TRƯỜng đẠi học sư phạM


Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI



tải về 2.01 Mb.
trang15/23
Chuyển đổi dữ liệu07.02.2018
Kích2.01 Mb.
#36259
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   23

Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI

(Access to literary works Vietnamese modern in school by characteristics genre)


Mã học phần: AWG 325

1. Thông tin chung về môn học:

- Số tín chỉ: 02

- Số tiết: Tổng: 30 LT:20; BT,TH:10



- Loại môn học: Tự chọn

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Văn học Việt Nam giai đoạn sau 1975

- Môn học song hành: Không

- Các yêu cầu đối với môn học:

+ Phòng học cần có máy chiếu, loa míc.

+ Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.

+ Sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với nhóm và với GV, có nhu cầu tìm tòi, khám phá, trải nghiệm thực tế, đặt câu hỏi, nêu vấn đề và tự tìm cách giải quyết hoặc xin tư vấn của chuyên gia.

+ Sinh viên phải chăm chỉ rèn luyện, làm đầy đủ bài tập và thực hành các kĩ năng theo sự hướng dẫn của GV.



- Bộ môn phụ trách: Văn học Việt Nam hiện đại

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Về kiến thức:

- Từ lý thuyết về đặc trưng cơ bản của các thể loại trong văn học, người học hiểu được kiến thức cần đạt ở mỗi tác phẩm trong chương trình và nắm vững nội dung tác phẩm.

- Nắm vững phương pháp giảng dạy phù hợp với mỗi tác phẩm (đặc biệt là với những tác phẩm cùng thể loại).

2.2. Về kỹ năng:

- Vận dụng kiến thức của mô-đun để có những giải pháp thiết kế thích hợp đối với mỗi kiểu bài đặc thù.

- Vận dụng những kiến thức thể loại để phân tích các tác phẩm cụ thể của từng thể loại, so sánh với những tác phẩm cùng thể loại, cùng khuynh hướng trong cùng giai đoạn.

- Ứng dụng các tri thức đó để học tập, nghiên cứu, thực hành giảng dạy các tác phẩm văn học trong chương trình phổ thông.

- Phát huy năng lực giảng dạy: kỹ năng đọc kể diễn cảm, chuyển thể tác phẩm văn học thành kịch bản, diễn xuất, đọc hiểu và ứng dụng các văn bản nhật dụng…

- Rèn luyện các kỹ năng sư phạm: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng viết bảng, kỹ năng tạo lập câu hỏi… thông qua các hoạt động thảo luận, thực hành, sáng tạo, tập giảng...

- Vận dụng các kiến thức và kỹ năng giao tiếp để giao tiếp hiệu quả, linh hoạt, tự tin.

- Phát huy năng lực giao tiếp sư phạm trong giảng dạy.

- Biết vận dụng tri thức để thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học Ngữ văn, tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp, hiệu quả.

2.3. Về thái độ:

- Giúp người học yêu quý và trân trọng giá trị của thể loại văn học, cái hay, cái đẹp của các tác phẩm văn chương, mối quan hệ giữa văn học và đời sống.

- Có ý thức tu dưỡng, rèn luyện năng lực giảng dạy, nghiên cứu để đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành, là một trong những học phần lựa chọn giúp sinh viên ứng dụng các tri thức đã học về đặc trưng cơ bản của các thể loại văn học (đặc biệt là những thể loại được giảng dạy trong chương trình phổ thông như: thơ, truyện, kịch, kí, văn bản nhật dụng) để học tập, nghiên cứu, thực hành giảng dạy các tác phẩm văn học trong chương trình phổ thông. Sinh viên được thực hành để nắm vững tác phẩm và có phương pháp giảng dạy phù hợp, biết vận dụng để phân tích, giảng dạy các tác phẩm văn học có cùng đặc trưng thể loại.

Với mục tiêu định hướng tiếp cận tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại trong chương trình phổ thông theo đặc trưng thể loại, môn học giúp sinh viên vận dụng kiến thức của các học phần liên quan (lý luận văn học, lịch sử văn học, mỹ học...) để tiếp nhận các tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại sâu sắc hơn, rèn luyện kĩ năng, nghiệp vụ sư phạm và bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho sinh viên.
4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh: (Course Description in English)

As a self-selected subjects (alternative thesis) courses help students consolidate knowledge of the basic characteristics of the typical genres of literature, particularly the genre is taught in the the ordinary, such as poetry, stories, plays, letters, writing the date. At the same time, helping people learn to apply this knowledge in the academic, research, practice teaching literature in the program.

With a goal oriented approach literary works Vietnamese modern in school according to program common characteristic genres, subjects help students apply knowledge of the relevant module (literary theory, cultural history learning aesthetics ...) to take over the literary works of modern Vietnamese deeper, skills training, pedagogical and capacity building for student teaching.

5. Tài liệu học tập:

[1]. Hà Minh Đức (chủ biên) (2011), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục.



[2]. Phương Lựu (Chủ biên) (2006), Lý luận văn học (tái bản lần thứ năm), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[3]. Bộ Giáo dục & Đào tạo, Sách giáo khoa Ngữ văn 10,11,12 (trọn bộ), Nxb Giáo dục.



6. Tài liệu tham khảo:

[4]. Nhiều tác giả (2002), Lịch sử văn học Việt Nam, tập 3, Nxb ĐHSP, Hà Nội.

[5]. Bùi Huy Quảng (2010), Văn học Việt Nam sau 1975 và các tác phẩm mới được đưa vào chương trình phổ thông, Nxb Đại học Thái Nguyên.



7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Sinh viên phải có đề cương môn học, giáo trình, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.

- Sinh viên đọc và nắm chắc các tác phẩm VHVN hiện đại trong chương trình Sách giáo khoa Ngữ văn 10,11,12.

- Chuẩn bị thực hành: Đọc tài liệu, nghiên cứu nội dung thực hành, trình bày sản phẩm ngắn gọn, sáng rõ (văn bản viết, nói).

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần thí nghiệm, thực hành: không

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận: không

7.4. Phần khác: không

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: vấn đáp hoặc thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 3 điểm (1 cc, 1 tx, 1 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + trung bình các điểm TX + Điểm ĐK):3

TÊN MÔN HỌC: MỘT SỐ VẤN ĐỀ THI PHÁP THƠ MỚI VIỆT NAM

(GIAI ĐOẠN 1932 – 1945)



Some poetics of Vietnamese new poetry problems

(in the period from 1932 to 1945)

Mã học phần: VNP 924

1. Thông tin chung về môn học:

- Số tín chỉ: 02

- Số tiết: Tổng: 30 LT: 24; BT,TL: 6



- Loại môn học: Tự chọn

- Các học phần tiên quyết: không

- Môn học trước: Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945

- Môn học song hành: không

- Các yêu cầu đối với môn học:

+ Phòng học cần có máy chiếu, loa míc.

+ Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.

+ Sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với nhóm và với GV, có nhu cầu tìm tòi, khám phá, trải nghiệm thực tế, đặt câu hỏi, nêu vấn đề và tự tìm cách giải quyết hoặc xin tư vấn của chuyên gia.

+ Sinh viên phải chăm chỉ rèn luyện, làm đầy đủ bài tập và thực hành các kĩ năng theo sự hướng dẫn của GV.



- Bộ môn phụ trách: Văn học Việt Nam hiện đại

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Về kiến thức:

Biết, thông hiểu những tri thức cơ bản về văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, đặc biệt là Phong trào Thơ mới Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945; Hiểu và phân tích được các khái niệm cơ bản của thi pháp như: quan niệm nghệ thuật về con người, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ, giọng điệu, thể thơ. Vận dụng được phương pháp nghiên cứu thi pháp vào nghiên cứu văn học để học tập, nghiên cứu, giảng dạy các tác phẩm Thơ mới tiêu biểu, đặc biệt là những tác phẩm Thơ mới được giảng dạy trong nhà trường phổ thông.



2.2. Về kĩ năng:

Người học được rèn các năng lực sau :

Năng lực nghiên cứu khoa học : Biết vận dụng kiến thức về nghiên cứu khoa học để nghiên cứu môn học. Biết vận dụng kiến thức về thi pháp học để tiếp nhận (cảm nhận, phân tích, đọc hiểu) các tác phẩm Thơ mới đúng hơn, sâu sắc hơn; Biết vận dụng những kiến thức của học phần để nhận diện, tìm hiểu và giải mã các tác phẩm văn chương có cùng đặc trưng thể loại và phong cách thời đại. Biết cách tư duy sâu và diễn đạt đúng, hay.

Năng lực giải quyết vấn đề: Chỉ ra được những thành công, hạn chế và những đóng góp của các tác giả tiêu biểu trong phong trào Thơ mới cho văn học nước nhà. Biết ứng dụng giảng dạy những tác giả, tác phẩm tiêu biểu thuộc phong trào Thơ mới được chọn giảng trong trường phổ thông theo hướng thi pháp học. Biết vận dụng kiến thức của môn học để giải quyết các vấn đề khoa học Ngữ văn có liên quan; Biết vận dụng những kiến thức từ tác phẩm văn chương vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn đời sống.

Năng lực sáng tạo và tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo: Biết tư duy sáng tạo để có khả năng “đồng sáng tạo” cùng các tác giả văn học; Biết tìm ra những ý tưởng mới, cách thức biện pháp mới để tiếp nhận bài học một cách hiệu quả (tiếp nhận tác phẩm văn học bằng tranh, ảnh, video, power point, đóng kịch… các tác phẩm văn học giai đoạn này).

2.3. Về thái độ:

Hiểu, yêu văn học Việt Nam hiện đại, biết trân trọng những giá trị tinh thần của dân tộc trong bối cảnh giao lưu tiếp nhận văn hoá phương Tây. Có thái độ NCKH nghiêm túc, tích cực. Có ý thức rèn nghề, say mê với giảng dạy văn học. Từ đó có thái độ thẩm mĩ lành mạnh và lối sống đúng đắn.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học Một số vấn đề thi pháp Thơ mới Việt Nam (giai đoạn 1932 - 1945) thuộc khối kiến thức chuyên ngành, là một trong những học phần lựa chọn nhằm trang bị cho người học những tri thức cơ bản, chuyên sâu về Thơ mới nhìn từ góc độ thi pháp. Từ đó mở rộng thêm cho người học cách nghiên cứu, tiếp cận văn học Việt Nam hiện đại từ góc độ thi pháp học.

Môn học có 3 chương, bao gồm: Quan niệm nghệ thuật về con người trong Thơ mới; Không gian và thời gian nghệ thuật trong Thơ mới và Ngôn ngữ, thể thơ, giọng điệu nghệ thuật trong Thơ mới. Trong đó trình bày các khái niệm lí luận cụ thể và khảo sát các biểu hiện về kiểu con người, không gian, thời gian, đặc điểm ngôn ngữ, thể thơ và các sắc thái giọng điệu tiêu biểu trong Thơ mới nhằm góp phần làm sáng tỏ giá trị, những đóng góp và những hạn chế nhất định của Thơ mới Việt Nam. Trên cơ sở này, người học có thể vận dụng để thực hành, giảng dạy một số tác phẩm Thơ mới tiêu biểu có trong chương trình phổ thông.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

“Some poetics of Vietnamese new poetry problems (in the period 1900 – 1930 )” is located in a specialized body of knowledge, providing students with the basic knowledge about the new poetry from the perspective of poetics. Thus, they can be applied to practice, good teaching authors, new works of poetry in high school.

The course has three chapters, including: concept art for the new man in Poetry ; Space and time art in new and Language Poetry, poetry, Poetry tone of the new art. Which presents the theoretical concepts and examines specific expression of the human type, space, time, language characteristics, and the nuances of poetry tone typical of new poetry to contribute to clarify values​​, contributions and limitations of the new poetry Vietnam. On this basis, students could practice and teach some of those outstanding art pieces belonging to this period included in the common training program.

5. Tài liệu học tập:

[1]. Hoài Thanh- Hoài Chân (1995), Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.



[2]. Trần Đình Sử (1998), Thi pháp thơ Tố Hữu, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

[3]. Đỗ Lai Thuý (1992), Con mắt thơ, Nxb Lao động, Hà Nội.



6. Tài liệu tham khảo:

[4]. Nhiều tác giả (1999), Thơ mới 1932 – 1945 tác giả và tác phẩm, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

[5]. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp học hiện đại, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

[6]. Nhiều tác giả (1997), Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[7] Nhiều tác giả (1998) Văn học Việt Nam 1900 – 1945, Nxb Giáo dục, Hà Nội

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Sinh viên phải có: Đề cương môn học, Đề cương bài giảng, Giáo trình.

- Sinh viên thuộc một số bài thơ tiêu biểu của Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên...

- Chuẩn bị thảo luận: Chuẩn bị trước các nội dung thảo luận để có thể thuyết trình, trao đổi ý kiến của mình trước lớp.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần thí nghiệm, thực hành: không

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận: không

7.4. Phần khác: không

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: vấn đáp hoặc thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 3 điểm (1 cc, 1 tx, 1 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + trung bình các điểm TX + Điểm ĐK):3

TÊN MÔN HỌC: MỸ HỌC VÀ NGUYÊN LÝ LÝ LUẬN VĂN HỌC

(Group of aesthetics and theoretical principles literary)

Mã học phần: GAE 221

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 02.

Số tiết: Tổng: 30 LT:24; BT,TL: 6

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết: không

Môn học trước: không

Môn học song hành: không

Các yêu cầu đối với môn học: Máy chiếu, phòng học dành cho thảo luận

Bộ môn phụ trách: Lý luận văn học

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Kiến thức

- Biết, thông hiểu những tri thức cơ bản về mỹ học (đặc trưng của mỹ học, chủ thể thẩm mỹ, khách thể thẩm mỹ: cái đẹp, cái cao cả, cái bi, cái hài) và nguyên lý chung của lý luận văn học (đặc trưng của văn học, tính dân tộc, tính nhân dân của văn học, chức năng của văn học, nhà văn và sự sáng tạo văn học, bạn đọc và sự tiếp nhận văn học...).

- Nắm vững biểu hiện của các loại hình chủ thể thẩm mỹ và các phạm trù thẩm mỹ trong đời sống và trong nghệ thuật.

- Nắm vững đặc trưng của văn học để tiếp nhận tác phẩm văn học sâu sắc hơn. Hiểu được mối quan hệ giữa văn học và các loại hình nghệ thuật để giải quyết các vấn đề khoa học Ngữ văn liên quan.

- Nắm vững các khái niệm, biểu hiện và mối quan hệ giữa các yếu tố: văn hóa - văn học, tính dân tộc - tính nhân dân để từ đó có các hướng tiếp cận khác nhau đối với tác phẩm văn học.

- Nắm vững các chức năng của văn học, mối quan hệ giữa nhà văn - tác phẩm - bạn đọc để vận dụng trong học tập, giảng dạy và nghiên cứu.

2.2. Kỹ năng

- Vận dụng kiến thức của mô đun để học tập, nghiên cứu, giảng dạy các tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm văn học trong trường phổ thông nói riêng.

- Rèn luyện các kỹ năng sư phạm: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng viết bảng, kỹ năng tạo lập câu hỏi… thông qua các hoạt động thảo luận, sáng tạo.

- Hình thành và kết nối các ý tưởng mới để tiếp nhận bài học một cách hiệu quả (hóa thân thành các chủ thể thẩm mỹ; minh họa biểu hiện của cái đẹp bằng tranh, ảnh, video, power point, đóng kịch…; trình bày cảm nhận về giá trị của tác phẩm văn học..)

- Phát huy năng lực giao tiếp sư phạm trong giảng dạy.

- Biết vận dụng tri thức mỹ học và lý luận văn học để thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học Ngữ văn, tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp, hiệu quả.

- Biết vận dụng phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ và các phương pháp khác để làm việc nhóm.

2.3. Thái độ

- Giúp người học hướng đến cái đẹp, cái cao cả, hiểu được cái hay cái đẹp trong tác phẩm văn học và trong cuộc sống; Biết phân tích, tổng hợp và đánh giá các hiện tượng đời sống liên quan đến các phạm trù thẩm mỹ, từ đó hình thành thái độ thẩm mĩ lành mạnh và lối sống đúng đắn.

- Giúp người học có cảm xúc, thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh, yêu quý và trân trọng những giá trị đáng quý của văn học, năng lực sáng tạo của nhà văn, để từ đó có thái độ tiếp nhận và vận dụng hiệu quả.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Là học phần cơ sở, môn học cung cấp cho sinh viên những tri thức cơ bản về Mỹ học (đặc trưng của mỹ học, chủ thể thẩm mỹ và các thành tố tạo thành chủ thể thẩm mỹ, khách thể thẩm mỹ và các phạm trù cơ bản của khách thể thẩm mỹ: cái đẹp, cái cao cả, cái bi, cái hài...) và những Nguyên lý chung của lý luận văn học (đặc trưng của văn học, tính dân tộc, tính nhân dân, tính nhân loại của văn học, chức năng của văn học, nhà văn và sự sáng tạo văn học, sự tiếp nhận văn học...).

Môn học là kiến thức nền tảng để sinh viên tiếp nhận các học phần khác của lịch sử văn học, lý luận văn học và các học phần liên quan (Âm nhạc và nghệ thuật tạo hình với văn học, Cơ sở văn hóa…).

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Learning basics, this course introduces the student to aesthetics in literary theory - the nature of aesthetics, subject and focus of aesthetics, the ideas related to beauty, loftiness, tragedy and comedy. Other topics include the principles of literary argument, the functions of literature in reflecting a national and communal character, the nature of authorship and literary creation and approachability.

This course is a foundation of knowledge to students receiving other modules of literary history, literary theory and related modules (music and visual arts to literature, cultural facilities ...) .

5. Tài liệu học tập:

[1]. Lê Văn Dương, Lê Đình Lục, Lê Hồng Vân (2009), Mĩ học đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[2]. Phương Lựu (chủ biên) (2012), Lí luận văn học T1 (Văn học, nhà văn, bạn đọc), Nxb Đại học Sư phạm.



6. Tài liệu tham khảo:

[3]. Bộ môn Mỹ học Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (1995), Mỹ học (Giáo trình Đại học), Nxb Văn hóa thông tin.



[4]. Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội

[5]. Hà Minh Đức (chủ biên) (2011), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[6]. G.N. Pôxpêlôp(1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[7]. Đỗ Văn Khang (2008), Mỹ học đại cương, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.



[8]. Phương Lựu (Chủ biên) (2006), Lý luận văn học (tái bản lần thứ năm), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[9]. Một số trang web: - http://lyluanvanhoc.com/

- http://evan.vnexpress.net/News/Phe-binh/

- http://vanvn.net/



7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Sinh viên phải có đề cương môn học, giáo trình và tài liệu tham khảo.

- Chuẩn bị thảo luận: Đọc tài liệu, nghiên cứu nội dung thảo luận, trình bày ý kiến thảo luận ngắn gọn, sáng rõ (văn bản viết, nói).

- Hoàn thành các bài tập được giao.

7.2. Phần thí nghiệm, thực hành: Không

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận:

+ SV sẽ được giao bài tập nhóm theo nội dung từng phần học

+ Sản phẩm đạt được:

- Nhóm sinh viên phải trình bày kết quả đạt được bằng P.P, Media hoặc các hoạt cảnh.

- Nhóm sinh viên sau khi hoàn thành bài tập được giao cần nộp văn bản mô tả quá trình làm việc của các cá nhân trong nhóm.

7.4. Phần khác: Không

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: vấn đáp

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 3 điểm (1 cc, 1 tx, 1 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + Trung bình các điểm TX + Điểm ĐK): 3

TÊN MÔN HỌC: TÁC PHẨM VÀ THỂ LOẠI VĂN HỌC

(Literary works and literary genres)

Mã học phần: LWG 232

1. Thông tin chung về môn học:

- Số tín chỉ: 03

- Số tiết: Tổng : 45 LT: 36; BT, TL: 9



- Loại môn học: Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: không

- Môn học trước: Mỹ học và nguyên lý lý luận văn học

- Môn học song hành: không

- Các yêu cầu đối với môn học : Phòng học rộng, có máy chiếu

- Bộ môn phụ trách: Lý luận văn học

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Về kiến thức

- Nắm vững các vấn đề cơ bản của tác phẩm văn học ở bình diện lý thuyết như: khái niệm tác phẩm văn học, nội dung và hình thức của tác phẩm văn học, đề tài, chủ đề, tư tưởng của tác phẩm văn học, kết cấu – nhân vật – lời văn của tác phẩm văn học.

- Nắm vững các phương diện lý thuyết về thể loại văn học như: khái niệm, sự phân chia thể loại; đặc điểm của từng loại tác phẩm văn học: trữ tình, tự sự, kịch bản văn học, ký

2.2. Về kỹ năng

- Kỹ năng phân tích các vấn đề của lý luận văn học. Vận dụng kiến thức của môn học trong việc định hướng thiết kế các bài học về lý luận văn học trong nhà trường phổ thông và trong các hoạt động nghiên cứu khoa học ngành Ngữ văn.

- Kỹ năng phân tích các phương diện cơ bản của tác phẩm văn học. Hiểu được mối liên hệ giữa các yếu tố, thành phần trong tác phẩm văn học để giải quyết các vấn đề khoa học văn học có liên quan. Vận dụng kiến thức của môn học để lập dàn ý bài học, phân tích các vấn đề của tác phẩm văn học, ứng dụng nó vào việc giảng dạy sau này ở trường phổ thông.

- Kỹ năng phân tích, tổng hợp và rút ra các vấn đề có tính quy luật của tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại.

- Rèn luyện các kỹ năng sư phạm: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng viết bảng, kỹ năng tạo lập câu hỏi, kỹ năng thuyết trình… thông qua các hoạt động thảo luận, sáng tạo. Vận dụng các kiến thức và kỹ năng giao tiếp để giao tiếp hiệu quả, linh hoạt, tự tin. Biết lập và thực hiện kế hoạch bài học có tính đến các đặc điểm khác nhau về khả năng, thái độ nhận thức… của học sinh.

- Hình thành và kết nối các ý tưởng mới để tiếp nhận bài học một cách hiệu quả (chuyển thể tác phẩm thành kịch bản văn học; minh họa biểu hiện nội dung tác phẩm văn học bằng tranh, ảnh, video, power point, đóng kịch…; trình bày cảm nhận về giá trị của tác phẩm văn học..). Phát huy được khả năng sáng tạo của người học trong mọi điều kiện, hoàn cảnh và đối tượng khác nhau.

- Kỹ năng vận dụng tri thức lý luận văn học trong các hoạt động báo chí, phê bình, sáng tác văn nghệ và các hoạt động xã hội khác.




tải về 2.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương