TRƯỜng đẠi học sư phạM


- NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGÔN NGỮ



tải về 2.01 Mb.
trang19/23
Chuyển đổi dữ liệu07.02.2018
Kích2.01 Mb.
#36259
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   23

- NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGÔN NGỮ


(Culture of ethnic minor groups in Northern mountainous areas

- A study from Linguistics viewpoint)

Mã học phần: CEL 926

1. Thông tin chung về môn học:

- Số tín chỉ: 02 Số tiết: Tổng: 30 LT: 24 BT: 2 TL: 4

- Loại môn học: Tự chọn

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Cơ sở văn hóa

- Môn học song hành: không

- Các yêu cầu đối với môn học:

+ Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình.

+ Sinh viên chủ động, nghiêm túc trong việc học bài cũ, đọc bài mới, tìm đọc tài liệu tham khảo và nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa phổ thông (thể hiện qua việc trả lời câu hỏi, làm bài tập trong vở bài tập).

+ Sinh viên phải tích cực thảo luận, phát biểu ý kiến xây dựng bài trên lớp.



+ Sinh viên phải đi thực tế tìm hiểu về ngôn ngữ và văn hóa các dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam ở Thái Nguyên.

+ Sinh viên phải đi điền dã về ngôn ngữ, cảnh huống ngôn ngữ tại một số địa phương ở khu vực miền núi phía Bắc có đồng bào các DTTS sinh sống.



Bộ môn phụ trách: Ngôn ngữ

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Về kiến thức:

+ Nắm và trình bày được những kiến thức cơ bản có tính chất lí luận về ngôn ngữ trong văn hóa, các đặc trưng văn hóa của ngôn ngữ; những kiến thức cơ bản về khái quát văn hóa và ngôn ngữ các DTTS khu vực miền núi phía Bắc, ngôn ngữ trong đời sống văn nghệ và trong đời sống văn hóa thường nhật của các DTTS khu vực miền núi phía Bắc; đặc biệt là vấn đề ngôn ngữ với việc bảo tồn, phát triển các thành tố văn hóa khác của các DTTS khu vực miền núi phía Bắc…

+ Trình bày và vận dụng được phương pháp điền dã trong ngôn ngữ học và văn hóa học. Biết vận dụng phương pháp miêu tả trong phân tích các đặc điểm ngôn ngữ.

+ Nêu được một cách hệ thống những vấn đề trong văn hóa học nói chung, ngôn ngữ học nói riêng, làm cơ sở cho việc nghiên cứu văn hóa, ngôn ngữ các DTTS.

+ Trình bày được đặc điểm về văn hóa và ngôn ngữ của học sinh người DTTS.

+ Biết vận dụng sự hiểu biết về người học là học sinh DTTS và môi trường giáo dục miền núi vào quá trình giáo dục.



2.2. Về kĩ năng:

+ Rèn luyện năng lực tư duy lí luận về ngôn ngữ trong văn hóa.

+ Có kĩ năng làm việc cá nhân và làm việc nhóm trong việc nghiên cứu, phân tích các hiện tượng văn hóa, ngôn ngữ các DTTS khu vực MNPB và kĩ năng trình bày, thuyết trình về một vấn đề trong văn hóa, ngôn ngữ các DTTS khu vực MNPB.

+ Có kĩ năng vận dụng lí luận và phương pháp điền dã của ngôn ngữ học và văn hóa học để phân tích, nghiên cứu các vấn đề về văn hóa, ngôn ngữ các DTTS khu vực MNPB trong thực tế xã hội Việt Nam và thế giới.

+ Có năng lực lập kế hoạch và thiết kế các hoạt động dạy học trên cơ sở tri thức về văn hóa và ngôn ngữ các DTTS khu vực miền núi phía Bắc vững chắc.

2.3. Về thái độ:

+ Có lòng yêu quý về văn hóa và ngôn ngữ các DTTS, tự hào về những nét đẹp, khả năng biểu đạt tinh tế, uyển chuyển của ngôn ngữ và văn hóa của các DTTS ở Việt Nam.

+ Biết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, ngôn ngữ của các DTTS ở Việt Nam.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học nằm trong khối kiến thức chuyên ngành, thuộc học phần tự chọn. Môn học có nhiệm vụ trang bị cho sinh viên, học viên Ngữ văn hệ thống kiến thức cơ bản về văn hóa của các DTTS khu vực miền núi phía Bắc nhìn từ phương diện ngôn ngữ, vai trò của ngôn ngữ trong việc bảo tồn và phát triển các thành tố văn hóa khác.

Môn học có cấu trúc gồm 4

Thông qua những kiến thức được cung cấp trong nội dung môn chương: Ngôn ngữ với tư cách một thành tố trong văn hóa các DTTS miền núi phía Bắc, Ngôn ngữ trong đời sống văn nghệ của các DTTS khu vực miền núi phía Bắc, Ngôn ngữ trong đời sống văn hóa thường nhật của các DTTS khu vực miền núi phía Bắc, Ngôn ngữ với vấn đề bảo tồn, phát triển các thành tố văn hóa khác của các DTTS khu vực miền núi phía Bắc.học mà người học có thể nắm được những vấn đề cơ bản về ngôn ngữ, văn hóa của các DTTS khu vực miền núi phía Bắc. Người học có điều kiện đi thực tế tìm hiểu về ngôn ngữ và văn hóa tại một số địa phương có đồng bào các DTTS sinh sống. Từ đó, nội dung môn học góp phần giúp người học có khả năng nhận diện và xử lí được những yêu cầu của thực tiễn đặt ra liên quan đến công tác giáo dục ở vùng đồng bào các DTTS.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

This course provides students a specialized and necessary knowledge of linguistics from a cultural viewpoint. The course highlights the role of language in preserving and developing other parts of culture.

The course includes four chapters: Language as a part of culture in Northern ethnic mountainous areas; Language in daily art in Northern ethnic mountainous areas; Language in daily life in Northern ethnic mountainous areas; Language and the question of preserving and enhancing other cultural parts in Northern ethnic mountainous areas.

During the course, students have a chance to do fieldwork in Language in Northern ethnic mountainous areas. Students will be guided to relate these cultural issues to education in these areas.



5. Tài liệu học tập:

[1]. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2004), Chính sách, chiến lược sử dụng và dạy - học tiếng dân tộc, tiếng Việt.

[2]. Nguyễn Hữu Hoành (chủ biên) (2013), Ngôn ngữ, chữ viết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.

[3]. Nguyễn Văn Lộc (chủ biên) (2010), Nghiên cứu bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, văn hóa một số dân tộc thiểu số ở Việt Bắc, Nxb Đại học Thái Nguyên.

[4]. Hoàng Nam (2013), Đặc trưng văn hóa truyền thống 54 dân tộc Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội.

[5]. Nguyễn Thị Bạch Nhạn (chủ biên) (2012), Tài liệu về văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán các dân tộc thiểu số cho giảng viên các trường, lớp dự bị đại học, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Dự án phát triển giáo viên THPT và THCN, Hà Nội.

[6]. Nguyễn Đức Tồn (2010), Đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

[7]. Trần Ngọc Thêm (2013), Những vấn đề văn hóa học lí luận và ứng dụng, Nxb Văn hóa - Văn nghệ, Hà Nội.



6. Tài liệu tham khảo:

[8]. Hoàng Văn An (2007), Nét đẹp văn hóa trong thơ văn và ngôn ngữ dân tộc, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

[9]. Trần Trí Dõi (1999), Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb ĐHQG, Hà Nội.

[10]. Phạm Đức Dương (2007), Bức tranh ngôn ngữ - văn hóa tộc người ở Việt Nam và Đông Nam Á, Nxb ĐHQG, Hà Nội.

[11]. Nguyễn Thu Quỳnh (2009), “Từ ngữ xưng gọi trong tiếng Pà Thẻn”, Kỉ yếu Ngữ học trẻ 2008, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam - Trường Đại học Vinh, tr. 319 - 323.

[12]. Nguyễn Thu Quỳnh (2011), “Đặc điểm ngôn từ trong bài dân ca Hmông Gà công gặp nhau”, Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống, số 8 (190), tr.38 - 43.

[13]. Tạ Văn Thông (chủ biên) (2009), Tìm hiểu ngôn ngữ các dân tộc ở Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội.

[14]. Tạ Văn Thông (2014), Bảo tồn ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, http://www.nhandan.com.vn/khoahoc/khoa-hoc/item/23754202-bao-ton-ngon-ngu-cac-dan-toc-thieu-so-o-viet-nam.html

[15]. Lâm Tiến (2012), “Ngôn ngữ trong văn xuôi dân tộc thiểu số”, http://tonvinhvanhoadoc.vn/van-hoc-viet-nam/phe-binh/6046-ngon-ngu-trong-van-xuoi-dan-toc-thieu-so.html

[16]. Trần Thị Việt Trung (chủ biên) (2010), Bản sắc dân tộc trong thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, Nxb Đại học Thái Nguyên



[17]. Trần Thị Việt Trung (chủ biên) (2014), Nghiên cứu lí luận phê bình Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại - Diện mạo và đặc điểm, Nxb Đại học Thái Nguyên.

[18]. Trung tâm Khoa học Xã hội & Nhân văn Quốc gia (2005), Tinh tuyển văn học Việt Nam, Văn học các dân tộc thiểu số (Văn học dân gian, văn học thành văn), Nxb KHXH, Hà Nội.

[19]. Viện Ngôn ngữ học (1993), Những vấn đề chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội.

[20]. Viện Ngôn ngữ học (1997), Cảnh huống và chính sách ngôn ngữ ở các quốc gia đa dân tộc, Nxb KHXH, Hà Nội..

7. Nhiệm vụ của sinh viên

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập (bài tập cá nhân, bài tập nhóm) được giao.



8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: Thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 3 điểm (1 cc, 1 tx, 1 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + trung bình các điểm TX + Điểm ĐK):3
TÊN MÔN HỌC: NGÔN NGỮ BÁO CHÍ

(MEDIA LANGUAGE)

Mã học phần: NPL 925

1. Thông tin chung về môn học:

- Số tín chỉ: 02 Số tiết: Tổng : 30 LT: 24 BT: 02 TL: 04

- Loại môn học: Tự chọn

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Ngữ dụng - Phong cách học tiếng Việt

- Môn học song hành: Không

- Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

+ Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình.

+ Sinh viên chủ động, nghiêm túc trong việc học và chuẩn bị bài.

- Bộ môn phụ trách: Ngôn ngữ

2. Mục tiêu của môn học:

2.1.Về kiến thức:

Giúp người học có hệ thống kiến thức cơ bản về báo chí và ngôn ngữ báo chí. Cụ thể:

+ Những vấn đề chung: loại hình và thể loại báo chí, đặc điểm các phong cách chức năng ngôn ngữ trong báo chí: chính luận, khoa học, hành chính (trên các phương tiện: ngữ âm- chữ viết, từ vựng, cú pháp, cách thức diễn đạt...), cấu trúc chung của văn bản báo chí, đặc trưng, tính chất của ngôn ngữ báo chí, chuẩn mực và “chệch chuẩn” đối với ngôn ngữ báo chí.

+ Đặc điểm ngôn ngữ của các loại hình và thể loại báo chí tiêu biểu. Sự tương đồng và khác biệt về ngôn ngữ giữa các loại hình và thể loại.

+ Thực trạng, nguyên nhân, giải pháp cho một số vấn đề cụ thể của ngôn ngữ báo chí (tít báo, từ mới, thuật ngữ khoa học, danh pháp khoa học, kí hiệu khoa học…).

2.2. Về kỹ năng:

+ Có kỹ năng phân tích những biểu hiện về ngôn ngữ để chứng minh một văn bản cụ thể thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí hay không.



+ Có kỹ năng viết (viết đúng, viết tức thời, viết hay) các tin, bài về sự kiện, sự việc, con người... với bất cứ thể loại, loại hình báo chí nào.

+ Có kỹ năng chuyển thông tin từ loại hình báo này sang loại hình báo khác.

+ Có kỹ năng viết để đọc (dùng trong báo nói, báo hình).

+ Có kỹ năng đặt tít báo, viết sapô, đặt tiểu mục…

+ Có kỹ năng thiết kế một tổng thể trang báo hay kịch bản chương trình bằng cách kết hợp lựa chọn ngôn ngữ phù hợp và khai thác hiệu quả kênh thông tin phi văn tự.

+ Có kỹ năng xử lý những vấn đề cụ thể của ngôn ngữ báo chí (như: tên riêng, ký hiệu, danh pháp khoa học, thuật ngữ khoa học, số liệu khoa học, chữ tắt).

+ Có kỹ năng kiểm tra chất lượng các sản phẩm báo chí: biên tập bản thảo, đọc đính chính...

2.3. Về thái độ:

+ Thúc đẩy ý thức tự học, tự nghiên cứu, cho người học.

+ Nâng cao trách nhiệm trong hoạt động nhóm.

+ Bồi dưỡng thái độ thẩm mĩ lành mạnh; truyền, kích thích thẩm mĩ tới đối tượng tiếp nhận sản phẩm báo chí.

+ Có ý thức giữ gìn sự phong phú, trong sáng của tiếng Việt trong báo chí, đặc biệt là trong giai đoạn bùng nổ thông tin như hiện nay.

+ Rèn luyện được những phẩm chất cần có của một nhà báo.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Ngôn ngữ báo chí là môn học tự chọn dành cho sinh viên ngành ngữ văn.

Môn học gồm 3 chương: Những vấn đề chung, Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ của các loại hình và thể loại báo chí, Một số phương diện cụ thể của ngôn ngữ báo chí.

Môn học nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức lý luận cơ bản về: báo chí (các loại hình và thể loại báo chí, các phong cách chức năng ngôn ngữ báo chí, kết cấu chung của văn bản báo chí), ngôn ngữ báo chí (đặc trưng ngôn ngữ báo chí, tính chất ngôn ngữ báo chí, chuẩn mực và vấn đề “chệch chuẩn” trong ngôn ngữ báo chí). Ngoài ra, một vài phương diện cụ thể của ngôn ngữ báo chí (tít báo, từ mới, thuật ngữ khoa học, danh pháp khoa học, kí hiệu khoa học, chữ tắt, số liệu…) cũng được nghiên cứu từ sự nhìn nhận về chuẩn mực ngôn ngữ và đặc điểm sử dụng ngôn ngữ của các loại hình và thể loại báo chí. Trên cơ sở ấy, hình thành các kỹ năng cần thiết như: nhận diện các thể loại báo chí, phân tích đặc điểm ngôn ngữ, tạo lập và kiểm tra chất lượng các sản phẩm báo chí...



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:


tải về 2.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương