TRƯỜng đẠi học sư phạM



tải về 2.01 Mb.
trang16/23
Chuyển đổi dữ liệu07.02.2018
Kích2.01 Mb.
#36259
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   23

2.3. Về thái độ:

- Giúp người học có cảm xúc, thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh, yêu quý và trân trọng giá trị của văn học, năng lực sáng tạo của nhà văn, phát huy vai trò của chủ thể tiếp nhận.

- Bồi dưỡng tình yêu với văn học và nghề nghiệp.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học cung cấp cho sinh viên những tri thức lý luận văn học về tác phẩm văn học như: khái niệm tác phẩm văn học, đề tài, chủ đề, tư tưởng tác phẩm văn học, nhân vật văn học, kết cấu tác phẩm văn học; Các vấn đề về thể loại văn học như: Nguyên tắc phân loại tác phẩm văn học, loại tác phẩm tự sự, loại tác phẩm trữ tình, loại tác phẩm kịch... Đây là hệ thống lý thuyết làm cơ sở cho việc tìm hiểu và lý giải những vấn đề của văn học Việt Nam và văn học thế giới. Những tri thức do môn học đem lại cũng sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng cho công tác nghiên cứu khoa học ngành ngữ văn và việc giảng dạy sau này ở trường phổ thông.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

This course provides students with the knowledge of literary theory about literary such as literary concepts, topics, themes, ideas literature, literary character, structural of literary; The problem of literary genres such as taxonomies literary, type of work narrative, type of work lyrical, type of work dramatic ... This is the theoretical foundation as a basis for understanding and explaining the problems of Vietnam's literature and world literature. Knowledge by giving subjects will also provide students with the foundation knowledge for the scientific research sector philology and later teaching in secondary schools.

5. Tài liệu học tập:

[1]. Phương Lựu (Chủ biên) (2002), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[2]. Hà Minh Đức (chủ biên) (2007), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Tài liệu tham khảo:

[3]. Aristote (1999) Nghệ thuật thi ca. Lưu Hiệp - Văn Tâm Điêu Long, Nxb Văn học.

[4]. M.Bakhtin (1992) Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Bản dịch) Trường viết văn Nguyễn Du.

[5]. Sylvan Barnet (1992) … Nhập môn văn học (Bản dịch) Trường viết văn Nguyễn du.

[6]. Nguyễn Văn Dân (1999) Nghiên cứu văn học - Lý luận và ứng dụng, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[7].Đặng Anh Đào (1995) Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[8]. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[9]. I.Lixevich (1994) Tư tưởng văn học cổ Trung Quốc, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[10]. Phương Lựu (2001) Lý luận phê bình văn học phương Tây thế kỷ XX, Nxb Giáo Dục, Trung Tâm văn hóa Đông Tây.

[11]. G.N.Pospelov (Chủ biên) (1998) Dẫn luận nghiên cứu văn học (Bản dịch) Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[12]. Trần Đình Sử (1996) Lý luận phê bình văn học, Nxb Hội Nhà văn.

[13]. Từ điển văn học (Bộ mới) (2004) Nxb Thế giới.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần thí nghiệm, thực hành: Không

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận:

+ SV sẽ được giao bài tập nhóm theo nội dung từng phần học

+ Sản phẩm đạt được:

- Nhóm sinh viên phải trình bày kết quả đạt được bằng P.P, Media hoặc các hoạt cảnh.

- Nhóm sinh viên sau khi hoàn thành bài tập được giao cần nộp văn bản mô tả quá trình làm việc của các cá nhân trong nhóm.

7.4. Phần khác: Không

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 3 điểm (1 cc, 1 tx, 1 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + Trung bình các điểm TX + Điểm ĐK1+ĐK2):4
TÊN MÔN HỌC: TIẾN TRÌNH VĂN HỌC

Literary process

Mã học phần: LIP 233

1. Thông tin chung về môn học:

- Số tín chỉ: 03

- Số tiết: Tổng : 45 LT: 36; BT, TL: 9

- Loại môn học: Bắt buộc



- Các học phần tiên quyết: không

- Môn học trước: Tác phẩm và thể loại văn học

- Môn học song hành: không

- Các yêu cầu đối với môn học: Phòng học rộng, có máy chiếu

- Bộ môn phụ trách: Lý luận văn học

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Về kiến thức:

+ Giúp sinh viên biết, thông hiểu những tri thức cơ bản về sự hình thành và các nguyên tắc sáng tạo của từng trào lưu văn học nghệ thuật trên thế giới như: chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực phê phán, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa… Góp phần định hình tri thức về sự hình thành các trào lưu, tri thức về sự vận động không ngừng của văn học để hướng tới sự hoàn thiện về tư duy nghệ thuật. Môn học đồng thời cung cấp hiểu biết về sự tác động qua lại giữa các hiện tượng văn học. Đặc biệt là sự tác động giữa văn học châu Âu và văn học Việt Nam.



2.2. Về kỹ năng:

+ Phát huy năng lực giải quyết vấn đề (vận dụng kiến thức của môn học để giải quyết các vấn đề khoa học Ngữ văn và nghệ thuật), năng lực sáng tạo (hình thành và kết nối các ý tưởng mới để tiếp nhận bài học một cách hiệu quả), năng lực giao tiếp (rèn luyện các kỹ năng sư phạm, phát huy năng lực giao tiếp sư phạm trong giảng dạy...)

+ Bồi dưỡng năng lực dạy học và năng lực hoạt động xã hội (giúp người học có cảm xúc, thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh, biết vận dụng tri thức về trào lưu văn học để thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học Ngữ văn, tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp, hiệu quả, vận dụng trong các hoạt động báo chí, phê bình, sáng tác văn nghệ…)

+ Kĩ năng phân kì lịch sử văn học từ đó ứng dụng vào giảng dạy các bài giảng văn học sử ở nhà trường phổ thông.

+ Kĩ năng phân tích các tác phẩm thuộc từng trào lưu theo đặc trưng về nguyên tắc sáng tạo. Từ đó có khả năng soạn giảng các tác phẩm ứng với từng tròa lưu đó.

2.3. Về thái độ:

Hình thành thái độ sống cân bằng giữa lý trí và cảm xúc, có cái nhìn phê phán với các hiện tượng xấu, hình thành lý tưởng cho thế hệ trẻ. Đồng thời môn học cũng góp phần kích thích tư duy sáng tạo, khát khao đi tìm cái mới trong nghệ thuật và văn học.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Tiến trình văn học là một môn học có tính chất cơ sở, giúp người học nắm vững các vấn đề cơ sở xã hội, cơ sở triết học, đặc điểm và nguyên tắc sáng tạo của các trào lưu văn học trên thế giới như: Chủ nghĩa cổ điển, Chủ nghĩa lãng mạn, Chủ nghĩa hiện thực phê phán... Môn học còn khảo sát sự ảnh hưởng của các trào lưu văn học đó tới văn học Việt Nam và sự giao lưu, ảnh hưởng giữa các nền văn học trên thế giới. Đồng thời, nó cũng chỉ ra quy luật vận động của lịch sử văn học hướng tới sự hoàn thiện về tư duy nghệ thuật.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Literary process is the basis subject to help learners understanding of social, philosophical basis, characteristics and principles of the creative literary movement in the world such as: classicism, romanticism, realism... The subject also surveys the influence of the literary movement to Viet Nam literature and the exchange of literatures on the wourld. At the same time, it also points campaign rules of literary history towards the perfection of thinking art.



5. Tài liệu học tập:

[1]. Hà Minh Đức (chủ biên) (1995) Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[2]. Phương Lựu (chủ biên) (2006) Lý luận văn học (tâp 3), Nxb ĐHSP Hà Nội.

[3]. Trần Đình Sử (1996) Lý luận phê bình văn học, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.



6. Tài liệu tham khảo:

[4]. Aristote (1999) Nghệ thuật thi ca. Lưu Hiệp. Văn Tâm Điêu Long, Nxb Văn học.



[5]. M.Bakhtin (1992) Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Bản dịch) Trường viết văn Nguyễn Du.

[6] Sylvan Barnet (1992) … Nhập môn văn học (Bản dịch) Trường viết văn Nguyễn Du.



[7]. Nguyễn Văn Dân (1999) Nghiên cứu văn học - Lý luận và ứng dụng, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[8]. Đặng Anh Đào (1995) Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[9]. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1996) Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[10]. I.Lixevich (1994) Tư tưởng văn học cổ Trung Quốc, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[11]. Phương Lựu (2001) Lý luận phê bình văn học phương Tây thế kỷ XX, Nxb Giáo Dục, Trung Tâm văn hóa Đông Tây.

[12]. G.N.Pospelov (Chủ biên) (1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học (Bản dịch) Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[13]. Từ điển văn học (Bộ mới) (2004) Nxb Thế giới.

[14]. Xavier Đarcos (1997) Lịch sử văn học Pháp (Trương Quang Địch dịch) Nxb Văn hóa thông tin.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần thí nghiệm, thực hành: Không

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận:

+ SV sẽ được giao bài tập nhóm theo nội dung từng phần học

+ Sản phẩm đạt được:

- Nhóm sinh viên phải trình bày kết quả đạt được bằng P.P, Media hoặc các hoạt cảnh.

- Nhóm sinh viên sau khi hoàn thành bài tập được giao cần nộp văn bản mô tả quá trình làm việc của các cá nhân trong nhóm.

7.4. Phần khác: Không

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 3 điểm (1 cc, 1 tx, 1 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + trung bình các điểm TX + Điểm ĐK1 + ĐK2):4

TÊN MÔN HỌC: ÂM NHẠC, NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH VỚI VĂN HỌC

MUSIC, ART OF PLASTIC WITH LITERATURE



Mã học phần: MVL224

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 02

Số tiết: Tổng : 30 LT: 15; TH:15

Loại môn học: tự chọn

Các học phần tiên quyết: không

Môn học trước: Mĩ học và nguyên lí lí luận văn học

Môn học song hành: không

Các yêu cầu đối với môn học: Sinh viên phải có các loại tài liệu học tập, có các dụng cụ, nguyên vật liệu cần thiết cho thực hành.

Bộ môn phụ trách: Giáo dục Nghệ thuật

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Về kiến thức:

Người học có được những hiểu biết về các thuộc tính cơ bản của nghệ thuật Âm nhạc, nghệ thuật Tạo hình, Mối liên hệ hữu cơ của hai thể loại nghệ thuật này với Văn học. Nhận diện được các thuộc tính Âm nhạc, tính Tạo hình trong Văn học. Giúp người học sẽ có được sự hiểu biết giá trị của các thuộc tính này trong nghệ thuật văn chương; có sự cảm nhận, cảm thụ sâu sắc hơn khi thưởng thức, phân tích tác phẩm văn học.



2.2. Về kỹ năng:

Thông qua một số bài thực hành, người học được trải nghiệm quá trình hoạt động nghệ thuật của hai loại hình nghệ thuật Âm nhạc, Mĩ thuật, sự cảm nhận, cảm thụ Văn học sẽ trở nên sinh động và sâu sắc.

Phân tích được tính Âm nhạc, tính Tạo hình trong tác phẩm văn học cụ thể.

2.3. Về thái độ:

Người học có thể hiểu biết, cảm nhận được một cách sâu sắc hơn giá trị nghệ thuật tính tạo hình, tính nhạc với mối quan hệ qua lại được thể hiện trong các loại hình nghệ thuật

Vận dụng sự hiểu biết về tính nhạc, tính tạo hình vào sáng tác văn chương của bản thân được tốt hơn.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Phần Nghệ thuật Âm nhạc với Văn học

Nhận thức biết, hiểu được nghệ thuật Âm nhạc.

- Nêu được khái niệm về Âm nhạc.

- Hiểu được tác dụng của Âm nhạc và giá trị nghệ thuật của loại hình nghệ thuật này.

- Nêu được các thuộc tính và từng thuộc tính của Âm nhạc, sự liên quan mật thiết với Văn học.

- Nêu được và diễn giải các khái niệm về nhịp, tiết nhịp, tiết tấu. Mối quan hệ và sự liên quan tương tác giữa các khái niệm đó với ngôn ngữ văn học.

- Nêu được các ví dụ cụ thể để chứng minh rằng giữa 2 loại hình nghệ thuật này có mối liên hệ mật thiết với nhau.

- Sinh viên hiểu được và tư duy Nhạc tính trong văn; Nhạc tính trong Thơ qua các ví dụ chứng minh, phác họa cụ thể.

- Kỹ năng thực hành một số tác phẩm thơ phổ nhạc (đọc thơ, hát theo đúng yêu cầu)

Phần Nghệ thuật Tạo hình với Văn học

Biết và hiểu về nghệ thuật Tạo hình với các cơ sở tạo hình, đặc điểm, tiếng nói của ngôn ngữ tạo hình: đường nét, hình, mảng, khối, màu sắc, đậm nhạt, sáng tối, bố cục...

- Hiểu biết khái niệm tính tạo hình trong Mĩ thuật, qua đó hiểu biết và phân tích được tính Tạo hình trong Văn học.

- Qua thực hành vẽ tranh để người học có được sự hiểu biết hơn về nghệ thuật tạo hình, được trải nghiệm qua quá trình sáng tạo nghệ thuật hội họa.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Content: Art and Literature Music

- Awareness and know, to understand the art of music.

- If the concept of music.

- Understand the effects of music and artistic value of this art form.

- If the attributes and each attribute is closely related to the literature through reading and language matter.

- To outline and interpret the concept of rhythm, more rhythm, rhythm. Relationships and the related interaction with literary concepts.

- If the specific examples to demonstrate that between the two art forms have been linked closely together.

- Students understand and compute the office thinking music; Popular Music in Poetry through examples demonstrate, outlining specific.

- Practical Skills some poems to music (read poetry, sing as required in the art)

Content: Art and Literature Shape

    Know and understand the art of shaping and forming the basis of characteristics, the voice of the visual language: line, shape, array, mass, color, dark, light and dark, layouts..

- Understand the concept of visual arts in the United States, through which knowledge and analysis are shaping the Literature

- Through the practice of painting for learners to gain a better understanding of the visual arts, be experienced through the process of creating art painting.



5. Tài liệu học tập:

[1] Trịnh Tuấn, (2014), Lý thuyết Âm nhạc cơ bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[2] Việt Nam những bài hát phổ thơ, (2000), Nxb Quân đội nhân dân.

[3]. Phạm Thị Chỉnh - Trần Tiểu Lâm, (2006), Giáo trình Mĩ thuật, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[4]. Nguyễn Quốc Toản,(2006), Giáo trình Mĩ thuật, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội



6. Tài liệu tham khảo:

[5]. Nguyễn Văn Tỵ, (1999), Bố cục và các loại tranh khác, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

[6]. Nguyễn Quân, (1996), Tiếng nói của hình và sắc, Nxb Văn hóa.

[7]. Lê Huy Văn, Trần Từ Thành, (2010), Cơ sở tạo hình, Nxb Mỹ thuật

[8]. Nguyễn Duy Lẫm, Đặng Thị Bích Ngân, (2007) Màu sắc và phương pháp vẽ màu, Nxb Mỹ thuật.

[9]. PGS-TS Trần Duy Hinh, (2010), Giáo trình Nghệ thuật học, Nxb Giao thông Vận tải.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

Nghiên cứu đề cương môn học, Nghiên cứu tài liệu, làm bài tập được giao, tham gia các hoạt động do giáo viên tổ chức,



7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần thực hành

- Các bài thực hành phần nội dung nghệ thuật Âm nhạc của môn học:

+ Đọc, hát các bài thơ tình phổ nhạc

+ Đọc hát các bài thơ cách mạng phổ nhạc

+ Phân tích tính nhạc trong tác phẩm văn học cụ thể

- Yêu cầu cần đạt đối với phần thực hành:

+ Đọc diễn cảm các bài thơ phổ nhạc

+ Hát đúng tính chất của bài hát theo sự hướng dẫn của giáo viên

+ Viết tiểu luận phân tích tính Nhạc trong tác phẩm văn học cụ thể



- Các bài thực hành phần nội dung nghệ thuật Tạo hình của môn học:

+ Vẽ tranh

+ Viết tiểu luận phân tích tính Tạo hình trong tác phẩm văn học cụ thể

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận:

* Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận phần Nghệ thuật Âm nhạc:

Viết một bài phân tích tác phẩm Văn học (tự chọn) về tính Âm nhạc được thể hiện trong tác phẩm ấy.

Yêu cầu cần đạt: nhận diện và thấy được vai trò và giá trị nghệ thuật của tính âm nhạc tạo nên giá trị thẩm mĩ cho tác phẩm văn học

* Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận phần Nghệ thuật Tạo hình:

Viết một bài phân tích tác phẩm Văn học (tự chọn) về tính Tạo hình được thể hiện trong tác phẩm ấy.

- Yêu cầu cần đạt: nhận diện và thấy được vai trò và giá trị nghệ thuật của tính tạo hình tạo nên giá trị thẩm mĩ cho tác phẩm văn học

7.4. Phần khác: Không

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: vấn đáp

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 3 điểm (1 cc, 1 tx, 1 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của ðiểm ðánh giá chuyên cần, ðiểm ðánh giá thýờng xuyên và ðiểm ðánh giá ðịnh kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + Trung bình các điểm TX + Điểm ĐK): 3

TÊN MÔN HỌC: VĂN HỌC TRUNG QUỐC

(CHINESE LITERATURE)



Mã học phần: CNL231

1. Thông tin chung về môn học:

- Số tín chỉ: 03 Số tiết: Tổng : 45 LT: 36, BT: 3, TL: 4

- Loại môn học: Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Không

- Môn học song hành: Không

- Bộ môn phụ trách: Văn học nước ngoài

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Về kiến thức:

Hình thành nền tảng tri thức cơ bản cho người học, giúp người học chiếm lĩnh kiến thức về văn học Trung Quốc. Bao gồm: Tiến trình phát triển, các đặc trưng cơ bản, các hiện tượng và đỉnh cao văn học; thành tựu và hạn chế; vị trí, vai trò của văn học Trung Quốc trong sự phát triển của văn học thế giới, ảnh hưởng của văn học Trung Quốc đối với văn học Việt Nam; các tác gia, tác phẩm tiêu biểu được chọn giảng trong học phần và các tác phẩm được chọn giảng ở trường học Việt Nam.



2.2. Về kĩ năng:

Hình thành cho người học các năng lực: sử dụng kiến thức văn học và lý luận văn học vào tiếp nhận tác phẩm qua bản dịch (cảm nhận, phân tích, đọc hiểu) các văn bản văn học nước ngoài; vận dụng kiến thức về văn học Trung Quốc để giải mã các hiện tượng văn học cùng đặc trưng thể loại; vận dụng những kiến thức từ tác phẩm văn chương vào giải quyết các vấn đề của khoa học Ngữ văn, giải quyết các vấn đề thực tiễn đời sống, đặc biệt trong giảng dạy văn học; Biết cách tư duy sâu và diễn đạt đúng, hay; Biết tìm những ý tưởng, cách thức biện pháp mới để tạo ra những sản phẩm mới; Đề xuất được cách tiếp cận, giảng dạy các tác phẩm, đoạn trích các tác phẩm văn học nước ngoài tại trường học Việt Nam



2.3. Về thái độ:

Hình thành trong người học thái độ: Khách quan trong nghiên cứu, thảo luận; Cầu thị, sáng tạo trong tiếp nhận; Có trách nhiệm với bản thân, với công việc và với cộng đồng; Yêu, trân trọng những giá trị thẩm mĩ, nhân văn trong văn học Trung Quốc, từ đó hình thành những phẩm chất tốt đẹp của con người hiện đại, văn minh.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học nằm trong khối kiến thức chuyên ngành, trang bị cho người học kiến thức cơ bản về văn học Trung Quốc, phần kiến thức bắt buộc phải có đối với sinh viên sư phạm chuyên ngành Ngữ văn, giúp người học có nền tảng kiến thức cần thiết để học tốt phần văn học Việt Nam, giảng dạy tốt phần Văn học Trung Quốc nói riêng, văn học nước ngoài nói chung ở trường học Việt Nam.

Môn học gồm có 9 chương, cung cấp cho người học một cái nhìn tương đối hệ thống, sâu rộng diện mạo văn học Trung Quốc từ những vấn đề chung (đất nước, con người; những thành tựu văn hóa tiêu biểu, tiến trình văn học…) đến những vấn đề cụ thể (các hiện tượng, tác gia, tác phẩm); Hướng dẫn người học nghiên cứu sâu một số hiện tượng đỉnh cao và các tác giả tiêu biểu như: Kinh thi, Lí Bạch, Đỗ Phủ, La Quán Trung, Tào Tuyết Cần, Lỗ Tấn, Cao Hành Kiện, Mạc Ngôn; Định hướng kiến thức cần đạt và phương pháp giảng dạy một số tác phẩm, đoạn trích tác phẩm văn học Trung Quốc được giảng dạy trong nhà trường Việt Nam.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

This course provides students a basic, specialized and necessary knowledge of Chinese literature which help students in learning other literatures and in teaching Chinese literature and foreign literature at Vietnamese high schools. Its content includes nine chapters. The course mentions general Chinese geography, history, peoples, and culture. The course focuses on analyzing specific issues, including periods of Chinese literature, Classic of Poetry, poems of Lí Bạch (Li Bai), poems of Đỗ Phủ (Du Fu), La Quán Trung (Luo Guanzhong), novels of Tào Tuyết Cần (Cao Xueqin), stories of Lỗ Tấn (Lu Xun), novels of Cao Hành Kiện (Gao Xingjian), and works of Mạc Ngôn (Mo Yan). The course deals with how to teach Chinese literature effectively at Vietnamese high schools as well.




tải về 2.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương