TRƯỜng đẠi học sư phạM



tải về 2.01 Mb.
trang22/23
Chuyển đổi dữ liệu07.02.2018
Kích2.01 Mb.
#36259
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   23

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Về kiến thức

Môn học hình thành cho người học các kiến thức lí luận chung về năng lực dạy học Ngữ văn, năng lực phát triển chương trình Ngữ văn, kiến thức về kế hoạch dạy học, nắm vững kiến thức về lí luận hoạt động dạy học, phương pháp dạy học Ngữ văn và phương pháp dạy học hiện đại vào thiết kế, tổ chức hoạt động dạy học Ngữ văn, nắm vững kiến thức về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS; nắm vững kiến thức Ngữ văn, các kiến thức khoa học liên ngành và kiến thức xã hội để tham dự vào giải quyết các vấn đề thực tiễn và các vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực trong xã hội.



2.2. Về kĩ năng

Giúp cho sinh viên có những kỹ năng cơ bản sau:

- Kĩ năng tổ chức các hoạt động dạy học; lựa chọn các phương pháp dạy học hiện đại nhằm đa dạng hóa các cách thức tiếp cận kiến thức của học sinh và tạo môi trường học tập đa dạng, phong phú để dạy học đạt hiệu quả.

- Kĩ năng phân tích mục tiêu, thiết kế chương trình Ngữ văn ở trường phổ thông, lựa chọn nội dung kiến thức, thiết kế cấu trúc bài học và nội dung hoạt động dạy học Ngữ văn đạt mục tiêu đặt ra.

- Kĩ năng sử dụng một số phần mềm thông dụng trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn học. Có kĩ năng nghiên cứu đề xuất những giải pháp mới nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động giáo dục Ngữ văn trong nhà trường. Biết lựa chọn những nội dung, phương pháp hình thức phù hợp để thiết kế và tổ chức các hoạt động hướng nghiệp cho HS

- Thành thạo các phương pháp tiếp nhận văn học và tiếp nhận hiệu quả các tác phẩm văn học, cảm thụ tốt các giá trị của tác phẩm văn học.

- Có kĩ năng nghiên cứu phát triển năng lực Ngữ văn cho HS (nghiên cứu phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt, nghiên cứu phát triển năng lực đọc hiểu, nghiên cứu phát triển năng lực làm văn) và năng lực dạy học Ngữ văn cho GV (nghiên cứu phát triển năng lực dạy đọc hiểu, dạy tiếng Việt và dạy làm văn) - xác định đối tượng nghiên cứu, xây dựng đề cương, nghiên cứu lí luận, nghiên cứu thực tiễn, nghiên cứu thực nghiệm, viết báo cáo khoa học.

2.3. Về thái độ

- Qua môn học, sinh viên ý thức rõ về tầm quan trọng của việc trau dồi kiến thức chuyên môn, rèn luyện kĩ năng, kĩ thuật nghiệp vụ, nâng cao năng lực dạy học Ngữ văn và bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức nghề dạy học để trở thành một thầy giáo, cô giáo Ngữ văn vừa hồng vừa chuyên, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay.

- Hình thành thái độ thẩm mĩ lành mạnh và truyền, kích thích thẩm mĩ tới HS, khơi gợi khả năng sáng tạo tác phẩm văn học nghệ thuật, biết đồng cảm và chia sẻ với những tiềm năng sáng tạo của HS.

3.Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Phát triển năng lực dạy học Ngữ văn là môn học nhằm phát triển các năng lực dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông cho sinh viên. Kết cấu của môn học gồm ba chương. Chương 1 cung cấp những kiến thức lí luận chung về năng lực dạy học Ngữ văn: khái niệm năng lực dạy học, môn Ngữ văn và năng lực dạy học Ngữ văn, hình thành năng lực dạy học Ngữ văn. Chương 2 rèn luyện kĩ năng phát triển năng lực xây dựng chương trình nhà trường môn Ngữ văn; năng lực lập kế hoạch dạy - học Ngữ văn; năng lực thiết kế các hoạt động dạy - học Ngữ văn; năng lực sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại; năng lực tổ chức các hoạt động dạy - học Ngữ văn; năng lực cảm thụ, truyền và kích thích xúc cảm nghệ thuật; năng lực kiểm tra, đánh giá; năng lực phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu. Chương 3 rèn luyện năng lực nghiên cứu khoa học; năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục Ngữ văn; năng lực hoạt động nghệ thuật. Để học môn này, sinh viên cần có những kiến thức cơ bản về tâm lí học sư phạm, giáo dục học, tiếng Việt, văn học, lí luận văn học, âm nhạc, hội họa và lí luận dạy học Ngữ văn

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Development of teaching philology capacity will develop students’teaching philology ability for high school students. Structure of the course consists of three chapters: the capacity of building philology school programe; planning teaching – learning philology capacity; design activities teaching – learning philology capacity; the capacity of using modern teaching facilities ; ability of organizing teaching –learning philology activities; capacity of sensing, transmitting and stimulating art emotion; testing and evaluating capacity; capabilities of detecting and fostering gifted students; capacity for scientific research; ability of organizing educational activities philosophy; capacity of operational art. To study this course, students should have basic knowledge of pedagogical psychology, pedagogy, Vietnamese, , literary theory, music, painting and teaching theory .



5. Tài liệu học tập:

[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết qủa học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh (lưu hành nội bộ).

[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu hội thảo kinh nghiệm quốc tế về phát triển chương trình giáo dục phổ thông.

[3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Phát triển chương trình nhà trường

[4]. Nguyễn Viết Chữ (2001), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo thể loại), NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[5]. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.



[6]. Nguyễn Đăng Điệp (2010), Thi pháp học ở Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

[7]. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2005), Phương pháp dạy học Văn, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[8]. Trần Đình Sử - tuyển chọn và giới thiệu (2002), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

6. Tài liệu tham khảo:

[9]. Nguyễn Trọng Hoàn (2001), Rèn tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[10]. Đỗ Kim Hồi (1998), Nghĩ từ công việc dạy văn - NXB Giáo dục, Hà Nội.

[11]. Loic Hervouet (1999), Viết cho độc giả (Lê Hồng Quang dịch), Hội nhà báo Việt Nam, Hà Nội.

[12]. Nguyễn Đăng Mạnh (2007), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[13]. Lữ Huy Nguyên (2000), Ấn tượng văn chương, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.

[14]. Vũ Dương Quỹ - Lê Bảo (2005), Tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông - những con đường khám phá, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[15]. Chu Sơn (2008), Thơ - điệu hồn và cấu trúc, NXB Giáo dục, HN.

[16]. Nguyễn Trí, Nguyễn Trọng Hoàn, Đinh Thái Hương (2003), Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Văn - Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp ³ 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Nắm chắc lí thuyết

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

7.2. Thực hành

- Hoàn thành các bài thực hành của môn học

- Yêu cầu cần đạt đối với phần thực hành: SV cụ thể hoá các kĩ năng đã hướng dẫn ở phần lí thuyết.

7.3. Thực tế: Hoàn thành theo kế hoạch

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Thảo luận, chuyên cần: hệ số 1

  • Kiểm tra giữa học phần: hệ số 2

  • Bài tập lớn, tiểu luận: hệ số 2

  • Điểm thi kết thúc học phần = ½ điểm học phần

  • Hình thức thi: Vấn đáp

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

Điểm TB học phần = (Điểm quá trình (TL+ CC+KTx2+BTLx2) + Điểm thi): 2

6
TÊN MÔN HỌC: THỰC HÀNH SƯ PHẠM 2

Pedagogical Practice 2

Mã học phần:

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 02 Số tiết: Tổng: 30 LT: 10 TH: 10 TL: 5 BT: 5

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết: không

Môn học trước: Lí luận dạy học Ngữ văn

Môn học song hành: không

Các yêu cầu đối với môn học:

*Yêu cầu về cơ sở vật chất:

- Phòng học có máy chiếu.

- Phòng thực hành rộng có nhiều bảng, nhiều máy tính, máy chiếu.

*Yêu cầu đối với sinh viên:

- Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.

- Sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với nhóm và với GV, có nhu cầu tìm tòi, khám phá, trải nghiệm thực tế, đặt câu hỏi, nêu vấn đề và tự tìm cách giải quyết hoặc xin tư vấn của chuyên gia.

- Sinh viên phải chăm chỉ rèn luyện kĩ năng, kĩ thuật dạy học Ngữ văn. Tích cực hoàn thành các bài tập, thực tế chuyên môn.



Bộ môn phụ trách: Phương pháp dạy học Ngữ văn

2. Mục tiêu của môn học:

2.1.Kiến thức:

Cung cấp cho người học những kiến thức cần thiết để hình thành các kĩ năng trong dạy học Ngữ văn.



2.2. Kĩ năng:

- Biết vận dụng kiến thức về kĩ năng dạy học, để thực hành rèn luyện kĩ năng; Biết khai thác và xử lí thông tin trong dạy học Ngữ văn; Có kĩ năng viết và trình bày bảng; Có kĩ năng gợi mở, nêu vấn đề, giảng giải, khái quát kiến thức.

- Biết vận dụng những kiến thức về tổ chức và quản lí lớp học (môi trường học tập, tập thể, nhóm, nội dung, phương pháp…). Xây dựng và duy trì quan hệ lớp học theo hướng thân thiện, tích cực, hiệu quả trong giờ lên lớp. Chủ động, linh hoạt trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp, kĩ thuật tổ chức, quản lí lớp học nhằm tạo môi trường học tập hiệu quả. Tự đánh giá và điều chỉnh phương pháp tổ chức, quản lí lớp học.

2.3. Thái độ:

- Ý thức rõ về tầm quan trọng của việc trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện kĩ năng, kĩ thuật nghề dạy học, nâng cao năng lực dạy học và bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức nghề dạy học để trở thành một thầy giáo, cô giáo Ngữ văn vừa hồng vừa chuyên, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay.

- Quan tâm, chăm lo đến việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục Ngữ văn trong nhà trường phổ thông, góp phần phát triển nền giáo dục tiên tiến, hiện đại.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn Thực hành sư phạm 2 sẽ trang bị cho người học những kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ cơ bản để dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông. Kết cấu của môn học gồm ba chương: Chương 1 thực hành rèn luyện kĩ năng khai thác và xử lí thông tin trong dạy học Ngữ văn: Thực hành kĩ năng khai thác thông tin trong dạy học Ngữ văn; Thực hành kĩ năng xử lí thông tin trong dạy học Ngữ văn. Chương 2 thực hành rèn luyện kĩ năng lên lớp: Thực hành kĩ năng viết, trình bày bảng; Thực hành kĩ năng sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học; Kĩ năng xây dựng câu hỏi và bài tập cho bài học. Chương 3 thực hành luyện tập một số kĩ năng biểu diễn nghệ thuật tích hợp trong dạy học Ngữ văn: Luyện tập hát các bài hát về ngành giáo dục; Luyện tập ngâm thơ, kể chuyện, diễn xướng dân gian; Luyện tập đóng kịch. Để học môn này, sinh viên cần có những kiến thức cơ bản về tâm lí học sư phạm, giáo dục học, công nghệ thông tin, tiếng Việt, văn học và lí luận dạy học Ngữ văn



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Pedagogical Practices 2 will equip students with basic knowledge, skills to teach philology at high school. Structure of the course consists of three chapters: Chapter 1 Practic exploiting and processing information skills in teaching philology: Practice exploiting information skills in teaching philology; Practical information processing skills in teaching philology. Chapter 2 Practic training on- class skills: Practice writing skills, presentation table; Practice using the methods and techniques of teaching skills; Skill of building questions and exercises for the lesson. Chapter 3 practices some art subjects: Practice singing education songs; Train recitation, storytelling, folk; Train drama). To study this course, students should have basic knowledge of pedagogical psychology, pedagogy, Vietnamese, literary theory and teaching.



5. Tài liệu học tập:

[1]. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2000), Phương pháp dạy học tiếng Việt, NXB GD.

[2]. Hoàng Hòa Bình, Nguyễn Minh Thuyết (2012), Phương pháp dạy học tiếng Việt nhìn từ Tiểu học, NXB Giáo dục Việt Nam.

[3]. Nguyễn Thúy Hồng, Nguyễn Quang Ninh (2008), Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[4]. Nguyễn Thanh Hùng (2014), Kĩ năng đọc hiểu Văn, Nxb ĐHSP, Hà Nội.

[5]. Phan Trọng Luận tuyển tập (2005), Nxb, Giáo dục, Hà Nội.



6. Tài liệu tham khảo:

[6]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000) Nghiệp vụ sư phạm: 4 kĩ năng cơ bản môn Văn – tiếng Việt bậc THCS, NXB Giáo dục, Hà Nội.



[7]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Tài liệu tập huấn Vụ Giáo dục trung học, Hà Nội.

[8]. Nguyễn Thúy Hồng, (2007) Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh THCS, THPT, NXB Giáo dục.

[9]. Nguyễn Công Khanh, Đào Thị Oanh, Lê Mỹ Dung (2014), Kiểm tra đánh giá trong giáo dục, NXB Đại học Sư phạm.

[10]. Nguyễn Đăng Mạnh, Đỗ Ngọc Thống, Lưu Đức Hạnh (2008), Muốn viết được bài hay, NXB Giáo dục, Hà Nội.



7. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Hoàn thành các bài tập được giao

- Thử nghiệm đồ dùng, phương tiện dạy học, thử nghiệm kĩ thuật, phương pháp, hình thức dạy học, thử nghiệm cách đánh giá năng lực HS.

- Tiến hành đúng quy trình, thao tác, luyện tập nhiều lần nhằm hình thành kĩ năng, kĩ xảo. Tiêu chí đánh giá kĩ năng: mức độ tự động hóa của thao tác, thời gian thực hiện thao tác, chất lượng của thao tác, hiệu quả đạt được.



8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Thảo luận: hệ số 1

  • Bài tập: hệ số 1

  • Chuyên cần: hệ số 1

  • Kiểm tra thực hành giữa học phần: hệ số 2

  • Điểm thi kết thúc học phần = ½ điểm học phần

  • Hình thức thi: Vấn đáp

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

Điểm TB học phần = (Điểm quá trình (TL+ BT+CC+KTTHx2) + Điểm thi): 2

5

TÊN MÔN HỌC: THỰC HÀNH SƯ PHẠM 3

Pedagogical Practice 3

Mã học phần:

1.Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 02 Số tiết: Tổng : 30 LT: 10 TH : 20 TL: 5 BT: 5

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết: Không

Môn học trước: Lí luận dạy học Ngữ văn, Phương pháp phát triển năng lực ngữ văn cho học sinh phổ thông.

Môn học song hành: Không

Các yêu cầu đối với môn học: Có đủ điều kiện để sinh viên thực hành

Bộ môn phụ trách: Phương pháp dạy học Ngữ văn

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Về kiến thức

Người học nắm được lí luận về kĩ năng soạn giáo án: kĩ năng xác định mục tiêu bài học, kĩ năng sử dụng các phương tiện dạy học, kĩ năng thiết kế các hoạt động dạy học;lí luận về kĩ năng dạy học: kĩ năng tổ chức các hoạt động dạy học, kĩ năng tổ chức các hình thức dạy học; lí luận về kĩ năng kiểm tra đánh giá: kĩ năng kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS, kĩ năng đánh giá hoạt động dạy học....



2.2. Về kĩ năng

Môn học hình thành kĩ năng giảng dạy Ngữ văn cho SV:

- Biết vận dụng kiến thức về kế hoạch dạy học, kế hoạch bài học để xây dựng kế hoạch dạy học Ngữ văn; biết lựa chọn nội dung kiến thức thiết kế cấu trúc bài học và nội dung hoạt động dạy học để xây dựng kế hoạch dạy học bài học đạt mục tiêu đặt ra; linh hoạt trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thực, phương tiện dạy học và các mô hình thiết kế nhằm đa dạng hóa các hoạt động dạy học; linh hoạt sáng tạo trong xây dựng kế học dạy học, bài học nhằm đạt hiệu quả dạy học cao nhất

- Biết vận dụng những kiến thức về tổ chức và quản lí lớp học (môi trường học tập, tập thể, nhóm, nội dung, phương pháp…), xây dựng và duy trì quan hệ lớp học theo hướng thân thiện, tích cực, hiệu quả trong giờ lên lớp, chủ động, linh hoạt trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp, kĩ thuật tổ chức, quản lí lớp học nhằm tạo môi trường học tập hiệu quả. Tự đánh giá và điều chỉnh phương pháp tổ chức, quản lí lớp học.

2.3. Về thái độ

Qua môn học, sinh viên ý thức rõ về tầm quan trọng của việc trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện kĩ năng, kĩ thuật nghề dạy học, nâng cao năng lực dạy học và bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức nghề dạy học để trở thành một giáo viên Ngữ văn đáp ứng được yêu cầu của xã hội trong sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Thực hành sư phạm 3 sẽ trang bị cho người học những kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ cơ bản để dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông. Kết cấu của môn học gồm ba chương. Chương 1 rèn luyện kĩ năng soạn giáo án: kĩ năng xác định mục tiêu bài học, kĩ năng sử dụng các phương tiện dạy học, kĩ năng thiết kế các hoạt động dạy học. Chương 2 rèn luyện kĩ năng dạy học: kĩ năng tổ chức các hoạt động dạy học, kĩ năng lựa chọn hình thức tổ chức lớp học. Chương 3 rèn luyện kĩ năng kiểm tra đánh giá: kĩ năng kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS, kĩ năng đánh giá hoạt động dạy học.... Để học môn này, sinh viên cần có những kiến thức cơ bản về tâm lí học sư phạm, giáo dục học, tiếng Việt, văn học và lí luận dạy học Ngữ văn.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Pedagogical Practices 3 will equip students with basic knowledge, skills to teaching philology at high school. Structure of the course consists of three chapters. Chapter 1 skills trains making lesson plan skills: identifying lesson objective skills, use of teaching facilities skills, the design skills of teaching activities. Chapter 2 practice teaching skills: design skills of teaching activities, organizational skills of teaching activities. Chapter 3 train assessment skills: skills assessment of students’ learning outcomes, skills assessment activities.... To learn this subject, students should have basic knowledge of pedagogical psychology, pedagogy, Vietnamese, literary and theoretical teaching philology.



5. Tài liệu học tập:

[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết qủa học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh (lưu hành nội bộ).

[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu hội thảo kinh nghiệm quốc tế về phát triển chương trình giáo dục phổ thông.

[3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Phát triển chương trình nhà trường

[4]. Nguyễn Viết Chữ (2001), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo thể loại), NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[5]. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

[6]. Nguyễn Đăng Điệp (2010), Thi pháp học ở Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam, H

[7]. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2005), Phương pháp dạy học Văn, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[8]. Trần Đình Sử - tuyển chọn và giới thiệu (2002), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

6. Tài liệu tham khảo:

[9]. Nguyễn Trọng Hoàn (2001), Rèn tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[10]. Đỗ Kim Hồi (1998), Nghĩ từ công việc dạy văn - NXB Giáo dục, Hà Nội.

[11]. Loic Hervouet (1999), Viết cho độc giả (Lê Hồng Quang dịch), Hội nhà báo Việt Nam, Hà Nội.

[12]. Nguyễn Đăng Mạnh (2007), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[13]. Lữ Huy Nguyên (2000), Ấn tượng văn chương, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.

[14]. Vũ Dương Quỹ - Lê Bảo (2005), Tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông - những con đường khám phá, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[15]. Chu Sơn (2008), Thơ - điệu hồn và cấu trúc, NXB Giáo dục, HN.

[16]. Nguyễn Trí, Nguyễn Trọng Hoàn, Đinh Thái Hương (2003), Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Văn - Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp ³ 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Nắm chắc lí thuyết

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

7.2. Thực hành

- Hoàn thành các bài thực hành của môn học

- Yêu cầu cần đạt đối với phần thực hành: SV cụ thể hoá các kĩ năng đã hướng dẫn ở phần lí thuyết.

7.3. Thực tế: Hoàn thành theo kế hoạch

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Thảo luận, bài tập, chuyên cần: hệ số 1

  • Kiểm tra thực hành giữa học phần: hệ số 2

  • Điểm thi kết thúc học phần = ½ điểm học phần

  • Hình thức thi: Vấn đáp

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

Điểm TB học phần = (Điểm quá trình (TL+ BT+CC+KTTHx2) + Điểm thi): 2

5
TÊN MÔN HỌC: ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN

Evaluation of teaching philosophy

Mã học phần: ETP327

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 02 Số tiết: Tổng : 30 LT: 24 TL: 4 BT: 2

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết: Không

Môn học trước: Lí luận dạy học Ngữ văn

Môn học song hành: Không

Các yêu cầu đối với môn học:

*Yêu cầu về cơ sở vật chất:

- Phòng học có máy chiếu.

- Phòng thực hành rộng có nhiều bảng, nhiều máy tính, máy chiếu.

*Yêu cầu đối với sinh viên:

- Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.

- Sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với nhóm và với GV, có nhu cầu tìm tòi, khám phá, trải nghiệm thực tế, đặt câu hỏi, nêu vấn đề và tự tìm cách giải quyết hoặc xin tư vấn của chuyên gia.

- Sinh viên phải chăm chỉ rèn luyện kĩ năng, kĩ thuật dạy học làm văn. Tích cực hoàn thành các nhiệm vụ thực hành, thực tế chuyên môn.



Bộ môn phụ trách: Phương pháp dạy học Ngữ văn

2. Mục tiêu của môn học:

Môn học hình thành năng lực đánh giá trong dạy học Ngữ văn cho người học:



2.1.Về kiến thức:

- Nắm vững lí luận về đánh giá, đánh giá trong dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực. Nắm vững kiến thức về KTĐG kết quả học tập của HS.

- Nắm vững tiêu chí, quy trình, các hình thức KTĐG kết quả học tập của HS theo PISA; Có kĩ năng đánh giá năng lực Ngữ văn của HS theo PISA.



2.2. Về kĩ năng:

- Có kĩ năng vận dụng các hình thức KTĐG, đồng thời vận dụng linh hoạt các hình thức đổi mới, kiểm tra đánh giá.

- Có kĩ năng thiết kế các đề kiểm tra, đánh giá tự luận và trắc nghiệm. Sử dụng được một số phần mềm thông dụng trong KTĐG kết quả học tập môn học.

- Có những nghiên cứu, đề xuất đổi mới công tác KTĐG kết quả học tập của HS nhằm nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn.



2.3. Về thái độ: Qua môn học, sinh viên ý thức rõ về tầm quan trọng của việc trau dồi kiến thức chuyên môn, rèn luyện kĩ năng, kĩ thuật nghề, nâng cao năng lực dạy học Ngữ văn và bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức nghề dạy học để trở thành một thầy giáo, cô giáo Ngữ văn vừa hồng vừa chuyên, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay.


tải về 2.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương