TRƯỜng đẠi học sư phạM


Thông tin chung về môn học



tải về 2.01 Mb.
trang8/23
Chuyển đổi dữ liệu07.02.2018
Kích2.01 Mb.
#36259
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   23

1. Thông tin chung về môn học


- Số tín chỉ: 03

- Số tiết: Tổng : 45 LT: 36, BT: 03, TL: 06



- Loại môn học: Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Không

- Môn học song hành: Không

- Các yêu cầu đối với môn học:

+ Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.

+ Sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với nhóm và với GV, có nhu cầu tìm tòi, khám phá, trải nghiệm thực tế, đặt câu hỏi, nêu vấn đề và tự tìm cách giải quyết hoặc xin tư vấn của chuyên gia.

+ Sinh viên phải chăm chỉ rèn luyện, làm đầy đủ bài tập và thực hành các kĩ năng theo sự hướng dẫn của GV.



- Bộ môn phụ trách: Văn học Dân gian – Trung đại – Hán Nôm

2. Mục tiêu của môn học


2.1. Về kiến thức:

Người học nắm vững và trình bày được hệ thống kiến thức cơ bản của học phần gồm: Một số khái niệm, thuật ngữ cơ bản nhất liên quan đến văn học Việt Nam trung đại; tiến trình phát triển, phân kì văn học, đặc điểm và thành tựu chủ yếu của mỗi giai đoạn phát triển văn học trong tiến trình chung; đặc điểm và cấu trúc của một số thể loại tiêu biểu trong văn học trung đại Việt Nam; những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam thời Lý – Trần – Lê (X - XVII) bao gồm: tác giả, tác phẩm, khuynh hướng cảm hứng sáng tác và những vấn đề lịch sử – xã hội có liên quan.



2.2. Về kĩ năng :

Hình thành và phát triển các năng lực sau :

- Năng lực nghiên cứu và tiếp nhận văn bản: Biết vận dụng kiến thức văn học sử để tiếp nhận (cảm nhận, phân tích, đọc hiểu) các văn bản văn học của giai đoạn thế kỷ X - XVII đúng hơn, sâu sắc hơn; Biết vận dụng những kiến thức của học phần để nhận diện, tìm hiểu và giải mã các tác phẩm văn chương có cùng đặc trưng thể loại và phong cách thời đại. Rèn năng lực tạo lập văn bản: Biết cách tư duy sâu và diễn đạt đúng, hay.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Biết vận dụng kiến thức của học phần để giải quyết các vấn đề khoa học Ngữ văn có liên quan; Biết vận dụng những kiến thức từ tác phẩm văn chương vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn đời sống

- Năng lực hợp tác: Biết hợp tác (với giáo viên và các sv khác trong quá trình học tập, trao đổi thảo luận, thực hành...) và hợp tác thành công.

- Năng lực sáng tạo và tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo: Biết tư duy sáng tạo để có khả năng “đồng sáng tạo” cùng các tác giả văn học; Có kỹ năng làm việc nhóm thông qua thảo luận, semina, chuyển thể và trình diễn kịch bản từ các tác phẩm văn học; Có kỹ năng thuyết trình một vấn đề cụ thể về văn học Việt Nam giai đoạn thế kỷ X-XVII; Có kỹ năng soạn và giảng một tác phẩm văn học thời trung đại.

- Năng lực tự học suốt đời: Biết định hướng xây dựng kế hoạch tự học; biết tổ chức họat động tự học và quản lí việc tự học của bản thân để đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp. Cụ thể: Có kỹ năng tự học (đọc giáo trình, tài liệu...) theo định hướng của giảng viên; Có thể tự tìm hiểu, nghiên cứu mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình trong sách giáo khoa, sách giáo viên và các sách tham khảo khác để từ đó lập được kế hoạch giảng dạy văn học trung đại cho toàn năm, cho từng học kì, từng chương... phù hợp với đối tượng giảng dạy.



2.3. Về thái độ :

Nâng cao lòng yêu quý văn học dân tộc và ý thức nghề nghiệp, cụ thể như sau:

+ Thấy được cái hay, cái đẹp của từng tác phẩm văn học và của từng thể loại văn học.

+ Thấy được quá trình lao động giản khổ và đầy sáng tạo của cha ông ta trong việc xây dựng nền văn học trung đại Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Từ đó càng trân trọng, yêu quý và say mê học văn học trung đại Việt Nam; truyền được tình cảm đó cho các thế hệ học sinh.


3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học


Môn học nằm trong khối kiến thức chuyên ngành, trang bị một phần kiến thức cơ bản không thể thiếu đối với sinh viên sư phạm chuyên ngành Ngữ văn, giúp họ có nền tảng kiến thức cần thiết để giảng dạy tốt phần Văn học Việt Nam trung đại ở trường trung học cơ sở và Trung học phổ thông.

Môn học gồm 03 chương: Chương 1 trang bị cho sinh viên ngành Văn những tri thức cơ bản và khái quát về văn học Việt Nam thời trung đại, giúp người học nắm được tiến trình phát triển của văn học thời trung đại, những vấn đề văn hoá tư tưởng, lịch sử xã hội; phương tiện biểu đạt và một số vấn đề về thể loại, thi pháp thể loại của văn học Việt Nam trung đại. Chương 2 và chương 3 cung cấp những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam thời Lý – Trần – Lê (X - XVII) bao gồm: tác giả, tác phẩm, khuynh hướng cảm hứng sáng tác và những vấn đề lịch sử – xã hội có liên quan.


4. Course outline


The course is one of the core, professional modules, providing students essential knowledge of the Vietnamese medieval literature which is helpful for their future performance as teachers in secondary and high schools.

The three main contents of the course are presented in three chapters : chapter 1 offers basic knowledge of the Vietnamese literature in the medieval periodfrom the 10th to 19th century. Students are equipped with information of the historical, cultural and social background of the period as well as of its languages, genres and poetics. Chapter 2 and 3 focuse on the development of Vietnamese literature during the Ly, Tran and Le dynasties. Students have chances to explore the prominent writers and their works as well as the related historical events and social problems.


5. Tài liệu học tập


[1]. Nguyễn Đăng Na (chủ biên), Lã Nhâm Thìn, Đinh Thị Khang (2010), Văn học trung đại Việt Nam, tập 1,2, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

[2]. Dương Thu Hằng (2012), Đề cương bài giảng Tổng quan văn học trung đại Việt Nam, đề tài NCKH cấp cơ sở, ĐH Sư phạm, ĐH Thái Nguyên.




tải về 2.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương