TRƯỜng đẠi học sư phạm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam


Tên học phần: THỰC HÀNH CÔNG NGHỆ ADN TÁI TỔ HỢP



tải về 4.57 Mb.
trang17/32
Chuyển đổi dữ liệu04.04.2018
Kích4.57 Mb.
#36817
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   32

Tên học phần: THỰC HÀNH CÔNG NGHỆ ADN TÁI TỔ HỢP


Số tín chỉ: 02 (Thực hành: 60 tiết)

Bộ môn/Khoa phụ trách: Bộ môn Công nghệ sinh học/ Khoa Sinh - Môi trường

Mã số học phần: 315201

Dạy cho các ngành: Cử nhân Công nghệ sinh học



1. Mô tả học phần:

Học phần thực hành sẽ trang bị cho sinh viên một số kỹ thuật và kỹ năng thực hành cơ bản nhất của kỹ thuật ADN tái tổ hợp, bao gồm: kỹ thuật tách, tinh sạch và định lượng ADN, kỹ thuật điện di và nhuộm băng ADN, kỹ thuật biến nạp gen và phương pháp sàng lọc thể biến nạp, kỹ thuật nhân bản ADN bằng phản ứng chuỗi PCR



2. Điều kiện tiên quyết:

- Đã học xong học phần lý thuyết Công nghệ ADN tái tổ hợp.



3. Mục tiêu của học phần:

Học xong học phần này sinh viên có được:



3.1. Kiến thức

- Nắm vững những kiến thức cơ bản về kỹ thuật ADN tái tổ hợp



3.2. Kỹ năng:

- Có khả năng thực hiện được các thao tác kỹ thuật cơ bản trong nghiên cứu ADN tái tổ hợp.



3.2. Thái độ:

- Tích cực và chủ động trong quá trình thực hành

- Cẩn thận trong thao tác thực hành kỹ thuật ADN tái tổ hợp

4. Nội dung chi tiết học phần và hình thức dạy học:

4.1. Nội dung cụ thể:

Bài 1: Các thao tác cơ bản

Bài 2: Chuẩn bị môi trường và các dung dịch đệm

Bài 3: Tách chiết

Bài 4: Biến nạp ADN plasmid và tế bào E. coli

Bài 5: Enyme cắt hạn chế

Bài 6: Phản ứng chuỗi PCR 

Bài 7: Điện di ADN



4.2. Hình thức tổ chức dạy học:

Tên chương

Số tiết

lý thuyết



Số tiết thực hành

Số tiết thảo luận

Số tiết bài

tập


Tài liệu học tập, tham khảo

cần thiết



Bài 1: Các thao tác cơ bản




5







[1], [2], [3]

Bài 2: Chuẩn bị môi trường và các dung dịch đệm




5







[1], [2], [3]

Bài 3: Tách chiết




10







[1], [2], [3]

Bài 4: Biến nạp ADN plasmid và tế bào E. coli




10







[1], [2], [3]

Bài 5: Enyme cắt hạn chế




10







[1], [2], [3]

Bài 6: Phản ứng chuỗi PCR 




10







[1], [2], [3]

Bài 7: Điện di ADN




10







[1], [2], [3]

5. Tài liệu tham khảo:

[1] Giáo trình thực hành do giảng viên khoa Sinh – Môi trường biên soạn (2010)

[2] Lê Đình Lương. Các nguyên lý của kỹ thuật di truyền. NXB Giáo Dục (2005)

[3] Quyền Đình Thi và cộng sự. Kỹ thuật di truyền và ứng dụng. NXB KH&KT (2004)



6. Phương pháp đánh giá học phần:

Nội dung đánh giá Trọng số

          - Báo cáo kết quả 0,4

         - Thi hết học phần 0,6

Tên học phần: CÔNG NGHỆ SINH HỌC ĐỘNG VẬT


Số tín chỉ: 2 (Lý thuyết: 20 - Thảo luận:10)

Bộ môn/Khoa phụ trách: CNSH, Khoa Sinh-Môi trường

Mã số học phần: 3151743

Dạy cho các ngành: Cử nhân Công nghệ sinh học



  1. Mô tả học phần:

Học phần trình bày các nguyên lí, quá trình sinh học và ứng dụng của kĩ thuật sinh học trên động vật. Đặc biệt cập nhật những lĩnh vực nổi bật nhất của công nghệ sinh học động vật hiện đại như: công nghệ cấy chuyển phôi, công nghệ nhân bản động vật, công nghệ chuyển gen, những ứng dụng mới của công nghệ tế bào động vật, tế bào gốc: vacxin thế hệ mới, kháng thể đơn dòng, tế bào gốc và những ứng dụng của công nghệ sinh học vào trong chăn nuôi.

2. Điều kiện tiên quyết: học sau các học phần Tế bào học, Sinh học phân tử, Công nghệ DNA tái tổ hợp, Hóa sinh học

3. Mục tiêu của học phần:

Học xong học phần này, sinh viên có thể:



3.1. Kiến thức

- Sinh viên nắm được cấu trúc tế bào và mô động vật, kĩ thuật nuôi cấy tế bào động vật

- Vận dụng được những ứng dụng của công nghệ sinh học hiện đại vào công nghệ tế bào gốc, tạo dòng vô tính và trong chăn nuôi..

- Nắm được các vấn đề về đạo lý trong Công nghệ sinh học ứng dụng trên người và động vật

3.2. Kỹ năng

- Biết vận dụng những kiến thức được học để phân tích, giải thích các hiện tượng ứng dụng trong thực tế

- Trang bị cho sinh viên một số kỹ năng chuẩn bị dụng cụ và môi trường nuôi cấy, kỹ năng tách tế bào từ mô và nuôi cấy sơ cấp

3.3. Thái độ

- Nhận ra được tầm quan trọng của Công nghệ sinh học động vật trong đời sống

- Có năng lực tự nghiên cứu, tự học nâng cao trình độ và biết vận dụng kiến thức của công nghệ sinh học ứng dụng trên người và động vật.



4. Nội dung chi tiết học phần và hình thức dạy học:

4.1. Nội dung cụ thể:

Chương mở đầu: GIỚI THIỆU CHUNG

  1. Khái niệm

  2. Nền tảng khoa học kĩ thuật

  3. Một số thành tự điển hình

Chương 1: TẾ BÀO VÀ MÔ ĐỘNG VẬT

  1. Cấu trúc và chức năng tế bào động vật

  2. Sơ lược cấu trúc và chức năng của mô

Chương 2: NUÔI CẤY TẾ BÀO ĐỘNG VẬT

  1. Giới thiệu

  2. Phòng thí nghiệm

  3. Kĩ thuật nuôi cấy tế bào

  4. Kĩ thuật nuôi cấy tế bào động vật gtreen giá thể 3 chiều

  5. Các hệ thống nuôi cấy khác

  6. Một số kĩ thuật liên quan

  7. Ứng dụng cảu kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào động vật

Chương 3: CÔNG NGHỆ HỖ TRỢ SINH SẢN

  1. Giới thiệu

  2. Kĩ thuật chuẩn bị giao tử

  3. Kĩ thuật hỗ trợ sự thụ tinh

  4. Cấy truyền phôi

  5. Một số kĩ thuật liên quan

Chương 4: CÔNG NGHỆ TẠO DÒNG VÔ TÍNH

  1. Giới thiệu

  2. Một số quá trình sinh học cảu công nghệ tạo dòng

  3. Các kĩ thuật cơ bản trong tạo dòng in vitro

  4. Một số khiếm khuyết ở động vật tạo dòng vô tính

  5. Ứng dụng của tạo dòng vô tính ở động vật

  6. Vấn đề tạo dòng vô tính ở người

Chương 5: TẾ BÀO GỐC VÀ ỨNG DỤNG

  1. Giới thiệu

  2. Tế bào gốc phôi

  3. Tế bào gốc trưởng thành

Chương 6: ĐỘNG VẬT BIẾN ĐỔI GEN

  1. Giới thiệu

  2. Phương pháp biến đổi gen ở động vật

  3. Định hướng chuyển gen

  4. Ứng dụng động vật biến đổi gen

Chương 7: CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI

  1. Giới thiệu

  2. Công nghệ sinh học trong chăn nuôi gia súc và gia cầm

  3. Công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản

  4. Công nghệ sinh học trong chăn nuôi và vấn đề bảo tồn giống vật nuôi

4.2. Hình thức tổ chức dạy học:

Tên chương

Số tiết

lý thuyết



Số tiết thực hành

Số tiết thảo luận

Số tiết bài

tập


Tài liệu học tập, tham khảo

cần thiết



Chương mở đầu: Giới thiệu chung

2

0

0

0

[1] , [6]

Chương 1: Tế bào và mô động vật

3

0

1

0

[1] , [6]

Chương 2: Nuôi cấy tế bào động vật

3

0

1

0

[1] , [6]

Chương 3: Công nghệ hỗ trợ sinh sản

3

0

1

0

[1] , [6]

Chương 4: Công nghệ tạo dòng vô tính

3

0

1

0

[1], [3]

Chương 5: Tế bào gốc và ứng dung

2

0

2

0

[1], [4]

Chương 6: Động vật biến đổi gen

2

0

2

0

[1], [6]

Chương 7: Công nghệ sinh học trong chăn nuôi

2

0

2

0

[1] , [6]

5. Tài liệu tham khảo:

1. Giáo trình Công nghệ sinh học động vật do giảng viên khoa Sinh – Môi trường biên soạn, 2011.

2. Đái Duy Ban, Công nghệ sinh học đối với vật nuôi và cây trồng, NXB Nông nghiệp, 1996

3. Huỳnh Kim Giao, Công nghệ cấy truyền phôi ở gia súc. NXB Khoa học kĩ thuật Hà Nội, 2003.



4. Nguyễn Mộng Hùng, Công nghệ tế bào phôi động vật, NXB Đại học Quốc gia, 2004.

5. Phan Kim Ngọc và cs. Thực tập Công nghệ sinh học động vật. NXB Đại học quốc gia TPHCM, 2004.

6. Phan Kim Ngọc, Phạm Văn Phúc, Công nghệ sinh học trên người và động vật, NXB Giáo dục, 2007.

7. Alan Doyle et al., Cell and tissue culture: Laboratory Procedures in Biotechnology, 1998.

8. Mc Nally et al., Animal genetic engineering: of pig, oncomice and men. Pluto press, 2003

6. Phương pháp đánh giá học phần:

ND đánh giá Trọng số

- Chuyên cần: 0,1

- Nhận thức và thái độ thảo luận: 0,15

- Kiểm tra giữa kỳ: 0,15

- Thi học phần: 0,6




tải về 4.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương