TRƯỜng đẠi học sư phạM



tải về 2.01 Mb.
trang18/23
Chuyển đổi dữ liệu07.02.2018
Kích2.01 Mb.
#36259
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   23

2.2. Về kĩ năng:

Hình thành năng lực vận dụng tri thức tổng hợp liên môn (tri thức khoa học xã hội, lý thuyết thi pháp, lý thuyết thể loại) vào đọc- hiểu thơ Tagore, sử thi Ấn Độ, thơ haiku và tiểu thuyết, truyện ngắn Murakami; năng lực phân tích tác phẩm văn học trong ngữ cảnh xã hội, lịch sử, văn hóa Ấn Độ và Nhật Bản ở từng giai đoạn cụ thể; năng lực đối chiếu so sánh nguyên tác và bản dịch để thấy được những khác biệt chi phối bởi ngôn ngữ, cá tính văn hóa dân tộc và cá tính văn hóa dịch giả; năng lực truyền tải kích thích hứng thú thẩm mỹ tới người nghe; năng lực vận dụng tri thức văn học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn đời sống một cách chủ động, sáng tạo. Ngoài ra, hình thành cho sinh viên năng lực tự học, tự nghiên cứu, năng lực tạo lập văn bản và năng lực thuyết trình.



2.3. Về thái độ:

Hình thành thái độ khách quan, độc lập, sáng tạo trong nghiên cứu. Cầu thị, sáng tạo trong tiếp nhận; Có trách nhiệm với bản thân, với công việc và với cộng đồng; Yêu, trân trọng những giá trị thẩm mĩ, nhân văn trong văn học Ấn Độ - Nhật Bản, từ đó hình thành những phẩm chất tốt đẹp của con người hiện đại, văn minh.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành, trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về đất nước, con người, lịch sử, văn hóa và văn học Ấn Độ và Nhật Bản. Môn học gồm 2 chương, đề cập tới các vấn đề chung như các yếu tố chi phối tới sự hình thành và phát triển của văn học Ấn Độ, Nhật Bản; đặc điểm chung của văn học Ấn Độ, Nhật Bản; đặc trưng thể loại như sử thi Ấn Độ, thơ haiku Nhật Bản; các giai đoạn phát triển của văn học Ấn Độ, Nhật Bản. Đồng thời, môn học cũng đề cập tới những thành tựu tiêu biểu, cụ thể của hai nền văn học: sử thi Mahabharata, thơ Tagore, thơ haiku của Matsuo Basho, tiểu thuyết và truyện ngắn hậu hiện đại của Murakami. Môn học trang bị cho sinh viên những hướng tiếp cận phù hợp đối với các tác phẩm văn học Ấn Độ và Nhật Bản nói riêng và các tác phẩm văn học nước ngoài nói chung được giảng dạy trong trường phổ thông Việt Nam.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

This course provides students with a basic introduction to Indian and Japanese literature. It focuses on Indian and Japanese geographical, historical and cultural issues which influenced their literature. Students are introduced to Indian epics, poems of Tagore, haiku poems and post-modern novels of Haruki Murakami. Students read, analyze and research diverse and significant literary texts of Indian and Japansese literature in the context of their cultural values and historical periods. Students are introduced to master skills in interpretation, analysis and critical evaluation and in teaching Indian and Japanese literary works at schools.



5. Tài liệu học tập:

[1]. Nhật Chiêu (2003), Văn học Nhật Bản từ khởi thuỷ đến 1868, Nxb Giáo dục, H.

[2]. Lưu Đức Trung (2000), Giáo trình Văn học Ấn Độ, Nxb Giáo dục, H.

6. Tài liệu tham khảo:

[3]. Cao Huy Đỉnh (1997), Văn hoá Ấn Độ, Nxb Văn học, H.

[4]. Đỗ Thu Hà (2005), Tagore văn và người, Nxb Văn hoá- thông tin, H.

[5]. Nguyễn Thị Bích Hải (2002), Văn học Châu Á trong trường phổ thông, Nxb Giáo dục, H.

[6]. Phan Thu Hiền (1999), Sử thi Ấn Độ (T1: Mahabharata), Nxb Giáo dục, H.

[7]. Phan Thu Hiền (2006), Thi pháp cổ điển Ấn Độ, Nxb Khoa học xã hội, H.

[8]. Vũ Dương Ninh (chủ biên) (1998), Lịch sử văn minh thế giới, Nxb Giáo dục, H.

[9]. Lưu Đức Trung (1992), Thi pháp thơ Tagore, Bài giảng chuyên đề sau đại học, ĐHSPQGHN.

[10]. Lưu Đức Trung (2003), Tác gia - Tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường, NXB Giáo dục, H.

[11]. Ludwig, Theodore (2003), Những con đường tâm linh Phương Đông (Các tôn giáo khởi nguyên từ Ấn Độ), Nxb Văn hóa - Thông tin, H.

[12]. Shuichi Kato (2005), Lịch sử văn học Nhật Bản, Viện Văn học

[13]. Nguyễn Nam Trân (2011), Tổng quan lịch sử văn học Nhật Bản, Nxb Giáo dục, H.



[14]. Nguyễn Thị Khánh (chủ biên) (1998), Văn học Nhật Bản, Viện thông tin khoa học xã hội, H.

[15]. Sone Hiroyoshi (2000), “Nền văn học hiện đại Nhật Bản (từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay), Tạp chí Văn học nước ngoài, số 3.

[16]. Lưu Đức Trung- Lê Từ Hiển (2006), Haiku- Hoa thời gian, Nxb Giáo dục, H.

[17]. Matsuo Basho (1999), Lối lên miền Oku, (Vĩnh Sính dịch), Nxb Thế giới



[18]. Hà Văn Lưỡng (2008), “Một số vấn đề về nghiên cứu và giảng dạy Văn học Nhật Bản ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, số 47

[19]. Lê Thị Thanh (2012), Kết cấu trong tiểu thuyết Murakami, LVThS, Trường ĐHKHXH&NV, H.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Chuẩn bị của sinh viên

- Sinh viên cần có kỹ thuật căn bản, kỹ năng tìm kiếm thông tin (trên mạng Internet, báo, đài, thư viện…) để hoàn tất những yêu cầu của môn học

- Sinh viên phải có đủ giáo trình, đề cương môn học, văn bản các tác phẩm văn học theo yêu cầu của môn học

- Sinh viên phải đọc trước giáo trình, tự đọc + nghiên cứu tác phẩm trước khi lên lớp học lý thuyết

7.2. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần

- Sinh viên phải tự học, tự nghiên cứu theo hướng dẫn, tham gia tích cực vào các buổi học (chuẩn bị nội dung thảo luận, chuẩn bị bài trước giờ lên lớp; tham gia tích cực giờ thảo luận, bài tập trau dồi kỹ năng trong quá trình học, thực hiện nghiêm túc các giờ kiểm tra)

7.3. Phần bài tập

BT1: Hoàn thành bảng hệ thống hóa kiến thức về tiến trình lịch sử văn học Ấn Độ và văn học Nhật Bản theo các nội dung sau: Tiến trình Ấn Độ và văn học Nhật Bản, hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa, đặc điểm, thể loại và một số tác gia, tác phẩm tiêu biểu

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập theo sự hướng dẫn của GV



BT2: Tổng thuật những điểm cơ bản về thời đại sử thi Ấn Độ và những đặc điểm nội dung, nghệ thuật của hai sử thi Mahabharata, Ramayana.

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập theo sự hướng dẫn của GV



BT3: Tổng thuật những điểm cơ bản về Tagore, sự nghiệp và đặc điểm thơ Tagore

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập theo sự hướng dẫn của GV

BT4: Tổng thuật những điểm cơ bản về thơ haiku, sự nghiệp của Bahso và đặc điểm thơ haiku của Bahso

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập theo sự hướng dẫn của GV

BT5: Tổng thuật những điểm cơ bản về Murakami Haruki và tác phẩm của ông.

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập theo sự hướng dẫn của GV

7.4. Bài tập lớn, tiểu luận

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập ngoài giờ lên lớp theo sự hướng dẫn của GV.



8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: vấn đáp hoặc thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và điểm thi kết thúc học phần.



Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 3 điểm (1 cc, 1 tx, 1 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + trung bình các điểm TX + Điểm ĐK):3

TÊN MÔN HỌC: VĂN HỌC HẬU HIỆN ĐẠI

(POSTMODERN LITERATURE)

Mã học phần: PML225

1. Thông tin chung về môn học:

- Số tín chỉ: 02 Số tiết: Tổng: 30 LT: 24 BT: 2, TL: 4

- Loại môn học: Tự chọn

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Văn học Trung Quốc, Văn học Nga, Văn học phương Tây

- Môn học song hành: Không

- Bộ môn phụ trách: Văn học nước ngoài



2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Về kiến thức:

Hình thành nền tảng tri thức cơ bản cho người học, giúp người học chiếm lĩnh được lượng kiến thức tương đối đầy đủ về lý thuyết và thực tiễn của văn học Hậu hiện đại thế giới (tiền đề dẫn đến sự xuất hiện của văn học Hậu hiện đại, những khái niệm/ thuật ngữ cơ bản, tiến trình phát triển, những khuynh hướng cơ bản); người học nhận thức được xu thế phát triển tất yếu của văn học thế giới và ảnh hưởng của xu thế đó đối với văn học Việt Nam, đồng thời đánh giá được đúng mức sự tiếp nhận của văn học Việt Nam; giúp người học cách đọc hiểu tác phẩm văn học theo tinh thần hậu hiện đại.



2.2. Về kĩ năng:

Hình thành cho người học các năng lực: Biết sử dụng kiến thức văn học và lý luận văn học vào tiếp cận tác phẩm văn học Hậu hiện đại (cảm nhận, phân tích, đọc hiểu); Biết vận dụng kiến thức về văn học Hậu hiện đại để giải mã các hiện tượng văn học; Biết vận dụng những kiến thức từ tác phẩm văn chương vào giải quyết các vấn đề của khoa học Ngữ văn, giải quyết các vấn đề thực tiễn đời sống, đặc biệt trong giảng dạy văn học; Biết cách tư duy sâu và diễn đạt đúng, hay; Biết xây dựng ý tưởng, cách thức, biện pháp để tạo ra những sản phẩm mới; Biết đề xuất cách tiếp cận, giảng dạy các tác phẩm, đoạn trích tác phẩm văn học Hậu hiện đại tại trường học Việt Nam.



2.3. Về thái độ:

Hình thành trong người học thái độ: Khách quan trong nghiên cứu, thảo luận; Cầu thị, sáng tạo trong tiếp nhận; Có trách nhiệm với bản thân, với công việc và với cộng đồng; Yêu, trân trọng những giá trị thẩm mĩ, nhân văn trong văn học Hậu hiện đại thế giới, từ đó hình thành những phẩm chất tốt đẹp của con người hiện đại, văn minh.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học nằm trong khối kiến thức chuyên ngành, trang bị cho người học kiến thức cơ bản về văn học Hậu hiện đại thế giới - phần kiến thức cần thiết đối với sinh viên sư phạm chuyên ngành Ngữ văn, giúp người học có nền tảng kiến thức để học tốt các môn học thuộc ngành Ngữ văn nói riêng, các môn học thuộc khối ngành khoa học xã hội nói chung ở trường học Việt Nam.

Môn học gồm có 3 chương, cung cấp cho người học cái nhìn tương đối hệ thống về văn học Hậu hiện đại: những tiền đề dẫn đến sự xuất hiện của văn học hậu hiện đại; nội hàm của những khái niệm/ thuật ngữ cơ bản như: hỗn độn, trò chơi, hài hước đen, liên văn bản, phân mảnh, trung tâm/ ngoại vi, giải hoặc/ thiêng/ huyền thoại, huyền ảo, cực hạn… ; tiến trình phát triển của văn học hậu hiện đại trong thực tiễn sáng tác (các tác giả, tác phẩm) và lý luận; những khuynh hướng cơ bản của văn học Hậu hiện đại thế giới; sự tiếp nhận văn học Hậu hiện đại thế giới của văn học Việt Nam. Môn học cũng định hướng đọc hiểu một số tác phẩm văn học Việt Nam theo tinh thần hậu hiện đại

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

This course provides students a specialized and necessary knowledge of postmodern world literature which is necessary to philology students of teacher education program. Its content includes three chapters, focusing on the historical, social and cultural context and basic characteristics of postmodern world literature.

The course offers various terms and defines concepts such as chaos, play, black humor, intertextuality, fragmentation, central/peripheral, magical realism, maxilism; finds out its development progress and its basic development trends; the reception of postmodern world literature into Vietnamese literature. The course provides a method of applying postmodern literature theory to reading comprehension of Vietnamese literary works.

5. Tài liệu học tập:

[1]. Lê Huy Bắc (2012), Văn học Hậu hiện đại lí thuyết và tiếp nhận, Nxb Đại học Sư phạm, H.

6. Tài liệu tham khảo:

[2]. Lê Huy Bắc (Chủ biên) (2013), Phê bình văn học Hậu hiện đại Việt Nam, Nxb Tri thức, Hà Nội.

[3]. Lê Huy Bắc, Lê Nguyên Cẩn, Đỗ Hải Phong (tuyển chọn) (2013), Văn học Hậu hiện đại - lí thuyết và thực tiễn, Nxb Đại học Sư phạm, H.

[4]. Lê Nguyên Cẩn (2011), Nghệ thuật tự sự trong tác phẩm của Honoré de Balzac, Nxb Giáo dục, H.

[5]. Nguyễn Thành, Hồ Thế Hà, Nguyễn Hồng Dũng (Chủ biên) (2013), Văn học Hậu hiện đại Diễn giải và Tiếp nhận, Nxb Văn học, H.



[6]. Liviu Petrescu (Lê Nguyên Cẩn dịch và giới thiệu) (2013), Thi pháp chủ nghĩa Hậu hiện đại, , Nxb Đại học Sư phạm, H.

[7]. Jean-Francois Lyotard (2007), Hoàn cảnh Hậu hiện đại, Ngân Xuyên dịch, Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính, Nxb Tri thức, H.



[8]. Phương Lựu (2012), Lí thuyết văn học Hậu hiện đại (bản in lần thứ 2), Nxb Đại học Sư phạm, H.

[9]. Nhiều tác giả (2003), Truyện ngắn Hậu hiện đại thế giới, Nxb Hội Nhà văn - Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, H.

[10]. Lộc Phương Thủy (Chủ biên) (2007), Lí luận-Phê bình văn học thế giới thế kỉ XX, tập hai, Nxb Giáo dục, H.

[11]. Nguyễn Thị Tịnh Thy (2013), Tự sự kiểu Mạc Ngôn, Nxb Văn học Trung tâm Ngôn ngữ - Văn hóa Đông Tây, H.

[12]. Nhiều tác giả (2003),  Văn học Hậu hiện đại thế giới những vấn đề lí thuyết, Hội Nhà văn - Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, H.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Chuẩn bị của sinh viên

- Sinh viên cần có kỹ thuật căn bản, kỹ năng tìm kiếm thông tin (trên mạng Internet, báo, đài, thư viện…) để hoàn tất những yêu cầu của môn học

- Sinh viên phải có đủ giáo trình, đề cương môn học, văn bản các tác phẩm văn học theo yêu cầu của môn học

- Sinh viên phải đọc trước giáo trình, tự đọc + nghiên cứu tác phẩm trước khi lên lớp học lý thuyết



7.2. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần

- Sinh viên phải tự học, tự nghiên cứu theo hướng dẫn, tham gia tích cực vào các buổi học (chuẩn bị nội dung thảo luận, chuẩn bị bài trước giờ lên lớp; tham gia tích cực giờ thảo luận, bài tập trau dồi kỹ năng trong quá trình học, thực hiện nghiêm túc các giờ kiểm tra)

7.3. Phần bài tập

BT1: Tổng thuật những điểm cơ bản về hoàn cảnh/ điều kiện hậu hiện đại và một số khái niệm/thuật ngữ cơ bản của văn học Hậu hiện đại.

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập theo sự hướng dẫn của GV



BT2: Tổng thuật những điểm cơ bản về tiến trình và những thành tựu của văn học Hậu hiện đại thế giới.

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập theo sự hướng dẫn của GV

BT3: Tổng thuật những điểm cơ bản của văn học Hậu hiện đại Việt Nam.

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập theo sự hướng dẫn của GV

7.4. Bài tập lớn, tiểu luận

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập ngoài giờ lên lớp theo sự hướng dẫn của GV.



8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: vấn đáp hoặc thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 3 điểm (1 cc, 1 tx, 1 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + trung bình các điểm TX + Điểm ĐK):3

TÊN MÔN HỌC: CƠ SỞ NGÔN NGỮ

(Basic of language)

Mã học phần: BLG 221

1. Thông tin chung về môn học:

- Số tín chỉ: 02 Số tiết: Tổng: 30 LT: 24 BT: 2 TL: 4

- Loại môn học: Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Không

- Môn học song hành: Không

- Các yêu cầu đối với môn học:

+ Sinh viên phải có đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình, sách giáo khoa (Bộ chuẩn sách Ngữ văn 10,11(2011), Nxb Giáo dục, H.)

+ Sinh viên phải chủ động, nghiêm túc trong việc học bài cũ, chuẩn bị bài mới, tìm đọc tài liệu tham khảo và nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa phổ thông (thể hiện qua việc trả lời câu hỏi, làm bài tập trong vở bài tập)

+ Sinh viên phải tích cực thảo luận, phát biểu ý kiến xây dựng bài trên lớp.



- Bộ môn phụ trách: Ngôn ngữ

2. Mục tiêu của môn học:

2.1 Về kiến thức :

Nắm vững và trình bày được những tri thức nền tảng của ngôn ngữ học nói chung; những vấn đề khái quát về tiếng Việt trong tương quan với các ngôn ngữ khác nói riêng; từ đó biết vận dụng vào việc tổ chức các hoạt động dạy học các tri thức có liên quan đến môn học trong các bài dạy ở trường phổ thông.



2.2.Về kĩ năng:

Thuần thục các thao tác xác định cấu trúc, nhận diện, phân tích và miêu tả các đơn vị ngôn ngữ, các bộ phận của ngôn ngữ; biết áp dụng những tri thức của học phần để nghiên cứu, học tập và giảng dạy các bài học liên quan ở trường phổ thông; biết áp dụng những tri thức của môn học vào việc thực hành trong thực tiễn sử dụng tiếng Việt.



2.3. Về thái độ:

Thông qua môn học, xây dựng cho sinh viên lòng yêu thích ngôn ngữ học nói chung và tiếng Việt nói riêng, từ đó thấy được nét đặc thù và cái hay cái đẹp trong cách diễn đạt của người Việt; Mặt khác, môn học cũng hướng sinh viên ý thức rõ về tầm quan trọng của việc trau dồi, áp dụng những kiến thức nền tảng của ngôn ngữ để làm cơ sở trong nghiên cứu, học tập và giảng dạy ngôn ngữ nói chung, tiếng Việt nói riêng sau này.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học nhằm trang bị cho sinh viên hệ thống những kiến thức chung về ngôn ngữ như: nguồn gốc, sự phát triển, bản chất, chức năng của ngôn ngữ; đồng thời, cung cấp một số kiến thức về từng bộ phận thuộc bình diện cấu trúc hoặc bình diện sử dụng của ngôn ngữ như: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ dụng…

Mặt khác, môn học cung cấp cho sinh viên kiến thức về sự phân loại các ngôn ngữ trên thế giới để bước đầu có một cái nhìn toàn cảnh về các ngôn ngữ.

Ngoài ra, môn học còn hướng tới việc rèn luyện cho sinh viên một số thao tác, kỹ năng đơn giản như: phân tích để nhận rõ và phân biệt được hệ thống và cấu trúc của ngôn ngữ, nhận diện và miêu tả các đơn vị ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp để chuẩn bị cho việc học tập những học phần tiếng Việt thuộc khối kiến thức ngôn ngữ chuyên ngành

tiếp theo.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

The subject aims at providing students the system of general knowledge of language including the origins, developement, nature and function of languages; as well as giving the information about each part belonging to structure’s aspect or language usage’s aspect including phonetics, vocabulary, grammar, usage, etc.

On the other hand, the subject provides students knowledge of how to classify language throughout the world in order to create first overview about languages.

Also, the subject is towards training students some simple skills, such as: analysing to identify and distinguish the system and the structure of language, identifying and describing phonetics, vocabulary and grammar in order to prepare for approaching Vietnamese in the next specialized sections.



5. Tài liệu học tập:

[1]. Ferdinand de Saussure (1973), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, Nxb ĐH &THCN

[2]. Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (1995), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.



6. Tài liệu tham khảo:

[3]. Vũ Đức Nghiệu (chủ biên), Nguyễn Văn Hiệp (2009), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb. ĐHQG, Hà Nội.



[4]. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (2001), Đại cương ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[5]. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (1992), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb ĐH và THCN.

[4]. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trình ngôn ngữ học, Nxb ĐHQG Hà Nội.

[5]. Đoàn Thiện Thuật (1997), Ngữ âm tiếng Việt, Nxb ĐH & THCN.

[6]. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng- Ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[7]. Diệp Quang Ban (1996), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[8]. IU. V. Rozdextvenxki (1997), Những bài giảng ngôn ngữ học đại cương, Đỗ Việt Hùng dịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: Thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 3 điểm (1 cc, 1 tx, 1 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + Trung bình các điểm TX + Điểm ĐK):3

TÊN MÔN HỌC: NGỮ ÂM - TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT

(Vietnamese phonic - vocabulary)

Mã học phần: VPV 331

1. Thông tin chung về môn học:

- Số tín chỉ: 03 Số tiết: Tổng: 45; LT: 36; BT: 3 TL: 6

- Loại môn học:Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Cơ sở ngôn ngữ

- Môn học song hành: Không

- Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

+ Sinh viên phải có đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình, sách giáo khoa (Bộ chuẩn sách Ngữ văn 10,11(2011), Nxb Giáo dục, Hà Nội.)

+ Sinh viên phải chủ động, nghiêm túc trong việc học bài cũ, chuẩn bị bài mới, tìm đọc tài liệu tham khảo và nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa phổ thông (thể hiện qua việc trả lời câu hỏi, làm bài tập trong vở bài tập)

+ Sinh viên phải tích cực thảo luận, phát biểu ý kiến xây dựng bài trên lớp.



- Bộ môn phụ trách: Ngôn ngữ

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Về kiến thức:

* Phần Ngữ âm tiếng Việt

+ Nắm và trình bày được những kiến thức cơ bản về ngữ âm tiếng Việt như âm tiết (khái niệm, đặc điểm, cấu trúc và phân loại); hệ thống âm vị (hệ thống âm vị đoạn tính và hệ thống âm vị siêu đoạn tính); một số vấn đề liên quan đến ngữ âm học trong nhà trường (chính âm, chính tả và chữ viết tiếng Việt hiện đại)…

+ Biết và vận dụng được phương pháp miêu tả trong ngữ âm học truyền thống.

+ Nêu được một cách hệ thống những vấn đề trong ngữ âm học nói chung, ngữ âm học tiếng Việt nói riêng, làm cơ sở cho việc nghiên cứu phương ngữ học tiếng Việt.

* Phần Từ vựng tiếng Việt

+ Nắm và trình bày được những kiến thức cơ bản về từ vựng tiếng Việt như: đơn vị từ vựng, nghĩa của từ, hệ thống từ vựng có quan hệ về nghĩa, hệ thống từ vựng không có quan hệ về nghĩa.

+ Biết được các nội dung kiến thức dạy học từ vựng ở trường phổ thông, từ đó có những định hướng cụ thể về mặt phương pháp dạy học những nội dung kiến thức đó.

2.2. Về kĩ năng:

* Phần Ngữ âm tiếng Việt

+ Rèn luyện năng lực tư duy lí luận về ngữ âm học tiếng Việt.

+ Có kĩ năng làm việc cá nhân và làm việc nhóm trong việc nghiên cứu, phân tích các hiện tượng ngữ âm tiếng Việt và kĩ năng trình bày, thuyết trình về một vấn đề trong ngữ âm tiếng Việt.

+ Có kĩ năng vận dụng lí luận và phương pháp miêu tả của ngữ âm học truyền thống để phân tích, nghiên cứu các vấn đề ngữ âm tiếng Việt trong thực tế xã hội Việt Nam và thế giới.

+ Có kĩ năng phát âm đúng theo chuẩn chính âm và viết theo đúng chuẩn chính tả nhằm đạt hiệu quả giao tiếp cao.

+ Có kĩ năng tổ chức các hoạt động dạy học các bài học liên quan đến Ngữ âm tiếng Việt.

* Phần Từ vựng tiếng Việt

+ Rèn luyện năng lực tư duy lí luận về từ vựng học tiếng Việt.

+ Biết vận dụng tri thức từ vựng tiếng Việt để xác định được các đơn vị từ vựng, nghĩa của từ, hệ thống từ vựng có quan hệ về nghĩa, hệ thống từ vựng không có quan hệ về nghĩa trong những ngữ cảnh cụ thể để từ đó có thể tạo lập và sử dụng được các đơn vị ngôn ngữ chuẩn mực và phù hợp trong giao tiếp.

+ Có kĩ năng làm việc cá nhân và làm việc nhóm trong việc nghiên cứu, phân tích các vấn đề về từ vựng tiếng Việt và kĩ năng trình bày, thuyết trình về một vấn đề trong từ vựng tiếng Việt.

+ Có kĩ năng tổ chức các hoạt động dạy học các bài học liên quan đến Từ vựng tiếng Việt.

+ Có năng lực phát triển chương trình Từ vựng tiếng Việt.

2.3. Về thái độ:

* Phần Ngữ âm tiếng Việt

+ Có thái độ nhìn nhận khách quan, đúng đắn về các vấn đề ngữ âm trong tiếng Việt, qua đó giúp học sinh sau này cũng có thái độ khách quan khi miêu tả, phân tích các hiện tượng ngữ âm trong thực tế.

+ Có lòng yêu quý tiếng Việt, tự hào về những nét đẹp, khả năng biểu đạt tinh tế, uyển chuyển của tiếng Việt và biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

* Phần Từ vựng tiếng Việt

+ Có lòng yêu quý tiếng Việt, tự hào về vốn từ phong phú, những nét đẹp, khả năng biểu đạt tinh tế, uyển chuyển của từ tiếng Việt.

+ Biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và tác động, làm ảnh hưởng tốt tới mọi người xung quanh.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn Ngữ âm - Từ vựng tiếng Việt nằm trong khối kiến thức chuyên ngành, thuộc học phần bắt buộc, giới thiệu kiến thức chuyên sâu về Ngữ âm tiếng Việt và Từ vựng tiếng Việt.

Phần Ngữ âm có nhiệm vụ trang bị cho sinh viên, học viên Ngữ văn hệ thống kiến thức cơ bản về ngữ âm tiếng Việt; kĩ năng nhận diện, sử dụng các đơn vị ấy và một số vấn đề về ngữ âm học trong nhà trường PT. Phần này có cấu trúc gồm 3 chương:Âm tiết tiếng Việt, Hệ thống âm vị tiếng Việt, Một số vấn đề liên quan đến ngữ âm học trong nhà trường

Phần Từ vựng có nhiệm vụ trang bị hệ thống kiến thức cơ bản về từ vựng tiếng Việt; kĩ năng nhận diện, sử dụng các đơn vị từ vựng; và một số gợi ý về phương pháp dạy học ngữâm ở trường PT. Phần nàycó cấu trúc gồm 4 chương:Đơn vị từ vựng, Nghĩa của từ, Hệ thống từ vựng có quan hệ về nghĩa, Hệ thống từ vựng không có quan hệ về nghĩa.

Thông qua những kiến thức được cung cấp trong nội dung môn học mà người học có thể nắm được hệ thống các đơn vị ngữ âm, hệ thống từ vựng tiếng Việt, từ đó có khả năng lựa chọn, sử dụng chính xác các đơn vị đó trong giao tiếp, giảm tối đa cách diễn đạt không phù hợp. Cùng với các tri thức về ngữ âm, từ vựng, những tri thức về nghiệp vụ sư phạm sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học các nội dung này ở trường PT.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Vietnamese Phonetics and vocabulary in the Profesional Education group, compulsory courses, which introduce in-depth knowledge of Vietnamese phonetics and Vietnamese vocabulary.

Phonological component is responsible for giving students, philology students with basic knowledge system of phonetic Vietnamese; identification skills, the unit's use and some phonetic problems in secondary school . This section includes 3 chapters: Vietnamese Syllable, Vietnamese phonological system, a number of issues related to phonetics in schools

Glossary part tasked equipped with basic knowledge of Vietnamese vocabulary; recognition skills, use of lexical units; and some hints about phonics teaching methods in the secondary school. This section includes 4 chapters: Vocabulary unit, word meaning, vocabulary system relations of meaning, vocabulary system unrelated in meaning.

Through the knowledge provided in the course content that students can grasp the system of phonetic units, Vietnamese vocabulary system, which has the ability to select and use the exact units in communication, minimize inappropriate wording. Along with the knowledge of phonics, vocabulary, knowledge of pedagogical would contribute to improving the effectiveness of teaching this content in the secondary school.

5. Tài liệu học tập:

[1]. Đỗ Hữu Châu (2005), Tuyển tập Đỗ Hữu Châu, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[2]. Đoàn Thiện Thuật (1999), Ngữ âm tiếng Việt, Nxb ĐHQG, Hà Nội.

[3]. Ngô Thúy Nga, Nguyễn Thu Quỳnh (2013), Đề cương bài giảng Ngữ âm - Từ vựng tiếng Việt, Nxb ĐHTN



6. Tài liệu tham khảo:

[4]. Lê A, Đỗ Xuân Thảo, Lê Hữu Tỉnh (2011), Giáo trình Tiếng Việt 2, Nxb ĐHSP, Hà Nội.

[5]. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (1997), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[6]. Nguyễn Thiện Giáp (1999), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[7]. Cao Xuân Hạo (2007), Tiếng Việt mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[8]. Nguyễn Quang Hồng (2001), Âm tiết và loại hình ngôn ngữ, Nxb ĐHQG, Hà Nội.

[9]. Vũ Bá Hùng (2000), Tiếng Việt và một số ngôn ngữ dân tộc trên bình diện ngữ âm, Nxb KHXH, Hà Nội.

[10]. Phan Ngọc (2013), Hình thái học trong từ láy tiếng Việt, Nxb ĐHQG, Hà Nội.

[11]. Mai Thị Kiều Phương (2008), Tiếng Việt đại cương ngữ âm, Nxb KHXH, Hà Nội.

[12]. Hữu Quỳnh, Vương Lộc (1980), Khái quát về Lịch sử tiếng Việt và Ngữ âm tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[13]. Đặng Đức Siêu (1982), Chữ viết trong các nền văn hóa, Nxb Văn hóa, Hà Nội.

[14]. Nguyễn Văn Tu (1968), Từ vựng học tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[15]. Đỗ Tiến Thắng (2009), Ngữ điệu tiếng Việt - sơ khảo, Nxb ĐHQG, Hà Nội.

[16]. Đoàn Thiện Thuật (2007), Chữ Quốc ngữ thế kỉ XVII, Nxb Giáo dục, Hà Nội.



[17]. Bùi Minh Toán, Đặng Thị Lanh (2004), Tiếng Việt Đại cương - Ngữ âm, Nxb ĐHSP, Hà Nội.

[18]. Hà Thiên Vạn (2011), Bàn về tiếng Việt hiện đại, Nxb Văn hóa - Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh.

7. Nhiệm vụ của sinh viên

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập (bài tập cá nhân, bài tập nhóm) được giao.



8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: vấn đáp hoặc thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 5 điểm (1 cc, 2 tx, 2 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + Trung bình các điểm TX + Điểm ĐK 1 + Điểm ĐK 2):4

TÊN MÔN HỌC: NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT

(Vietnamese grammar )

Mã học phần: VMG 341

1. Thông tin chung về môn học:

- Số tín chỉ: 04

- Số tiết: Tổng : 60 tiết; LT: 48 tiết; BT:4 tiết TL: 8 tiết

- Loại môn học: Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Ngữ âm - từ vựng tiếng Việt (Mã HP: VPL 331)

- Các yêu cầu đối với môn học:

+ Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình.

+ Sinh viên chủ động, nghiêm túc trong việc học bài cũ, đọc bài mới, tìm đọc tài liệu tham khảo và nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa phổ thông (thể hiện qua việc trả lời câu hỏi, làm bài tập trong vở bài tập)

+ Sinh viên phải tích cực thảo luận, phát biểu ý kiến xây dựng bài trên lớp.



- Bộ môn phụ trách: Ngôn ngữ

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Về kiến thức:

+ Trình bày được các tiêu chuẩn, kết quả phân định từ loại; đặc trưng của từng từ loại trong tiếng Việt và hiện tượng chuyển loại của từ tiếng Việt.

+ Phân biệt được các loại cụm từ; phân tích được sự khác biệt giữa danh ngữ, động ngữ, tính ngữ trong tiếng Việt.

+ Trình bày được các thành phần câu, các kiểu câu phân loại theo cấu trúc ngữ pháp và theo mục đích nói, cách biến đổi câu trong văn bản, phân tích được cấu trúc ngữ nghĩa của câu.

+ Trình bày được đặc trưng của văn bản, phân biệt được các phép liên kết văn bản.

+ Phân tích được mức độ, trật tự những tri thức ngữ pháp được giảng dạy ở trường PT.

2.2.Về kĩ năng:

+ Nhận diện, biết cách sử dụng từ loại trong tiếng Việt.

+ Biết nhận diện đoản ngữ khi phân tích câu, xây dựng các đoản ngữ để mở rộng câu tiếng Việt.

+ Viết được các kiểu câu phân loại theo cấu trúc ngữ pháp và theo mục đích nói, biết biến đổi câu trong văn bản.

+ Biết xây dựng đoạn văn và văn bản đúng về mặt ngữ pháp.

+ Biết dạy học các tri thức ngữ pháp tiếng Việt cho học sinh ở trường PT.



2.3.Về thái độ:

+ Có lòng yêu quý tiếng Việt, tự hào về những nét riêng bền vững của Ngữ pháp tiếng Việt.

+ Biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và tác động, làm ảnh hưởng tốt tới mọi người xung quanh.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Ngữ pháp tiếng Việt nằm trong khối kiến thức chuyên ngành. Môn học có nhiệm vụ trang bị cho sinh viên, học viên Ngữ văn hệ thống kiến thức cơ bản về ngữ pháp tiếng Việt; kĩ năng nhận diện, sử dụng các đơn vị ấy; và một số gợi ý về phương pháp dạy học ngữ pháp ở trường PT.

Môn học có cấu trúc gồm 5 chương: Một số vấn đề chung về ngữ pháp tiếng Việt, Từ loại, Cụm từ, Câu, Văn bản.

Nhờ tập hợp các quy tắc sử dụng tiếng Việt được đề cập trong môn học mà người học có thể nắm được cấu trúc của tiếng Việt, có khả năng sử dụng chính xác các đơn vị tiếng Việt trong giao tiếp, giảm tối đa cách diễn đạt không phù hợp. Cùng với các tri thức ngữ pháp, những tri thức về nghiệp vụ sư phạm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học các bài ngữ pháp tiếng Việt ở trường PT.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Vietnamese grammar is a part of the major curriculum. The subject aims at providing the students with basic knowledge of Vietnamese grammar; the skill to recognize and use such units; and some suggestions on grammar teaching methods at high schools.

The subject consists of 5 chapters: General overview of Vietnamese grammar, Part of speech, Group of words, Sentence, Text.

Thanks to the collection of the uses of Vietnamese mentioned in the subject, learners can grasp the structure of Vietnamese, have the capacity to correctly utilize the units of Vietnamese language in communicating, minimize inappropriate expressions. Along with knowledge in grammar, knowledge in teaching skills contributes to the improvement of Vietnamese grammar lectures at high schools.



5. Tài liệu học tập:

[1]. Nguyễn Thị Nhung (2014), Ngữ pháp tiếng Việt, (Giáo trình nội bộ dành cho sinh viên ngành ngữ văn), Nxb ĐH Thái Nguyên.

[2]. Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Thị Diệu Thương (2013), Đề cương bài giảng Chuyên đề văn bản, ĐHSP- ĐH Thái Nguyên.

6. Tài liệu tham khảo:

[3]. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2000), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[4]. Diệp Quang Ban (1998), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[5]. Diệp Quang Ban, Hoàng Dân (2000), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[6]. Phan Mậu Cảnh (2008), Lý thuyết và thực hành văn bản tiếng Việt, Nxb ĐHQG, Hà Nội.

[7]. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại, Nxb ĐHTH&CN, Hà Nội.

[8]. Nguyễn Tài Cẩn (1996 – tái bản), Ngữ pháp tiếng Việt (Tiếng, Từ ghép, Đoản ngữ), Nxb ĐHQG, Hà Nội.

[9]. Lê Cận, Phan Thiều, Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (1983), Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt, (Tập 2 - Cú pháp tiếng Việt), Nxb ĐHTH&CN, Hà Nội.

[10]. Đinh Văn Đức (1986), Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại), Nxb ĐHTH&CN, Hà Nội.

[11]. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trình ngôn ngữ học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[12]. Nguyễn Văn Lộc (1995), Kết trị của động từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[13]. Nguyễn Thị Lương (2009), Câu tiếng Việt, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[14]. Nguyễn Thị Nhung (2010), Định tố tính từ trong tiếng Việt, Nxb KHXH. Hà Nội.

[15]. Nguyễn Anh Quế (1988), Hư từ trong tiếng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội.

[16]. Nguyễn Thị Việt Thanh (1999), Hệ thống liên kết lời nói tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[17]. Nguyễn Kim Thản (1963), Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, tập 1, Nxb KH.

[18]. Nguyễn Kim Thản (1977), Động từ trong tiếng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội.

[19]. Trần Ngọc Thêm (1981), Ngữ pháp văn bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[20]. Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam (1983), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần thí nghiệm, thực hành: Làm bài tập trong giáo trình theo hướng dẫn của giảng viên (ở nhà)

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận: Tìm hiểu nội dung và phương pháp giảng dạy phần ngữ pháp ở trường phổ thông

- Yêu cầu cần đạt:

+ Từ chương 2, trong thời gian học mỗi chương, người học giải quyết một nội dung tương ứng. Chẳng hạn, trong thời gian học chương 2, người học làm phần tiểu luận về nội dung, phương pháp dạy học từ loại ở trường PT.

+ Mỗi phần tiểu luận cần trình bày được các tên bài, sự phân bố, nội dung và các phương pháp, thủ pháp, hình thức tổ chức dạy học, phương tiện dạy học.

+ Các bài tập tiểu luận được làm vào vở bài tập, là một nội dung để GV chấm điểm chuyên cần.



7.4. Phần khác: Không

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 5 điểm (1 cc, 2 tx, 2 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + Trung bình các điểm TX + Điểm ĐK 1 + Điểm ĐK 2):4

TÊN MÔN HỌC: LÀM VĂN

WRITING

Mã học phần: WRT321

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 02

Số tiết: Tổng : 30 tiết; LT: 24 tiết; BT: 2 tiết TL: 4 tiết

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết: Không

Môn học trước: Không

Môn học song hành: Không

Các yêu cầu đối với môn học:

- Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình.

- Sinh viên chủ động, nghiêm túc trong việc học bài cũ, đọc bài mới, tìm đọc tài liệu tham khảo và nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa phổ thông (thể hiện qua việc trả lời câu hỏi, làm bài tập trong vở bài tập)

- Sinh viên phải tích cực thảo luận, phát biểu ý kiến xây dựng bài trên lớp.



Bộ môn phụ trách: Ngôn ngữ học

2. Mục tiêu của môn học

2.1.Về kiến thức:

+ Nắm được một số vấn đề lí luận cơ bản về làm văn, sơ lược về văn bản và tạo lập văn bản.

+ Trình bày được các khái niệm về văn bản (miêu tả, tự sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính công vụ), khái quát nội dung về các dạng văn bản.

+ Trình bày các bước làm một bài văn và rèn luyện kỹ năng làm văn; thực hành chữa lỗi trên văn bản cụ thể.

+ Thực hành viết một số kiểu văn bản: miêu tả, tự sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính công vụ,...với các dạng bài tập cụ thể.

+ Phân tích được mức độ, yêu cầu đối với các dạng văn bản được giảng dạy ở trường PT.



2.2. Về kĩ năng:

+ Viết đúng, viết hay các dạng văn bản đã học.

+ Biết trình bày một vấn đề trước đông người một cách rõ ràng, dễ hiểu;

+ Biết lựa chọn, sử dụng các phương tiện ngôn ngữ trong các tình huống giao tiếp cụ thể. Nâng cao năng lực giao tiếp bằng lời và giao tiếp bằng văn bản.

+ Biết tạo lập và sử dụng các kiểu văn bản theo yêu cầu giao tiếp.

+ Biết dạy học các tri thức, kĩ năng về Làm văn cho học sinh ở trường PT.



2.3. Về thái độ:

+ Thông qua môn Làm văn, người học được nâng cao về nhận thức chính trị, đạo đức, lối sống (Văn nghị luận chính trị xã hội), thấy được cái đẹp của đất nước, con người (Văn miêu tả, tự sự, nghị luận văn học), v.v…

+ Thấy được tầm quan trọng của môn làm văn trong nhà trường và trong đời sống.

+ Biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, có thái độ giao tiếp chuẩn mực, tác động, làm ảnh hưởng tốt tới mọi người xung quanh.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Làm văn nằm trong khối kiến thức chuyên ngành. Môn học có nhiệm vụ trang bị cho sinh viên Ngữ văn hệ thống kiến thức cơ bản về các dạng văn bản thông dụng. Đây là môn học có tính chất thực hành tổng hợp, tích hợp kiến thức của Văn học và Tiếng Việt. Làm văn trang bị cho người học kĩ năng tạo lập văn bản, nâng cao năng lực giao tiếp trong các hoạt động nghe, nói, đọc, viết. Bên cạnh đó, môn học đưa ra một số gợi ý về phương pháp dạy học Làm văn ở trường PT.

Môn học có cấu trúc gồm 7 chương: Một số vấn đề lý luận cơ bản về Làm văn, Một số kiểu văn bản thường gặp: văn bản miêu tả, tự sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính công vụ.

Nhờ tập hợp các dạng văn bản thông dụng được học trong chương trình THCS và THPT mà người học có thể nắm được các bước làm một bài văn và rèn luyện kỹ năng làm văn; thực hành chữa lỗi trên văn bản cụ thể. Cùng với các tri thức về tạo lập văn bản, những tri thức về nghiệp vụ sư phạm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học các dạng văn bản cụ thể ở trường PT.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

Course outline

This course is highly practical and requires students to master literature and Vietnamese.

In addition, students should also have solid background. Therefore, this course plays an

important role in linguistics and literature program.

- This course provides some theoretical framework in writing including:

+ Definition of text

+ Popular texts

+ Process of composing a text

+ Writing method for some types of text, such as: description text, narrative text,

analytical text, etc.

5. Tài liệu học tập:

[1] Bảo Quyến (2007), Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận, Nxb. GD, Hà Nội.

[2] Nguyễn Quốc Siêu, Kỹ năng làm văn nghị luận phổ thông, (Tái bản lần thứ tư), Nxb GD. Hà Nội.

[3] Nguyễn Quang Ninh (chủ biên) (2000), Luyện cách lập luận trong đoạn văn nghị luận cho học sinh phổ thông, Nxb. ĐHQG, Hà Nội.

[4] Đỗ Ngọc Thống (chủ biên) (2010), Dạy và học nghị luận xã hội, Nxb. GDVN, Hà Nội.

[5] Lê A – Nguyễn Trí (2001), Làm văn (Giáo trình đào tạo giáo viên THCS hệ CĐSP), Nxb. GD, Hà Nội.



6. Tài liệu tham khảo

[6] Đỗ Hữu Châu (1990), Làm văn 10, Nxb. GD, Hà Nội.

[7] Phan Trọng Luận (1991), Làm văn 11, Nxb. GD, Hà Nội.

[8] Trần Đình Sử (1992), Làm văn 12, Nxb. GD, Hà Nội.

[9] Nguyễn Hữu Tuyển, Nguyễn Gia Phong (1981), Tập làm văn và ngữ pháp, Nxb. ĐH&THCN, Hà Nội.

[10] Nguyễn Đăng Thục (...), Phương pháp nghị luận (dịch, không rõ năm xuất bản và nhà xuất ghi: Dịch giả giữ bản quyền, HN, ngày 22-10-1952, theo lời tựa)

[11] Đình Cao – Lê A (1989), Làm văn, Nxb. GD, Hà Nội.

[12] Nguyễn Thế Phán (chủ biên) (2008), Giáo trình kỹ thuật soạn thảo văn bản Quản lý kinh tế và Quản trị kinh doanh, Nxb. ĐHKTQD, Hà Nội.

[13] Vũ Hoa Tươi (2014), Kỹ thuật soạn thảo văn bản, Nxb Lao động, Hà Nội.

[14] Tạ Hữu Ánh (2008), Những vấn đề cơ bản về soạn thảo, ban hành văn bản, Nxb. Lao động, Hà Nội.

[15] Bộ nội vụ, Thông tư hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính, Số: 01/2011/TT-BNV, Hà Nội, ngày 19 tháng 01 năm 2011

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp ³ 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần thí nghiệm, thực hành (nếu có)

- Hoàn thành chương trình thực hành của môn học theo sự hướng dẫn của giáo viên.

- Yêu cầu cần đạt đối với phần thực hành: rèn luyện kỹ năng nói đối với bài văn thuyết trình, tường thuật và kỹ năng viết đối với các kiểu bài văn miêu tả, nghị luận, v.v… Nội dung thực hành sẽ được GV giao nhiệm vụ cụ thể cho sinh viên theo chương trình học.

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận: Không

7.4. Phần khác

Ngoại khóa: Tập quan sát một đối tượng sau đó viết một bài văn miêu tả



8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: Thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 3 điểm (1 cc, 1 tx, 1 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + trung bình các điểm TX + Điểm ĐK):3
TÊN MÔN HỌC: NGỮ DỤNG - PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT

Mã học phần: VPS 341

1. Thông tin chung về môn học:

- Số tín chỉ: 03 Số tiết: Tổng: 45 LT: 36 BT: 3 TL: 6

- Loại môn học: Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Ngữ pháp tiếng Việt

- Môn học song hành:

- Các yêu cầu đối với môn học:

+ Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình.

+ Sinh viên chủ động, nghiêm túc trong việc học bài cũ, đọc bài mới, tìm đọc tài liệu tham khảo và nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa phổ thông (thể hiện qua việc trả lời câu hỏi, làm bài tập trong vở bài tập)

+ Sinh viên phải tích cực thảo luận, phát biểu ý kiến xây dựng bài trên lớp.

Bộ môn phụ trách: Ngôn ngữ

2. Mục tiêu của môn học:

Sau khi học xong môn học này, sinh viên phải đạt được các mục tiêu sau:



2.1.Về kiến thức :

* Phần Ngữ dụng

+ Nắm và trình bày được các kiến thức chung về hoạt động giao tiếp và chức năng của ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp.

+ Biết vận dụng những phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung và phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học ngôn ngữ vào việc tìm hiểu những vấn đề cụ thể của ngữ dụng học.

* Phần Phong cách học tiếng Việt

+ Nắm và trình bày được các tri thức về phong cách chức năng ngôn ngữ; đánh giá và chứng minh được giá trị của các phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt; các phong cách chức năng tiếng Việt làm nền tảng cho việc NCKH về phong cách học tiếng Việt.

+ Biết được cách biểu hiện ngôn ngữ cho hay, cho đẹp, bồi dưỡng nên những khuôn mẫu diễn đạt tối ưu; lí giải, chứng minh sự giàu có và khả năng tiềm tàng của tiếng Việt bằng những nhận xét khoa học; góp phần xúc tiến việc tiêu chuẩn hóa tiếng Việt.

2.2.Về kĩ năng:

* Phần Ngữ dụng

+ Biết sử dụng các hành động ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp sao cho phù hợp với đối tượng giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp;



+ Biết tuân thủ các qui tắc hội thoại trong hoạt động giao tiếp để giao tiếp đạt hiệu quả;

+ Biết sử dụng lập luận, cách nói hàm ẩn trong giao tiếp một cách thành thạo.

+ Biết vận dụng tri thức ngữ dụng đã học và các phương pháp, thủ pháp nghiên cứu vào việc nghiên cứu và trình bày những công trình khoa học, như viết một bài báo, một đề tài nghiên cứu khoa học, v.v… có nội dung liên quan đến ngữ dụng học nói riêng, ngôn ngữ học nói chung.

* Phần Phong cách học tiếng Việt

+ Biết vận dụng kiến thức phong cách học tiếng Việt và các kiến thức khác để thực hiện tốt các công việc như soạn thảo văn bản hành chính, tổ chức các bài báo dưới hình thức bản tin, phóng sự điều tra…cũng như tổ chức các công trình nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tác phẩm văn chương.



+ Có kĩ năng xác định và bình giá các PTTT, BPTT trong các văn bản văn học; hiểu và cảm đúng cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ khi đọc tác phẩm; biết phân tích giá trị nghệ thuật của hình ảnh ngôn từ; trau dồi năng khiếu thẩm văn của người giáo viên văn học.

+ Biết phân tích khả năng và tiềm năng diễn đạt của tiếng Việt trong hệ thống ngôn ngữ cũng như vận dụng tri thức phong cách học tiếng Việt để nói và viết đúng phong cách trong mọi hoạt động giao tiếp.



2.3.Về thái độ:

* Phần Ngữ dụng

+ Học xong phần ngữ dụng học, người học được củng cố và nâng cao lòng yêu quí tiếng Việt, thấy được cái hay, cái đẹp của tiếng Việt, từ đó có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

+ Có ý thức vận dụng lí thuyết ngữ dụng vào thực tiễn đời sống.

* Phần Phong cách học tiếng Việt

+ Biết tự học tập, bồi dưỡng phong cách học tiếng Việt qua giáo trình, tài liệu và thực tế với phương pháp phù hợp, chủ động, tích cực tự học.

+ Có lòng yêu quý về văn hóa và ngôn ngữ Việt, tự hào về những nét đẹp, khả năng biểu đạt tinh tế, uyển chuyển của ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam.

+ Có thái độ tích cực, chủ động tham gia vào việc xây dựng và phát triển tiếng Việt.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học nằm trong khối kiến thức cơ sở ngành, thuộc học phần bắt buộc. Môn học có nhiệm vụ trang bị cho người học hệ thống kiến thức cơ bản về Ngữ dụng- Phong cách học tiếng Việt; kĩ năng nhận diện, sử dụng các đơn vị ngôn ngữ; giá trị của các nguồn phương tiện tu từ, biện pháp tu từ dồi dào của ngôn ngữ và một số gợi ý về phương pháp dạy học những vấn đề về Ngữ dụng - Phong cách học tiếng Việt ở trường phổ thông.

Môn học có cấu trúc gồm 2 phần: Ngữ dụng và Phong cách học tiếng Việt

Phần ngữ dụng học có cấu trúc gồm 6 chương: Ngữ dụng học và một số khái niệm nền tảng của ngữ dụng học; Chiếu vật và chỉ xuất; Lí thuyết hành động ngôn ngữ; Lí thuyết hội thoại; Lí thuyết lập luận; Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn

Phần Phong cách học tiếng Việt có cấu trúc gồm 3 chương: Khái quát về phong cách học; Các phong cách chức năng tiếng Việt; Biện pháp tu từ tiếng Việt.

Thông qua những kiến thức được cung cấp trong nội dung môn học, người học sẽ nắm được khả năng và tiềm năng diễn đạt của tiếng Việt đồng thời người học sẽ được rèn luyện một số kĩ năng vận dụng những tri thức ngữ dụng – phong cách học vào việc dạy, học ngữ văn và nghiên cứu tác phẩm văn chương.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

This course is located in the block industry knowledge base, compulsory part of school. Subject tasked to equip students with basic knowledge system of language learning Vietnamese Style -pragmatics; recognition skills, use of language units; value of the source media rhetoric, rhetorical methods copious language and some suggestions on teaching methods used language problems - Vietnamese Style learning in schools.

The course structure consists of two parts: language and learning Vietnamese Style

Pragmatics part structure consisting of 6 chapters: Language learning and use some of the fundamental concepts of pragmatics; Projector and only; The theory of action language; Theoretical conversations; Theoretical arguments; Meaning explicit and implicit meaning

Vietnamese Style section structured learning includes 3 chapters: Overview of learning styles; The Vietnamese-style functions; Vietnamese rhetorical measures.

Through the knowledge provided in the course content, students will understand the capabilities and potential of the Vietnamese expressions and learners will be trained to apply some skills, knowledge in use - style learning to teach, learn philology and literary studies



5. Tài liệu học tập:

[1]. Đỗ Hữu Châu (2003), Cơ sở ngữ dụng học, tập 1, Nxb ĐHSP, Hà Nội.

[2]. Đỗ Hữu Châu (2003), Giáo trình Ngữ dụng học, Nxb ĐHSP, Hà Nội.

[3]. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[4]. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trình ngôn ngữ học, Nxb ĐHQG HN, Hà Nội.

[5]. Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hoà (1993), Phong cách học tiếng Việt, Nxb GD, Hà Nội.

[6]. Đào Thị Vân, Lê Thị Hương Giang, Nguyễn Thị Hạnh Phương (2013), Đề cương bài giảng Ngữ dụng – Phong cách học tiếng Việt, ĐHSPTN.

6. Tài liệu tham khảo:

[7]. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (1993), Đại cương ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, H.



[8]. Nguyễn Thị Thu Thủy, Trần Ngọc Điệp, Ngữ dụng học, Dự án phát triển giáo viên Tiểu học

[9]. George Yule (1997), Dụng học, Tài liệu lưu hành nội bộ, Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội, Dịch từ bản in lần thứ ba.



[10].Ferdinand de Saussure (1993), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, Nxb KHXH, Hà Nội.

[11,12]. Đỗ Hữu Châu (2005), Tuyển tập Đỗ Hữu Châu, Tập1,2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[13]. Đỗ Hữu Châu, Đỗ Việt Hùng (2010), Giáo trình Ngữ dụng học, Nxb ĐHSP, Hà Nội.

[14]. Hữu Đạt (2011), Phong cách học tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.



[15]. Đinh Trọng Lạc (1996), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[16]. Định Trọng Lạc (1999), 300 Bài tập phong cách học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[17]. Định Trọng Lạc (1999), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[18]. Nguyễn Thái Hoà (2006), Từ điển tu từ - Phong cách – Thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[19]. Cù Đình Tú (1983), Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Nxb ĐH &THCN, Hà Nội.



7. Nhiệm vụ của sinh viên

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp ³ 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần thí nghiệm, thực hành (nếu có)

Hoàn thành chương trình thực hành của môn học trong ĐCBG theo sự hướng dẫn của giáo viên.



7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận: Không

7.4. Phần khác: Không

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 5 điểm (1 cc, 2 tx, 2 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + Trung bình chung các điểm TX + Điểm ĐK 1 + Điểm ĐK 2):4

TÊN MÔN HỌC: VĂN HÓA CÁC DTTS KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC



tải về 2.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương