TRƯỜng đẠi học sư phạM


Mô tả tóm tắt nội dung môn học



tải về 2.01 Mb.
trang12/23
Chuyển đổi dữ liệu07.02.2018
Kích2.01 Mb.
#36259
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   23

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học


Môn học nằm trong khối kiến thức chuyên ngành, phần tự chọn, trang bị cho sinh viên sư phạm chuyên ngành Ngữ văn những hiểu biết cần thiết về tích hợp văn hóa trong dạy học tác phẩm văn học thời trung đại, giúp họ có nền tảng kiến thức cần thiết để giảng dạy tốt phần văn học Việt Nam trung đại ở trường trung học cơ sở và Trung học phổ thông.

Môn học gồm 4 chương: Chương 1 cung cấp những vấn đề lí luận về tích hợp văn hóa trong dạy học tác phẩm văn học Việt Nam thời trung đại. Trên cơ sở đó, chương 2, chương 3 và chương 4 tập trung thể nghiệm việc tích hợp một số nội dung văn hóa cơ bản trong sáng tác của một số tác gia văn học tiêu biểu thời trung đại như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến.


4. Course outline


The course is one of the options of the professional modules, providing learners with essential knowledge to apply cultural studies in teaching medieval literature for secondary and high school students.

The course’s content is presented in 4 chapters: Chapter 1 provides theoretical background for applying cultural knowledge in teaching Vietnamese medieval literature; chapter 2, 3 and 4 demonstrate how to apply culture studies to analyse works of some prominent authors such as Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến.


5. Tài liệu học tập


[1]. Dương Thu Hằng (2015), Tích hợp văn hóa trong dạy học tác phẩm văn học Việt Nam thời trung đại, ĐCBG, ĐHTN.

[2]. Nguyễn Đăng Na (chủ biên), Lã Nhâm Thìn, Đinh Thị Khang (2010), Văn học trung đại Việt Nam, tập 1, 2, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

[3] . Trần Nho Thìn (2008), Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hoá, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Tài liệu tham khảo


[4]. Nguyễn Du (1976) Truyện Kiều, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[5]. Nguyễn Du (1976) Thơ chữ Hán, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[6]. Trần Đình Hượu (1999), Nho giáo và văn học trung cận - đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[7]. Phạm Luận (2012), Quốc âm thi tập-phiên âm và chú giải, Nxb Giáo dục, Hà Nội.



[8]. Nhiều tác giả (1977-1989), Thơ văn Lý - Trần, 2 tập, Nxb Khoa học, Hà Nội.

[9]. Nhiều tác giả (1998), Nguyễn Trãi về tác gia, tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[10]. Nhiều tác giả (1998), Về con người cá nhân trong văn học Việt Nam cổ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[11]. Nhiều tác giả (1999), Nguyễn Du về tác gia, tác phẩm , Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[12]. Nhiều tác giả (1999), Nguyễn Khuyến về tác gia, tác phẩm , Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[13]. Trần Đình Sử (2000), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[14]. Bùi Duy Tân (1999-2001), Khảo và luận một số thể loại, tác gia, tác phẩm văn học trung đại Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[15]. Trần Ngọc Vương (chủ biên) (2007), Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX- những vấn đề lí luận và lịch sử, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần thí nghiệm, thực hành: Không

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận: Không

7.4. Phần khác: Không

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: vấn đáp hoặc thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 3 điểm (1 cc, 1 tx, 1 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + trung bình các điểm TX + Điểm ĐK):3

TÊN MÔN HỌC: VĂN BẢN HÁN VĂN TRUNG HOA VÀ VIỆT NAM

(China and Vietnam Sino Texts)

Mã học phần: CVT341

1. Thông tin chung về môn học


- Số tín chỉ: 04

- Số tiết: Tổng : 60 LT: 48, BT: 4, TL: 8



- Loại môn học: Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Không

- Môn học song hành: Không

- Các yêu cầu đối với môn học:

+ Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.

+ Sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với nhóm và với GV, có nhu cầu tìm tòi, khám phá, trải nghiệm thực tế, đặt câu hỏi, nêu vấn đề và tự tìm cách giải quyết hoặc xin tư vấn của chuyên gia.

+ Sinh viên phải chăm chỉ rèn luyện, làm đầy đủ bài tập và thực hành các kĩ năng theo sự hướng dẫn của GV.



- Bộ môn phụ trách: Văn học Dân gian – Trung đại – Hán Nôm

2. Mục tiêu của môn học


2.1. Về kiến thức

Người học nắm vững và trình bày được hệ thống kiến thức cơ bản của học phần gồm: cơ sở ngôn ngữ văn tự Hán (kết cấu, hình thể, âm đọc, ý nghĩa, các quy tắc cơ bản về từ pháp và cú pháp...); tri thức về văn bản một số tác phẩm Hán văn Trung Hoa (Kinh Thi, Luận ngữ, Thơ Đường...) và văn bản Hán văn Việt Nam (thơ ca, biền văn...)



2.2. Về kĩ năng/năng lực

Hình thành và phát triển các năng lực sau :



- Năng lực NCKH: Biết học tập, nghiên cứu để nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản về ngôn ngữ văn tự Hán, về các văn bản Hán văn… từ đó có thể đi sâu tìm tòi, nghiên cứu các đề tài khoa học theo chuyên ngành hoặc liên ngành.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Sinh viên tích lũy được vốn chữ Hán, tri thức về văn bản một số tác phẩm Hán văn Trung Hoa và Việt Nam để từ đó có thể đi sâu tìm hiểu nguyên tác các tác phẩm Hán văn được giảng dạy trong chương trình Ngữ văn bậc phổ thông. Sinh viên biết cách đọc hiểu văn bản (tra cứu từ ngữ, dịch nghĩa, sưu tầm và nhận xét các bản dịch thơ trên cơ sở đối chiếu với nguyên tác, đặt văn bản các tác phẩm trong mối tương quan so sánh, bình luận, đánh giá giá trị của từng tác phẩm.…), từ đó sẽ dạy những tác phẩm Hán văn trong chương trình phổ thông được tinh tế và sâu sắc hơn, khơi dậy trong người học ham muốn tìm tòi, khám phá những kiến thức mới, những văn bản mới. Trên cơ sở đó tự biết cách tra cứu và minh giải những văn bản chữ Hán ở các lĩnh vực khác để từ đó góp phần giữ gìn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc.

- Năng lực giao tiếp: Có hiểu biết về những từ ngữ gốc Hán, từ đó nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt, dùng đúng những từ gốc Hán trong tiếng Việt.

- Năng lực sáng tạo và tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo: Sáng tạo những ý tưởng, cách thức mới phù hợp với môn học và khơi dậy hứng thú của người học (tự dịch thơ những bài thơ chữ Hán, sáng tác thơ Đường luật, ngâm thơ…)

2.3. Về thái độ

Biết yêu quý và trân trọng kho tàng di sản văn hóa thành văn do cha ông ta sáng tạo ra, từ đó tích cực góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ nền văn hóa dân tộc.




tải về 2.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương