TRƯỜng đẠi học sư phạM



tải về 2.01 Mb.
trang17/23
Chuyển đổi dữ liệu07.02.2018
Kích2.01 Mb.
#36259
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   23

5. Tài liệu học tập:

[1].Trần Lê Bảo (2011), Giáo trình văn học Châu Á 1: Văn học Trung Quốc, Nxb Giáo dục Hà Nội, H.



6. Tài liệu tham khảo:

[2]. Trương Chính, Nguyễn Khắc Phi, Lương Duy Thứ, (1992), Văn học Trung Quốc, 2 tập, Nxb Giáo dục, H.

[3]. Trần Xuân Đề, (2000), Tác giả, tác phẩm văn học Trung Quốc, Nxb Giáo dục, H.

[4]. Nguyễn Hiến Lê (1997), Đại cương văn học sử Trung Quốc, Nxb Trẻ.

[5]. Lê Đức Niệm (1995), Diện mạo thơ Đường, Nxb Văn hóa thông tin, H.

[6]. Nguyễn Khắc Phi (1999), Thơ văn cổ Trung Hoa - Mảnh đất quen mà lạ, Nxb Giáo dục, H.

[7]. Đường Thao- Nghiêm Gia Viên (chủ biên) (2002), Lịch sử văn học hiện đại Trung Quốc (Nhiều người dịch) Nxb Giáo dục, H.



[8]. Lương Duy Thứ (2000), Để hiểu 8 bộ tiểu thuyết cổ Trung Quốc, Nxb Đại học Quốc gia, H.

[9]. Đặng Quyết Tiến (2014), Đề cương bài giảng Văn học Trung Quốc, Nxb Đại học Thái Nguyên.

[10]. Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (1997), Lịch sử văn học Trung Quốc (Nhiều người dịch) 3 tập, Nxb Giáo dục, H.



7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Chuẩn bị của sinh viên

- Sinh viên cần có kỹ thuật căn bản, kỹ năng tìm kiếm thông tin (trên mạng Internet, báo, đài, thư viện…) để hoàn tất những yêu cầu của môn học

- Sinh viên phải có đủ giáo trình, đề cương môn học, văn bản các tác phẩm văn học theo yêu cầu của môn học

- Sinh viên phải đọc trước giáo trình, tự đọc + nghiên cứu tác phẩm trước khi lên lớp học lý thuyết



7.2. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần

- Sinh viên phải tự học, tự nghiên cứu theo hướng dẫn, tham gia tích cực vào các buổi học (chuẩn bị nội dung thảo luận, chuẩn bị bài trước giờ lên lớp; tham gia tích cực giờ thảo luận, bài tập trau dồi kỹ năng trong quá trình học, thực hiện nghiêm túc các giờ kiểm tra)

7.3. Phần bài tập

BT1: Hoàn thành bảng hệ thống hóa kiến thức về tiến trình lịch sử văn học Trung Quốc theo các nội dung sau: Tiến trình Lịch sử Trung Quốc, Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa, Đặc điểm, Thể loại và một số tác gia, tác phẩm tiêu biểu từng giai đoạn

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập theo sự hướng dẫn của GV



BT2: Tổng thuật những điểm cơ bản của Kinh Thi

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập theo sự hướng dẫn của GV



BT3: Trình bày những hiểu biết về Thơ Đường

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập theo sự hướng dẫn của GV

BT4: Tổng thuật những điểm cơ bản về tiểu thuyết cổ điển Minh - Thanh

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập ngoài giờ lên lớp theo sự hướng dẫn của GV.



BT5: Trình bày những hiểu biết về Lỗ Tấn và các tác phẩm chính của ông

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập ngoài giờ lên lớp theo sự hướng dẫn của GV.



BT6: Trình bày những hiểu biết về văn học Hậu hiện đại Trung Quốc và hai nhà văn Cao Hành Kiện, Mạc Ngôn.

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập ngoài giờ lên lớp theo sự hướng dẫn của GV.



7.4. Bài tập lớn, tiểu luận

- Yêu cầu cần đạt: SV làm bài nghiêm túc và nộp bài đúng hạn theo định hướng của GV.



8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: vấn đáp hoặc thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 5 điểm (1 cc, 2 tx, 2 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + trung bình các điểm TX + Điểm ĐK 1 + Điểm ĐK 2):4
TÊN MÔN HỌC: VĂN HỌC NGA

(RUSSIAN LITERATURE)

Mã học phần: RSL222

1. Thông tin chung về môn học:

- Số tín chỉ: 02 Số tiết: Tổng: 30 LT: 24 BT: 2 TL: 4

- Loại môn học: Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Không

- Môn học song hành: Không

- Bộ môn phụ trách: Văn học nước ngoài

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Về kiến thức:

Hình thành nền tảng tri thức cơ bản cho người học, giúp người học chiếm lĩnh kiến thức về văn học Nga bao gồm: Tiến trình phát triển, các đặc trưng cơ bản, các hiện tượng và đỉnh cao văn học; vị trí, vai trò của văn học Nga trong sự phát triển của văn học thế giới, ảnh hưởng của văn học Nga đối với văn học Việt Nam; các tác gia, tác phẩm tiêu biểu được chọn giảng trong học phần và các tác phẩm được chọn giảng ở trường học Việt Nam.



2.2. Về kĩ năng:

Hình thành cho người học các năng lực: sử dụng kiến thức văn học và lý luận văn học vào để tiếp nhận tác phẩm qua bản dịch (cảm nhận, phân tích, đọc hiểu) các văn bản văn học nước ngoài; vận dụng kiến thức về văn học Nga để giải mã các hiện tượng văn học cùng đặc trưng thể loại; Biết vận dụng những kiến thức từ tác phẩm văn chương vào giải quyết các vấn đề của khoa học Ngữ văn, giải quyết các vấn đề thực tiễn đời sống, đặc biệt trong giảng dạy văn học; Biết cách tư duy sâu và diễn đạt đúng, hay; Biết tìm ra những ý tưởng, cách thức biện pháp mới để tạo ra những sản phẩm mới; Đề xuất được cách tiếp cận, giảng dạy các tác phẩm, đoạn trích các tác phẩm văn học nước ngoài tại trường học Việt Nam



2.3. Về thái độ:

Hình thành trong người học thái độ: Khách quan trong nghiên cứu, thảo luận; Cầu thị, sáng tạo trong tiếp nhận; Có trách nhiệm với bản thân, với công việc và với cộng đồng; Yêu, trân trọng những giá trị thẩm mĩ, nhân văn trong văn học Nga, từ đó hình thành những phẩm chất tốt đẹp của con người hiện đại, văn minh.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học nằm trong khối kiến thức chuyên ngành, trang bị cho người học kiến thức cơ bản về văn học Nga thế kỉ XIX và XX, phần kiến thức bắt buộc phải có đối với sinh viên sư phạm chuyên ngành Ngữ văn, giúp người học có nền tảng kiến thức cần thiết để học tốt phần văn học Việt Nam, giảng dạy tốt phần Văn học Nga nói riêng, văn học nước ngoài nói chung ở trường học Việt Nam.

Môn học gồm có 10 chương, cung cấp cho người học một cái nhìn tương đối hệ thống, sâu rộng diện mạo văn học Nga từ những vấn đề khái quát chung đến những tác giả, tác phẩm cụ thể; Hướng dẫn người học nghiên cứu sâu một số tác phẩm tiêu biểu của các tác giả: A.Pushkin, F.M.Dostoevsky, L.Tolstoy, A.P.Chekhov, M.Gorky. M. Sholokhov, Mikhail Bulgakov, Boris Pasternak, C.Aitmatov; Định hướng kiến thức cần đạt và phương pháp giảng dạy một số tác phẩm, đoạn trích tác phẩm văn học Nga được giảng dạy trong nhà trường Việt Nam.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

The course mentions specialized knowledge concerning Russian literature which is necessary to philology students of teacher education program.

The course consists of 10 chapters and deals with basic issues of Russian literature. It also provides students with detail knowledge of the representative works of writers: A.Pushkin, F.M.Dostoevsky, L.Tolstoy, A.P.Chekhov, M.Gorky. M. Sholokhov, Mikhail Bulgakov, Boris Pasternak, C.Aitmatov. Students are introduced to master the necessary knowledge and effective approaches in teaching Rusian literature works at schools.

5. Tài liệu học tập:

[1]. Đỗ Hải Phong, Hà Thị Hòa (2012), Giáo trình Văn học Nga, Nxb Giáo dục, H

[2]. Phạm Thị Phương (2013), Giáo trình Văn học Nga, Nxb Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh.

6. Tài liệu tham khảo:

[3]. Nguyễn Hải Hà, Đỗ Xuân Hà, (1988), Lịch sử văn học Xô Viết, Nxb Giáo dục, H.

[4]. Nguyễn Hải Hà (1986), Lịch sử văn học Nga, Nxb Giáo dục, H.

[5]. Hoàng Ngọc Hiến (1987), Văn học Xô Viết đương đại, Nxb ĐH&THCN, H.

[6]. Hà Văn Lưỡng, http://tapchisonghuong.com.vn/tap-chi/c111/n871/Mot-vai-dac-diem-cua-van-hoc-nga-duong-dai-nhin-tu-phuong-thuc-bieu-hien.html

[7]. Nguyễn Thị Vượng (2006), Thi pháp nhân vật trong Sông Đông êm đềm của M. Sôlôkhốp, Nxb Giáo dục, H.

[8]. Nguyễn Thị Vượng (2010), Đề cương bài giảng Văn học Nga thế kỉ XIX, ĐHSPTN.

[9]. Nhiều tác giả (2007)(tài liệu dịch), Lịch sử văn học thế giới, tập 1, Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô (Viện Văn học thế giới A.M.Gorki), Nxb Văn học và Trung tâm nghiên cứu Quốc học.

[10]. Nhiều tác giả (2005), Từ điển văn học (bộ mới) Nxb Thế giới, H.

[11]. Phùng Hoài Ngọc, http://nguvandhag.wordpress.com/2011/11/22/van-h%E1%BB%8Dc-nga/

[12]. http://tapchisonghuong.com.vn/tap-chi/c251/n9393/Thien-su-mang-suc-song-vinh-hang-cua-nghe-thuat.html

[13]. Nguyễn Thị Như Trang (2002), Những đặc điểm thi pháp của tiểu thuyết huyền thoại hiện đại qua Nghệ nhân và Margarita của M.Bulgakov, LATS, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

[14]. http://binhson.edu.vn/home/nghien-cuu-khoa-hoc/107-the-gioi-nhan-vat-trong-tac-pham-bac-sy-zhivago.html

[15]. Edith W.Clowes (1995), Doctor Zhivago: A Critical Companion, Northwestern University Press. http://books.google.com.vn/books?id=0OBXloOorPEC&dq=Dr+Zhivago+on+Pasternak+guide+of+interpretation&lr=&hl=vi&source=gbs_navlinks_s



[16]. Nguyễn Hải Hà (2012), Tinh hoa văn học Nga- khám phá và thưởng thức, Nxb Giáo dục, H.

[17]. Hà Thị Hòa (2011), Văn học Nga trong nhà trường, Nxb Giáo dục, H.



7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Chuẩn bị của sinh viên

- Sinh viên cần có kỹ thuật căn bản, kỹ năng tìm kiếm thông tin (trên mạng Internet, báo, đài, thư viện…) để hoàn tất những yêu cầu của môn học

- Sinh viên phải có đủ giáo trình, đề cương môn học, văn bản các tác phẩm văn học theo yêu cầu của môn học

- Sinh viên phải đọc trước giáo trình, tự đọc + nghiên cứu tác phẩm trước khi lên lớp học lý thuyết



7.2. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần

- Sinh viên phải tự học, tự nghiên cứu theo hướng dẫn, tham gia tích cực vào các buổi học (chuẩn bị nội dung thảo luận, chuẩn bị bài trước giờ lên lớp; tham gia tích cực giờ thảo luận, bài tập trau dồi kỹ năng trong quá trình học, thực hiện nghiêm túc các giờ kiểm tra)

7.3. Phần bài tập

BT1: Hoàn thành bảng hệ thống hóa kiến thức về Tiến trình lịch sử văn học Nga theo các nội dung sau:Tiến trình Lịch sử Nga, Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa, Đặc điểm, Thể loại và một số tác gia, tác phẩm tiêu biểu

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập theo sự hướng dẫn của GV



BT2: Tổng thuật những điểm cơ bản về văn học Nga thế kỷ XIX và tác phẩm của các nhà văn A.Pushkin, F.M.Dostoevsky, L.Tolstoy, A.P.Chekhov,

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập theo sự hướng dẫn của GV



BT3: Tổng thuật những điểm cơ bản về văn học Nga thế kỷ XX và tác phẩm của các nhà văn M.Gorky. M. Sholokhov, Mikhail Bulgakov, Boris Pasternak, C.Aitmatov

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập theo sự hướng dẫn của GV

7.4. Bài tập lớn, tiểu luận

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập ngoài giờ lên lớp theo sự hướng dẫn của GV.



8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: vấn đáp hoặc thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 3 điểm (1 cc, 1 tx, 1 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + trung bình các điểm TX + Điểm ĐK):3
TÊN MÔN HỌC: VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY

(WESTERN LITERATURE)

Mã học phần: WTL 253

1. Thông tin chung về môn học:

- Số tín chỉ: 05 Số tiết: Tổng : 75 LT: 60 BT: 5, TL: 10

- Loại môn học: Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Không

- Môn học song hành: Không



- Bộ môn phụ trách: Văn học nước ngoài

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Về kiến thức:

Hình thành nền tảng tri thức cơ bản cho người học, giúp người học chiếm lĩnh kiến thức về văn học các nước phương Tây. Bao gồm: Tiến trình phát triển, các đặc trưng cơ bản, các hiện tượng và đỉnh cao văn học; thành tựu và hạn chế; vị trí, vai trò của văn học phương Tây trong sự phát triển của văn học thế giới, ảnh hưởng của văn học phương Tây đối với văn học Việt Nam; các tác gia, tác phẩm tiêu biểu được chọn giảng trong học phần và các tác phẩm được chọn giảng ở trường học Việt Nam.



2.2. Về kỹ năng:

Hình thành cho người học các năng lực: sử dụng kiến thức văn học và lý luận văn học vào để tiếp nhận tác phẩm qua bản dịch (cảm nhận, phân tích, đọc hiểu) các văn bản văn học nước ngoài; vận dụng kiến thức về văn học phương Tây để giải mã các hiện tượng văn học cùng đặc trưng thể loại; Biết vận dụng những kiến thức từ tác phẩm văn chương vào giải quyết các vấn đề của khoa học Ngữ văn, giải quyết các vấn đề thực tiễn đời sống đặc biệt trong giảng dạy văn học; Biết cách tư duy sâu và diễn đạt đúng, hay; Biết xây dựng ý tưởng, cách thức, biện pháp để tạo ra những sản phẩm mới; Đề xuất được cách tiếp cận, giảng dạy các tác phẩm, đoạn trích tác phẩm văn học nước ngoài tại trường học Việt Nam



2.3. Về thái độ:

Hình thành trong người học thái độ: Khách quan trong nghiên cứu, thảo luận; Cầu thị, sáng tạo trong tiếp nhận; Có trách nhiệm với bản thân, với công việc và với cộng đồng; Yêu, trân trọng những giá trị thẩm mĩ, nhân văn trong văn học phương Tây, từ đó hình thành những phẩm chất tốt đẹp của con người hiện đại, văn minh.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học nằm trong khối kiến thức chuyên ngành, trang bị cho người học kiến thức cơ bản về văn học các nước Âu - Mỹ, phần kiến thức bắt buộc phải có đối với sinh viên sư phạm chuyên ngành Ngữ văn, giúp người học có kiến thức cần thiết để học tốt phần văn học Việt Nam, giảng dạy tốt phần Văn học phương Tây nói riêng, văn học nước ngoài nói chung ở trường học Việt Nam.

Môn học gồm có 7 chương, cung cấp cho người học một cái nhìn tương đối hệ thống, sâu rộng diện mạo văn học các phương Tây từ những vấn đề chung (thời đại, tư tưởng xã hội, thành tựu văn học) đến những vấn đề cụ thể (các trào lưu, hiện tượng, tác gia, tác phẩm); Hướng dẫn người học nghiên cứu sâu một số đỉnh cao văn học: Văn học cổ (Sử thi Hy Lạp), Văn học Phục hưng (F. Rabelais, M. Cervantes, W. Shakespeare), Văn học Cổ điển (Molière), Văn học Ánh sáng (D. Defoe, J. W. Goethe), Văn học hiện thực và lãng mạn thế kỷ XIX (G. Byron, V. Hugo, H. Balzac), Văn học thế kỷ XX (J. London, O. Henry, F. Kafka, E. Hemingway, S. Beckett, G. G. Marquez); Định hướng kiến thức cần đạt và phương pháp giảng dạy một số tác phẩm, đoạn trích tác phẩm văn học phương Tây được giảng dạy trong nhà trường Việt Nam.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

This course mentions specialized knowledge concerning European and American literature which is necessary to philology students of teacher education program.

The course consists of seven chapters and deals with basic issues of Western

literature, including historical, social and cultural contexts and specific writings. Students will apply literary theory and cultural theory to interpret various Western literary works: Ancient literature (Greek epics), Renaissance literature (novels and dramas of F. Rabelais, Cervantes M., W. Shakespeare), Classic Literature (Molière), Enlightment literature (D.Defoe, J.Goethe), Realism and Romanticism in the century 19th (G.Byron, V.Hugo, H.Balzac), the twentieth- century literature (J.London, O.Henry, F.Kafka, E.Hemingway, S.Beckett, G.Marquez). The course guides students some effective approach to teach Western literature at Vietnamese high schools.,



5. Tài liệu học tập:

[1]. Lê Huy Bắc (chủ biên) (2011), Giáo trình Văn học phương Tây, Nxb Giáo dục, H.

[2]. Nhiều tác giả (1996), Văn học phương Tây, Nxb Giáo dục, H. (đã tái bản)

6. Tài liệu tham khảo:

[3]. Lê Huy Bắc chủ biên (2011), Văn học Âu – Mỹ thế kỷ XX, Nxb Đại học Sư phạm.

[4]. Lê Huy Bắc (2005), Văn học Mĩ, Nxb Giáo dục, H.

[5]. Lê Huy Bắc (2006), Nghệ thuật Franz Kafka, Nxb Giáo dục, H.

[6]. Lê Huy Bắc (2009), Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và Gabriel Garcia Márquez, Nxb Giáo dục, H.

[7]. D. Brewster & J. Burel (2003), Tiểu thuyết hiện đại (Dương Thanh Bình dịch), Nxb Lao động.

[8]. Jean Chevalier và Alain Gheebrant, (2002), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, (Nhóm dịch, Phạm Vính Cư chủ biên), Nxb Đà Nẵng.

[9]. Nguyễn Văn Dân (2001), Văn học Phi lí, Nxb Văn học, H.

[10]. Đặng Anh Đào (1996), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết Phương Tây hiện đại, Nxb Giáo dục, H.

[11]. Lê Phong Tuyết (1995), Alain-Robbe-Grillet và sự đổi mới tiểu thuyết, Nxb Khoa học xã hội, H.

[12]. Phùng Văn Tửu (2003), Tiểu thuyết Pháp bên thềm thế kỷ, Nxb Hội nhà văn, H..

[13]. Phùng Văn Tửu (2010), Tiểu thuyết trên đường đổi mới nghệ thuật, Nxb Tri thức.

[14]. Nhiều tác giả (2005), Từ điển văn học, Nxb Thế giới, H.

[15]. Nhiều tác giả (2006), Lịch sử văn học Pháp, Nxb Đại học Quốc gia, H.

[16]. Nhiều tác giả (2003), Văn học hậu hiện đại thế giới – những vấn đề lí thuyết, Nxb Hội nhà văn, H.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Chuẩn bị của sinh viên

- Sinh viên cần có kỹ thuật căn bản, kỹ năng tìm kiếm thông tin (trên mạng Internet, báo, đài, thư viện…) để hoàn tất những yêu cầu của môn học

- Sinh viên phải có đủ giáo trình, đề cương môn học, văn bản các tác phẩm văn học theo yêu cầu của môn học

- Sinh viên phải đọc trước giáo trình, tự đọc + nghiên cứu tác phẩm trước khi lên lớp học lý thuyết



7.2. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần

- Sinh viên phải tự học, tự nghiên cứu theo hướng dẫn, tham gia tích cực vào các buổi học (chuẩn bị nội dung thảo luận, chuẩn bị bài trước giờ lên lớp; tham gia tích cực giờ thảo luận, bài tập trau dồi kỹ năng trong quá trình học, thực hiện nghiêm túc các giờ kiểm tra)

7.3. Phần bài tập

BT1: Hoàn thành bảng hệ thống hóa kiến thức về Tiến trình lịch sử văn học Nga theo các nội dung sau: Tiến trình văn học phương Tây từ Cổ đại Hi Lạp đến văn học Hậu hiện đại, hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa, đặc điểm, thể loại và một số tác gia, tác phẩm tiêu biểu

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập theo sự hướng dẫn của GV



BT2: Tổng thuật những điểm cơ bản về văn học Hi Lạp cổ đại, về hai sử thi Hi Lạp.

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập theo sự hướng dẫn của GV

BT3: Tổng thuật những điểm cơ bản về văn học Phục hưng và những điểm cơ bản về tác phẩm của các nhà văn F. Rabelais, Cervantes M., W. Shakespeare.

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập theo sự hướng dẫn của GV



BT4: Tổng thuật những điểm cơ bản về văn học Cổ điển Pháp thế kỷ XVII và những điểm cơ bản về các tác phẩm của nhà văn Molière.

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập theo sự hướng dẫn của GV



BT5: Tổng thuật những điểm cơ bản về văn học Khai sáng thế kỷ XVIII và những điểm cơ bản về tác phẩm của các nhà văn D.Defoe, J.Goethe.

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập theo sự hướng dẫn của GV



BT6: Tổng thuật những điểm cơ bản về văn học lãng mạn và văn học hiện thực phương Tây thế kỷ XIX; những điểm cơ bản về các tác phẩm của các nhà văn G.Byron, V.Hugo, H.Balzac.

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập theo sự hướng dẫn của GV



BT7: Tổng thuật những điểm cơ bản về văn học hiện đại và hậu hiện đại phương Tây, về các nhà văn J. London, O. Henry, F. Kafka, E. Hemingway, S. Beckett, G. G. Marquez - Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập theo sự hướng dẫn của GV

7.4. Bài tập lớn, tiểu luận

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập ngoài giờ lên lớp theo sự hướng dẫn của GV.



8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: vấn đáp hoặc thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 6 điểm (1 cc, 2 tx, 3 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + trung bình các điểm TX + Điểm ĐK1 + Điểm ĐK1+ Điểm ĐK1):5
TÊN MÔN HỌC: VĂN HỌC ẤN ĐỘ VÀ NHẬT BẢN

(INDIAN AND JAPANESE LITERATURE)

Mã học phần: IJL224

1.Thông tin chung về môn học:

- Số tín chỉ: 02 Số tiết: Tổng: 30 LT: 24 BT: 2,TL: 4

- Loại môn học: Tự chọn

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Không

- Môn học song hành: Không

- Bộ môn phụ trách: Văn học nước ngoài

2. Mục tiêu môn học

2.1. Về kiến thức:

Hình thành nền tảng tri thức cơ bản cho người học, giúp người học chiếm lĩnh kiến thức về hai nền văn học Ấn Độ và Nhật Bản. Sinh viên nhận diện, phân tích và trình bày được tiến trình phát triển, các đặc trưng cơ bản, các hiện tượng và thành tựu của văn học Ấn Độ và Nhật Bản; vị trí của hai nền văn học này trong sự phát triển của văn học thế giới; ảnh hưởng của hai nền văn học này đối với văn học Việt Nam. Sinh viên nhận diện, phân tích được giá trị các tác phẩm văn học Ấn Độ, Nhật Bản được chọn giảng ở trường học Việt Nam.




tải về 2.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương