Vũ Văn Liên Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, vast



tải về 82.16 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích82.16 Kb.
#27480


ĐA DẠNG QUẦN XÃ MỘT SỐ HỌ CÔN TRÙNG CÁNH VẢY (LEPIDOPTERA) VÀ CHUỒN CHUỒN (ODONATA) Ở CÁC SÂN BAY QUÂN SỰ BỊ ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT DIỆT CỎ MIỀN TRUNG VÀ NAM VIỆT NAM

Vũ Văn Liên

Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, VAST

Tóm tắt:

Xác định 107 loài côn trùng thuộc 17 họ bộ cánh vảy và chuồn chuồn ở bay quân sự Đà Nẵng, Phù Cát và Biên Hòa trong 3 năm, từ 2009-2011. Sân bay Đà Nẵng ghi nhận 65 loài, sân bay Phù Cát 57 loài và sân bay Biên Hòa 79 loài. Đa dạng quần xã côn trùng thấp nhất ở bãi chứa độc (15,4% tổng số loài và 4,3% tổng số cá thể ở sân bay Đà Nẵng; 21% tổng số loài và 11% tổng số cá thể ở sân bay Phù Cát; 17,7% tổng số loài và 9,8% tổng số cá thể ở sân bay Biên Hòa). Sinh cảnh ít bị ảnh hưởng của chất diệt cỏ có đa dạng quần xã côn trùng cao hơn các sinh cảnh khác (44,7% tổng số loài và 66,1% tổng số cá thể ở sân bay Đà Nẵng; 77% tổng số loài và 40% tổng số cá thể ở sân bay Phù Cát; 69,6% tổng số loài và 62% tổng số cá thể ở sân bay Biên Hòa). Tồn dư của chất diệt cỏ sử dụng trong chiến tranh ảnh hưởng tiêu cực đến thảm thực vật và dẫn đến sự đa dạng côn trùng thấp.



Từ khóa: Lepidoptera, Odonata, sân bay, thảm thực vật, thuốc diệt cỏ.

Đặt vấn đề

Côn trùng là nhóm động vật không xương sống rất phong phú và đa dạng, có mặt ở hầu khắp các sinh cảnh. Tuy nhiên, chúng phân bố không đồng đều, rất đa dạng ở nơi có môi trường sống tốt, kém đa dạng ở nơi có môi trường bị ô nhiễm. Có thể nói nơi nào có môi trường sống tốt, nơi đó có nhiều loài côn trùng (Ishii, 1996) [5]. Trong tự nhiên, có rất nhiều nhân tố có thể tác động đến sự tồn tại và phong phú của côn trùng nói riêng, các loài sinh vật nói chung là sự phá hủy và thu hẹp của rừng, việc sử dụng bừa bãi thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ cũng như các tác động tiêu cực khác của con người đến môi trường sống. Côn trùng có thể được sử dụng như chỉ thị về môi trường, giúp cảnh báo sớm về thay đổi bất lợi diễn ra trong tự nhiên cũng như các tác động làm suy giảm môi trường sống (Vu, 2007) [16].

Côn trùng và thực vật có mối quan hệ mật thiết với nhau, sự thay đổi thảm thực vật dẫn đến thay đổi trong quần xã côn trùng (Spitzer et al., 1997) [14]. Nhìn chung, đa dạng côn trùng cao ở các sinh cảnh có sự đa dạng cao về thực vật, thấp hơn ở các sinh cảnh cây bụi, trảng cỏ, bãi trống; sự đa dạng của bướm thấp ở thảm thực vật rừng tự nhiên, cao hơn ở thảm thực vật rừng thứ sinh và rất thấp ở trảng cỏ, khoảng trống (Blair & Launer, 1997) [1], Brown (1996) [2].

Chất diệt cỏ được quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam trong những năm 1960 của thế kỷ trước đã ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường và thiên nhiên, tới thảm thực và vì vậy, có thể ảnh hưởng đến đa dạng côn trùng. Bài báo đánh giá sự đa dạng quần xã một số họ côn trùng cánh vảy và chuồn chuồn ở các sinh cảnh khác nhau bị ảnh hưởng của chất diệt cỏ ở ba sân bay quân sự khu vực miền Trung và miền Nam Việt Nam.



I. Phương pháp nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu

Khảo sát được tiến hành 3 đợt vào cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 năm 2009, tháng 7 năm 2010, tháng 7 và 8 năm 2011 tại 3 địa điểm ở miền Trung và miền Nam Việt Nam là sân bay Đà Nẵng (Đà Nẵng), sân bay Phù Cát (Bình Định) và sân bay Biên Hòa (Đồng Nai). Mỗi địa điểm tiến hành khảo sát 5-6 ngày cho mỗi đợt khảo sát.



Sân bây Đà Nẵng:

Bãi chứa độc: Thực vật đơn giản và nghèo, bãi trống, chủ yếu là cỏ tranh (Imperata cylindrical) cao 50-70cm, cỏ gừng (Axonopus sp.), cói (Cyperus sp.) và một số loại cỏ khác cao 20-150cm.

Trảng cỏ, cây bụi gần bãi chứa độc: Thực vật thường xuyên bị phát quang để đảm bảo tầm quan sát cho sân bay, gồm cỏ tranh (Imperata cylindrical), cỏ gừng (Axonopus sp.), cói (Cyperus sp.), một số loại cây bụi có hoa, cao 20-50cm.

Bạch đàn, trảng cỏ, cây bụi: Thực vật bao gồm bạch đàn, cỏ tranh ((Imperata cylindrical) cao 80-150cm, cỏ gừng (Axonopus sp.), trinh nữ (Mimosa sp.), mua (Melastoma sp.) và một số loại cây cỏ khác.

Bờ ao bà Cúc: Thực vật khá phong phú với nhiều loại cỏ và cây bụi, cao 50-120cm, như cỏ tranh (Imperata cylindrical), cỏ gừng (Axonopus sp.), ngũ sắc (Lantana sp.) và một số loại cây trồng như chuối (Musa sp.), khoai nước (Colocasia sp.), v.v.

Nhìn chung, bãi chứa độc là sinh cảnh nghèo nhất; bờ ao bà Cúc là sinh cảnh tốt nhất.



Sân bay Phù Cát:

Bãi chứa độc: Nền bê tông và sỏi đá, đất trống; các khóm cây bụi rải rác, cao 20-30 cm. Thực vật nghèo, chủ yếu là cỏ và một số cây bụi nhỏ cao 20-30 cm, độ che phủ lớp phủ thực vật mặt đất 40-45%.

Ven bãi chứa độc: Cạnh bãi chứa độc, thành phần thực vật phong phú hơn khu vực bãi chứa độc, gồm các loài cỏ, cây bụi, bạch đàn.

Ven hồ: Thành phần thực vật khá phong phú với các loài cỏ và cây bụi.

Ven đường nội bộ: Thực vật phong phú với các loài ngũ sắc (Lantana sp.), muồng (Cassia sp.), ba đậu (Croton sp.) và nhiều loại cây khác có chiều cao 50-300cm.

Nhìn chung, bãi chứa độc là sinh cảnh nghèo nhất, khu vực ven đường là sinh cảnh tốt nhất.



Sân bay Biên Hòa:

Bãi chứa độc: Thực vật đơn giản và nghèo, bãi trống, chủ yếu là cỏ các loại, như cỏ tranh (Imperata cylindrical), cói (Cyperus sp.), trinh nữ (Mimosa sp.) cao 10-50cm.

Bãi độc đang xỷ lý: Bao quanh bởi tường xây, thực vật chủ yếu là cỏ, như cỏ tranh ( Imperata cylindrical), mào gà (Celosia sp.), trinh nữ (Mimosa sp.) và một số loại cỏ khác, cao 50-100 m.

Khu vực gần bãi xử lý (bên ngoài tường bao bãi độc xử lý): Thực vật gồm có cỏ tranh (Imperata cylindrical), keo (Acacia sp.), trinh nữ (Mimosa sp.), cỏ hôi (Ageratum sp.), cao su (Havea sp.) và nhiều loại cỏ và cây bụi khác có chiều cao đến 150cm.

Ven đường nội bộ: Thực phong phú với nhiều loại cây khác nhau, bao gồm cả cây gỗ, cây có hoa, cỏ các loại, cây bụi, v.v.

Cũng giống như các sinh cảnh ở hai sân bay trên, bãi chứa độc ở sân bay Biên Hòa là sinh cảnh nghèo nhất, khu vực ven đường là sinh cảnh tốt nhất.



Phương pháp nghiên cứu

Thu thập mẫu côn trùng bằng vợt để định tên. Điều tra định lượng bằng cách quan sát và ghi nhận số lượng cá thể của các loài theo các sinh cảnh ở các khu vực nghiên cứu. Điều tra định lượng theo phương pháp tuyến điều tra Spitzer et al. (1987, 1997) [14, 15], Vu (2009) [16]. Người điều tra đi chậm và quan sát, nghi nhận các loài và cá thể của loài vào phiều điều tra. Định tên côn trùng dựa theo các tài liệu của D’Abrera (1982-84) [4], Hamalainen & Pinratana (1999) [6], Inoue et al. (1997) [7], Pinratana et al. (1988) [8], Orr (2006) [9].

Xác định chỉ số phong phú của quần xã (d) (Poole, 1974) [11] và chỉ số đa dạng của quần xã (chỉ số Shannon H’) (Price, 1975) [12] ở các sinh cảnh khác nhau cũng như các sân bay bằng việc sử dụng phần mềm Primer v.5 [13].

Chỉ số đa dạng quần xã đ­ược tính theo công thức:



Chỉ số phong phú quần xã (chỉ số Margalef: d) theo công thức:





Trong đó s là số loài, Pi là tỷ lệ của tổng số cá thể loài i với tổng số cá thể của các loài trong quần xã, Pi được tính = ni/N; N là tổng số cá thể các loài trong quần xã.

Trong nghiên cứu này, loài hiếm gặp ghi nhận 1-2 cá thể; loài ít gặp ghi nhận 3-5 cá thể, loài hổ biến ghi nhận 6 -10 cá thể, loài rất phổ biến ghi nhận trên 10 cá thể.



II. Kết quả và thảo luận

Thành phần loài

Kết quả nghiên cứu xác định 107 loài thuộc 17 họ, 2 bộ là Cánh vảy (Lepidoptera) và Chuồn chuồn (Odonata). Trong đó, bộ cánh vảy có 94 loài và bộ chuồn chuồn có 13 loài. Sân bày Đà Nẵng ghi nhận 65 loài, sân bay Phù Cát có số loài ít nhất 57 loài và sân bay Biên Hòa ghi nhận nhiều loài nhất, 79 loài (bảng 1).

Bảng 1. Số lượng loài côn trùng cánh vẩy và chuồn chuồn ở ba sân bay


Bộ côn trùng


Sân bay

Đà Nẵng

Phù cát

Biên Hòa

Cánh vảy

57

48

70

Chuồn chuồn

8

9

9

Tổng số

65

57

79

Không có loài nào có giá trị bảo tồn. Nhìn chung, khu hệ côn trùng ghi nhận ở các sân bay nghèo về thành phần loài cũng như sự phong phú về cá thể của các loài. So với các khu vực khác ở miền Trung và miền Nam Việt Nam có môi trường gần giống với các sân bay nghiên cứu, côn trùng ở các sân bay khảo sát nghèo về thành phần loài. Ví dụ, khảo sát ở một số trường bắn, kho và khu kinh tế quốc phòng ở một số khu vực Bình Định, Bình Phước và Đồng Nai (thông in cá nhân), ba họ côn trùng cánh vảy điển hình (Papilionidae, Pieridae, Nymphalidae) có 45 loài, trong khi đó, ở các sân bay, ba họ này chỉ có 24 loài.

Đa dạng quần xã

Sân bay Đà Nẵng:

Phần lớn các loài có số lượng cá thể thấp, trong đó 33 loài (chiếm 51% tổng số loài) có số lượng cá thể từ 1-2; 24 loài (chiếm 37% tổng số loài) có số lượng cá thể từ 3-5; 6 loài có số lượng cá thể 6-10 (chiếm 9% tổng số loài); chỉ có 2 loài rất phổ biến (trên 10), đặc biệt rất phổ biến ở khu vực bờ ao bà Cúc là Everes lacturnus Zizina otis (họ Lyacenidae). Đây là hai loài có kích thước nhỏ, bay gần mặt đất và sống gắn liền với trảng cỏ. Không có loài nào ghi nhận được sống gắn liền với thảm thực vật rừng hoặc chỉ phân bố ở các sinh cảnh có rừng. Các loài côn trùng ghi nhận được ở đây là các loài phân bố rộng, sống ở trảng cỏ, cây bụi và khoảng trống.

Đa dạng quần xã côn trùng ở sân bay Đà Nẵng được trình bày trong bảng 2. Số lượng loài và cá thể các loài côn trùng ở các sinh cảnh nghèo (trừ khu vực bờ ao bà Cúc). Bãi chứa độc có sự đa dạng quần xã côn trùng (số loài, số cá thể, chỉ số phong phú, đa dạng) thấp nhất (nơi chỉ chiếm 15,4% tổng số loài và 4,3% tổng số cá thể ở sân bay Đà Nẵng). Đa dạng quần xã côn trùng ở khu vực trảng cỏ gần bãi độc và khu vực bạch đàn, trảng cỏ đều cao hơn so với bãi chứa độc.

Khu vực bờ ao bà Cúc có sự đa dạng quần xã côn trùng cao nhất; đặc biệt, số loài và số cá thể rất cao (cao gấp 5 và 16 lần so với khu vực bãi chứa độc. Sinh cảnh này chiếm 47,7% tổng số loài và 66,1% tổng số cá thể. Tuy sinh cảnh bờ ao bà Cúc có số loài và về cá thể cao nhất, chỉ số đa dạng ở đây không phải là cao nhất, điều này là do một số loài có số lượng cá thể rất lớn nên không có sự đồng đều về số lượng cá thể giữa các loài trong quần xã, kết quả chỉ số đa dạng không phải là cao nhất.

Bảng 2. Đa dạng quần xã côn trùng cánh vảy và chuồn chuồn ở sân bay Đà Nẵng


Sinh cảnh

Số loài

Số cá thể

Chỉ số phong phú (d)

Chỉ số đa dạng (H’)

Bãi chứa độc

10

13

3,51

2,25

Trảng cỏ gần bãi độc

22

33

6,06

2,99

Bạch đàn, trảng cỏ

31

57

7,42

3,00

Bờ ao bà Cúc

50

201

9,24

2,90

Khu vực bãi độc có thành phần thực vật ghèo và thưa thớt, phần lớn đất trống, vì vậy, sự đa dạng và phong phú về côn trùng ở đây rất nghèo. Khu vực trảng cỏ gần bãi chứa độc, có thành phần thực vật khá giống với khu vực bãi chứa độc, tuy nhiên, có độ che phủ thực vật gần như phủ kín, vì vậy, khu hệ côn trùng ở đây phong phú hơn so với ở khu vực bãi chứa độc.

Khu vực trồng Bạch đàn, do có thảm thực vật phong phú, là môi trường tốt cho các loài côn trùng sinh sống, vì vậy, khu hệ côn trùng ở đây đa dạng và phong phú hơn hai loại sinh cảnh trên.

Khu vực bờ ao bà Cúc, nơi có thảm thực vật tốt hơn so với các loại sinh cảnh khác, là môi trường sống tốt cho các loài côn trùng, vì vậy, đa dạng quần xã côn trùng ở đây cao hơn so với ở các sinh cảnh khác. Các loài có số lượng cá thể nhiều nhất là Zizina otisEveres lacturnus, chiếm 50% số lượng cá thể ghi nhận được ở sinh cảnh này và chiếm 25% tổng số lượng cá thể ghi nhận ở sân bay Đà Nẵng. Hai loài này sống gắn liền với trảng cỏ; tuy nhiên, ở bãi chứa độc, 2 loài này chỉ có 2 cá thể. Sinh cảnh này chiếm 81% tổng số loài và 61% tổng số cá thể ghi nhận được ở sân bay Đà Nẵng.

Sân bay Phù Cát:

Cũng như ở sân bay Đà Nẵng, phần lớn các loài có số lượng cá thể thấp từ 1-2 cá thể (31 loài, chiếm 54% tổng số loài); số loài có số lượng cá thể 3-5 (19 loài, chiếm 33% tổng số loài); loài có số lượng cá thể 6-10 (6 loài, chiếm 11% tổng số loài); loài rất phong phú với số cá thể trên 10 chỉ có 1 loài (chiếm 2% tổng số loài) là Zizina otis. Như vậy, tỷ lệ số loài có số lượng cá thể từ 1-2 ở sân bay Phù Cát cao hơn so với ở sân bay Đà Nẵng.

Đa dạng quần xã côn trùng ở sân bay Phù Cát được trình bày trong bảng 3. Khu vực bãi chứa độc có đa dạng quần xã côn trùng (số loài, số cá thể, chỉ số phong phú và đa dạng) thấp nhất, cụ thể 12 loài (chiếm 21% tổng số loài) và 26 cá thể (chiếm 11% tổng số cá thể), chỉ số phong phú và đa dạng cũng thấp nhất.

Bảng 3. Đa dạng quần xã côn trùng cánh vảy và chuồn chuồn ở sân bay Phù Cát



Sinh cảnh

Số loài

Số cá thể

Chỉ số phong phú (d)

Chỉ số đa dạng (H’)

Bãi chứa độc

12

26

3,38

2,22

Trảng cỏ gần bãi độc

15

46

6,27

3,12

Ven hồ

34

72

7,72

3,35

Ven đường

41

93

8,83

3,48

Khu vực trảng cỏ gần bãi chứa độc có thành phần thực vật phong phú hơn, độ che phủ thực vật cao hơn và đa dạng quần xã côn trùng cao hơn so với ở bãi chứa độc.

Khu vực ven hồ có số loài và số cá thể cao hơn hẳn so sới khu vực bãi chứa độc (gần gấp 3 lần) và cũng cao hơn so với ở khu vực trảng cỏ gần bãi chứa độc. Các chỉ số phong phú và đa dạng quần xã côn trùng ở khu vực ven hồ cũng cao hơn so với ở 2 loại sinh cảnh trên.

Khu vực ven đường có số loài, số cá thể cũng như các chỉ số phong phú và đa dạng cao nhất. Nơi đây có thảm thực vật phong phú với nhiều loại cây, từ cây bụi, cây cỏ đến các cây gỗ, nhiều loài cây có hoa nên thu hút nhiều loài côn trùng đến sinh sống cũng như hút mật hoa. Do vậy, quần xã côn trùng ở đây đa dạng cao và cao hơn so với các sinh cảnh khác. Khu vực ven đường chiếm 77% tổng số loài và 40% tổng số cá thể ghi nhận được ở sân bay Phù Cát.

Sân bay Biên Hòa:

Loài có số lượng cá thể từ 1-2 là 35 (chiếm 44% tổng số loài); loài có số lượng cá thể từ 3-5 là 29 (chiếm 37% tổng số loài); loài có số lượng cá thể từ 6-10 là 14 (chiếm 18% tổng số loài); loài trên 10 là 1 (chiếm 1% tổng số loài). Loài phong phú nhất là Catopsilia pomona (họ Pieridae), thường bay ở ven đường. Một số loài chuồn chuồn khá phong phú với số lượng lớn là Neurothemis tullia, Orthetrum sabina, Ryothemis variegate, Teinobasis ruficollis, Trithemis aurora, T. festiva.

Đa dạng quần xã côn trùng ghi nhận ở sân bay Biên Hòa được trình bày trong bảng 4. Cũng như sân bay Đà Nẵng và Phù Cát, khu vực bãi chứa độc ở sân bay Biên Hòa có sự đa dạng quần xã côn trùng (số loài, số cá thể, chỉ số phong phú và đa dạng côn trùng) thấp nhất (nơi chỉ chiếm 17,7% tổng số loài và 9,8% tổng số cá thể). Bãi độc đang xử lý và khu vực gần bãi xử lý có sự đa dạng quần xã côn trùng khá giống nhau và đều cao hơn so với ở khu vực bãi chứa độc. Khu vực ven đường có sự đa dạng quần xã côn trùng cao nhất (chiếm 69,6% tổng số loài và 62% tổng số cá thể).

Khu vực bãi chứa độc có thảm thực vật nghèo, phần lớn đất trống, vì vậy, sự đa dạng của quần xã côn trùng rất thấp. Khu vực bãi độc đang xử lý và khu vực gẫn bãi xử lý có thảm thực vật phong phú hơn và độ che phủ thực vật cao hơn so với bãi chứa độc, vì vậy, đa dạng quần xã côn trùng ở hai khu vực này cao hơn so với khu vực bãi chứa độc.

Khu vực ven đường có thảm thực vật phong phú hơn các loại sinh cảnh khác, các loài cây bụi và cỏ có hoa, xen lẫn một số cây trồng, thực vật với chiều cao khác nhau tạo môi trường tốt cho các loài côn trùng sinh sống, vì vậy, côn trùng ở đây đa dạng và phong phú hơn các loại sinh cảnh khác. Khu vực này còn thấy cả các loài côn trùng sống ở các sinh cảnh có rừng như Anthele emolus, Rapala sp., Arhopala spp. (họ Lycaenidae).

Bảng 4. Đa dạng quần xã côn trùng cánh vảy và chuồn chuồn ở sân bay Biên Hòa



Sinh cảnh

Số loài

Số cá thể

Chỉ số phong phú (d)

Chỉ số đa dạng (H’)

Bãi chứa độc

14

25

4,34

2,51

Bãi độc đang xử lý

20

37

5,77

2,90

Khu vực gần bãi xử lý

21

35

5,70

2,93

Ven đường

55

158

11,47

3,81

So sánh 3 sân bay (bảng 5) cho thấy đa dạng quần xã côn trùng ở sân bay Phù Cát (số loài, số cá thể) thấp nhất (53 loài, 237 cá thể), các chỉ số phong phú và đa dạng cũng thấp hơn sân bay Đà Nẵng và Biên Hòa. Sân bay Biên Hòa có số loài nhiều nhất và chỉ số đa dạng cao nhất, sân bay Đà Nẵng có số cá thể nhiều nhất và chỉ số phong phú cao nhất. Sân bay Phù Cát có thảm thực vật nghèo trên nền đá ong, độ che phủ thảm thực vật thấp, dẫn đến sự đa dạng và phong phú của các loài côn trùng nơi đây rất thấp. Sân bay Đà Nẵng có sự đa dạng và phong phú về côn trùng cao hơn sân bay Phù Cát, điều này chủ yếu là do khu vực ven hồ (bờ ao bà Cúc) có thành phần thực vật phong phú, môi trường ở đây khá tốt, vì vậy thu hút nhiều loại côn trùng. Sân bay Biên Hòa có thảm thực vật phong phú, đặc biệt là khu vực hai bên đường trong sân bay, cây cỏ tốt tươi, là môi trường tốt cho các loài côn trùng.

Bảng 5. Sự đa dạng và phong phú của côn trùng theo các sinh cảnh ở 3 sân bay



Sân bay

Số loài

Số cá thể

Chỉ số phong phú (d)

Chỉ số đa dạng (H’)

Đà Nẵng

65

304

10,61

3,65

Phù Cát

57

237

8,68

3,03

Biên Hòa

79

255

9,75

3,66

Kết quả nghiên cứu côn trùng ở các sân bay quân sự Đà Nẵng, Phù Cát và Biên Hòa, nơi bị ảnh hưởng của chất diệt cỏ sử dụng trong chiến tranh, cho thấy đa dạng quần xã các loài côn trùng cánh vảy và chuồn chuồn thấp nhất ở khu vực bãi chứa độc. Bãi chứa độc có thảm thực vật nghèo, chủ yếu là cỏ và đất trống, kết quả là quần xã côn trùng nghèo và nghèo hơn các loại sinh cảnh khác cả về số lượng loại và cá thể cũng như các chỉ số phong phú và đa dạng. Kết quả này phù hợp với kết quả của các nghiên cứu khác, sự đa dạng côn trùng cao ở các sinh cảnh có thảm thực vật rừng tự nhiên hay rừng thứ sinh, thấp ở các sinh cảnh cây bụi, trảng cỏ (Brown, 1996; DeVries, 1992) [2, 3]. Khi nghiên cứu quần xã các loài bướm ở rừng khô Khánh Hòa, Lâm Đồng, Spitzer và cộng sự xác định rằng sự đa dạng về thực vật có mối quan hệ thuận với sự đa dạng các loài bướm (Spitzer et al. 1987) [15]. Như vậy, nơi có thảm thực vật nghèo có sự đa dạng côn trùng thấp, nơi có thảm thực giàu có có sự đa dạng cao trùng cao. Khu vực bãi chứa độc ở các sân bay bị ảnh hưởng của chất diệt cỏ đã tác động làm cho thực vật ở đây không phát triển được, chủ yếu là cỏ và đất trống. Đó là lý do đa dạng quần xã côn trùng ở đây rất thấp và thấp hơn so với các sinh cảnh khác.

Kết luận

Kết quả nghiên cứu nghi nhận 107 loài côn trùng thuộc bộ Cánh vảy (94 loài) và Chuồn chuồn (13 loài) ở ba sân bay quân sự Đã Nẵng, Phù Cát và Bình Định. Phần lớn các loài hiếm gặp (51% ở sân bây Đà Nẵng, 54% ở sân bay Phù Cát, 44% ở sân bay Biên Hòa). Đa dạng quần xã côn trùng ở các sân bay thấp, nhất là ở sân bay Phù Cát. Sân bay Biên Hòa có số lượng loài cao nhất. Chất diệt cỏ ảnh hưởng tới sự đa dạng côn trùng. Đa dạng quần xã côn trùng thấp nhất ở khu vực bãi chứa độc ở các sân bay; khu vực ven hồ, ao và ven đường trong các sân bay (nơi ít bị ảnh hưởng của chất diệt cỏ) có sự đa dạng quần xã côn trùng cao nhất trong số các sinh cảnh nghiên cứu.



Tài liệu tham khảo

1. Blair R.B., Launer A.E. 1997. Butterfly diversity and human land use: species assemblages along an urban gradient. Biological conservation, 80, 113-125.

2. Brown K.S. 1996. The use of insects in the study, conservation and monitoring of biological diversity in Neotropical habitats, in relation to traditional land use systems. In Decline and Conservation of Butterflies in Japan III, Proceedings International Symposium on Butterfly Conservation, Osaka, Japan, 1994 (ed. Ae S.A, Hirowatari T., Ishii M., Brower L.P.). The Lepidopterological Society of Japan, Osaka, 128-149.

3. DeVries R.G. 1992. Outlines of entomology, 7th ed., Chapman, Hall.

4. D’Abrera B. 1982-1986. Butterflies of the Oriental Region, Vols 1-3. Hill House, Melbourne.

5. Ishii M. 1996. Decline and conservation of butterflies in Japan. In Decline and Conservation of Butterflies in Japan III. Proceedings International Symposium on Butterfly Conservation, Osaka, Japan (ed. Ae S.A, Hirowatari T., Ishii M., Brower L.P.). The Lepidopterological Society of Japan, Osaka, 157-167.

6. Hamalainen M, Pinratana B.A. 1999. Atlas of the dradonflies of Thailand. Chok Chai Creation Printing Group Co., Ltd. Bangkok, Thailand.

7. Ionue H., Krennett R.D., Kitching I.J. 1997. Moths of Thailand. Vol. 2. Chok Chai Press, Klong San, Bangkok, Thailand.

8. Pinratana B. A., Kiauta B., Hamalainen M. 1988. List of the Odonata of Thailand and annotated bibliography. The Viratham Press, Bangkok, Thailand.

9. Orr A.G. 2006. Dragonflies of Peninsular Malaysia and Singapore. Natural History Publications (Borneo), Malaysia (2005).

11. Poole R.W. 1974. An introduction to quantitative ecology. Mc Graw-Hill, Inc.

12. Price P.W. 1975. Insect Ecology. John Wiley, Sons, Inc.

13. Primer-E Ltd. 2001. Primer 5 for Windows, Version 5.2.4.

14. Spitzer K., Jaros J., Havelka J., Leps J. 1997. Effect of small-scale disturbance on butterfly communities of an Indochina montane rainforest. Biological Conservation, 80, 9-15.

15. Spitzer K., Leps J., Soldan T. 1987. Butterfly communities and habitat of seminatural savana in southern Vietnam (Papilionoidae, Lepidoptera). Acta Entomol. Bohemoslov., 84, 200-208.

16. Vu V.L. 2007. Ecological indicator role of butterflies in Tam Dao National Park, Vietnam. Russsian Entomological Journal, 16, 479-486.



BUTTERFLY COMMUNITY DIVERISTY OF SOME LEPIDOPTERAN FAMILIES (LEPIDOPTERA) AND DRAGONFLIES (ODONATA) IN MILITARY AIRPORTS AFFECTED BY HERBICDES IN CENTRAL AND SOUTHERN VIETNAM

Vu Van Lien

Vietnam National Museum of Nature, VAST

SUMMARY

The result identified 107 insect species of 17 families of Lepidoptera and Odonata in 3 military airports of Da Nang, Phu Cat airport, and Bien Hoa airport during three years, 2009-2011. Da Nang airport has 65 species; Phu Cat airport has the least with 57 species; Bien Hoa airport has the most with 79 species. Diversity of insect community is lowest in the contaminated areas of the airports (15.4% total species and 4.3% total individuals in Danang Airport; 21% total species and 11% total individuals in Phu Cat airport; 17.7% total species and 9.8% total individuals in Bien Hoa airport). Areas with less affected by herbicides) have the highest diversity of insect communities among the studied habitats (44.7% total species and 66.1% total individuals in Da Nang airport; 77% total species and 40% total individuals in Phu Cat Airport; 69.6% total species and 62% total individuals in Bien Hoa airport). Contamination of herbicides used in the war affected vegetation and resulted in low insect diversity.



Keywords: Airports, Lepidoptera, Odonata, herbicides, vegetation.




Каталог: app -> webroot -> files -> hoithao
hoithao -> Kandelia obovata Sheue, Liu & Yong
hoithao -> Đánh giá khả năng phòng trừ tuyến trùng (Meloidogyne spp.) của dịch chiết từ cây mầm súp lơ xanh
hoithao -> KẾt quả ĐIỀu tra bưỚC ĐẦu về nguồn lợi cá VÙng ven biển huyện cẩm xuyêN, TỈnh hà TĨNH
hoithao -> Chi trâm hoàng – kayea wall. (HỌ BỨA – clusiaceae lindl.) Ở việt nam
hoithao -> Nguyễn Đăng Hội1, Kuznetsov A. N. 1, Kuznetsova S. P. 1, Lê Thị Nguyệt2
hoithao -> Xác đỊnh và thiẾt kẾ khung biẾn nẠp nhẰm loẠi bỎ gen translin Ở nẤm Mucor circinelloides
hoithao -> Nghiên cứU Ảnh hưỞng của chế phẩm VI sinh và phân hữu cơ VI sinh đẾn một số chỉ tiêu sinh lí – HÓa sinh và SỰ TÍch lũy kim loại chì (Pb) CỦa câY ĐẬu bắP
hoithao -> PHÂn tích tính đa dạng và thành lập bảN ĐỒ thảm thực vật khu vực trạM Đa dạng sinh học mê linh, VĨnh phúC
hoithao -> Genus pycnarrhena miers ex Hook f. & Thomson,
hoithao -> KHẲng đỊnh chi cosmianthemum và loài cosmianthemum knoxiifolium (C. B. Clarke) B. Hansen thuộc họ Ô RÔ (acanthaceae) CÓ phân bố Ở việt nam

tải về 82.16 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương