TRƯỜng đẠi học sư phạM


Bộ môn phụ trách: Phương pháp dạy học Ngữ văn



tải về 2.01 Mb.
trang21/23
Chuyển đổi dữ liệu07.02.2018
Kích2.01 Mb.
#36259
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   23

Bộ môn phụ trách: Phương pháp dạy học Ngữ văn

2. Mục tiêu của môn học:

Môn học hình thành năng lực nghiên cứu, giảng dạy môn Ngữ văn ở trường phổ thông cho người học.



2.1.Về kiến thức:

- Trình bày, luận giải, vận dụng được kiến thức lí luận về dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông: Biết phân tích mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ, quy luật của hoạt động dạy học Ngữ văn; Vận dụng được kiến thức về nguyên tắc, phương pháp, hình thức, phương tiện dạy học Ngữ văn vào việc hiểu và lí giải các hoạt động dạy học và các kĩ năng dạy học Ngữ văn.

- Biết vận dụng kiến thức về tư duy sáng tạo để hình thành và kết nối các ý tưởng, chủ động tìm ra những ý tưởng mới, phương pháp mới để tạo ra những sản phẩm dạy học Ngữ văn sáng tạo, hiệu quả.

2.2. Về kĩ năng:

- Biết lựa chọn phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với nội dung kiến thức nhằm đạt mục tiêu bài học.

- Biết vận dụng phương pháp dạy học chung và phương pháp dạy học bộ môn vào thiết kế các hoạt động dạy học Ngữ văn: hoạt động dạy học đọc hiểu, hoạt động dạy học tiếng Việt, hoạt động dạy học làm văn đáp ứng yêu cầu và mục tiêu dạy học ở trường phổ thông.

Tự đánh giá, điều chỉnh và phát huy được khả năng sáng tạo của bản thân trong mọi điều kiện, hoàn cảnh và đối tượng khác nhau.

- Thông thạo quy trình thao tác của từng phương pháp vận dụng trong thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học. Linh hoạt, sáng tạo trong việc đề xuất các ý tưởng thiết kế để hoạt động dạy học luôn đa dạng, phong phú, hấp dẫn và hiệu quả.

- Biết vận dụng kiến thức về hợp tác vào hoạt động nghiên cứu, dạy học Ngữ văn. Chủ động đề xuất mục đích hợp tác để giải quyết một vấn đề nào đó nhằm nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn. Đánh giá được khả năng của mình có thể đóng góp thúc đẩy hoạt động của nhóm, đánh giá chất lượng của hoạt động hợp tác. Đề xuất được những phương pháp mới.

- Thành thạo trong giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết, trực tiếp và gián tiếp, song thoại hoặc đa thoại). Biết kiềm chế và tự tin khi nói trước nhiều người.

2.3. Về thái độ:

- Nhận thức được kiến thức lí luận về dạy học Ngữ văn là cơ sở, là nền móng vững chắc để GV tiến hành tổ chức các hoạt động dạy học khoa học và hiệu quả.

- Ý thức rõ về tầm quan trọng của việc nắm vững kiến thức lí luận, rèn luyện kĩ năng, kĩ thuật nghề, nâng cao năng lực dạy học Ngữ văn và bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức nghề dạy học để trở thành một thầy giáo, cô giáo Ngữ văn đáp ứng yêu cầu của xã hội trong sự nghiệp đổi mới giáo dục.

- Quan tâm, chăm lo đến việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục Ngữ văn trong nhà trường phổ thông, góp phần phát triển nền giáo dục tiên tiến, hiện đại.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn Lí luận dạy học Ngữ văn sẽ trang bị cho người học những kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ cơ bản để dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông. Kết cấu của môn học gồm ba chương. Chương 1 cung cấp những kiến thức lí luận chung về dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông: Mục tiêu của môn Ngữ văn ở trường phổ thông; Nội dung dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông; Quá trình dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông. Chương 2 cung cấp kiến thức lí luận về nguyên tắc và phương pháp dạy học Ngữ văn: Các nguyên tắc chung và các nguyên tắc đặc thù; Các phương pháp chung và các phương pháp đặc thù. Chương 3 cung cấp kiến thức lí luận về hình thức, phương tiện dạy học Ngữ văn. Để học môn này, sinh viên cần có những kiến thức cơ bản về tâm lí học sư phạm, giáo dục học, tiếng Việt, văn học.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Theory of teaching philology will equip students with basic knowledge, skills to teach philology at high schools. Structure of the course consists of three chapters. Chapter 1 provides general theoretical knowledge about teaching philology at high school: philology goal at high school; teaching content at high schools; philology teaching process at high schools. Chapter 2 provides the scientific knowledge of the principles and methods of teaching teaching philology: General principles and specific principles; the general method and the method of characteristics. Chapter 3 provides the scientific knowledge about the form and means of teaching philology. To study this course, students should have basic knowledge of pedagogical psychology, pedagogy, Vietnamese



5. Tài liệu học tập:

[1]. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2000), Phương pháp dạy học tiếng Việt, NXB GD.

[2]. Hoàng Hòa Bình, Nguyễn Minh Thuyết (2012), Phương pháp dạy học tiếng Việt nhìn từ Tiểu học, NXB Giáo dục Việt Nam.

[3]. Nguyễn Viết Chữ, (2013), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo loại thể), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[4]. Nguyễn Thúy Hồng, Nguyễn Quang Ninh (2008), Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[5]. Trần Bá Hoành (2013) Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[6]. Nguyễn Thanh Hùng (2014), Kĩ năng đọc hiểu Văn, Nxb ĐHSP, Hà Nội.

[7]. Phan Trọng Luận tuyển tập (2005), Nxb, Giáo dục, Hà Nội.



6. Tài liệu tham khảo:

[8]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Tài liệu tập huấn Vụ Giáo dục trung học, Hà Nội.

[9]. Đỗ Ngọc Thống (2011), Chương trình Ngữ văn trong nhà trường phổ thông Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam.

[10]. Nguyễn Trí, Nguyễn Trọng Hoàn, Đinh Thái Hương (2003), Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Văn – Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.



7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp ³ 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận: Đọc tài liệu, nghiên cứu nội dung thảo luận, trình bày ý kiến thảo luận ngắn gọn, sáng rõ (văn bản viết, nói). Có thể nêu thêm vấn đề khác được nảy sinh trong quá trình nghiên cứu để SV trong lớp cùng thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao: Nghiên cứu bài tập, trình bày kết quả lời giải (văn bản viết, nói), có thể làm thêm các bài tập tương tự để rèn luyện kĩ năng. Đặt câu hỏi, nêu vấn đề nảy sinh trong quá trình giải bài tập để thảo luận hoặc xin ý kiến chuyên gia.



7.2. Phần thực hành

- Thực hành thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học vận dụng các kĩ thuật, phương pháp, phương tiện, hình thức dạy học môn Ngữ văn

- Xác định được hiệu quả, sự phù hợp và tính khả thi của kĩ thuật, phương pháp, phương tiện, hình thức dạy học, cách đánh giá đối với kiến thức của bài học và mục tiêu hình thành năng lực cho HS.

- Tiến hành đúng quy trình, thao tác, luyện tập nhiều lần nhằm hình thành kĩ năng, kĩ xảo. Tiêu chí đánh giá kĩ năng: mức độ tự động hóa của thao tác, thời gian thực hiện thao tác, chất lượng của thao tác, hiệu quả đạt được.



7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận: Thực trạng sử dụng kĩ thuật, phương pháp, phương tiện và hình thức dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực HS ở trường THPT Lương Ngọc Quyến (Võ Nhai, Sông Công, Phổ Yên, Chu Văn An, Gang Thép…)

- Yêu cầu cần đạt: Văn bản trình bày kết quả nghiên cứu có các phần, mục rõ ràng đáp ứng được yêu cầu về nội dung hình thức trình bày. Nội dung nêu rõ được những điểm chính về thực trạng và giải pháp dạy học làm văn theo định hướng phát triển năng lực HS ở trường phổ thông.

7.4. Thực tế chuyên môn

- Nội dung: Tìm hiểu thực tế dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông (kĩ thuật, phương pháp, phương tiện và hình thức dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực HS, bài học, giáo án, kết quả dạy học, chất lượng dạy học, ý kiến, quan điểm, nguyên vọng của GV và HS).

- Yêu cầu: Thực hiện theo thời khóa biểu chính khóa, tuân thủ các quy định của Trường phổ thông và hoàn thành các nhiệm vụ do GV chuyên môn đề ra. Nghiêm túc, tích cực và có ý thức rèn luyện nghề, bồi đắp thêm lòng yêu nghề.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Thảo luận, chuyên cần: hệ số 1

  • Kiểm tra giữa học phần: hệ số 2

  • Bài tập lớn, tiểu luận (nếu có): hệ số 2

  • Điểm thi kết thúc học phần = ½ điểm học phần

  • Hình thức thi: Vấn đáp

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

Điểm TB học phần = (Điểm quá trình (TL+CC+KTx2+BTLx2) + Điểm thi): 2

6

TÊN MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGỮ VĂN

CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG

Method of developing philology capacity for high school students

Mã học phần: MDC334

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 03 Số tiết: Tổng : 45 LT: 36 TL: 6 BT : 3

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết: không

Môn học trước: Lý luận dạy học Ngữ văn

Môn học song hành: không

Các yêu cầu đối với môn học:

- Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, giáo trình, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.

- Sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu với những vấn đề GV yêu cầu, có khả năng hợp tác với nhóm và với GV, có nhu cầu tìm tòi, khám phá, trải nghiệm thực tế.

- Sinh viên phải chăm chỉ tìm hiểu, rèn luyện các phương pháp nhằm phát triển năng lực Ngữ văn cho học sinh. Tích cực hoàn thành các bài tập, nhiệm vụ thực tế chuyên môn.



Bộ môn phụ trách: Phương pháp dạy học Ngữ văn

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Kiến thức:

Học phần Phương pháp phát triển năng lực Ngữ văn cho học sinh phổ thông có mục tiêu cung cấp tri thức lí thuyết về năng lực Ngữ văn, quy trình hình thành năng lực Ngữ văn, phương pháp phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt, phương pháp phát triển năng lực đọc hiểu, phương pháp phát triển năng lực viết văn.



2.2. Kĩ năng: Giúp cho sinh viên

- Có kĩ năng nghiên cứu, lựa chọn nội dung kiến thức, thiết kế bài học và tổ chức hoạt động dạy học nhằm phát triển các năng lực Ngữ văn cho HS.

- Biết vận dụng kiến thức về tư duy, lôgic, sáng tạo để hình thành và kết nối các ý tưởng, chủ động tìm ra những ý tưởng mới, phương pháp mới để tạo ra những sản phẩm dạy học Ngữ văn sáng tạo, hiệu quả. Tự đánh giá, điều chỉnh và phát huy được khả năng sáng tạo của bản thân trong mọi điều kiện, hoàn cảnh và đối tượng khác nhau.

- Biết vận dụng kiến thức về hợp tác vào hoạt động nghiên cứu, dạy học Ngữ văn. Chủ động đề xuất mục đích hợp tác để giải quyết một vấn đề nào đó nhằm nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn, đề xuất được những phương pháp mới.



2.3.Thái độ:

- Có ý thức nghiên cứu tìm hiểu đối tượng người học, trình độ nhận thức, nhu cầu phát triển năng lực của người học để lựa chọn mức độ kiến thức, kỹ năng, phương pháp phù hợp cho từng đối tượng người học.

- Bồi dưỡng niềm say mê, tâm huyết, kiên trì, ý thức trách nhiệm trong việc thiết kế các hoạt động dạy học nhằm phát triển năng lực người học.

- Quan tâm, chăm lo đến việc phát triển, nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục Ngữ văn trong nhà trường phổ thông, góp phần phát triển nền giáo dục tiên tiến, hiện đại.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học Phương pháp phát triển năng lực Ngữ văn cho học sinh phổ thông sẽ cung cấp cho sinh viên những tri thức về năng lực và hình thành năng lực Ngữ văn cho học sinh phổ thông. Đồng thời, qua môn học, sinh viên sẽ nắm được những phương pháp để phát triển toàn diện các năng lực Ngữ văn cho học sinh.

Nội dung của môn học Phương pháp phát triển năng lực Ngữ văn cho học sinh được triển khai trong bốn chương: Năng lực Ngữ văn và hình thành năng lực Ngữ văn cho HS phổ thông; Phương pháp phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt cho HS phổ thông; Phương pháp phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho HS phổ thông; Phương pháp phát triển năng lực viết văn cho HS phổ thông. Để học môn này, sinh viên cần có những kiến thức cơ bản về tâm lí học sư phạm, Giáo dục học, tiếng Việt, văn học, làm văn và lý luận dạy học Ngữ văn.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Method of developing philology capacity for high school students will provide students with the knowledge of ability and form Philological capacity for high school students. At the same time, through the course, students will understand the method to develop comprehensive capabilities philology for students.

The content of the course method of developing philosophy capacity for students to be deployed in four chapters: philology capacity and forming philology capacity for high school students; Methods developed using Vietnamese capacity for high school students; Capacity development methodology reading text comprehension for high school students; the method developed students’writing capacity. To study this course, students should have basic knowledge of pedagogical psychology, teaching activities in schools, principles, methods ... teaching; content selection skills, use the right methods, means and forms of organization in order to achieve teaching lesson objectives (theory teaching philology) ...

5. Tài liệu học tập:

[1] Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2000), Phương pháp dạy học tiếng Việt, Nxb GD.

[2] Bộ GD và ĐT (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn cấp trung học phổ thông (lưu hành nội bộ).

[3] Hoàng Hòa Bình – chủ biên (2014), Dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

[4] Nguyễn Viết Chữ, (2013), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo thể loại), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[5] Nguyễn Thanh Hùng – chủ biên (2007), Phương pháp dạy học Ngữ văn trung học phổ thông những vấn đề cập nhật, Nxb ĐHSP.

[6] Phan Trọng Luận – chủ biên (2011), Phương pháp dạy học Văn (tập 1,2), Nxb, Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[7] Nguyễn Đăng Mạnh, Đỗ Ngọc Thống, Lưu Đức Hạnh (1999), Muốn viết được bài hay, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[8] Đỗ Ngọc Thống (chủ biên, 2008), Làm văn, Nxb ĐHSP.

6. Tài liệu tham khảo:

[9] Lê A, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Đỗ Thị Hoa, Nguyễn Việt Hùng, Nguyễn Thị Nương, Đặng Thị Hảo Tâm (2010), Các dạng đề và hướng dẫn làm bài nghị luận văn học 10, 11, 12, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[10] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Giáo trình tiếng Việt dành cho học sinh dân tộc thiểu số hệ dự bị đại học, Nxb ĐH Cần Thơ.

[11] Hoàng Hòa Bình, Nguyễn Minh Thuyết (2012), Phương pháp dạy học tiếng Việt nhìn từ tiểu học, Nxb Giáo dục.

[12] Nguyễn Thanh Hùng (2014), Kĩ năng đọc hiểu Văn, Nxb Đại học Sư phạm, H.

[13] Phạm Thị Thu Hương (2012), Đọc hiểu và chiến thuật đọc hiểu văn bản trong nhà trường phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội

[14] Nguyễn Đăng Mạnh (2007), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục.

[15] Nguyễn Văn Tú (2007), Ngữ liệu văn học dân gian trong dạy học tiếng Việt, Nxb Đại học Sư phạm, H.

[16] Đỗ Ngọc Thống, Phạm Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Hồng Vân (2008), Hệ thống đề luyện tập và kiểm tra Ngữ văn THPT, Nxb Giáo dục.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp ³ 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị các bài thảo luận.

- Hoàn thành bài tập được giao.



7.2. Thực hành

- Hoàn thành các bài thực hành của môn học

- Yêu cầu cần đạt đối với phần thực hành: SV cụ thể hoá các kĩ năng đã hướng dẫn ở phần lí thuyết.

7.3. Thực tế chuyên môn: Hoàn thành theo kế hoạch

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Thảo luận, chuyên cần: hệ số 1

  • Kiểm tra giữa học phần: hệ số 2

  • Bài tập lớn, tiểu luận: hệ số 2

  • Điểm thi kết thúc học phần = ½ điểm học phần

  • Hình thức thi: Vấn đáp

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

Điểm TB học phần = (Điểm quá trình (TL+ CC+KTx2+BTLx2) + Điểm thi): 2

7

TÊN MÔN HỌC: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN

Application of information technology in teaching Language Arts

Mã học phần: ITP326

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 02 Số tiết: 30 LT: 16 TH : 8 TL: 4 BT: 2

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết: Không

Môn học trước: Không

Môn học song hành: Không

Các yêu cầu đối với môn học:

- Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.

- Sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với nhóm và với GV, có nhu cầu tìm tòi, khám phá, trải nghiệm thực tế, đặt câu hỏi, nêu vấn đề và tự tìm cách giải quyết hoặc xin tư vấn của chuyên gia.

- Sinh viên phải chăm chỉ rèn luyện kĩ năng, kĩ thuật dạy học Ngữ văn. Tích cực hoàn thành các bài tập thực hành.



Bộ môn phụ trách: Phương pháp dạy học Ngữ văn

2. Mục tiêu của môn học:

2.1.Về kiến thức: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về vai trò của công nghệ thông tin trong nhà trường, kiến thức về một số phần mềm ứng dụng cơ bản.

2.2.Về kỹ năng: Sinh viên biết cách khai thác thông tin và xây dựng ngân hàng dữ liệu trong dạy học Ngữ văn. Sinh viên hình thành kĩ năng thiết kế một giáo án điện tử.

2.3.Về tình cảm, thái độ: Sinh viên có thái độ nghiêm túc, chăm chỉ thực hành, luyện tập thiết kế giáo án điện tử và những phần bài tập mà giảng viên yêu cầu.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn sẽ trang bị cho người học những kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ cơ bản về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông. Kết cấu của môn học gồm ba chương. Chương 1 cung cấp những kiến thức lý thuyết chung về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn: Vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn; Tìm kiếm, khai thác thông tin và xây dựng ngân hàng dữ liệu trong dạy học Ngữ văn; Một số phần mềm công nghệ thông tin ứng dụng trong dạy học Ngữ văn. Chương 2 cung cấp những kiến thức về kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn: Lựa chọn nội dung ứng dụng trong dạy học Ngữ văn; Thiết kế các slide; Thiết kế nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động dạy học; Thiết kế bài giảng điện tử môn Ngữ văn; Tổ chức giờ học bằng bài giảng điện tử. Chương 3 thực hành rèn luyện kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn. Để học môn này, sinh viên cần có những kiến thức, kĩ năng cơ bản về công nghệ thông tin, dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Application of information technology in teaching will equip students with basic knowledge, skills about applications of information technology in teaching philology at high school. Structure of the course consists of three chapters. Chapter 1 provides general theoretical knowledge about the application of information technology in teaching philology: The Role of the application of information technology in teaching philology; Searching, mining and constructing information data bank in teaching philology; some software applications of information technology in teaching philology. Chapter 2 provides the knowledge of the application of information technology skills in teaching philology: Select application content in teaching philology; the design of the slide; Design content applications of information technology in the teaching activities; Designing philology electronic lecture; Organizations the period of lesson with electronic lectures.Chapter 3 practics applying information technology skills in teaching philology. To study this course, students should have the basic knowledge, skills, information technology, teaching in high school.



5.Tài liệu học tập:

[1] Nguyễn Tiến Mâu (2008), Hướng dẫn thiết kế giáo án điện tử môn Ngữ văn trên powerpoint, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

[2] Lê Công Triêm (2007), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

6.Tài liệu tham khảo:

[3] Nguyễn Duy Bỉnh (2009), Một số giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường phổ thông, Tháng 10 số 23, tr. 43-44, 53 – Tạp chí giáo dục.

[4] Đỗ Duy Việt (2000), Hướng dẫn sử dụng Microsoft powerpoint, NXB Thống kê, Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

+ Sinh viên phải lên lớp nghe giảng và thảo luận trao đổi cùng giáo viên và các sinh viên khác.

+  Sinh viên thực hành thiết kế giáo án điện tử.

+ Giải quyết các câu hỏi ôn tập sau mỗi phần lý thuyết.



7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp ³ 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị các bài thảo luận: Sưu tầm các tài liệu học tập và giáo trình. Đọc kĩ các bài trong SGK Ngữ văn chương trình phổ thông

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần thí nghiệm, thực hành (nếu có)

- Yêu cầu thực hiện lên lớp nghiêm túc, đúng quy định ở các giờ thực hành

- Làm các câu hỏi thực hành được giao.

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

- Yêu cầu cần đạt: sản phẩm cần có: tên bài tập, nội dung triển khai, thời gian thực hiện, ngày báo cáo sản phẩm, các thành viên thực hiện.



7.4. Phần khác

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Thảo luận, bài tập, chuyên cần: hệ số 1

  • Kiểm tra thực hành giữa học phần: hệ số 2

  • Điểm thi kết thúc học phần = ½ điểm học phần

  • Hình thức thi: Vấn đáp

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

Điểm TB học phần = (Điểm quá trình (TL+ BT+CC+KTTHx2) + Điểm thi): 2

5

TÊN MÔN HỌC: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC NGỮ VĂN

Development of teaching philology capacity

Mã học phần: CTP335

1.Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 03 Tổng : 45 LT: 36 TL: 6 BT: 3

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết: Không

Môn học trước: Lí luận dạy học Ngữ văn

Môn học song hành: Không

Các yêu cầu đối với môn học:

Bộ môn phụ trách: Phương pháp dạy học Ngữ văn


tải về 2.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương