TRƯỜng đẠi học sư phạM



tải về 2.01 Mb.
trang14/23
Chuyển đổi dữ liệu07.02.2018
Kích2.01 Mb.
#36259
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   23

2. Mục tiêu của môn học


2.1. Về kiến thức

Người học nắm vững và trình bày được hệ thống kiến thức cơ bản của học phần gồm: cơ sở lịch sử và lý thuyết của quá trình du nhập, sự hình thành và vai trò của lớp từ Hán Việt trong tiếng Việt (quá khứ và hiện tại), phân biệt từ Hán Việt/ Tiền Hán Việt/ Hán Việt Việt hóa, cách nhận diện, cấu tạo, giá trị phong cách… của từ Hán Việt, chương trình dạy học từ Hán Việt ở trường phổ thông… Từ đó đề xuất những cách thức dạy học từ Hán Việt có hiệu quả cho học sinh phổ thông.



2.2. Về kĩ năng/năng lực

Hình thành và phát triển các năng lực sau :

- Năng lực giải quyết vấn đề: Biết vận dụng kiến thức của môn học để giải quyết các vấn đề khoa học Ngữ văn có liên quan; có khả năng sáng tạo những cách thức, giải pháp mới trong nghiên cứu, giảng dạy từ Hán Việt để đạt hiệu quả cao nhất (tổ chức các buổi tọa đàm, các cuộc thi để đánh giá trình độ hiểu biết và năng lực sử dụng từ Hán Việt…); ứng dụng và sáng tạo ra các phương pháp nhằm giúp cho học sinh phổ thông có thể hiểu nghĩa, ghi nhớ và sử dụng chuẩn xác vốn từ Hán Việt trong hoạt động giao tiếp hàng ngày, trong việc đọc hiểu và tạo lập các văn bản. Sinh viên được cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ để có thể trở thành giáo viên, phóng viên, nghiên cứu viên hay tham gia vào các lĩnh vực văn hóa – xã hội khác.

- Năng lực giao tiếp: Nhận thức được từ Hán Việt về các mặt từ nguyên, từ nghĩa, sắc thái tu từ, những biến động về nghĩa, phạm vi sử dụng… Trên cơ sở đó chủ động, tự tin khi giao tiếp để đạt hiệu quả cao nhất.



2.3. Về thái độ

Biết yêu quý, trân trọng những thành quả lao động sáng tạo của cha ông, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.


3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học


Môn học góp phần hình thành một cái nhìn lịch sử về từ Hán Việt, trình bày ngắn gọn những điều cần thiết giúp sinh viên tìm hiểu cơ sở lịch sử và lý thuyết của quá trình du nhập, sự hình thành và vai trò của lớp từ Hán Việt trong tiếng Việt (quá khứ và hiện tại). Môn học cũng cung cấp sự nhận thức từ Hán Việt về các mặt từ nguyên, từ nghĩa, sắc thái tu từ, những biến động về nghĩa, phạm vi sử dụng...

Sau khi điểm qua một số cách thức, biện pháp chủ yếu liên quan đến việc dạy học từ Hán Việt đã được đề xuất từ trước đến nay, môn học sẽ tập trung giới thiệu một số biện pháp nhằm giúp học sinh hiểu nghĩa, ghi nhớ và sử dụng chuẩn xác vốn từ Hán Việt cần thiết cho hoạt động ngôn ngữ của mình.

Cùng với môn học Văn bản Hán văn Trung Hoa và Việt Nam, môn học này góp phần trang bị kiến thức về những từ gốc Hán trong tiếng Việt, từ đó giúp người học nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ (nói và viết), dùng đúng những từ Hán Việt.

4. Course outline


The course contributes to forming a thorough understanding of Chinese – Vietnamese lexeme, briefly presenting important knowledge which helps students study the historical basis and theory on process of importation, formation and roles of Chinese – Vietnamese lexeme in our language in the past as well as at present. Particularly, this course provides students with knowledge of Chinese – Vietnamese lexeme such as, word origin, word meanings, rhetorical meanings, shifts in meanings and used ranges...

After having introduced some main methods and measures relating to teaching and studying Chinese – Vietnamese lexeme, this course will focus on a few methods to improve effectiveness to help students understand meanings, remember and use Chinese – Vietnamese vocabulary correctly for the purpose of positive language use.

The course Chinese – Vietnamese Texts aims at providing knowledge of words originating from Chinese in Vietnamese, accordingly developing learners’ proficiency in spoken and written language.

5. Tài liệu học tập


[1]. Đặng Đức Siêu (2001), Dạy và học từ Hán Việt ở trường phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Tài liệu tham khảo


[2]. Đào Duy Anh (2003), Từ điển Hán Việt, NXB VHTT, Hà Nội.

[3]. Nguyễn Văn Bảo (2008), Từ và ngữ Hán Việt, NXB Văn học, Hà Nội.

[4]. Nguyễn Văn Bảo (2003), Thành ngữ - Cách ngôn gốc Hán, NXB ĐHSP, Hà Nội.

[5]. Phan Văn Các (2003), Từ điển từ Hán Việt, NXB TP HCM, TPHCM.

[6]. Nguyễn Tài Cẩn (2000), Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, Nxb ĐHQG HN, Hà Nội.

[7]. Hoàng Dân, Nguyễn Văn Bảo, Trịnh Ngọc Ánh (1999), Mở rộng vốn từ Hán Việt, NXB ĐHQG HN, Hà Nội.

[8]. Nguyễn Công Lý (2011), Giải thích từ ngữ Hán Việt trong SGK Ngữ văn THCS, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[9]. Phan Ngọc (2000), Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt và chữa lỗi chính tả, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

[10]. Nguyễn Ngọc San (2003), Tìm hiểu tiếng Việt lịch sử, NXB ĐHSP, Hà Nội.

[11]. Lê Xuân Thại (2005), Từ Hán Việt và việc giảng dạy từ Hán Việt trong SGK Ngữ văn THCS, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[12]. Lê Anh Tuấn (2006), Giải thích từ Hán Việt trong SGK Văn học hệ phổ thông, NXB ĐHQG HN, Hà Nội.

[13]. Viện Ngôn ngữ học (1991), Từ điển yếu tố Hán Việt thông dụng, NXB KHXH, Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên


- Dự lớp ≥ 80% tổng số thời lượng của học phần

- Chuẩn bị thảo luận: Đọc tài liệu, nghiên cứu nội dung thảo luận, trình bày ý kiến thảo luận ngắn gọn, sáng rõ (văn bản viết, nói). Có thể nêu thêm vấn đề khác được nảy sinh trong qua trình nghiên cứu để SV trong lớp cùng thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao: Nghiên cứu bài tập, trình bày kết quả, có thể làm thêm các bài tập tương tự để rèn luyện kĩ năng; đặt câu hỏi, nêu vấn đề nảy sinh trong quá trình giải bài tập để thảo luận.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: vấn đáp hoặc thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 3 điểm (1 cc, 1 tx, 1 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + trung bình các điểm TX + Điểm ĐK):3
TÊN MÔN HỌC: VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1900 - 1930

(Vietnamese Literature in the period from 1900 to 1930)

Mã học phần: VLC 231

(Mã học phần trùng với môn Văn học VN từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XVII)

1. Thông tin chung về môn học:

- Số tín chỉ: 03.

- Số tiết: Tổng: 45 LT: 36; BT, TL: 9



- Loại môn học: Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Văn học Việt Nam từ thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX

- Môn học song hành: Không

- Các yêu cầu đối với môn học:

+ Phòng học cần có máy chiếu, loa míc.

+ Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.

+ Sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với nhóm và với GV, có nhu cầu tìm tòi, khám phá, trải nghiệm thực tế, đặt câu hỏi, nêu vấn đề và tự tìm cách giải quyết hoặc xin tư vấn của chuyên gia.

+ Sinh viên phải chăm chỉ rèn luyện, làm đầy đủ bài tập và thực hành các kĩ năng theo sự hướng dẫn của GV.



- Bộ môn phụ trách: Văn học Việt Nam hiện đại

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Về kiến thức:

Nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản của học phần gồm: Khái quát văn học Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX (bối cảnh lịch sử - xã hội, văn hóa, tư tưởng; các chặng đường phát triển, đặc điểm cơ bản, thành tựu và hạn chế; sự vận động của thể loại thơ, văn xuôi); Đóng góp tiêu biểu của các tác giả giai đoạn giao thời; Khái quát về khuynh hướng văn học yêu nước cách mạng (tiền đề lịch sử, xã hội, đặc điểm cơ bản) và một số tác giả tiêu biểu của văn học yêu nước và cách mạng giai đoạn này. Các tác phẩm văn học tiêu biểu, các tác gia tiêu biểu của giai đoạn được chọn giảng trong học phần.



2.2. Về kĩ năng:

Hình thành và phát triển các năng lực sau:

Năng lực nghiên cứu khoa học: Biết vận dụng kiến thức về nghiên cứu khoa học để nghiên cứu môn học. Biết vận dụng kiến thức văn học chuyên ngành và liên ngành để tiếp nhận (cảm nhận, phân tích, đọc hiểu) các văn bản văn học của giai đoạn 1900 – 1930 đúng hơn, sâu sắc hơn; Biết vận dụng những kiến thức của học phần để nhận diện, tìm hiểu và giải mã các tác phẩm văn chương có cùng đặc trưng thể loại và phong cách thời đại. Biết cách tư duy sâu và diễn đạt đúng, hay.

Năng lực giải quyết vấn đề: Biết ứng dụng giảng dạy những tác giả, tác phẩm giai đoạn 1900 - 1930 được chọn giảng trong trường PT. Biết vận dụng kiến thức của môn học để giải quyết các vấn đề khoa học Ngữ văn có liên quan; Biết vận dụng những kiến thức từ tác phẩm văn chương vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn đời sống. Tích cực và linh hoạt trong việc vận dụng kiến thức ngữ văn và kiến thức khoa học liên ngành để giải quyết vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực trong xã hội, trong các hoạt động báo chí, phê bình, sáng tác văn nghệ…

Năng lực sáng tạo và tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo: Biết tư duy sáng tạo để có khả năng “đồng sáng tạo” cùng các tác giả văn học; Biết tìm ra những ý tưởng mới, cách thức biện pháp mới để tạo ra những sản phẩm sáng tạo như: tiếp nhận tác phẩm văn học bằng tranh, ảnh, video, power point, đóng kịch; trình bày cảm nhận về nhân vật văn học; Biết chuyển thể sân khấu các tác phẩm văn học giai đoạn này…

2.3. Về thái độ:

Hiểu, yêu văn học Việt Nam hiện đại, biết trân trọng những giá trị tinh thần của dân tộc ra đời trong hoàn cảnh phức tạp, có sự ảnh hưởng giao lưu văn hoá Đông - Tây. Có thái độ NCKH nghiêm túc, tích cực. Có ý thức rèn nghề, say mê với giảng dạy văn học. Từ đó có thái độ thẩm mĩ lành mạnh và lối sống đúng đắn.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học Văn học Việt Nam giai đoạn 1900 – 1930 nằm trong khối kiến thức chuyên ngành, là học phần bắt buộc, trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản, chuyên sâu về văn học Việt Nam giai đoạn 1900 – 1930. Trên nền tảng kiến thức được trang bị, người học có thể giảng dạy tốt phần Văn học Việt Nam hiện đại ở trường phổ thông.

Môn học có 3 chương, bao gồm: Khái quát văn học Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ (các chặng đường phát triển; đặc điểm cơ bản, thành tựu và hạn chế, sự vận động của thể loại thơ và văn xuôi); Phong cách nghệ thuật, những đóng góp và vị trí của một số tác gia văn học tiêu biểu giai đoạn giao thời: Tản Đà, Hoàng Ngọc Phách, Hồ Biểu Chánh. Môn học cũng cung cấp cho người học kiến thức cơ bản khái quát về khuynh hướng văn học yêu nước và cách mạng (tiền đề lịch sử, xã hội, đặc điểm cơ bản) và một số tác giả tiêu biểu của văn học yêu nước và cách mạng như: Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Từ đó người học có thể vận dụng để thực hành, giảng dạy một số tác phẩm tiêu biểu ở giai đoạn này có trong chương trình phổ thông.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

“Vietnamese Literature in the period 1900 – 1930” is located in a specialized body of knowledge, as part of compulsory education, providing students with the basic knowledge about Vietnamese Literature in the period 1900 – 1930. On platform equipped with knowledge, learner can to teach modern Vietnamese literature in high school.

The course consists of 3 chapters, including an overview of Vietnamese literature during the first half of the century (the development stage; basic characteristics, achievements and constraints, the movement of poetry and prose); influences from of the arts, and identification of representative writers of the period: Tan Da, Hoang Ngoc Phach, Ho Bieu Chanh. The course also provides students with basic knowledge overview of literary trends and revolutionary patriots (antecedent historical, social, and basic features) and a number of authors of literary typical patriotic and revolutionaries such as Phan Boi Chau, Nguyen Ai Quoc - Ho Chi Minh. Thus, students could practice and teach some of those outstanding art pieces belonging to this period included in the general education programs.



5. Tài liệu học tập:

[1]. Nhiều tác giả (1998) Văn học Việt Nam 1900 – 1945, Nxb Giáo dục, Hà Nội.



[2]. Cao Thị Hảo – Bùi Huy Quảng (2014), Giáo trình Tổng quan văn học Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

[3]. Cao Thị Hảo (2010), Giáo trình văn xuôi hiện đại Việt Nam giai đoạn 1900 – 1932, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.



6. Tài liệu tham khảo:

[4]. Nguyễn Huệ Chi (1996), Hoàng Ngọc Phách đường đời và đường văn, Nxb Văn học, Hà Nội.

[5]. Trịnh Bá Đĩnh - Nguyễn Đức Mậu (tuyển chọn và giới thiệu), (2000), Tản Đà về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[6]. Cao Thị Hảo (2006), Quan niệm về con người trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, ĐH Thái Nguyên, số 4 (40), tr 3 – 7, Thái Nguyên.

[7]. Cao Thị Hảo (2014), Nhân vật người anh hùng trong một số truyện kí của Phan Bội Châu, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 4 (506), Tr 64 – 74, Hà Nội.

[8]. Huỳnh Lý (1983) Văn thơ Phan Châu Trinh, Nxb Văn học, Hà Nội.

[9]. Nguyễn Khuê (1998) (tái bản), Chân dung Hồ Biểu Chánh, Nxb Tp Hồ Chí Minh.

[10]. Mai Quốc Liên (chủ biên) (2002) Văn học Việt Nam thế kỷ XX, quyển 1, tập 3, Nxb Văn học, Hà Nội.

[11]. Nhiều tác giả (2005) Hồ Chí Minh tác gia, tác phẩm, nghệ thuật ngôn từ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[12]. Nhiều tác giả (1995) Suy nghĩ mới về Nhật ký trong tù, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[13]. Vũ Ngọc Phan (1998) Nhà văn hiện đại, Nxb Văn học, Hà Nội.

[14]. Hoài Thanh- Hoài Chân (1995) Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.

[15]. Chương Thâu, Trần Ngọc Vương (giới thiệu và tuyển chọn) (2001), Phan Bội Châu về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Sinh viên phải có: Đề cương môn học, Đề cương bài giảng, Giáo trình.

- Sinh viên thuộc một số bài thơ tiêu biểu và tóm tắt được một số tác phẩm văn xuôi tiêu biểu của các tác giả: Tản Đà, Hoàng Ngọc Phách, Hồ Biểu Chánh, Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.

- Chuẩn bị thảo luận: Chuẩn bị trước các nội dung thảo luận để có thể thuyết trình, trao đổi ý kiến của mình trước lớp.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần thí nghiệm, thực hành: không

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận: không

7.4. Phần khác: không

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: vấn đáp hoặc thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 5 điểm (1 cc, 2 tx, 2 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + trung bình các điểm TX + Điểm ĐK 1 + Điểm ĐK 2):4

TÊN MÔN HỌC: VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 - 1945

Vietnamese Literature in the period from 1930 to 1945

Mã học phần: VLC 232
1. Thông tin chung về môn học:

- Số tín chỉ: 03

- Số tiết: Tổng: 45 LT: 36; BT, TL: 9



- Loại môn học: Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Văn học Việt Nam giai đoạn 1900 - 1930

- Môn học song hành: Không

- Các yêu cầu đối với môn học:

+ Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.

+ Sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với nhóm và với GV, có nhu cầu tìm tòi, khám phá, trải nghiệm thực tế, đặt câu hỏi, nêu vấn đề và tự tìm cách giải quyết hoặc xin tư vấn của chuyên gia.

+ Sinh viên phải chăm chỉ rèn luyện, làm đầy đủ bài tập và thực hành các kĩ năng theo sự hướng dẫn của GV.



- Bộ môn phụ trách: Văn học Việt Nam hiện đại

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Về kiến thức:

Nắm vững những tri thức cơ bản, chuyên sâu về văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 bao gồm: Khái quát văn học lãng mạn VN giai đoạn 1930 - 1945, Khái quát văn học hiện thực VN giai đoạn 1930 - 1945 (các tiền đề lịch sử - xã hội, văn hóa, tư tưởng; đặc điểm cơ bản, thành tựu và hạn chế); Các tác giả, tác phẩm văn học tiêu biểu của giai đoạn 1930 – 1945 như: Xuân Diệu, Thạch Lam, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao (tiểu sử, con người, sự nghiệp sáng tác, phong cách nghệ thuật…). Đây là những nền tảng kiến thức làm cơ sở cho việc tìm hiểu và lý giải những vấn đề của giai đoạn văn học 1930-1945, đồng thời cũng cung cấp những vốn hiểu biết cho công tác nghiên cứu khoa học ngành ngữ văn và việc giảng dạy sau này ở trường phổ thông.



2.2. Về kĩ năng:

Hình thành và phát triển các năng lực sau :



Năng lực nghiên cứu khoa học : Biết vận dụng kiến thức về nghiên cứu khoa học để nghiên cứu môn học. Trên cơ sở nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản của học phần, người học có thể phân tích, chứng minh sự tác động của các yếu tố lịch sử - xã hội, văn hóa – tư tưởng đến quá trình vận động, phát triển của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 ; có thể giải thích được quy luật vận động, đặc điểm, thành tựu, hạn chế của một giai đoạn văn học đặc biệt ; đồng thời có thể vận dụng để giảng dạy một số bài học của học phần có trong chương trình phổ thông. Biết vận dụng kiến thức văn học sử để tiếp nhận (cảm nhận, phân tích, đọc hiểu) các văn bản văn học của giai đoạn 1930 – 1945 đúng hơn, sâu sắc hơn; Biết vận dụng những kiến thức của học phần để nhận diện, tìm hiểu và giải mã các tác phẩm văn chương có cùng đặc trưng thể loại và phong cách thời đại.

Năng lực giải quyết vấn đề: Biết vận dụng kiến thức của môn học để giải quyết các vấn đề khoa học Ngữ văn có liên quan; Biết vận dụng tri thức Ngữ văn trong các hoạt động báo chí, phê bình, sáng tác văn nghệ…; Biết vận dụng những kiến thức từ tác phẩm văn chương vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn đời sống.

Năng lực sáng tạo và tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo: Biết tư duy sáng tạo để có khả năng “đồng sáng tạo” cùng các tác giả văn học; Biết tìm ra những ý tưởng mới, cách thức biện pháp mới để tạo ra những sản phẩm sáng tạo.

Từ việc cảm thụ và hiểu sâu văn bản có khả năng lôi cuốn, kích thích xúc cảm thẩm mỹ của người học để vận dụng những kiến thức từ tác phẩm văn chương vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn đời sống.



2.3. Về thái độ:

Hiểu và yêu văn học, biết trân trọng những giá trị tinh thần của dân tộc. Từ đó hình thành và phát triển những giá trị nhân văn ở người học.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 sẽ trang bị cho sinh viên những tri thức cơ bản, chuyên sâu về văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 bao gồm: Khái quát trào lưu văn học lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930-1945 (những tiền đề xã hội và văn hóa làm xuất hiện trào lưu văn học văn học lãng mạn Việt Nam; sự xuất hiện của phong trào Thơ mới và tiểu thuyết Tự lực văn đoàn) và sự đóng góp của một số tác giả văn học lãng mạn tiêu biểu: Xuân Diệu, Thạch Lam; Khái quát trào lưu văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930 -1945 (quá trình vận động và phát triển; đặc điểm về nội dung và nghệ thuật) và những đóng góp của một số tác giả văn học hiện thực tiêu biểu: Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao. Từ đó người học có thể vận dụng để thực hành, giảng dạy một số tác phẩm tiêu biểu ở giai đoạn văn học này có trong chương trình ở phổ thông.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

“Vietnamese Literature in the period from 1930-1945” gives students basic and intensive knowledge about Vietnamese literature in the period from 1930 to 1945, including: briefing Vietnamese romantic literature movement from 1930 to1945 (social and cultural premises which led to establish Vietnamese romantic literature movement; the appearance of Tho moi and Tu luc van doan novel) with typical contribution from famous authors, such as Xuan Dieu, Thach Lam; briefing Vietnamese critical realism literature movement in the period of 1930 – 1945 (the process of Vietnamese critical realism’s development from 1930 to 1945, characteristics of that and some literature’s art elements) with typical contribution from authors who were Nguyen Cong Hoan, Vu Trong Phung and Nam Cao. Thus, students could practice and teach some of those outstanding art pieces belonging to this period included in the common training program.



5. Tài liệu học tập:

[1]. Nhiều tác giả (1999) Văn học Việt Nam 1900 – 1945, Nxb Giáo dục, Hà Nội.



[2]. Trần Thị Đoàn (2014) Đề cương bài giảng Văn học Việt Nam hiện đại 2ª, Nxb Đại học Thái Nguyên.

6. Tài liệu tham khảo:

[3]. Phan Cự Đệ (1997), Văn học lãng mạn Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.



[4]. Nhiều tác giả (1978), Lịch sử văn học Việt Nam 1930-1945, Nxb ĐHSP HN, Hà Nội.

[5]. Nhiều tác giả (1989), Văn xuôi lãng mạn Việt Nam, Nxb KHXH VN, Hà Nội.



[6]. Nhiều tác giả (2000), Nguyễn Công Hoan về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[7]. Nhiều tác giả (2000), Vũ Trọng Phụng về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[8]. Nhiều tác giả (2000), Nam Cao về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.



7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Sinh viên đọc các tuyển tập của các tác giả: Xuân Diệu, Thạch Lam, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao.

- Chuẩn bị thảo luận: Chuẩn bị trước nội dung thảo luận trước khi lên lớp.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

7.2. Phần thí nghiệm, thực hành: Không

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận: Không

7.4. Phần khác: Không

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: vấn đáp hoặc thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 5 điểm (1 cc, 2 tx, 2 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + trung bình các điểm TX + Điểm ĐK 1 + Điểm ĐK 2):4

TÊN MÔN HỌC: VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 - 1975

Vietnamese literature in the period from 1945 to 1975

Mã học phần: VLC 243

1. Thông tin chung về môn học:

- Số tín chỉ: 04

Số tiết: Tổng: 60 LT: 48; BT, TL: 12

- Loại môn học: Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945

- Môn học song hành: Không

- Các yêu cầu đối với môn học:

+ Phòng học cần có máy chiếu, loa míc.

+ Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.

+ Sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với nhóm và với GV, có nhu cầu tìm tòi, khám phá, trải nghiệm thực tế, đặt câu hỏi, nêu vấn đề và tự tìm cách giải quyết hoặc xin tư vấn của chuyên gia.

+ Sinh viên phải chăm chỉ rèn luyện, làm đầy đủ bài tập và thực hành các kĩ năng theo sự hướng dẫn của GV.



- Bộ môn phụ trách: Văn học Việt Nam hiện đại

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Về kiến thức:

Người học nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản của học phần gồm: Khái quát văn học VN giai đoạn 1945 – 1975 (bối cảnh lịch sử - xã hội, văn hóa, tư tưởng; đặc điểm cơ bản, thành tựu và hạn chế); Đặc điểm nội dung và nghê thuật của các thể loại tiêu biểu: thơ và văn xuôi; Các tác gia tiêu biểu của văn học giai đoạn này (tiểu sử con người, sự nghiệp sáng tác, phong cách nghệ thuật); Các tác phẩm văn học tiêu biểu của giai đoạn, của các tác gia văn học được chọn giảng trong học phần...



2.2. Về kĩ năng:

Hình thành và phát triển các năng lực sau :

Năng lực nghiên cứu khoa học : Biết vận dụng kiến thức về nghiên cứu khoa học để nghiên cứu môn học. Trên cơ sở nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản của học phần người học có thể phân tích, chứng minh sự tác động của các yếu tố lịch sử - xã hội, văn hóa – tư tưởng đến quá trình vận động, phát triển của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 ; có thể giải thích được quy luật vận động, đặc điểm, thành tựu, hạn chế của một giai đoạn văn học đặc biệt ; đồng thời có thể vận dụng để giảng dạy một số bài học của học phần có trong chương trình phổ thông. Biết vận dụng kiến thức văn học sử để tiếp nhận (cảm nhận, phân tích, đọc hiểu) các văn bản văn học của giai đoạn 1945 – 1975 đúng hơn, sâu sắc hơn; Biết vận dụng những kiến thức của học phần để nhận diện, tìm hiểu và giải mã các tác phẩm văn chương có cùng đặc trưng thể loại và phong cách thời đại. Biết cách tư duy sâu và diễn đạt đúng, hay.

Năng lực giải quyết vấn đề: Biết vận dụng kiến thức của môn học để giải quyết các vấn đề khoa học Ngữ văn có liên quan; Biết vận dụng tri thức Ngữ văn trong các hoạt động báo chí, phê bình, sáng tác văn nghệ…; Biết vận dụng những kiến thức từ tác phẩm văn chương vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn đời sống.

Năng lực sáng tạo và tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo: Môn học góp phần kích thích niềm say mê tìm hiểu, khám phá, sáng tạo văn chương của người học. Giúp họ biết tư duy sáng tạo để có khả năng “đồng sáng tạo” cùng các tác giả văn học; Biết tìm ra những ý tưởng mới, cách thức biện pháp mới để tạo ra những sản phẩm sáng tạo (Biết hát những bài hát được phổ nhạc từ thơ cách mạng; Biết chuyển thể sân khấu các tác phẩm văn học giai đoạn này).

Năng lực dạy học Ngữ văn : Có năng lực tổ chức và định hướng dạy học các tác phẩm văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 trong nhà trường phổ thông



2.3. Về thái độ:

Thông qua môn học giúp người học thêm hiểu, thêm yêu văn học cách mạng Việt Nam, biết tự hào và trân trọng những giá trị tinh thần của dân tộc ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt. Từ đó hình thành và phát triển những giá trị nhân văn ở người học.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học nằm trong khối kiến thức chuyên ngành, trang bị một phần kiến thức cơ bản không thể thiếu đối với sinh viên sư phạm chuyên ngành Ngữ văn, giúp họ có nền tảng kiến thức cần thiết để giảng dạy tốt phần Văn học Việt Nam hiện đại ở trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông.

Môn học gồm có 11 chương, đi sâu vào hầu hết các vấn đề cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975, cả những vấn đề khái quát của giai đoạn, cả những vấn đề cụ thể về các tác giả và tác phẩm tiêu biểu. Cùng với việc cung cấp cho người học một cái nhìn toàn cảnh, hệ thống, khái quát, sâu rộng về văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975, môn học còn định hướng những kiến thức cần đạt và phương pháp giảng dạy một số bài học của học phần có trong chương trình phổ thông.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

The course mentions specialized knowledge concerning Vietnamese literature in the period from 1945 to 1975. It is necessary for philology students of teacher education program.

The course consists of 11 chapters and deals with basic issues of Vietnamese literature in the period from 1945 to 1975. It also provieds students the detail knowledge of the writers and typical works. Students are introduced to master the necessary knowledge and effective approachs in teaching Vietnamese literature works in that period at schools.

5. Tài liệu học tập:

[1]. Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên), Nguyễn Văn Long (Đồng chủ biên) (2002), Lịch sử văn học Việt Nam, Tập III, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[2]. Cao Thị Hảo – Bùi Huy Quảng (2014), Giáo trình Tổng quan văn học Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

[3]. Đào Thủy nguyên (Chủ biên) – Bùi Huy Quảng (2014), Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.



6. Tài liệu tham khảo:

[4]. Nhị Ca (1983), Gương mặt còn lại - Nguyễn Thi. Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.

[5]. Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ (1983), Nhà văn Việt Nam hiện đại 1945 - 1975 (2 tập) Nxb Đại học và THCN.

[6]. Mã Giang Lân (2000), Tiến trình thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục.

[7]. Nguyễn Văn Long (Chủ biên) (2008), Giáo trình Văn học Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945, Nxb ĐHSP.

[8]. Lê Đình Kỵ (1979), Thơ Tố Hữu ( Chuyên luận) Nxb Đại học và THCN.

[9]. Nhiều tác giả (1977), Văn hoá văn nghệ miền Nam dưới chế độ Mỹ – Nguỵ, Nxb Văn học, Hà Nội.

[10]. Nhiều tác giả (1998), Nguyễn Tuân về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục.

[11]. Nhiều tác giả (1998), Phê bình, bình luận văn học (Bằng Việt, Phạm Tiến Duật, Vũ Cao, Nguyễn Duy) Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.

[12]. Nhiều tác giả (1999), Tố Hữu về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục.

[13]. Nhiều tác giả (2000), Tô Hoài về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục.



[14]. Nhiều tác giả (2000), Chế Lan Viên về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục.

[15]. Nhiều tác giả ( 2000), Nguyễn Đình Thi về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục.

[16]. Nhiều tác giả ( 2002), Nguyễn Minh Châu về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục.

[17]. Nhiều tác giả (2003), Thơ Xuân Quỳnh và những lời bình, Nxb Văn hóa - Thông tin.

[18]. Nhiều tác giả ( 2002), Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục.

[19]. Hoàng Trung Thông (chủ biên) (1979), Văn học Việt Nam chống Mỹ cứu nư­ớc, Nxb Khoa học xã hội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Đọc tuyển tập của các tác giả: Tố Hữu, Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Chế Lan Viên, Nguyễn Thi, Nguyễn Khải, Nguyễn Đình Thi, Phạm Tiến Duật, Xuân Quỳnh, Nguyễn Duy, Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Lê Anh Xuân, ...

- Học thuộc lòng các bài thơ của Tố Hữu, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, các nhà thơ trẻ thời kì chống Mỹ cứu nước... được chọn giảng trong chương trình Trung học cơ sở và Trung học phổ thông.

- Chuẩn bị thảo luận và thực hành theo các nội dung giáo viên yêu cầu.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

- Ôn lại bài cũ trước khi đến lớp.

7.2. Phần thí nghiệm, thực hành: Không

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận: Không

7.4. Phần khác: Không

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: vấn đáp hoặc thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 5 điểm (1 cc, 2 tx, 2 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + trung bình các điểm TX + Điểm ĐK 1 + Điểm ĐK 2):4
TÊN MÔN HỌC: VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN SAU 1975

(Vietnamese Literature after 1975)

Mã học phần: VLC 224

1. Thông tin chung về môn học:

- Số tín chỉ: 02

- Số tiết: Tổng: 30 LT: 24; BT, TL: 6

- Loại môn học: Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975

- Môn học song hành: Không

- Các yêu cầu đối với môn học:

+ Phòng học cần có máy chiếu, loa míc.

+ Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.

+ Sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với nhóm và với GV, có nhu cầu tìm tòi, khám phá, trải nghiệm thực tế, đặt câu hỏi, nêu vấn đề và tự tìm cách giải quyết hoặc xin tư vấn của chuyên gia.

+ Sinh viên phải chăm chỉ rèn luyện, làm đầy đủ bài tập và thực hành các kĩ năng theo sự hướng dẫn của GV.



- Bộ môn phụ trách: Văn học Việt Nam hiện đại

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Về kiến thức:

- Biết, thông hiểu những tri thức cơ bản về văn học Việt Nam sau 1975: những chuyển biến lịch sử, xã hội, văn hóa, tư tưởng và yêu cầu đổi mới văn học tạo nên sự chuyển biến sâu sắc trong văn học, mở ra một giai đoạn mới với nhiều thành tựu mới; Quá trình vận động đổi mới của văn học Việt Nam sau 1975 qua các giai đoạn; Đặc điểm cơ bản của văn học; sự vận động của các thể loại tiêu biểu trong văn học Việt Nam sau 1975...

- Nắm vững những nét chính về tiểu sử và con người có ảnh hưởng đến sáng tác của các nhà văn, nhà thơ giai đoạn này; Quá trình sáng tác và những nỗ lực đổi mới của mỗi nhà văn, nhà thơ qua các chặng đường sáng tác; từ đó nhận diện được nét riêng trong phong cách nghệ thuật của mỗi tác giả, chứng minh những đóng góp của họ đối với nền văn học Việt Nam hiện đại.

2.2. Về kỹ năng:

- Vận dụng kiến thức của mô đun để học tập, nghiên cứu, giảng dạy các tác phẩm văn học giai đoạn này, đặc biệt là những tác phẩm văn học sau 1975 trong nhà trường.

- Phân tích được những khuynh hướng chính, những đổi mới cơ bản của các thể loại; chỉ ra được thành tựu, hạn chế của văn học giai đoạn này trong tương quan so sánh với văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975.

- Rèn luyện các kỹ năng sư phạm: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng viết bảng, kỹ năng tạo lập câu hỏi… thông qua các hoạt động thảo luận, thực hành, sáng tạo, tập giảng...

- Phát huy năng lực giảng dạy và kĩ năng giao tiếp sư phạm thông qua các hoạt động định hướng dạy đọc hiểu.- Thông qua các hoạt động trải nghiệm trong và ngoài môn học, phát huy năng lực nghề nghiệp (thiết kế các hoạt động dạy học Ngữ văn, tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp, hiệu quả; linh hoạt trong việc vận dụng kiến thức ngữ văn và kiến thức khoa học liên ngành để giải quyết vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực trong xã hội, vận dụng tri thức Ngữ văn trong các hoạt động báo chí, phê bình, sáng tác văn nghệ…).

2.3. Về thái độ:

- Hiểu, trân trọng những thành tựu đổi mới của văn học, nỗ lực đổi mới của nhà văn để từ đó có thái độ tiếp nhận và vận dụng hiệu quả.

- Hiểu được cái hay cái đẹp trong tác phẩm văn học; Biết phân tích, tổng hợp và đánh giá các hiện tượng đời sống liên quan đến tác phẩm văn học, từ đó hình thành và phát triển những giá trị nhân văn ở người học.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học nằm trong khối kiến thức chuyên ngành, cung cấp cho sinh viên những tri thức cơ bản về văn học Việt Nam sau 1975 (những chuyển biến lịch sử, xã hội, văn hóa, tư tưởng và yêu cầu đổi mới văn học tạo nên sự chuyển biến sâu sắc trong văn học, mở ra một giai đoạn mới với nhiều thành tựu mới; Quá trình vận động đổi mới của văn học Việt Nam sau 1975 qua các giai đoạn; Đặc điểm cơ bản của văn học; Sự vận động của các thể loại trong văn học Việt Nam sau 1975). Môn học cũng cung cấp cho sinh viên những tri thức chuyên sâu về một số tác gia tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn sau 1975: Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Duy, Lưu Quang Vũ… Tiếp nối Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975, môn học mang lại cho người học cái nhìn khái quát về sự vận động của lịch sử văn học Việt Nam hiện đại.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh: (Course Description in English)

This course is located in a specialized body of knowledge, providing students with the basic knowledge about Vietnamese literature after 1975 (the change history, social, cultural, ideological and literary renewal requirements created to the profound changes in literature, opening up a new phase with new achievements, innovation process mobilization of Vietnamese literature after 1975 through the stages; basic feature of literature, the transport of literary genres in Vietnamese after 1975).

At the same time, provide students with in-depth knowledge of a number of authors of literary typical Vietnamese in the period after 1975: Nguyen Minh Chau, Ma Van Khang, Nguyen Duy, Luu Quang Vu ... Following the Vietnamese Literature in the period 1945 - 1975, the course gives students an overview of the dynamics of the history of modern Vietnamese literature.

5. Tài liệu học tập:

[1]. Cao Thị Hảo - Bùi Huy Quảng (2014), Giáo trình Tổng quan Văn học Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục Việt Nam.

[2]. Đào Thủy Nguyên (chủ biên) (2014), Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại 3A, Nxb Giáo dục Việt Nam.

[3]. Nguyễn Văn Long (2009), Văn học Việt Nam sau 1975 và việc giảng dạy trong nhà trường, Nxb Giáo dục Việt Nam.



6. Tài liệu tham khảo:

[4]. Nhiều tác giả (1997), Văn học 1975-1985, tác phẩm và dư luận, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

[5]. Nhiều tác giả (1997) Lưu Quang Vũ thơ và đời, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

[6]. Nhiều tác giả (2002) Lịch sử văn học Việt Nam, tập 3, Nxb ĐHSP,Hà Nội.

[7]. Nhiều tác giả (2004), Nguyễn Minh Châu về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục.

[8]. Nhiều tác giả (2007), Lưu Quang Vũ về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[9]. Nguyễn Văn Long - Lã Nhâm Thìn (chủ biên) (2005), Văn học Việt Nam sau 1975, những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[10]. Nguyễn Văn Long - Trịnh Thu Tuyết (2007), Nguyễn Minh Châu và công cuộc đổi mới văn học Việt Nam sau 1975, Nxb Đại học Sư phạm.

[11]. Bùi Huy Quảng (2010), Văn học Việt Nam sau 1975 và các tác phẩm mới được đưa vào chương trình phổ thông, Nxb Đại học Thái Nguyên.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Sinh viên phải có đề cương môn học, giáo trình và tài liệu tham khảo.

- Sinh viên đọc Tuyển tập và tác phẩm của các tác giả: Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Duy, Lưu Quang Vũ.

- Chuẩn bị thảo luận: Đọc tài liệu, nghiên cứu nội dung thảo luận, trình bày ý kiến thảo luận ngắn gọn, sáng rõ (văn bản viết, nói).

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần thí nghiệm, thực hành: Không

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận: Không

7.4. Phần khác: Không

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: vấn đáp hoặc thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 3 điểm (1 cc, 1 tx, 1 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + trung bình các điểm TX + Điểm ĐK):3

TÊN MÔN HỌC: TIẾP CẬN TÁC PHẨM VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI



tải về 2.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương