TRƯỜng đẠi học sư phạM



tải về 2.01 Mb.
trang9/23
Chuyển đổi dữ liệu07.02.2018
Kích2.01 Mb.
#36259
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   23

6. Tài liệu tham khảo


[3]. Trần Đình Hượu (1999), Nho giáo và văn học trung cận - đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[4]. Đinh Gia Khánh (2001), Văn học việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[5]. Nguyễn Đăng Na (1999 - 2000 - 2001), Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, 3 tập, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[6]. Nguyễn Đăng Na (2006), Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.



[7]. Nhiều tác giả (1977-1989), Thơ văn Lý - Trần, 2 tập, Nxb Khoa học, Hà Nội.

[8]. Nhiều tác giả (1998), Về con người cá nhân trong văn học Việt Nam cổ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[9]. Nhiều tác giả (2006), Sách Ngữ văn 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[10]. Trần Đình Sử (2000), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[11]. Bùi Duy Tân (1999-2001), Khảo và luận một số thể loại, tác gia, tác phẩm văn học trung đại Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[12]. Lã Nhâm Thìn (2009), Phân tích tác phẩm văn học trung đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.


7. Nhiệm vụ của sinh viên:


7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp ³ 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Đọc tài liệu, chuẩn bị thảo luận theo các nội dung giáo viên yêu cầu

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần thí nghiệm, thực hành: Không

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận: Không

7.4. Phần khác: Không

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 5 điểm (1 cc, 2 tx, 2 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + trung bình các điểm TX + Điểm ĐK 1 + Điểm ĐK 2):4

TÊN MÔN HỌC: VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN THẾ KỶ XVIII

ĐẾN HẾT THẾ KỶ XIX



Vietnamese Literature From the 18th Century to the End of the 19th Century

Mã học phần: VLC 242

1. Thông tin chung về môn học


- Số tín chỉ: 04

- Số tiết: Tổng: 60, LT: 48, BT: 4, TL: 8



- Loại môn học: Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XVII

- Môn học song hành:

- Các yêu cầu đối với môn học:

+ Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.

+ Sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với nhóm và với GV, có nhu cầu tìm tòi, khám phá, trải nghiệm thực tế, đặt câu hỏi, nêu vấn đề và tự tìm cách giải quyết hoặc xin tư vấn của chuyên gia.

+ Sinh viên phải chăm chỉ rèn luyện, làm đầy đủ bài tập và thực hành các kĩ năng theo sự hướng dẫn của GV.



- Bộ môn phụ trách: Văn học Dân gian – Trung đại – Hán Nôm

2. Mục tiêu của môn học


2.1. Về kiến thức

Người học nắm vững và trình bày được: Một số những tiền đề quan trọng ảnh hưởng đến sự thay đổi, phát triển của văn học giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX như: lịch sử, văn hóa, tư tưởng,…; các tác giả, tác phẩm tiêu biểu của văn học giai đoạn này như: Ngô Gia văn phái với Hoàng Lê nhất thống chí, Hồ Xuân Hương với thơ Nôm, Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm (?) với Chinh phụ ngâm, Nguyễn Du với Đoạn trường tân thanh (còn gọi là Truyện Kiều), Nguyễn Đình Chiểu với Truyện Lục Vân Tiên và thơ văn yêu nước, thơ văn Nguyễn Khuyến, Tú Xương.



2.2. Về kỹ năng

Giúp cho sinh viên có những kỹ năng cơ bản sau:

- Có khả năng tự tìm hiểu, nghiên cứu mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình trong sách giáo khoa, sách giáo viên và một số sách tham khảo khác, để từ đó lập kế hoạch giảng dạy những tác phẩm và những trích đoạn các tác phẩm văn học trung đại giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX có trong chương trình sách giáo khoa phổ thông cho từng kỳ học phù hợp với đối tượng giảng dạy.

- Đọc hiểu và biết vận dụng những tri thức khoa học về văn học trung đại nói chung, văn học giai đoạn thế kỷ XVIII hết thế kỷ XIX nói riêng để phân tích một tác phẩm văn học (hoặc một trích đoạn) cụ thể, từ đó giúp học sinh chuẩn bị tốt bài học trước và sau khi lên lớp.

- Có phương pháp và kỹ năng đánh giá chính xác năng lực của học sinh để cho điểm đúng trình độ từng học sinh, đồng thời lập kế hoạch giúp học sinh nâng cao trình độ một cách đồng đều.

- Có năng lực giải quyết các tình huống sư phạm phát sinh trong giờ lên lớp.



2.3. Về thái độ

Trân trọng công sức và thành quả lao động của cha ông ta trong việc xây dựng một nền văn học Việt Nam trung đại đậm đà bản sắc dân tộc. Từ đó nâng cao lòng yêu quý say mê và tìm hiểu văn học dân tộc cũng như ý thức nghề nghiệp để “truyền lửa” cho lớp lớp các thế hệ học sinh sau này.


3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học


Môn học nằm trong khối kiến thức chuyên ngành, trang bị một phần kiến thức cơ bản không thể thiếu đối với sinh viên sư phạm chuyên ngành Ngữ văn, giúp họ có nền tảng kiến thức cần thiết để giảng dạy tốt phần văn học Việt Nam trung đại ở trường trung học cơ sở và Trung học phổ thông.

Môn học này gồm 11 chương: Từ chương 1 đến chương 7 trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về một số vấn đề lịch sử xã hội, văn hóa, tư tưởng, kinh tế và ảnh hưởng của nó đến sự vận động phát triển của văn học giai đoạn cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX; đồng thời tiếp cận những tác giả - tác phẩm tiêu biểu của văn học giai đoạn (Ví dụ: Nguyễn Du với Truyện Kiều, thơ chữ Hán; Đoàn Thị Điểm - Đặng Trần Côn với Chinh phụ ngâm; Nguyễn Gia Thiều với Cung oán ngâm, Hồ Xuân Hương với Thơ Nôm truyền tụng… ). Từ chương 8 đến chương 11 cung cấp kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX, bao gồm: đặc điểm, các khuynh hướng, các tác giả, tác phẩm tiêu biểu của giai đoạn văn học này.




tải về 2.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương