TRƯỜng đẠi học sư phạM



tải về 2.01 Mb.
trang7/23
Chuyển đổi dữ liệu07.02.2018
Kích2.01 Mb.
#36259
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   23

5. Tài liệu học tập


[1]. Nguyễn Đổng Chi, Cao Huy Đỉnh, Đặng Nghiêm Vạn (1969) Ph­ương pháp sưu tầm văn học dân gian ở nông thôn, Vụ văn hoá quần chúng xuất bản, Hà Nội

[2]. Hoàng Tiến Tựu (1997), Mấy vấn đề phương pháp giảng dạy nghiên cứu văn học dân gian, Nxb Giáo dục, Hà Nội

[3]. Đỗ Bình Trị (1991), “Công tác sưu tầm văn học dân gian” in trong Văn học dân gian Việt Nam, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội

6. Tài liệu tham khảo


[4]. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội

[5]. Hội Folklore châu Á (2006), Giá trị và tính ích dụng của Folklore châu Á trong quá trình hội nhập, Nxb Thế giới, Hà Nội.

[6]. Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam (2000), Góp phần nâng cao chất lượng sưu tầm, nghiên cứu văn hoá, văn nghệ dân gian, Nxb Văn hoá, Hà Nội.

[7]. Đinh Gia Khánh, Lê Hữu Tầng (chủ biên) (1993), Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

[8]. Đinh Gia Khánh (1995), Văn hoá dân gian Việt Nam với sự phát triển của xã hội Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[9]. Ngô Đức Thịnh, FRANK PROSCHAN (đồng chủ biên) (2005), FOLKLORE một số thuật ngữ đương đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

[10]. Ngô Đức Thịnh, FRANK PROSCHAN (đồng chủ biên) (2005), FOLKLORE thế giới một số công trình nghiên cứu tiêu biểu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

[11]. Nhiều tác giả (1989), Văn hoá dân gian - Những lĩnh vực nghiên cứu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

[12]. Nhiều tác giả (1990), Văn hoá dân gian - Những phương pháp nghiên cứu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên


7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần thí nghiệm, thực hành (nếu có)

- Thực hành công tác chuẩn bị và tiến hành thực tế điền dã, sưu tầm văn học dân gian.

- Yêu cầu: Sinh viên phải tham gia đầy đủ, có thái độ làm việc nghiêm túc, vừa độc lập vừa hợp tác theo nhóm, có báo cáo thu hoạch sau thời gian thực tế.

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận: Giao các câu hỏi, bài tập cho sinh viên tìm hiểu trước khu vực điền dã

- Yêu cầu cần đạt: Nộp lại sản phẩm

7.4. Phần khác(nếu có)

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm


* Hình thức thi: vấn đáp hoặc thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm



Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 3 điểm (1 cc, 1 tx, 1 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + trung bình các điểm TX + Điểm ĐK):3

TÊN MÔN HỌC: TỔ CHỨC DẠY HỌC

VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG


Folklore teaching in general schools

(Mã học phần: TFL 323)



1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 02 Số tiết: 30 ; LT: 20, BT:5, TH: 5

Loại môn học: Tự chọn

Các học phần tiên quyết: Không

Môn học trước: Văn học dân gian Việt Nam

Môn học song hành: Không

Các yêu cầu đối với môn học:

+ Cơ sở vật chất: Có phòng học rộng, có máy tính và máy chiếu

+ Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.

+ Sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với nhóm và với GV, có nhu cầu tìm tòi, khám phá, trải nghiệm thực tế, đặt câu hỏi, nêu vấn đề và tự tìm cách giải quyết hoặc xin tư vấn của chuyên gia.

+ Sinh viên phải chăm chỉ rèn luyện, làm đầy đủ bài tập và thực hành các kĩ năng theo sự hướng dẫn của GV.

Bộ môn phụ trách: Văn học Dân gian - Trung đại - Hán Nôm

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Về kiến thức:

Người học nắm vững và trình bày được hệ thống kiến thức cơ bản văn học dân gian Việt Nam trong tổng thể văn hóa dân gian và văn học dân tộc ; một số vấn đề về chương trình VHG trong nhà trường phổ thông từ đó có những định hướng giảng dạy văn học dân gian trong nhà trường phổ thông ở một số thể loại như : Sử thi, truyện thơ, tục ngữ.



2.2. Về kĩ năng: Hình thành và phát triển các năng lực sau :

Năng lực dạy học: Biết xây dựng kế hoạch dạy học môn văn học dân gian (nắm vững kiến thức và chương trình môn học, xác định được mục tiêu bài học và xây dựng kịch bản lên lớp), thực hiện được các hoạt động dạy học của bộ môn;Hiểu được lí luận phát triển chương trình giáo dục phổ thông, cấu trúc chương trình môn học và mối liên hệ giữa chương trình với sách giáo khoa và các học liệu khoa học, dự kiến được những tri thức mới cần được bổ sung vào chương trình giảng dạy.

Năng lực hoạt động giáo dục:Biết quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục thông qua môn học; Lựa chọn được các hình thức giáo dục và vận dụng để tổ chức triển khai, theo dõi, điều chỉnh kế hoạch giáo dục qua môn học văn học dân gian; Đánh giá được kết quả giáo dục toàn diện cả lý thuyết và thực tiễn.

Năng lực tích hợp kiến thức Ngữ văn để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo: Người học hình thành và phát triển kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu và có khả năng lý giải thỏa đáng các thể loại văn học dân gian trong lịch sử văn học;Biết cách tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo, phát huy vai trò của hoạt động ngoại khóa, tạo sự năng động sáng tạo cho người học;

Năng lực sáng tạo:Có khả năng sáng tạo những ý tưởng mới trong dạy học; Giúp khắc phục được những bất cập trong chương trình giữa thời gian cho phép và khối lượng kiến thức cần truyền đạt.

Năng lực hợp tác: Có kỹ năng thiết kế và tiến hành các hoạt động hợp tác, quy trình, kỹ thuật phương pháp làm việc nhóm, học tập theo dự án. Phát huy tính chủ động của người học, nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ, khơi gợi niềm say mê hứng thú đối với người học; Lãm sống lại tác phẩm văn học dân gian trong môi trường diễn xướng, thông qua các hình thức diễn bằng lời - nhạc - vũ, làm rõ những vẻ đẹp độc đáo của văn học dân gian.

Năng lực nghiên cứu khoa học: Biết vận dụng kiến thức về nghiên cứu khoa học để nghiên cứu môn học. Trên cơ sở nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản của học phần, người học có thể giải mã các tác phẩm văn học dân gian theo bản chất thể loại.

Năng lực phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu: Qua môn học có kỹ năng phát hiện năng khiếu văn học của người học, đồng cảm và chia sẻ những sản phẩm và tiềm năng sáng tạo của người học; lựa chọn những nội dung và phương pháp phù hợp để bồi dưỡng và phát huy năng khiếu của người học.

Năng lực tự quản lý: Xây dựng được nguyên tắc làm việc, lập kế hoạch cá nhân, tổ chức thực hiện; Tự giải quyết các vấn đề, khả năng làm việc độc lập, năng lực học tập suốt đời, năng lực truyền cảm xúc cho người học thông qua công tác tổ chức dạy học văn học dân gian.

2.3. Về thái độ:

Người học biết lựa chọn những nội dung giáo dục nhân văn phù hợp trong môn học nhằm đạt mục tiêu giáo dục tinh thần nhân văn cho người học biết yêu quý, gìn giữ vốn văn hóa, văn học dân gian Việt Nam.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học nằm trong khối kiến thức chuyên ngành, phần tự chọn, học phần trang bị cho người học có nền tảng kiến thức văn học dân gian, những hiểu biết cần thiết về chương trình văn học dân gian trong trường phổ thông để giảng dạy tốt phần văn học dân gian ở trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông.

Học phần được thể hiện ở 3 chương. Chương1: văn học dân gian Việt Nam trong tổng thể văn hóa dân gian và văn học dân tộc; Chương 2: Một số vấn đề về chương trình VHDG trong nhà trường phổ thông phần này trình bày cấu tạo và nội dung phần văn học dân gian trong chương trình văn học ở trường phổ thông, nhận xét đánh giá về chương trình hiện hành, định hướng phát triển giảng dạy môn học; Chương 3 trên cơ sở tìm hiểu thực trạng của việc giảng dạy và học tập văn học dân gian ở trường phổ thông từ đó có những định hướng giảng dạy một số tác phẩm văn học dân gian theo đặc trưng thể loại, xây dựng mô hình dạy học văn học dân gian trong trường phổ thông theo hướng phát triển năng lực người học. Xây dựng nhóm học tập: nhóm viết, nhóm diễn, nhóm hội thảo.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

Located in the group of specialized subjects, as an optional subject, Folklore Teaching in general Schools aims to provide learners with basic knowledge of folklore as well as the understanding of school curriculum of folklore for the purpose of good teaching of folklore in secondary and high schools.

The course is organised in 3 modules:

- Module 1: Vietnamese folklore within the general folklore and national literature.

- Module 2: Issues of curriculum of folklore teaching in schools. This module presents the structure and contents of folklore teaching in schools, evaluating the current curriculum and supplies the learners with the orientations for the teaching of folklore in schools.

- Module 3: Guidelines for teaching typical folklore literary works on the basis of the genre based on the understanding of teaching and learning situations of folklore in schools; Models for teaching folklore in schools in the light of developing learners’ competencies.

Group works are encouraged in this course, including writing, performance and workshop activities.

5. Tài liệu học tập:

[1]. Nguyễn Hằng Phương, Ngô Thị Thanh Quý (2014), Đại cương văn học dân gian, đề cương bài giảng, NXB Đại học Thái Nguyên

[2]. Ngô Thị Thanh Quý, Nguyễn Thị Minh Thu (2014), Văn học dân gian 1, đề cương bài giảng, NXB Đại học Thái Nguyên

[3]. Nguyễn Xuân Lạc (1998), Văn học dân gian Việt Nam trong nhà trường, NXB Giáo dục, Hà Nội



6. Tài liệu tham khảo:

[4]. Đỗ Bình Trị (1991), Văn học dân gian Việt Nam (tập I), Nxb Giáo dục, Hà Nội



[5]. Hoàng Tiến Tựu (1990), Văn học dân gian Việt Nam (tập II), Nxb Giáo dục, Hà Nội

[6]. Đinh Gia Khánh, (chủ biên) Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn (2000), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, (tái bản lần thứ 4), Hà Nội

[8]. Đỗ Bình Trị (1992), Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian, Nxb GD, Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận: Đọc tác phẩm văn học dân gian thuộc thể loại sử thi, truyện thơ, tục ngữ trong chương trình giảng dạy phổ thông

- Hoàn thành các bài tập được giao.

7.2. Phần bài tập lớn, tiểu luận:

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận: Xây dựng dự án học tập

- Yêu cầu cần đạt: Sản phẩm cần có: tên dự án, nội dung triển khai, thời gian thực hiện, ngày báo cáo sản phẩm

7.3. Phần khác: Sinh viên nộp lại biên bản tham quan thực tế, dự giờ văn học dân gian ở trường PT

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: vấn đáp hoặc thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 3 điểm (1 cc, 1 tx, 1 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + trung bình các điểm TX + Điểm ĐK):3

TÊN MÔN HỌC: VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ THẾ KỶ X

ĐẾN HẾT THẾ KỶ XVII



(Vietnamese Literature From the 10th Century to the End of the 17th Century)

Mã học phần: VLC331


tải về 2.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương