TRƯỜng đẠi học sư phạM


Media language is an optional subject for students of philological faculty



tải về 2.01 Mb.
trang20/23
Chuyển đổi dữ liệu07.02.2018
Kích2.01 Mb.
#36259
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   23
Media language is an optional subject for students of philological faculty.
The subject consist of 3 chapters: General knowledges, Characteristics of language at media types and categories, some specific aspects of media language.

This subject provides students with basic theoretical knowledge about: media (types and categories, the functional styles of media language, the general structure of media context), media language (features, natures, standards and "standard deviation" of the media language). In addition, some specific aspects of media language (title, new word, scientific nomenclature, scientific notation, abbreviation, scientific data ...) are also studied based on common knowledge about standard language and characteristics of language at the types and categories. Hence, the necessary skills such as: verifying the media categories, analysing language characteristics, assessing works of media will be took shape ...

5. Tài liệu học tập:

[1]. Hoàng Anh (2003), Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí, NXB Lao động, Hà Nội.

[2]. Vũ Quang Hào (2001), Ngôn ngữ báo chí, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[3]. Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. Tài liệu tham khảo:

[4]. A.A. Chertưchơnưi (2004), Các thể loại báo chí, Nxb Thông tấn, Hà Nội.



[5]. Nguyễn Đức Dân (2007), Ngôn ngữ báo chí- những vấn đề cơ bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[6]. Đức Dũng (1992), Các thể ký báo chí, Nxb Văn hoá- Thông tin, Hà Nội.

[7]. Đức Dũng (2003), Ký văn học và ký báo chí, Nxb Văn hoá- Thông tin, Hà Nội.

[8]. Đức Dũng (2006), Viết báo như thế nào, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.

[9]. Hà Minh Đức (chủ biên) (1994), Báo chí - những vấn đề lý luận và thực tiễn (T.1), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[10]. Hà Minh Đức (chủ biên) (1996), Báo chí - những vấn đề lý luận và thực tiễn (T.2), Nxb Giáo dục, Hà Nội.



[11]. Đinh Văn Hường (2006), Các thể loại báo chí thông tấn, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[12] Nhiều tác giả (2005), Các thể loại báo chí, Nxb Đại học Quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh.

[13]. Nguyễn Bá Kỷ (2004), “Dạng thức nói trên truyền hình”, Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ, Đại học KHXH& NV, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[14] Trần Thế Phiệt (1995), Tác phẩm báo chí, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[15]. Nguyễn Đức Tồn (1999), “Hoạt động ngôn ngữ phát thanh và truyền hình từ cách nhìn của tâm lý học”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 09

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: Thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 3 điểm (1 cc, 1 tx, 1 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + trung bình các điểm TX + Điểm ĐK):3

TÊN MÔN HỌC: GIAO TIẾP SƯ PHẠM (Văn)

Communicatinon Pedagogy (Philology Faculty)

Mã môn học: CPE 321

1. Thông tin chung về môn học:

- Số tín chỉ: 02

- Số tiết: Tổng: 30 tiết; LT: 15 tiết; TH:15 tiết

- Loại môn học: Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Không

- Môn học song hành: Không

- Các yêu cầu đối với môn học:

+ Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình.

+ Sinh viên phải chủ động, nghiêm túc trong việc học lí thuyết; mạnh dạn, tích cực trong thực hành giao tiếp.

- Bộ môn phụ trách: Ngôn ngữ

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Giao tiếp sư phạm là môn học mang tính liên môn giữa tâm lí học và ngôn ngữ học, thuộc khối kiến thức Giáo dục đại cương. Môn học cung cấp những hiểu biết cơ bản về giao tiếp và giao tiếp sư phạm, giúp sinh viên nắm và rèn luyện các kỹ năng giao tiếp sư phạm cơ bản như: nghe, đặt câu hỏi, thuyết phục và thuyết trình. Nhờ các kỹ năng này, sinh viên sư phạm có thể thực hành nâng cao năng lực giao tiếp bằng lời trực tiếp với cá nhân, tập thể và nâng cao năng lực giao tiếp qua phương tiện truyền thông để phục vụ tốt cho cuộc sống và nghề nghiệp tương lai của mình.



3. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Communication Pedagogy is a interdisciplinary subject, including psychology and linguistics, belonging to the knowledge of General Education. The course provides a basic understanding of communication and communication pedagogy, which helps students understand and practice the basic pedagogy communication skills of listening, questioning, persuasion and presentation. Thanks to these skills, students can practice pedagogical capacity verbal communication directly with individuals, teams and improve communication through the media to serve effectively for life and their future careers.



4. Mục tiêu của môn học:

4.1.Về kiến thức:

+ Nêu được các thuật ngữ về giao tiếp và giao tiếp sư phạm; chức năng xã hội, chức năng tâm lí của giao tiếp; vai trò của giao tiếp trong việc dạy học.

+ Trình bày được kết quả phân loại giao tiếp theo các tiêu chí khác nhau.

+ Nêu được vai trò, cách sử dụng ngôn ngữ có lời và ngôn ngữ không lời trong giao tiếp.

+ Nắm vững, trình bày được các phong cách và các nguyên tắc giao tiếp sư phạm.

4.2. Về kĩ năng:

+ Biết vận dụng các kiến thức ngôn ngữ để hoàn thiện và phát triển các kỹ năng giao tiếp cơ bản trong môi trường giáo dục.

+ Có kỹ năng giao tiếp bằng lời trực tiếp với cá nhân, tập thể phù hợp với đặc điểm văn hóa giao tiếp của người Việt trong tình huống giao tiếp sư phạm cụ thể.

+ Có khả năng giao tiếp sư phạm qua phương tiện truyền thông phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện đại mà vẫn giữ gìn được sự trong sáng của tiếng Việt, đảm bảo chuẩn mực văn hóa Việt Nam



4.3. Về thái độ:

+ Có lòng yêu quý tiếng Việt, tự hào về khả năng biểu đạt tinh tế, uyển chuyển của tiếng Việt và những nét đẹp trong văn hóa giao tiếp của dân tộc.

+ Biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, giữ gìn và phát huy những ưu điểm trong văn hóa giao tiếp của dân tộc và tác động, làm ảnh hưởng tốt tới mọi người xung quanh.

+ Tin tưởng vào vai trò của giao tiếp đối với cuộc sống và hoạt động nghề nghiệp, từ đó tích cực học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện kĩ năng giao tiếp.



5. Tài liệu học tập:

[1]. Tổ Ngôn ngữ (2015), Đề cương bài giảng: Giao tiếp sư phạm, Thái Nguyên.



6. Tài liệu tham khảo:

[2]. PGS. Hoàng Anh – PGS Nguyễn Kim Thanh (1997), Giao tiếp sư phạm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[3]. PGS.TS Hoàng Anh – TS. Đỗ Thị Châu (2005), 300 tình huống giao tiếp sư phạm, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

[4]. Tăng Bình – Thu Huyền – Ái Phương (2012), Ứng xử sư phạm & giáo dục kĩ năng sống trong nền giáo dục hiện nay, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội.

[5]. ThS. Chu Văn Đức (Chủ biên- 2005), Giáo trình kĩ năng giao tiếp, Nxb. Hà Nội.

[6]. TS. Đào Nguyên Phúc (2013), Lịch sự trong giao tiếp tiếng Việt, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[7]. Hoàng Vĩ (2009), Giao tiếp để thành công, Nxb. Lao động, Hà Nội (Người dịch: Ngọc Anh).

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần thí nghiệm, thực hành (nếu có)

- Các bài thực hành của môn học: Ở phần cuối mỗi chương

- Yêu cầu cần đạt đối với phần thực hành: Sau khi được hướng dẫn trên lớp, SV làm hết và làm đúng các bài tập thực hành; chữa bài tập trên lớp vào giờ tiếp theo.

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận: Không

7.4. Phần khác (nếu có): Không

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: vấn đáp hoặc thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 3 điểm (1 cc, 1 tx, 1 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + Trung bình các điểm TX + Điểm ĐK):3

TÊN MÔN HỌC: THỰC HÀNH SƯ PHẠM I

Pedagogical Practices I

Mã học phần:

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 02 Số tiết: Tổng : 30 LT: 10 TH: 10 TL: 5 BT: 5

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết: Không

Môn học trước: Không

Môn học song hành: Không

Các yêu cầu đối với môn học:

Bộ môn phụ trách: Phương pháp dạy học Ngữ văn

2. Mục tiêu của môn học:

2.1.Về kiến thức: Sinh viên hiểu được tính chất của các hoạt động thực hành sư phạm.

2.2.Về kỹ năng: Rèn luyện cho sinh viên có được một số kỹ năng: thuyết trình, xử lí các tình huống sư phạm, tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, tổ chức hội thảo, sự kiện… phù hợp với thực tiễn thực tập và công tác giảng dạy sau này.

2.3.Về tình cảm, thái độ: Bước đầu tạo cho sinh viên lòng yêu nghề sư phạm, có hứng thú nghề nghiệp khi nghiên cứu xong học phần này.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn Thực hành sư phạm I sẽ trang bị cho người học những kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ cơ bản để dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông. Kết cấu của môn học gồm ba chương. Chương 1 thực hành rèn luyện kĩ năng diễn thuyết và xử lí tình huống sư phạm: rèn luyện kĩ năng diễn thuyết, rèn luyện kĩ năng xử lí tình huống sư phạm. Chương 2 thực hành rèn luyện kĩ năng thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo: mục đích, nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp. Chương 3 thực hành rèn luyện kĩ năng tổ chức hội thảo, hội nghị và sự kiện. Để học môn này, sinh viên cần có những kiến thức cơ bản về tâm lí học sư phạm, giáo dục học.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Pedagogical Practices I will equip students with basic knowledge, skills to teach at high school. Structure of the course consists of three chapters. Chapter 1 practice presentation skills and pedagogical handling situations: practice presentation skills, practice pedagogical handling situation skills. Chapter 2 Practic designing skills and organize creative experience activities: the purpose, content, organizational forms and methods.Chapter 3 practics training workshop, conference and event skills. To study this course, students should have basic knowledge of pedagogical psychology, pedagogy.



5. Tài liệu học tập:

[1] Hoàng Anh – Vũ Kim Thanh (1995), Giao tiếp sư phạm, NXB Đại học sư phạm, Hà nội.

[2] Ngô Trần Ái, Nguyễn Trần Đức, Trần Quốc Toàn (2010), 99 tình huống sư phạm và những giải pháp ứng xử, NXB Giáo dục, Hà Nội

[3] Bộ Giáo dục và đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn “Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn cấp THPT”.

[4] Đoàn Chí Thiện (2014), Kĩ năng thuyết trình, Nxb Thông tin và truyền thông, Hà Nội.

6. Tài liệu tham khảo:

[5] Lã Văn Mến (2005), Về các biện pháp tổ chức cho sinh viên giải quyết tình huống sư phạm, số 111-tr.14-15-13-Tạp chí Giáo dục.

[6] Vũ Mạnh Quỳnh (2012), Ứng xử sư phạm những điều cần biết, Nxb thời đại, Hà Nội

[7] Nguyễn Triệu Sơn, (2006) Tăng cường khả năng học hợp tác cho sinh viên sư phạm thông qua hoạt động ngoại khóa toán học, số 130-tr.26,28 – Tạp chí Giáo dục.



7. Nhiệm vụ của sinh viên:

+  Sinh viên phải lên lớp nghe giảng và thảo luận trao đổi cùng giáo viên và các sinh viên khác.

+  Giải quyết một số tình huống giao tiếp sư phạm điển hình.

+  Giải quyết các câu hỏi ôn tập sau mỗi phần lý thuyết.



7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp ³ 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị các bài thảo luận: Sưu tầm các tài liệu học tập và giáo trình. Đọc kĩ các bài trong SGK Ngữ văn chương trình phổ thông

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần thực hành

- Yêu cầu thực hiện lên lớp nghiêm túc, đúng quy định ở các giờ thực hành

- Làm các câu hỏi thực hành được giao.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Thảo luận, bài tập thực hành, chuyên cần: hệ số 1

  • Kiểm tra thực hành giữa học phần: hệ số 2

  • Điểm thi kết thúc học phần = ½ điểm học phần

  • Hình thức thi: Vấn đáp

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

Điểm TB học phần = (Điểm quá trình (TL+ BT+CC+KTTHx2) + Điểm thi): 2

5

TÊN MÔN HỌC:

PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Development of curriculum in schools

Mã học phần: DPC322

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 02 Số tiết: Tổng: 30 LT: 24 TL: 4 BT: 2

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết: Không

Môn học trước: Không

Môn học song hành: Không

Các yêu cầu đối với môn học:

*Yêu cầu về cơ sở vật chất:

- Phòng học có máy chiếu.

- Phòng thực hành rộng có nhiều bảng, nhiều máy tính, máy chiếu.

*Yêu cầu đối với sinh viên:

- Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.

- Sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với nhóm và với GV, có nhu cầu tìm tòi, khám phá, trải nghiệm thực tế, đặt câu hỏi, nêu vấn đề và tự tìm cách giải quyết hoặc xin tư vấn của chuyên gia.

- Sinh viên phải chăm chỉ rèn luyện kĩ năng phát triển chương trình.



Bộ môn phụ trách: Phương pháp dạy học Ngữ văn

2. Mục tiêu của môn học:

Môn học hình thành năng lực nghiên cứu, phát triển chương trình môn Ngữ văn phổ thông cho người học.



2.1. Về kiến thức:

- Trình bày, luận giải, vận dụng được những kiến thức lí luận cơ bản về chương trình Ngữ văn phổ thông, phát triển chương trình nhà trường môn Ngữ văn.

- Hiểu được cách xây dựng chương trình nhà trường môn Ngữ văn.

2.2. Về kĩ năng:

- Phân tích, đánh giá được bối cảnh xã hội, địa bàn nhà trường, đặc điểm đối tượng học sinh.

- Có kĩ năng phân tích mục tiêu môn học, lớp học, cấp học ở trường phổ thông, cách thức thiết kế phát triển chương trình môn học. Nghiên cứu các tài liệu giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo.

- Thành thạo trong thiết kế xây dựng chương trình môn học và xây dựng các nội dung tích hợp liên môn.



2.3. Về thái độ:

- Nhận thức được tầm quan trọng của nhiện vụ phát triển chương trình môn Ngữ văn ở trường phổ thông.

- Có ý thức nghiên cứu, xây dựng chương trình nhà trường môn Ngữ văn phù hợp với bối cảnh văn hóa, xã hội, địa bàn trường học nhằm đạt mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo bậc phổ thông.

- Qua môn học, sinh viên ý thức rõ về tầm quan trọng của việc trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện kĩ năng, kĩ thuật nghề dạy học, nâng cao năng lực dạy học và bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức nghề dạy học để trở thành một thầy giáo, cô giáo Ngữ văn vừa hồng vừa chuyên, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn Phát triển chương trình môn Ngữ văn ở trường phổ thông sẽ trang bị cho người học những kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ cơ bản để phát triển chương trình môn Ngữ văn ở trường phổ thông. Kết cấu của môn học gồm ba chương. Chương 1 cung cấp những kiến thức lí luận chung về chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn: chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn, sách giáo khoa phổ thông môn Ngữ văn, chuẩn năng lực của học sinh và định hướng đổi mới giáo dục Ngữ văn ở phổ thông. Chương 2 cung cấp kiến thức khoa học về kĩ năng nghiên cứu năng lực người học và chương trình Ngữ văn phổ thông: kĩ năng nghiên cứu năng lực người học và yêu cầu phát triển năng lực người học, kĩ năng nghiên cứu chương trình Ngữ văn THPT; Chương 3 rèn luyện các kĩ năng phát triển chương trình nhà trường môn Ngữ văn: phân tích bối cảnh và đánh giá nhu cầu giáo dục, thiết kế và thẩm định nội dung học tập, lập kế hoạch triển khai thực hiện, đánh giá, điều chỉnh, hoàn thiện. Để học môn này, sinh viên cần có những kiến thức cơ bản về tâm lí học sư phạm, giáo dục học, tiếng Việt, văn học.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Development curriculum at high schools equips students with basic knowledge, skills to develop curriculum at high school. Structure of the course consists of three chapters. Chapter 1 provides general theoretical knowledge of general education courses: education programe of at high school, high school textbooks of , the standard of student's ability and orientation change newly education at high school. Chapter 2 provides scientific knowledge about researching skills of learners’ capacity and program at high school: researching skills of learners’ capabilities and requirement of developing learners’ capacity, reachering skills about programs at high school; Chapter 3 training skills development Philology curriculum school skills: analysis of the context and assess educational needs, design and evaluate of learning content, planning, implementation, evaluation, adjustment and improvement. To study this course, students should have basic knowledge of pedagogical psychology, pedagogy, Vietnamese.



5. Tài liệu học tập:

[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Tài liệu tập huấn thí điểm phát triển chương trình Giáo dục nhà trường phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.

6. Tài liệu tham khảo:

[3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Tài liệu tập huấn Vụ Giáo dục trung học, Hà Nội.

[4]. Trần Bá Hoành (2013) Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[5]. Phan Trọng Luận (2011), Văn học nhà trường: nhận diện, tiếp cận, đổi mới, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[6]. Đỗ Ngọc Thống (2011), Chương trình Ngữ văn trong nhà trường phổ thông Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp ³ 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận: Đọc tài liệu, nghiên cứu nội dung thảo luận, trình bày ý kiến thảo luận ngắn gọn, sáng rõ (văn bản viết, nói). Có thể nêu thêm vấn đề khác được nảy sinh trong quá trình nghiên cứu để SV trong lớp cùng thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao: Nghiên cứu bài tập, trình bày kết quả (văn bản viết, nói), có thể làm thêm các bài tập tương tự để rèn luyện kĩ năng. Đặt câu hỏi, nêu vấn đề nảy sinh trong quá trình giải bài tập để thảo luận hoặc xin ý kiến chuyên gia.



7.2. Thực tế chuyên môn

- Nội dung: Tìm hiểu thực tế phát triển chương trình nhà trường môn Ngữ văn nhằm phát triển năng lực HS ở trường phổ thông (địa bàn nhà trường, đối tượng HS, chương trình nhà trường môn Ngữ văn). Ví dụ: Thực trạng phát triển chương trình nhà trường môn Ngữ văn nhằm phát triển năng lực HS ở trường THPT Lương Ngọc Quyến (Võ Nhai, Sông Công, Phổ Yên, Chu Văn An, Gang Thép…)

- Yêu cầu: Văn bản trình bày kết quả nghiên cứu có các phần, mục rõ ràng đáp ứng được yêu cầu về nội dung hình thức trình bày. Nội dung nêu rõ được những điểm chính về thực trạng và giải pháp phát triển chương trình nhà trường môn Ngữ văn nhằm phát triển năng lực HS ở trường phổ thông. Thực hiện theo thời khóa biểu chính khóa, tuân thủ các quy định của trường phổ thông và hoàn thành các nhiệm vụ do GV chuyên môn đề ra. Nghiêm túc, tích cực và có ý thức rèn luyện nghề, bồi đắp thêm lòng yêu nghề.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Thảo luận, bài tập, chuyên cần: hệ số 1

  • Kiểm tra giữa học phần: hệ số 2

  • Điểm thi kết thúc học phần = ½ điểm học phần

  • Hình thức thi: Viết

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

Điểm TB học phần = (Điểm quá trình (TL+ BT+ CC+KTx2) + Điểm thi): 2

5

TÊN MÔN HỌC: LÍ LUẬN DẠY HỌC NGỮ VĂN

Theory of teaching Philology

Mã học phần: TTP333

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 03 Số tiết: Tổng: 45 LT: 36 TL: 6 BT: 3

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết: Không

Môn học trước: Không

Môn học song hành: Không

Các yêu cầu đối với môn học:

*Yêu cầu về cơ sở vật chất:

- Phòng học có máy chiếu.

- Phòng thực hành rộng có nhiều bảng, nhiều máy tính, máy chiếu.

*Yêu cầu đối với sinh viên:

- Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.

- Sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với nhóm và với GV, có nhu cầu tìm tòi, khám phá, trải nghiệm thực tế, đặt câu hỏi, nêu vấn đề và tự tìm cách giải quyết hoặc xin tư vấn của chuyên gia.

- Sinh viên phải chăm chỉ rèn luyện kĩ năng, kĩ thuật dạy học Ngữ văn. Tích cực hoàn thành các bài tập, thực tế chuyên môn.




tải về 2.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương