TRƯỜng đẠi học sư phạM


Mô tả tóm tắt nội dung môn học



tải về 2.01 Mb.
trang13/23
Chuyển đổi dữ liệu07.02.2018
Kích2.01 Mb.
#36259
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   23

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học


Môn học trang bị cho sinh viên những tri thức cơ bản về ngôn ngữ văn tự Hán (hình thể, kết cấu, âm đọc, ý nghĩa, các quy tắc về từ pháp và cú pháp…); cung cấp kiến thức về ngữ văn Hán Nôm cổ, từ đó giúp cho sinh viên ngành Ngữ văn hiểu được một cách chính xác và sâu sắc hơn những vấn đề liên quan đến từ nguyên từ nghĩa của bộ phận từ Việt gốc Hán; cảm nhận được một cách đầy đủ và thấu đáo cái hay cái đẹp của những tác phẩm thơ văn viết bằng chữ Hán chữ Nôm. Bên cạnh đó môn học cũng sẽ giúp sinh viên có khả năng thực tế để góp phần thực hiện nhiệm vụ kế thừa và phát huy những tinh hoa trong truyền thống lâu đời của nền văn hóa dân tộc.

Môn học này giới thiệu các văn bản tiêu biểu, thuộc các thể loại Hán văn Trung Hoa và Việt Nam. Các đơn vị văn bản được tuyển chọn phần lớn có mặt trong chương trình môn Ngữ văn các cấp. Môn học nhằm cung cấp cho sinh viên những tri thức cơ sở, nòng cốt để từ đó tiếp nhận, xử lí tốt nhất phần dạy học các tác phẩm văn học viết bằng chữ Hán trong chương trình môn Ngữ văn ở bậc phổ thông.


4. Course outline


The course equips student with basic knowledge of Sino language (forms, phonemes, phonetics, sematics and basic rules of syntax and lexeme); providing knowledge about ancient Sino – nom literature, therefore, it will help students in philology department understand some problems relating to words, word origine and meanings in separate parts of sino words in Vietnamese correctly and thoroughly. Consequently, students will relize the beauty of works in literary in Sino - Nom completely. Besides, this course will help students estaldish their real abilities to inherite and develop our country’ culture and traddition.

This course introduces significant texts, belonging China and Vietnam Sino Texts carefully selected mainly appear in philology curriculums at schools. Also, it provides students with basic knowledge to process and analyze works in Chinese – Vietnamese for their future teaching curriculum at high school.


5. Tài liệu học tập


[1]. Đặng Đức Siêu (2007), Ngữ văn Hán Nôm, Tập 1, NXB ĐHSP, Hà Nội.

[2]. Đặng Đức Siêu (2007), Ngữ văn Hán Nôm, Tập II, NXB ĐHSP, Hà Nội.

[3].Đặng Đức Siêu, Nguyễn Ngọc San (2007), Ngữ văn Hán Nôm, Tập III, NXB ĐHSP, Hà Nội.

[4]. Đặng Đức Siêu (1990), Thực hành Ngữ văn Hán Nôm, NXB Giáo dục, Hà Nội.


6. Tài liệu tham khảo


[5]. Phan Văn Các (1985), Giáo trình Hán Nôm, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[6]. Nguyễn Thạch Giang (1993), Từ ngữ văn Nôm, NXB KHXH, Hà Nội.

[7]. Phạm Văn Khoái (2001), Giáo trình Hán văn Lý – Trần, NXB ĐHQG HN, Hà Nội.

[8]. Đoàn Ánh Loan (2003), Điển cố và nghệ thuật sử dụng điển cố, NXB ĐHQG, TP HCM.

[9]. Ngô Đức Thọ, Trịnh Khắc Mạnh (2007), Cơ sở văn bản học Hán Nôm, NXB KHXH, Hà Nội.

[10]. Nguyễn Ngọc San (chủ biên) (2010), Từ điển giải thích điển cố văn học dùng trong nhà trường, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[11]. Đặng Đức Siêu (1999), Ngữ liệu văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[12]. Đặng Đức Siêu (1968), Giáo trình cổ văn, Tập I, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[13]. Trần Đình Sử (2005), Thi pháp văn học trung đại Việt Nam, NXB ĐHQG Hà Nội.

[14]. Đinh Trọng Thanh (2005), Giáo trình ngữ pháp Hán ngữ cổ đại, NXB ĐHQG, Hà Nội.

[15]. Viện KHXH VN (2002), Ngữ văn Hán Nôm, Tập I, NXB KHXH, Hà Nội.

[16]. Viện KHXH VN (2002), Ngữ văn Hán Nôm, Tập II, NXB KHXH, Hà Nội.

[17]. Viện KHXH VN (2004), Ngữ văn Hán Nôm, Tập III, NXB KHXH, Hà Nội.

[18]. Viện KHXH VN (2004), Ngữ văn Hán Nôm, Tập 4, NXB KHXH, Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên


- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận: Đọc đề cương, giáo trình, tài liệu tham khảo, nghiên cứu nội dung thảo luận, trình bày ý kiến thảo luận ngắn gọn, sáng rõ.

- Hoàn thành các bài tập được giao: Nghiên cứu bài tập, trình bày kết quả, có thể tìm thêm các dạng bài tập cho phong phú và thiết thực. Trong quá trình làm bài tập nếu nảy sinh vấn đề cần đưa ra trao đổi và thảo luận với SV khác, với GV.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: vấn đáp hoặc thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 4 điểm (1 cc, 1 tx, 2 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + trung bình các điểm TX + 2 Điểm ĐK):4
TÊN MÔN HỌC: DẠY HỌC TỪ HÁN VIỆT Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

(Teaching Chinese – Vietnamese lexeme at high school)

Mã học phần: TLS421

1. Thông tin chung về môn học


- Số tín chỉ: 02

- Số tiết: Tổng : 30 LT: 20, BT:5, TH: 5

- Loại môn học: Tự chọn

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Văn bản Hán văn Trung Hoa và Việt Nam

- Môn học song hành: Không

- Các yêu cầu đối với môn học:

+ Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.

+ Sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với nhóm và với GV, có nhu cầu tìm tòi, khám phá, trải nghiệm thực tế, đặt câu hỏi, nêu vấn đề và tự tìm cách giải quyết hoặc xin tư vấn của chuyên gia.

+ Sinh viên phải chăm chỉ rèn luyện, làm đầy đủ bài tập và thực hành các kĩ năng theo sự hướng dẫn của GV.



- Bộ môn phụ trách: Văn học Dân gian – Trung đại – Hán Nôm


tải về 2.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương