tương đối tập trung lợn thịt hướng nạc, bò thịt và cá nước ngọt

b. Vùng Nam sông Đào:

Đây là vùng đồng bằng – ven biển gồm các huyện Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thuỷ, Nghĩa Hưng, Hải Hậu, đất nông nghiệp chiếm khoảng 67% đất nông nghiệp toàn tỉnh. Đây là vùng có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, có hệ thống thuỷ lợi đồng bộ, nguồn nước tưới là nước phù sa sông Hồng, tưới tiêu khá chủ động.

Vùng Nam sông Đào là vùng lúa có năng suất cao, sản lượng lượng lớn, có truyền thống sản xuất lúa đặc sản và có tiềm năng mở rộng diện tích sản xuất lúa chất lượng cao, trồng dâu nuôi tằm và phát triển rau màu (rau đậu thực phẩm, lạc).

Đồng thời đây là vùng có tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản và phát triển lâm nghiệp để lấn biển, mở rộng quỹ đất sản xuất nông – lâm nghiệp của Tỉnh (bình quân 5 năm lấn ra biển được 1.500 – 2.000 ha và mỗi năm có thể quai đê - lấn biển được khoảng 150 ha đất có cao trình 0,5 – 0,8 m).

Chăn nuôi lợn thịt hướng nạc và đặc biệt là nuôi lợn nái sinh sản, sản xuất con giống, sản xuất lợn choai, lợn sữa xuất khẩu cũng là thế mạnh của vùng này.

3. 2. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

a. Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp

Năm 2005, giá trị sản xuất công nghiệp Nam Định đạt 3.837 tỷ đồng (giá cố định 1994), gấp khoảng 2,5 lần so với năm 2000 và gấp gần 4 lần so với năm 1995. Giai đoạn 1996 - 2000, công nghiệp Nam Định chỉ tăng trưởng bình quân 9,6%/năm, thấp hơn nhiều so với tăng trưởng công nghiệp của cả nước cùng kỳ (13,92%/năm). Giai đoạn 2001 - 2005, với sự đầu tư mạnh mẽ cho công nghiệp, cùng với quá trình sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, huy động các nguồn lực của mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển công nghiệp, công nghiệp Nam Định đã có sự phát triển mạnh mẽ. Tăng trưởng công nghiệp bình quân giai đoạn này đạt 20,1%/năm, tốc độ năm sau cao hơn năm trước và cao hơn mức bình quân chung của cả nước.



Каталог: sitefolders -> root
root -> LIÊN ĐOÀn lao đỘng tỉnh ninh thuậN
root -> BẢng giá TÍnh lệ phí trưỚc bạ xe ô TÔ
root -> 1. Phiếu bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân
root -> Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015
root -> Báo điện tử Hải Phòng đưa tin bài viết: Trưng bày 148 sản phẩm tại Triển lãm đồ dùng, thiết bị, đồ chơi sáng tạo bậc học mầm non thành phố
root -> Ủy ban nhân dân tỉnh tiền giang cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
root -> Ubnd tỉnh ninh thuận sở giáo dục và ĐÀo tạO
root -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghiã việt nam sở giáo dụC-ĐÀo tạO
root -> Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03 tháng 06 năm 2008
root -> Ủy ban nhân dân tỉnh tiền giang cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 2.43 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương