UỶ ban nhân dân tỉnh nam đỊnh báo cáo tổng hợP



tải về 2.43 Mb.
trang6/19
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích2.43 Mb.
#18422
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định.
b. Hoạt động xuất nhập khẩu

- Xuất khẩu:

Tổng kim ngạch xuất khẩu nhìn chung tăng trưởng khá, đạt khoảng 13,9%/năm thời kỳ 1996-2000 và 15,6%/năm thời kỳ 2001-2005. Năm 2005 tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đạt 129,7 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người toàn tỉnh năm 2005 đạt 66 USD, bằng khoảng trên 20% so với bình quân đầu người toàn quốc. Tỷ lệ xuất khẩu địa phương trong tổng kim ngạch xuất khẩu đã tăng từ 39,1% năm 1995 lên 42,7% năm 2000 và 60,1% năm 2005.

Trong những năm gần đây hàng hoá xuất khẩu chủ yếu của tỉnh bao gồm: hàng dệt may (quần áo may sẵn, dệt kim, khăn các loại...), nông thuỷ sản (thịt, tôm đông lạnh...), hàng thủ công mỹ nghệ và một số hàng công nghiệp khác.
- Nhập khẩu:

Kim ngạch nhập khẩu địa bàn tỉnh tăng từ 10,2 triệu USD lên 45,5 triệu USD năm 2000 và 72 triệu USD năm 2005, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng bình quân đã giảm từ 34,86%/năm giai đoạn 1996-2000 xuống 9,61%/năm trong giai đoạn 2001-2005.



Các sản phẩm nhập khẩu chính bao gồm sắt thép, thuốc tân dược và nguyên phụ liệu phục vụ ngành may mặc.
Bảng 18. Các sản phẩm xuất nhập khẩu chủ yếu

Chỉ tiêu

Đơn vị

1995

2000

2005

2006

1. Hàng xuất khẩu
















- Thịt đông lạnh

Tấn

646

1.968

3.400




- Tôm đông lạnh

Tấn

487

300

480

241

- Hàng may mặc

Nghìn SP

1.722

2.076

12.996

14.862

- Hàng dệt kim

Nghìn SP

1.484

1.955

2.800




- Thảm len

Nghìn m2

-

2

0,3

0,4

- Khăn các loại

Nghìn SP

33.805

55.164

120.195

124.019

- Hàng thủ công mỹ nghệ

Nghìn USD

3.000

5.000

7.279

8.502

2. Hàng nhập khẩu
















- Sắt thép

Tấn




773

2.817

2.351

- Thuốc tân dược

Nghìn USD




5.612

4.400

7.871

- Nguyên phụ liệu may

Nghìn USD




13.893

59.470

69.305

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Số liệu thống kê.
3.3.2. Du lịch
a. Thực trạng phát triển du lịch

- Khách du lịch

Nhìn chung trong giai đoạn 2001-2005, lượng khách du lịch đến Nam Định còn rất thấp và không ổn định, dao động trong khoảng 60-70 nghìn người (đến trong thời gian trên 24 giờ). Nếu tính cả số lượng khách đi lễ hội trong ngày thì lượng khách khá lớn, khoảng 800-900 nghìn lượt khách hàng năm. Khách du lịch đến Nam Định gần như quanh năm: vào mùa lễ hội đầu xuân, cuối thu, vào mùa hè tại các khu nghỉ mát, tắm biển Quất Lâm, Thịnh Long và mùa đông khi đến tham quan nghiên cứu tìm hiểu Vườn quốc gia Xuân Thuỷ, nhưng khách đến Nam Định tập trung đông nhất vẫn là vào mùa lễ hội (lễ hội Phủ Giầy, lễ hội đền Trần).

Khách du lịch đến Nam Định chủ yếu là khách du lịch nội địa (năm 2005 chiếm đến 95% tổng lượng khách). Khách du lịch nội địa đến Nam Định chủ yếu là từ Hà Nội và các tỉnh lân cận. Khách du lịch nội địa đến Nam Định chia thành 2 nhóm chính: nhóm có lưu trú (khách đi công vụ kết hợp du lịch và các mục đích khác; một phần của dòng khách đi nghỉ biển), nhóm không lưu trú gồm phần lớn là khách đi lễ hội và một phần khách đi nghỉ biển. Lượng khách du lịch đến Nam Định còn rất hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng du lịch sẵn có của tỉnh. Ngày lưu trú trung bình của khách du lịch đến Nam Định nhìn chung còn thấp, ở mức 2,2 ngày/người năm 2005.



Khách quốc tế đến Nam Định nhiều nhất vẫn là từ thị trường châu Âu và Bắc Mỹ như Anh, Pháp, Mỹ… và từ một số nước Châu Á như: Trung Quốc, Hông Kông, Singapo, Malaysia, Nhật Bản, Đài Loan. Khách du lịch quốc tế đến Nam Định chủ yếu là khách đi công vụ kết hợp tham quan nghiên cứu tìm hiểu khu di tích lịch sử văn hoá Đền Trần – Chùa Tháp và khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thuỷ, một số ít khách quốc tế đi các lễ hội (đền Trần, Phủ Giầy) và các làng nghề. Ngày lưu trú bình quân của khách du lịch quốc tế tương đối thấp (1,7 ngày vào năm 2005).

Bảng 19. Một số chỉ tiêu phát triển du lịch

Chỉ tiêu

Đơn vị

2000

2003

2005

2006

Tốc độ tăng trư­ởng 2001-2005 (%)

1. Số khách đến

Ngư­ời

64.438

73.600

60.190

63.200

-1,35

- Người Việt Nam

Ngư­ời

62.501

72.012

56.571

59.682

-1,97

- Ngư­ời nư­ớc ngoài

Ngư­ời

1.937

1.588

3.619

3.518

13,32

2. Số khách lư­u trú

Ngư­ời

87.270

56.278

43.365

45.445

-12,22

- Người Việt Nam

Ngư­ời

84.990

54.809

40.977

43.020

-13,53

- Ngư­ời nư­ớc ngoài

Ngư­ời

2.280

1.409

2.388

2.425

30,19

3. Số ngày khách lưu trú

Ngày




99.355

94.258

98.590

1,55

- Ngư­ời Việt Nam

Ngày




96.485

90.228

94.500

1,20

- Ngư­ời n­ước ngoài

Ngày




2.870

4.030

4.090

12,07

4. Bình quân ngày khách lư­u trú

Ngày




1,8

2,2

2,2




- Ngư­ời Việt Nam

Ngày




1,8

2,2

2,2




- Người nư­ớc ngoài

Ngày




2,0

1,7

1,7




Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Nam Định năm 2006.
Nguyên nhân của việc số lượng khách du lịch đến Nam Định còn nhỏ, số ngày lưu trú bình quân thấp là:

- Khách du lịch quốc tế đến Nam Định đều đi theo chương trình du lịch trọn gói do các Công ty lữ hành ở Hà Nội, Hải Phòng… tổ chức, thời gian gần đây, các Công ty này cắt ngắn thời gian lưu lại Nam Định, khách du lịch nội địa có số lượng lớn nhưng lượng khách có thời gian lưu lại Nam Định tương đối ngắn (khách đi lễ hội, nghỉ biển) lại chiếm tỷ trọng lớn nguồn khách nên làm giảm thời gian lưu trú bình quân của du khách.

- Sản phẩm du lịch và dịch vụ của Nam Định còn đơn điệu, chủ yếu khai thác những cái sẵn có, chưa được đầu tư đồng bộ nên chưa tạo được những sản phẩm thực sự hấp dẫn khách.

- Chưa nghiên cứu, kết nối được các điểm du lịch hấp dẫn thành những chương trình du lịch dài ngày, hợp lý có sức hút đối với các công ty lữ hành và bản thân khách du lịch.

Do lượng khách đến Nam Định chưa nhiều, thời gian lưu trú lại ít nên doanh thu của ngành du lịch Nam Định chưa cao.
b. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Trong những năm qua, mạng lưới cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch và hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Nam Định từng bước phát triển đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đã tham gia phục vụ các hoạt động quốc tế (Seagame22), hội nghị toàn quốc tổ chức tại Nam Định.

Các cơ sở lưu trú tập trung chủ yếu tại khu vực thành phố Nam Định và hai khu du lịch biển Thịnh Long, Quất Lâm.

Hiện nay tại địa bàn thành phố có 24 khách sạn, nhà nghỉ với 475 phòng trong đó có 7 khách sạn, nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn với 267 phòng (01 khách sạn được xếp hạng 3 sao), chiếm 56% tổng số phòng toàn thành phố; có 5 khách sạn, nhà nghỉ xây dựng phòng họp, phòng hội thảo trong đó: 1 phòng họp có quy mô 150 ghế; 2 phòng họp có quy mô trên 100 ghế; 4 phòng họp có quy mô trên 60 ghế. Nhìn chung cơ sở lưu trú du lịch có khả năng đáp ứng nhu cầu tổ chức các hội nghị, hội thảo với quy mô 500-600 đại biểu.

Hệ thống các nhà khách, nhà nghỉ tại khu vực Thịnh Long, Quất Lâm phát triển nhanh chóng, đã góp phần đáp ứng nhu cầu buồng phòng tăng cao trong các tháng cao điểm. Tuy nhiên, về lâu dài hệ thống này cần được kiểm soát chặt chẽ, vì chưa được đầu tư đồng bộ để có đầy đủ các điều kiện phục vụ khách du lịch; các nhà nghỉ, nhà khách ở các khu du lịch biển chủ yếu hoạt động vào các tháng mùa hè, còn các tháng khác trong năm chỉ hoạt động cầm chừng nên hiệu quả kinh doanh thấp, lãng phí vốn đầu tư và không có điều kiện để nâng cao chất lượng của dịch vụ lưu trú, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.

Trên địa bàn tỉnh Nam Định mạng lưới phục vụ ăn uống tư nhân khá phát triển và đa dạng về chủng loại, đáp ứng được nhu cầu của du khách. Tuy nhiên số cửa hàng có quy mô lớn, trang thiết bị tốt đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm còn ít.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có các khu du lịch tổng hợp với các dịch vụ du lịch đa dạng, chất lượng cao. Các cơ sở vui chơi, giải trí, thể thao còn rất nghèo nàn. Đó cũng là một trong các nguyên nhân chính không giữ được khách lưu lại dài ngày. Ở các khu du lịch biển ngoài các phòng karaoke không có các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí khác nên không thu hút khách nghỉ dài ngày hơn.
3.3.3. Các dịch vụ khác

a. Dịch vụ vận tải

Dịch vụ vận tải hành khách và hàng hoá tiếp tục phát triển, cơ bản đáp ứng được các nhu cầu vận chuyển hàng hoá và đi lại của nhân dân với nhiều loại phương tiện đa dạng và phong phú. Tuy nhiên trong giai đoạn 2001-2005 mức tăng trưởng về vận tải hàng hoá và hành khách thấp hơn nhiều so với giai đoạn 1996-2000.

Trong những giai đoạn sau cần phải có kế hoạch nâng cao quản lý Nhà nước và chất lượng hoạt động dịch vụ vận tải; đa dạng các phương thức vận tải, đáp ứng sự phát triển kinh tế và sinh hoạt của nhân dân; nâng cao chất lượng các loại phương tiện và đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường.

Bảng 20. Một số chỉ tiêu về vận tải của tỉnh Nam Định


Chỉ tiêu

Đơn vị

1995

2000

2005

2007

NĐ tăng trưởng (%)

1996-2000

2001-2005

1. Vận chuyển hành khách

Nghìn người

2.739

4.723

6.225

6.248

11,5

5,7

2. Luân chuyển hành khách

Triệu người.km

216

474

671

698

17,0

7,2

3. Vận chuyển hàng hoá

Ng. tấn

1.738

4.656

7.660

8.764

21,8

10,5

4. Luân chuyển hàng hoá

Triệu tấn.km

157

540

1.081

1.395

28,0

14,9

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Nam Định.

b. Các dịch vụ khác

Các dịch vụ: bưu chính - viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, tư vấn pháp luật, dịch vụ kỹ thuật, y tế, giáo dục - đào tạo, chuyển giao công nghệ, phục vụ đô thị... đều có bước phát triển, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về sản xuất, kinh doanh, phục vụ sinh hoạt đời sống nhân dân.


3.4. Các lĩnh vực văn hoá - xã hội

3.4.1 Giáo dục - đào tạo

Quy mô giáo dục mở rộng, hệ thống các loại hình trường lớp được hình thành và phát triển.

- Hệ thống trường học: toàn ngành có 871 trường và trung tâm từ cấp giáo dục mầm non đến giáo dục chuyên nghiệp, trong đó có 622 trường công lập, 249 trường ngoài công lập (đạt tỷ lệ 28,6%).

- Số học sinh, sinh viên: toàn ngành có 541.100 người từ nhà trẻ đến sinh viên các trường đại học, trong đó có 423.843 người trong các trường công lập, 117.257 người theo học các trường ngoài công lập, chiếm tỷ lệ 21,67%.

- Đội ngũ giáo viên:

Toàn tỉnh có 24.940 giáo viên đang công tác tại các trường học từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học, trong đó: 18.674 giáo viên công tác tại các trường công lập; 6.266 giáo viên công tác ở các trường ngoài công lập, chiếm tỷ lệ 25,12%.

Cơ sở vật chất trường học ở các trường còn nhiều khó khăn. Tuy đã được các cấp quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trường học nhưng toàn ngành vẫn còn 4.743 phòng học cấp 4, trong đó có nhiều phòng xây dựng từ những năm 1980 đã xuống cấp nghiêm trọng, 194 phòng học tạm và 82 phòng học mượn nhà dân.

Ở các trường ngoài công lập, do việc huy động vốn của các tập thể, cá nhân và thực hiện xã hội hoá còn hạn chế nên các cơ sở này nhìn chung còn nhỏ bé, cơ sở vật chất, các điều kiện phục vụ giảng dạy còn thiếu nhiều và kém chất lượng, phân tán ở nhiều địa điểm, không phù hợp với môi trường giảng dạy. Hiện tượng dạy chay còn khá phổ biến.



Bảng 21. Quy mô phát triển giáo dục tỉnh Nam Định năm học 2005-2006


Cấp học

Số trường, TT

Số trường đạt chuẩn quốc gia

Tổng số học sinh, sinh viên

Tổng số giáo viên

Tổng số

Tỷ lệ (%)

Mầm non

256

46

18,0

103.972

6.582

Tiểu học

291

265

91,1

151.375

6.173

Trung học cơ sở

245

29

11,8

154.427

7.452

Trung học phổ thông

43

3

7,0

64.575

2.931

Giáo dục thường xuyên

19

-

-

15.887

310

Giáo dục chuyên nghiệp

17

-

-

50.864

1.492

Tổng số

871

343

39,4

541.100

24.940

Nguồn: Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Nam Định.
3.4.2 Y tế

a. Hiện trạng cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ y tế

- Về cơ sở vật chất, tuyến tỉnh đến năm 2006 có:

+ 2 Bệnh viện đa khoa, tổng số 690 giường;

+ 5 Bệnh viện chuyên khoa quy mô 620 giường (BV Phụ sản, BV Lao và bệnh phổi, BV Tâm thần, BV Điều dưỡng, BV Y học cổ truyền);

+ 1 Bệnh viện điều dưỡng phục hồi chức năng: 70 giường;

+ 7 Trung tâm chuyên khoa;

+ 1 Trường trung học Y tế.

- Tuyến huyện có:

+ 10 bệnh viện đa khoa huyện, tổng số 1120 giường;

+ 10 trung tâm y tế dự phòng huyện, thành phố;

+ 4 phòng khám đa khoa khu vực.

- Tuyến xã, phường: có 229 trạm y tế với 1145 giường lưu.

Bình quân số giường bệnh trên địa bàn tỉnh đạt: 12,4 giường/10.000 dân (không kể trạm y tế xã, phường), thấp hơn mức bình quân chung cả nước và vùng.

Tại các cơ sở y tế có các trang thiết bị hiện đại như: X – Quang tăng sáng truyền hình, máy nội soi, siêu âm... Các kỹ thuật chuyên sâu đã làm: Phẫu thuật nội soi, Phẫu thuật PHACO...

Thực hiện tốt Chỉ thị 06/TƯ của Ban Bí thư Trung ương về “Củng cố và hoàn thiện y tế cơ sở”, Quyết định 370 của Bộ Y tế về “Thực hiện xã đạt chuẩn quốc gia về y tế” đến năm 2005 có 161/229 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, đạt 70,3%; trong đó huyện Nghĩa Hưng có 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Hiện trên địa bàn tỉnh có 79,5% số trạm y tế có bác sỹ định biên theo Quyết định 58 của Thủ tướng Chính phủ, 100% số trạm y tế có nữ hộ sinh trung cấp hoặc y sỹ sản nhi.

Công tác đào tạo cán bộ y tế trên địa bàn tỉnh luôn được chú trọng. Hiện nay bình quân 10.000 dân có 18,4 cán bộ y tế, 4,14 bác sỹ và 0,24 dược sỹ đại học. Số bác sỹ có trình độ trên đại học chiếm 40% tổng số bác sỹ.

b. Những thành tựu và tồn tại

b. 1 Thành tựu

Trong thời gian qua ngành y tế tỉnh Nam Định đã đạt được một số thành tích nổi bật. Công tác phòng chống dịch luôn chủ động, tích cực, tăng cường công tác giám sát phát hiện, đẩy mạnh công tác truyền thông, kế hoạch hoá dân số và gia đinh, giáo dục sức khoẻ nên không có dịch lớn xảy ra và chết do dịch bệnh, khống chế dịch SARS, đẩy lùi dịch cúm gia cầm do virus H5N1.

Các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình y tế cộng đồng triển khai đồng bộ, lồng ghép đạt hiệu quả cao, các mục tiêu và chỉ tiêu đạt và vượt, tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng đầy đủ đạt tỷ lệ cao 98%, giảm tỷ lệ sốt rét lưu hành, tỷ lệ điều trị bệnh lao khỏi 95%, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng còn 22,5%, tỷ lệ mắt hột hoạt tính học sinh còn 2,56%, giảm thiểu HIV thành AIDS, giảm các vụ ngộ độc và chế do ngộ độc thực phẩm, loại trừ uốn ván sơ sinh, thanh toán bệnh phong trên quy mô toàn tỉnh.

Các cơ sở khám chữa bệnh đang từng bước đổi mới cơ chế quản lý điều hành, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, trang thiết bị, tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao y đức. Đảm bảo bình quân mỗi người dân được khám bệnh 2,5 lần/năm, chất lượng khám chữa bệnh ngày càng được nâng cao, ứng dụng thành công các tiến bộ khoa học - công nghệ trong chuẩn đoán và điều trị như: Mổ PHACO, mổ nội soi, phẫu thuật chỉnh hình, chuẩn đoán hình ảnh, siêu âm...

Thực hiện tốt chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, gia đình có công với Cách mạng và các đối tượng khác được hưởng các dịch vụ y tế tốt nhất của ngành hiện có.

Công tác xã hội hoá y tế đang từng bước phát triển với mô hình liên doanh, liên kết với bệnh viện trung ương, các công ty thiết bị y tế về chuyên môn, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ nâng cao chất lượng khám chữa bệnh đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.

Công tác sản xuất, lưu thông, mạng lưới cung ứng dược phát triển mạnh đáp ứng đủ thuốc thiết yếu chất lượng, an toàn cho nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, có 2 nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, GMP-ASEAN, sản xuất thuốc theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động hội nhập khu vực và quốc tế.

Sức khoẻ người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao qua một số chỉ tiêu cơ bản:



  • Tuổi thọ trung bình đạt 71 tuổi.

  • Trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 22,5%.

  • Tỷ lệ chết trẻ em dưới 1 tuổi còn 26%.

  • Tỷ lệ chết trẻ em dưới 5 tuổi còn 36%.

  • Tỷ lệ chết mẹ còn 0,8%.

b.2 Tồn tại

Tuy nhiên trong ngành y tế tỉnh Nam Định vẫn còn một số tồn tại sau:

- Hệ thống y tế thiếu tính ổn định, nhất là mạng lưới y tế tuyến huyện.

- Hệ thống mạng lưới y tế còn cồng kềnh, chưa tập chung nhất là tuyến tỉnh.

- Đội ngũ thầy thuốc còn thiếu so với nhu cầu nhất là thầy thuốc có chuyên môn cao, chuyên khoa đầu ngành, tỷ trọng chủng loại cán bộ chưa cân đối.

- Công tác quản lý bệnh viện chưa có những giải pháp thích hợp để tăng hiệu quả nhất là sau khi thực hiện Nghị định 10/CP “Các đơn vị sự nghiệp có thu tự chủ về tài chính”.

- Chưa có những bước đột phá trong ứng dụng khoa học - công nghệ cao trong chuẩn đoán và điều trị trên cơ sở mô hình liên doanh, liên kết.

- Y đức trong một số cơ sở y tế chưa được nâng cao vẫn còn sự phàn nàn của người bệnh.

- Chất lượng khám chữa bệnh còn hạn chế so với nhu cầu đòi hỏi của người bệnh.

- Ngân sách chi cho hoạt động sự nghiệp y tế còn thấp, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng dàn trải, không tập trung.

- Công tác xã hội hoá y tế tiến triển chậm so với các tỉnh bạn.

3.4.3 Văn hoá - thông tin

a. Hoạt động văn hoá thông tin cơ sở

Phong trào xây dựng đời sống văn hoá cơ sở của tỉnh Nam Định trong những năm qua đã trở thành hoạt động thường xuyên và có ý nghĩa trong đời sống nhân dân. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” tỉnh Nam Định đã đạt được nhiều kết quả đáng kể, mà nổi bật là huyện Hải Hậu đã có trên 20 năm liền là điển hình văn hoá cấp huyện toàn quốc. Phong trào xây dựng đời sống văn hoá cơ sở được triển khai sâu rộng trong các cộng đồng dân cư, các cơ quan, ban ngành từ tỉnh đến cơ sở. Đời sống văn hoá của nhân dân ngày càng được nâng cao phù hợp với sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội.

- Mô hình văn hoá gia đình: đến nay đã có 267.000 hộ gia đình được huyện, thành phố đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh công nhận và trao giấy chứng nhận gia đình văn hoá.

- Xây dựng văn hoá cộng đồng: phong trào xây dựng làng văn hoá, khu phố văn hoá những năm qua được triển khai sâu rộng trong toàn tỉnh, đã phần nào khai thác được nguồn lực và nâng cao mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân. Tính đến năm 2005 đã có 460/3.179 làng văn hoá cấp tỉnh, 493/3.179 làng văn hoá cấp huyện, có 454 đơn vị, trường học có nếp sống văn hoá cấp tỉnh, 516 đơn vị, trường học cấp huyện, thành phố.

- Mô hình văn hoá tập thể bao gồm các hình thức như lễ hội cổ truyền phục hồi những giá trị văn hoá truyền thống lễ hội đền Trần, lễ hội Phủ Dày...), lễ hội lịch sử cách mạng (lễ hội Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 ở huyện Hải Hậu...), lễ hội tôn giáo, đội văn nghệ quần chúng, câu lạc bộ ca trù, câu lạc bộ hát chầu văn. Trên toàn tỉnh hiện có khoảng 408 đội văn nghệ quần chúng, 163 dàn kèn đồng, 274 dàn trống, 178 dàn trắc, 105 đơn vị hoạt động với các loại hình truyền thống như múa rồng, múa sư tử, chọi gà, kéo co, cờ tướng, thả đèn trời... Câu lạc bộ ca trù ở huyện Ý Yên phát triển mạnh, có 1.568 câu lạc bộ sở thích với nhiều hoạt động văn hoá quần chúng nhằm phục vụ nhu cầu hoạt động văn hoá của mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Ngoài ra còn có các đội văn nghệ của cơ quan, trường học, lực lượng vũ trang.

- Nhiều loại thiết chế văn hoá các xã, làng, thôn, khu phố như nhà văn hoá xã, làng, địa điểm sinh hoạt vui chơi giải trí cho cộng đồng ngày càng được chính quyền và nhân dân quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng. Hiện có 01 nhà văn hoá tỉnh, 10 nhà văn hoá huyện, thành phố, 161 nhà văn hoá xã, phường thị trấn... Tổng số điểm vui chơi cho trẻ em là 255 điểm để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, vui chơi của thanh thiếu niên. Hệ thống nhà văn hoá từ tỉnh đến cơ sở hoạt động tích cực, thường xuyên đạt hiệu quả, thu hút được sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân... Các điểm bưu điện văn hoá xã được xây dựng và hoạt động ngày càng có hiệu quả (Hiện nay toàn tỉnh có 157 bưu điện văn hoá xã).


b. Lĩnh vực hoạt động văn hoá chuyên ngành

- Lĩnh vực xuất bản, in, phát hành

+ Hoạt động in ấn: Công ty cổ phần In trực thuộc Sở Văn hoá - Thông tin hàng năm in sách từ 1,2 triệu đến 1,5 triệu bản, trong đó có in sách giáo khoa cho Nhà xuất bản Giáo dục và in Báo Nam Định, ngoài ra liên kết với các thành phần kinh tế để phục vụ ngày càng tốt hơn công tác in ấn của địa phương. Ngoài Công ty cổ phần In có có cơ sở in của ngành, đoàn thể quản lý và 10 cơ sở in tư nhân phục vụ nhu cầu in ấn của toàn xã hội.

+ Về phát hành: Công ty Phát hành Sách Nam Hà thuộc Tổng Công ty Phát hành Sách Việt Nam có 21 đơn vị phát hành tại các huyện, thành phố. Hiện nay toàn tỉnh có 77 đơn vị phát hành trong đó có 50 cửa hàng, quầy sách văn hoá phẩm tư nhân.

Mặc dù chịu sự tác động của nền kinh tế thị trường nhưng nhìn chung hoạt động in ấn, phát hành vẫn nắm quyền chủ động. Hàng năm các chỉ tiêu kinh doanh nộp ngân sách năm sau cao hơn năm trước, hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh đã đề ra.



- Lĩnh vực phát hành phim và chiếu bóng

Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng đã bám sát nhiệm vụ chính trị địa phương tổ chức nhiều đợt phim phục vụ nhân dân trong các ngày lễ lớn, trọng đại của đất nước. Hiện tại có hai rạp Tháng Tám và Kim Đồng ở thành phố Nam Định đang thường xuyên hoạt động chiếu phim phục vụ nhân dân. Trung tâm điện ảnh sinh viên đang được đầu tư xây dựng.



- Lĩnh vực thư viện

Hiện nay ngoài thư viện tổng hợp của tỉnh có 10 thư viện huyện, thành phố, 1 thư viện thiếu nhi, 110 thư viện xã, phường, thị trấn, 89 thư viện trường tiểu học, 92 thư viện phổ thông cơ sở, 25 thư viện trường phổ thông trung học, 6 thư viện trường cao đẳng dạy nghề, 252 tủ sách cơ sở với 430.000 lượt sách báo được luân chuyển. Các tủ sách gia đình ngày càng phát triển đã phần nào đáp ứng nhu cầu đọc sách của nhân dân.



- Lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn

Hiện nay tỉnh Nam Định có 3 đoàn nghệ thuật: Đoàn chèo, Đoàn kịch và Đoàn cải lương. Các đoàn vẫn giữ được truyền thống là vùng sân khấu mạnh, hoạt động ổn định và hiệu quả. Hàng năm mỗi đoàn phục vụ từ 170-210 buổi biểu diễn trong và ngoài tỉnh.



- Lĩnh vực di sản văn hoá

Hiện nay tỉnh Nam Định có 172/1.655 di tích được xếp hạng (trong đó có 74 di tích được Bộ Văn hoá thông tin cấp bằng công nhận di tích, còn lại 98 di tích cấp tỉnh), việc bảo tồn các di sản văn hoá được các cấp và nhân dân ngày càng quan tâm. Hàng năm, đã tu bổ, tôn tạo từ 10-15 di tích, công tác tu bổ di tích ngày càng đi vào nề nếp. Các lễ hội như Lễ khai ấn đền Trần (14/1 âm lịch), lễ hội chợ Viềng (8/1 âm lịch), Nam Giang (Nam Trực), lễ hội Phủ Dầy (tháng 3 âm lịch), lễ hội Đền Trần (tháng 8 âm lịch) thu hút hàng vạn khách thập phương về dự.


3.4.4 Thể dục thể thao

- Thể thao quần chúng

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động phong trào thể dục thể thao ngày càng phát triển cả bề rộng và chiều sâu, trên khắp các địa bàn, trong mọi đối tượng học sinh, cán bộ công nhân viên, lực lượng vũ trang toàn tỉnh. Số người tập luyện thường xuyên, số gia đình thể thao, số câu lạc bộ, điểm nhóm tập luyện, số cuộc thi đấu ngày một tăng, trong đó tỷ lệ người tập thường xuyên tăng từ 17,5% năm 2001 lên khoảng 22% năm 2005, tỷ lệ gia đình thể thao tăng từ 10,5% năm 2001 lên khoảng 14% năm 2005.

Công tác giáo dục thể chất trong trường học ngày càng được nâng cao. Từ năm 2003 có 100% số trường thực hiện thể dục thể thao nội khoá, tỷ lệ ngoại khoá đạt 88%.

- Thể thao thành tích cao

Công tác đào tạo, bồi dưỡng vận động viên trẻ, tổ chức tập huấn các đội tuyển tham gia thi đấu các giải trong nước và quốc tế đạt được kết quả đáng khích lệ.

Năm 2005 đã tập huấn 57 đoàn với gần 1000 lượt vận động viên tham gia các giải thi đấu toàn quốc và quốc tế, đạt 199 huy chương (80 huy chương vàng, 59 huy chương bạc, 60 huy chương đồng), trong đó có 5 huy chương quốc tế mở rộng (4 bạc, 1 đồng). Có 40 vận động viên đạt danh hiệu kiện tướng và 50 vận động viên cấp I. Tỉnh đã đóng góp 26 vận động viên cho các đội tuyển quốc gia, đặc biệt môn cử tạ đạt 3 huy chương vàng trẻ châu Á, 2 huy chương vàng thế giới.

Câu lạc bộ Bóng đá chuyên nghiệp Nam Định thi đấu xuất sắc các mùa giải: Năm 2000-2001 xếp thứ 2/10, năm 2001-2002 xếp thứ 4/10, năm 2002-2003 xếp thứ 3/12, năm 2004 xếp thứ 2/12, năm 2005 xếp thứ 6/12 đội.

Đặc biệt đội Bóng đá U21 sông Đà Nam Định đạt Cúp vô địch năm 2004. Đến tháng 3-2005 đội được Uỷ ban Thể dục thể thao và Liên đoàn Bóng đá Việt Nam cử đi thi đấu giải Bóng đá Thanh niên ASEAN 2005 đội thi đấu đạt thành tích xuất sắc giành Huy chương Đồng và đoạt Cúp phong cách của giải.

Đội tuyển bóng chuyền nữ được thăng hạng nhất năm 1996, từ đó đến nay đội luôn thi đấu tốt và là đội hạng mạnh của quốc gia.



- Công tác đăng cai các giải quốc gia, quốc tế

Trong những năm qua đặc biệt là năm 2002, 2003, Nhà nước đã tập trung xây dựng một số công trình thể dục thể thao trọng điểm như sân vận động, nhà thi đấu, trung tâm đào tạo vận động viên bóng đá trẻ. Ngành thể dục thể thao đã phối hợp tốt với các ngành chức năng tổ chức thành công các giải quốc tế lớn như: Giải Bóng đá nam, nữ, Bóng chuyền nam, nữ trong nhà, Bóng chuyền nam nữ trên cát, Đại hội thể dục thể thao Đông Nam Á lần thứ XXII.

Sau thành công của SEA Games 22, ngành thể dục thể thao đã tăng cường công tác duy tu, bảo dưỡng, chống xuống cấp và khai thác sử dụng có hiệu quả các công trình thể thao. Ngành thể dục thể thao đã tăng cường công tác nhận đăng cai các giải trong nước và quốc tế: Tổ chức trận thi đấu Bóng đá quốc tế vòng loại bảng 6 Worldcup 2006 giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Libăng, Giải Bóng chuyền quốc tế Cúp VTV...

- Cơ sở vật chất của ngành thể dục thể thao

Việc quy hoạch đất giành cho hoạt động thể dục thể thao đã được triển khai tích cực, đến nay đã có 10/10 huyện, thành phố đã hoàn thành quy hoạch.

Hiện nay đã có 10/10 huyện, thành phố có sân vận động, Trung tâm văn hoá thể thao, 229/229 xã, phường trên toàn tỉnh đã hoàn thành việc quy hoạch đất cho thể dục thể thao, hầu hết các xã, phường, thị trấn đều có nhà văn hoá - thể thao, khu dành riêng cho hoạt động thể dục thể thao.

Hiện nay một số công trình thể thao lớn của tỉnh trên địa bàn thành phố Nam Định đã được xây dựng, nâng cấp phục vụ Seagames 22 như: Trung tâm đào tạo vận động viên tài năng trẻ Nam Định, Sân vận động Thiên Trường, các bể bơi, nhà thi đấu... các công trình được xây dựng, cải tạo nâng cấp đã đáp ứng một phần nhu cầu huấn luyện, đào tạo tài năng trẻ của tỉnh Nam Định và tổ chức các giải thi đấu vừa và nhỏ trong khu vực.

Tuy nhiên trong hoạt động thể dục thể thao của tỉnh vẫn còn một số hạn chế. Phong trào tập luyện thể dục thể thao quần chúng chưa đến hết được mọi tầng lớp nhân dân. Cơ sở vật chất đặc biệt là trang thiết bị phục vụ tập luyện và nghiên cứu khoa học còn thiếu về số lượng, kém về chất lượng. Diện tích đất giành cho hoạt động thể dục thể thao ở cơ sở còn quá ít so với nhu cầu.

3.4.5 Khoa học - công nghệ

Nhân lực KHCN trong các khu vực hành chính, sự nghiệp, sản xuất kinh doanh của tỉnh Nam Định hiện nay còn khá thấp, trình độ công nhân chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao. Điều này cho thấy nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, tạo năng lực nội sinh cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là rất lớn, cần phải có giải pháp đồng bộ để phát triển tiềm lực KHCN của tỉnh.



Trên địa bàn tỉnh đã có một số trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Cần tăng cường tiềm lực, tạo vị thế cho phát triển và tác động ảnh hưởng ra khu vực.

Mạng lưới các tổ chức KHCN làm nhiệm vụ nghiên cứu - triển khai, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ bao gồm các trạm trại, trung tâm sự nghiệp. Hiện nay các trạm trại chuyên ngành ở địa phương tỉnh Nam Định có tiềm lực KHCN thấp so với yêu cầu phát triển.

Về thông tin KHCN, chưa hình thành được mạng lưới thông tin, tiềm lực thông tin yếu nên thông tin KHCN vào thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế; cần đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành, hoạt động quản lý, SXKD của các ngành, các địa phương trong tỉnh.

Năm 2007 đã thành lập Quỹ phát triển Khoa học công nghệ của tỉnh, đưa 2 trạm đo lường khu vực Yên Định và Gôi vào hoạt động, cơ bản hoàn thành Trung tâm công nghệ thông tin (giai đoạn 1).



3.5. Kết cấu hạ tầng

3.5.1. Mạng lưới giao thông

a. Giao thông đường bộ

Hệ thống giao thông đường bộ tỉnh Nam Định tổng số dài 6.790 km (theo tuyến đường và chiều dài quy hoạch).



- Quốc lộ:

Đoạn QL10 đi qua tỉnh Nam Định dài 37 km từ cầu Tân Đệ  Cầu Non Nước đi qua 3 huyện Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý Yên và thành phố Nam Định. Tuyến mới được nâng cấp lên đường cấp III đồng bằng, xây dựng mới cầu Tân Đệ, cầu Non Nước nên có khả năng đảm bảo lưu lượng giao thông cho cả hiện tại và nhiều năm sau. Để đảm bảo an toàn và tốc độ chạy xe, cần thiết xây dựng các đường gom tại các khu dân cư và các khu công nghiệp.

Đã khởi công xây dựng cầu Nam Định qua sông Đào, tuyến tránh thành phố và cầu vượt đường sắt, nối QL 10 với QL 21.

Quốc lộ 21: Đoạn qua tỉnh Nam Định từ cầu Họ (Km135) đến Thịnh Long (Km208 + 500) dài 75 km đi qua 6 huyện và thành phố Nam Định. Đoạn từ cầu Họ đến Ngã tư đường Giải Phóng dài 13,6 km đã được đầu tư nâng cấp cả đường và cầu đạt tiêu chuẩn đường cấp III. Đoạn từ cầu Đò Quan đến thị trấn Thịnh Long hiện tại mới nâng cấp được 4,3 km đoạn cuối tuyến do vậy không đáp ứng được nhu cầu lưu thông, mặt đường xấu, nhiều cầu yếu, hẹp cần được nâng cấp.



- Tỉnh lộ: Trên địa bàn tỉnh có 10 tỉnh lộ với tổng chiều dài 231 km. Nhìn chung mạng lưới đường tỉnh phân bố tương đối đều khắp trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên hầu hết các tỉnh lộ là đường cấp V, mặt đường xấu, các cầu được xây dựng từ lâu, mặt cắt hiện tại không đủ đáp ứng nhu cầu vận tải. Trong thời gian qua đã nâng cấp đường 56 đoạn Vụ Bản - Mỹ Lộc.

- Đường đô thị:

Hệ thống đường nội thành thành phố Nam Định phát triển gắn liền với việc xây dựng và mở rộng thành phố. Các đường đối ngoại, các trục chính đô thị đã được xây dựng mới và nâng cấp. Mạng lưới đường nội thị được tổ chức theo ô bàn cờ. Kết cấu mặt đường chủ yếu là bê tông nhựa. Nhìn chung mạng lưới đường đã được nâng cấp, tuy nhiên, ở một số khu phố cũ, mặt đường nhỏ hẹp, móng đường yếu, một số tuyến thường bị ngập nước khi có mưa lớn.

Các đường quốc lộ, tỉnh lộ đi qua các thị trấn nhìn chung đã được cải tạo, nâng cấp, mở rộng.

- Giao thông nông thôn:

Gồm có 79 tuyến đường huyện tổng chiều dài 389 km, đường xã, liên xã, phường dài 1.792 km và đường thôn xóm, tổ dân phố dài 4.207 km.

Nam Định là một trong những tỉnh đi đầu trong cả nước về việc phát triển mạng lưới giao thông nông thôn. Trong giai đoạn vừa qua, tranh thủ vốn của JBIC, WB đã nâng cấp trải nhựa được 358 km đường giao thông nông thôn. Hiện nay có hơn 60% đường giao thông nông thôn của tỉnh đã được rải nhựa và bê tông.

b. Đường thủy:

Nam Định có một hệ thống sông gồm các sông lớn cấp quốc gia như sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ, sông Đào... với tổng chiều dài 251 km, các và mạng lưới sông nội đồng tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa phục vụ cho phát triển kinh tế.



- Cảng biển Hải Thịnh: Đã xây dựng tại cửa sông Ninh Cơ với 2 cầu tàu dài 200 m, 1 nhà kho kín 900 m2 và bãi xếp dỡ 5,5 ha đảm bảo cho tàu 400-2.000 T cập bến xếp dỡ hàng hóa. Năng lực thông qua cảng 30 vạn tấn/năm.

- Cảng sông Nam Định: Có chiều dài bến 500md dọc theo bờ hữu sông Đào tại thành phố Nam Định có mực nước sâu 6 - 7m, năng lực thông qua cảng 20 vạn tấn/năm.

Ngoài ra trên các triền sông lớn đã hình thành khoảng 80 bến, bãi xếp dỡ hàng hóa, vật liệu xây dựng.



c. Đường sắt

Đường sắt Bắc Nam chạy qua địa bàn tỉnh Nam Định có chiều dài 42 km với 6 ga hành khách và hàng hóa đi qua các huyện Mỹ Lộc, thành phố Nam Định, Vụ Bản, Ý Yên, tuyến được nâng cấp để chạy tàu 32 giờ đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của tỉnh đi phía Bắc và phía Nam đất nước.



3.5.2. Mạng lưới cấp điện

a. Tình hình tiêu thụ điện năng

Nam Định là tỉnh có tỷ lệ hộ dân sử dụng điện khá cao so với cả nước, tính đến cuối năm 2005 tại khu vực đô thị của tỉnh có 100%, khu vực nông thôn có 99,8% số hộ sử dụng điện. Sản lượng điện thương phẩm của Nam Định tăng bình quân 11,2%/năm giai đoạn 2001-2005.

Cơ cấu phụ tải năm 2005 như sau: quản lý, tiêu dùng dân cư chiếm 66,9%; công nghiệp - xây dựng chiếm 26%, nông lâm thuỷ sản chiếm 3,8%, dịch vụ - thương mại: 0,9%; các hoạt động khác: 2,4%.

Điện năng tiêu thụ đầu người tỉnh Nam Định năm 2000 là 184 kWh/người; đến năm 2005 là 307 kWh/người), tăng 1,67 lần so năm 2000.



Каталог: sitefolders -> root
root -> LIÊN ĐOÀn lao đỘng tỉnh ninh thuậN
root -> BẢng giá TÍnh lệ phí trưỚc bạ xe ô TÔ
root -> 1. Phiếu bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân
root -> Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015
root -> Báo điện tử Hải Phòng đưa tin bài viết: Trưng bày 148 sản phẩm tại Triển lãm đồ dùng, thiết bị, đồ chơi sáng tạo bậc học mầm non thành phố
root -> Ủy ban nhân dân tỉnh tiền giang cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
root -> Ubnd tỉnh ninh thuận sở giáo dục và ĐÀo tạO
root -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghiã việt nam sở giáo dụC-ĐÀo tạO
root -> Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03 tháng 06 năm 2008
root -> Ủy ban nhân dân tỉnh tiền giang cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 2.43 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương