TRƯỜng đẠi học sư phạM



tải về 2.01 Mb.
trang10/23
Chuyển đổi dữ liệu07.02.2018
Kích2.01 Mb.
#36259
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   23

4. Course outline


The course is one of the core, professional modules, providing students essential knowledge of the Vietnamese medieval literature which is helpful for their future performance as teachers in secondary and high schools.

From chapter 1 to chapter 7, this course introduces the student to representative writers of this period---Nguyen Du, the author of Kieu’s Story; Chinese works by Doan Thi Diem; Dang Tran Con-author of Chinh Phu Ngam Nguyen Gia Thieu, author of Cung Oan Ngam; Ho Xuan Huong who translated works from the Chinese to Vietnamese. From chapter 1 to chapter 7, this course focuses on the development of Vietnamese literature from the latter half of the 19th century to the present. Topics include identification of the primary writers of the period, the historical events and social problems of this period.


5. Tài liệu học tập


[1]. Nguyễn Đăng Na (chủ biên), Lã Nhâm Thìn, Đinh Thị Khang (2010), Văn học trung đại Việt Nam, tập 2, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

[2]. Nguyễn Lộc (1998), Văn học trung đại Việt Nam từ thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục, Hà Nội.


6. Tài liệu tham khảo


[3]. Nguyễn Du (1976) Truyện Kiều, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[4]. Nguyễn Du (1976) Thơ chữ Hán, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[5]. Nguyễn Du về tác gia, tác phẩm (1999) Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Hữu Sơn, Vũ Thanh tuyển chọn, giới thiêu, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[6]. Xuân Diệu (1961) Hồ Xuân Hương, Bà chúa thơ Nôm, Nxb Phổ thông, Hà Nội.

[7]. Ngô Văn Đức (2001) Ngâm khúc- Quá trình hình thành, phát triển và thi pháp thể loại, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.

[8]. Ngô Văn Đức (2002) Định giá nội dung Chinh phụ ngâm khúc, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

[9]. Kiều Thu Hoạch (1993) Truyện Nôm - Nguồn gốc và bản chất thể loại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

[10]. Đặng Thanh Lê (1979) Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

[11]. Phương Lựu (1997) Góp phần xác lập hệ thống quan niệm văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[12]. Huỳnh Lý, Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Sĩ Lâm, Nguyễn Văn Phú,… (1963) Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập 3 (thế kỷ XVIII- giữa thế kỷ XIX) Nxb Văn học, Hà Nội.

[13]. Nguyễn Đăng Na (1999-2000-20001) Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, 3 tập, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[14]. Nguyễn Đăng Na (2006) Con đường giải mã Văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[15]. Trần Đình Sử (1999) Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[16]. Sử quán triều Nguyễn (1957-1960) 20 tập, Khâm định Việt sử thông giám cương mục (bản dịch) Nxb Văn- Sử- Địa và Sử học, Hà Nội.



[17]. Trần Nho Thìn (2008) Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hoá, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên


7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

- Tên bài tập, vấn đề thảo luận:

+ Bài tập 1: Phân tích bi kịch của người cung nữ trong Cung oán ngâm.

+ Bài tập 2: Trình bày nội dung thơ văn Cao Bá Quát và Nguyễn Công Trứ.

- Yêu cầu cần đạt:

+ Hoàn thành các vấn đề thảo luận được giao đúng hạn bằng văn bản

+ Trình bày được các vấn đề thảo luận trên lớp.

7.3. Phần khác: Không

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: vấn đáp hoặc thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 5 điểm (1 cc, 2 tx, 2 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + trung bình các điểm TX + Điểm ĐK 1 + Điểm ĐK 2):4

THỂ LOẠI TRUYỆN NÔM TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM



(Nom story category in Vietnam medieval literature)

Mã học phần: NML323

1. Thông tin chung về môn học


- Số tín chỉ: 02

- Số tiết: Tổng : 30, LT: 24, BT:2, TL: 4



- Loại môn học: Tự chọn

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Văn học Việt Nam từ thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX

- Môn học song hành:

- Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

+ Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.

+ Sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với nhóm và với GV, có nhu cầu tìm tòi, khám phá, trải nghiệm thực tế, đặt câu hỏi, nêu vấn đề và tự tìm cách giải quyết hoặc xin tư vấn của chuyên gia.

+ Sinh viên phải chăm chỉ rèn luyện, làm đầy đủ bài tập và thực hành các kĩ năng theo sự hướng dẫn của GV.



- Bộ môn phụ trách: Văn học Dân gian – Trung đại – Hán Nôm

2. Mục tiêu của môn học


2.1. Về kiến thức

Người học nắm vững và trình bày được: Khái niệm truyện Nôm; Quá trình hình thành, phát triển của truyện Nôm; tiêu chí phân loại truyện Nôm; các tác phẩm truyện Nôm tiêu biểu ở cả hai nhánh truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học của văn học trung đại như: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều), Hoa tiên kí, Sơ kính tân trang, Phạm Tải Ngọc Hoa, Thạch Sanh,…



2.2. Về kỹ năng

Giúp cho sinh viên có những kỹ năng cơ bản sau:

- Có khả năng tự tìm hiểu, nghiên cứu mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình trong sách giáo khoa, sách giáo viên và một số sách tham khảo khác, để từ đó lập kế hoạch giảng dạy những những trích đoạn tác phẩm truyện Nôm của văn học trung đại giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX có trong chương trình sách giáo khoa phổ thông cho từng kỳ học phù hợp với đối tượng giảng dạy.

- Đọc hiểu và biết vận dụng những tri thức khoa học về văn học trung đại nói chung, về truyện Nôm nói riêng để phân tích một tác phẩm văn học (hoặc một trích đoạn) cụ thể, từ đó giúp học sinh chuẩn bị tốt bài học trước và sau khi lên lớp.

- Có phương pháp và kỹ năng đánh giá chính xác năng lực của học sinh để cho điểm đúng trình độ từng học sinh, đồng thời lập kế hoạch giúp học sinh nâng cao trình độ một cách đồng đều.

- Có năng lực giải quyết các tình huống sư phạm phát sinh trong giờ lên lớp.



2.3. Về thái độ

Trân trọng công sức và thành quả lao động của cha ông ta trong việc xây dựng một nền văn học Việt Nam trung đại đậm đà bản sắc dân tộc. Từ đó nâng cao lòng yêu quý say mê và tìm hiểu văn học dân tộc cũng như ý thức nghề nghiệp để “truyền lửa” cho các thế hệ học sinh sau này.




tải về 2.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương