TRƯỜng đẠi học sư phạM


Mô tả tóm tắt nội dung môn học



tải về 2.01 Mb.
trang11/23
Chuyển đổi dữ liệu07.02.2018
Kích2.01 Mb.
#36259
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   23

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học


Thể loại truyện Nôm là một trong những thể loại văn học dân tộc lớn và rất giàu thành tựu. Đây cũng là thể loại có nhiều tác phẩm xuất sắc như: Truyện Kiều, Hoa tiên kí, Sơ kính tân trang,…và góp phần không nhỏ trong việc đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của văn học nước nhà sau một thời gian dài tìm đường, tiếp nhận. Chính vì thế, việc tiếp cận thể loại văn học này là một việc làm cần thiết. Học tập thể loại truyện Nôm, sinh viên không chỉ có những hiểu biết về quá trình hình thành, phát triển, đặc trưng của thể loại qua những tác phẩm tiêu biểu mà còn giúp các em phần nào hiểu được quá trình lao động, sáng tạo miệt mài của cha ông ta trên hành trình gian khổ để khẳng định tiếng nói riêng của văn học dân tộc.

4. Course outline


Nom story is one of great achievement and huge national literature category. It is category that have a lots excellent works such as Kieu story, Hoa tien story, So kinh tân trang,… contribution in marKinh national literature development after a long time researching way. Therefore, Acquisition this literature categories is necessary. Studying this literature categories, student have not only typical understanding about development and formation progress of this categories through typical works, but also help them knowing unlimit hard creation progress of our ancestor to create own lasting memories of national literature.

5. Tài liệu học tập


[1]. Nguyễn Đăng Na (chủ biên), Lã Nhâm Thìn, Đinh Thị Khang (2010), Văn học trung đại Việt Nam, tập 2, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

[2]. Nguyễn Lộc (1998), Văn học trung đại Việt Nam từ thế kỷ XIII đến hết thế kỷ XIX, Nxb GD, Hà Nội.


6. Tài liệu tham khảo


[3]. Nguyễn Du (1976) Truyện Kiều, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[4]. Kiều Thu Hoạch (1993) Truyện Nôm - Nguồn gốc và bản chất thể loại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.



[5]. Đặng Thanh Lê (1979) Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

[6]. Huỳnh Lý, Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Sĩ Lâm, Nguyễn Văn Phú,… (1963) Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập 3 (thế kỷ XVIII- giữa thế kỷ XIX) Nxb Văn học, Hà Nội.

[7]. Nguyễn Đăng Na (2006) Con đường giải mã Văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[8]. Trần Đình Sử (1999) Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[9]. Sử quán triều Nguyễn (1957-1960) 20 tập, Khâm định Việt sử thông giám cương mục (bản dịch) Nxb Văn- Sử- Địa và Sử học, Hà Nội.

[10]. Trần Nho Thìn (2008) Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hoá, Nxb Giáo dục, Hà Nội.


7. Nhiệm vụ của sinh viên


7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần bài tập lớn, tiểu luận:

- Tên bài tập, vấn đề thảo luận:

+ Bài tập 1: Vấn đề tình yêu trong Hoa tiên kí, Sơ kính tân trang, Phan Trần.

+ Bài tập 2: So sánh kết thúc ba tác phẩm truyện Nôm: Hoa tiên kí, Sơ kính tân trang, Phan Trần

+ Bài tập 3: Vấn đề Nho giáo trong Hoa tiên kí.

- Yêu cầu cần đạt:

+ Hoàn thành các vấn đề thảo luận được giao đúng hạn bằng văn bản

+ Trình bày được các vấn đề thảo luận trên lớp.



7.3. Phần khác: Không

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: vấn đáp hoặc thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 3 điểm (1 cc, 1 tx, 1 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + trung bình các điểm TX + Điểm ĐK):3

TÊN MÔN HỌC: TÍCH HỢP VĂN HÓA TRONG DẠY HỌC

TÁC PHẨM VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI


(Application of Cultural Studies in Teaching Vietnamese Medieval Literature)

Mã học phần: ATL921

1. Thông tin chung về môn học


- Số tín chỉ: 02

- Số tiết: Tổng : 30 LT: 24, BT:2, TL:4



- Loại môn học: Tự chọn

- Các học phần tiên quyết:

- Môn học trước: Văn học Việt Nam từ thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX

- Môn học song hành:

- Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

+ Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.

+ Sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với nhóm và với GV, có nhu cầu tìm tòi, khám phá, trải nghiệm thực tế, đặt câu hỏi, nêu vấn đề và tự tìm cách giải quyết hoặc xin tư vấn của chuyên gia.

+ Sinh viên phải chăm chỉ rèn luyện, làm đầy đủ bài tập và thực hành các kĩ năng theo sự hướng dẫn của GV.



- Bộ môn phụ trách: Văn học Dân gian – Trung đại – Hán Nôm

2. Mục tiêu của môn học


2.1. Về kiến thức

Người học nắm vững và trình bày được hệ thống kiến thức cơ bản của học phần gồm: Nội dung cơ bản của dạy học tích hợp trong xu thế giáo dục hiện nay; Tầm quan trọng và cơ sở của việc tích hợp văn hóa trong dạy học tác phẩm văn học Việt Nam thời trung đại; đặc biệt là thực hiện việc tích hợp một số nội dung văn hóa cơ bản trong một số tác gia, tác phẩm văn học tiêu biểu thời trung đại.



2.2. Về kĩ năng/năng lực: Hình thành và phát triển các năng lực sau :

Năng lực tích hợp kiến thức Ngữ văn để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo:

- Đóng vai/hóa thân vào nhân vật văn học để thấu cảm số phận của các nhân vật đó.

- Nhận thức, tư duy độc lập về các vấn đề của cuộc sống và con người mà các tác phẩm văn học Việt Nam thời trung đại đã đặt ra.

Năng lực sáng tạo:

- Có khả năng sáng tạo những ý tưởng mới trong dạy học

- Giúp khắc phục được những bất cập trong chương trình giữa thời gian cho phép và khối lượng kiến thức cần truyền đạt, có thể mở rộng hoặc đào sâu những nội dung quan trọng, bổ sung những vấn đề chưa được học chương trình bắt buộc.

2.3. Về thái độ

Nâng cao lòng yêu quý văn học dân tộc và ý thức nghề nghiệp, đặc biệt là trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống trong các tác phẩm văn học Việt Nam thời trung đại.




tải về 2.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương