TRƯỜng đẠi học sư phạm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam


Tên học phần: NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO THỰC VẬT



tải về 4.57 Mb.
trang25/32
Chuyển đổi dữ liệu04.04.2018
Kích4.57 Mb.
#36817
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   32

Tên học phần: NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO THỰC VẬT


Số tín chỉ: 02 (Lý thuyết: 20 - Thảo luận: 10)

Bộ môn/Khoa phụ trách: Bộ môn Công nghệ sinh học /Khoa Sinh-Môi trường

Mã số học phần: 315192

Dạy cho các ngành: Cử nhân Công nghệ sinh học



  1. Mô tả học phần:

Nuôi cấy mô tế bào thực vật là học phần cung cấp kiến thức về nguyên tắc của các kỹ thuật cơ bản trong lĩnh vực nuôi cấy mô tế bào thực vật, bao gồm: Một số vấn đề liên quan đến nghiên cứu nuôi cấy mô tế bào thực vật, môi trường dinh dưỡng, nuôi cấy đơn bội bao phấn/ hạt phấn, nhân giống in vitro, nuôi cấy huyền phù tế bào, nuôi cấy protoplast, nuôi cấy, tế bào đơn, nuôi cấy tế bào trần, chọn dòng tế bào.

2. Điều kiện tiên quyết: học sau học phần Tế bào học, Sinh lý thực vật, Thực vật học

3. Mục tiêu của học phần:

Học xong học phần này, sinh viên có được:



3.1. Kiến thức

- Trang bị cho sinh viên những kiến thức về nguyên tắc và một số kỹ thuật cơ bản ở lĩnh vực nuôi cấy mô tế bào thực vật

- Hiểu được mục đích, ý nghĩa của từng loại kỹ thuật sử dụng trong lĩnh vực nuôi cấy mô tế bào thực vật.

- Vận dụng kiến thức lí thuyết vào việc thực hành các kỹ thuật cơ bản trong lĩnh vực nuôi cấy mô tế bào thực vật.



3.2. Kỹ năng

- Kỹ năng thực hành chuẩn bị môi trường nuôi cấy, thao tác nuôi cấy; quan sát, theo dõi đánh giá sự sinh trưởng của mô tế bào nuôi cấy nhằm phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu các vấn đề ở lĩnh vực này.



3.3. Thái độ

- Thấy được ý nghĩa và vai trò của nuôi cấy mô tế bào trong công nghệ sinh học.

- Tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập.

4. Nội dung chi tiết học phần và hình thức dạy học:

4.1. Nội dung cụ thể:

Chương 1: Một số vấn đề liên quan đến nuôi cấy mô tế bào thực vật

1.1. Vị trí của nuôi cấy mô tế bào thực vật trong Công nghệ sinh học



    1. Sơ lược lịch sử phát triển nuôi cấy mô tế bào trên thế giới

    2. Sơ lược lịch sử nuôi cấy mô tại Việt Nam

    3. Tế bào thực vật (plant cell)

    4. Một số thuật ngữ cơ bản trong nuôi cấy mô và tế bào thực vật

Chương 2: Đại cương về môi trường dinh dưỡng

    1. Các nguyên tố muối khoáng

    2. Nguồn cacbon

    3. Các vitamin

    4. Các chất hữu cơ bổ sung

    5. Các chất điều khiển sinh trưởng thực vật

    6. Độ pH của môi trường

    7. Một số loại môi trường cơ bản

Chương 3: Nuôi cấy phôi in vitro

1.1. Tại sao phải thụ phấn in vitro



    1. Nuôi cấy phôi hữu tính

    2. Các kiểu nuôi cấy phôi hữu tính

    3. Kỹ thuật nuôi cấy

Chương 4: Nhân giống in vitro

    1. Định nghĩa

    2. Các phương thức nhân giống in vitro

    3. Các bước cơ bản trong quá quy trình nhân giống in vitro hoàn chỉnh

1.4. Các ảnh hưởng bất lợi đến nhân giống in vitro

    1. Một số vấn đề liên quan đến nhân giống in vitro

    2. Ưu nhược điểm của nhân giống in vitro

Chương 5: Nuôi cấy hạt phấn, bao phấn

    1. Giới thiệu chung về nuôi cấy hạt phấn, bao phấn

    2. Phát sinh thể đơn bội in vivo

    3. Phát sinh cây đơn bội in vitro

    4. Các nhân tố ảnh hưởng đến nuôi cấy bao phấn

    5. Một số chỉ số kết quả nuôi cấy

    6. Hiện tượng bạch tạng trong nuôi cấy đơn bội

    7. Ứng dụng của thể đơn bội

    8. Những vấn còn tồn tại trong nghiên cứu đơn bội

Chương 6: Nuôi cấy tế bào trần

    1. Phân lập protoplast

    2. Nuôi cấy protoplast

    3. Ứng dụng của protoplast thực vật

    4. Những vấn đề liên quan đến kỹ thuật protoplast

Chương 7: Nuôi cấy huyền phù tế bào

    1. Nuôi cấy tế bào năng suất cao

    2. Phương hướng chiến lược trong sản xuất các sản phẩm thứ cấp bằng nuôi cấy tế bào

    3. Tính không ổn định của các dòng tế bào

    4. Phương pháp nuôi cấy tế bào và công tác tạo giống cây dược liệu

    5. Sản xuất bằng nuôi cấy tế bào ở những nước công nghiệp

    6. Nuôi cấy rễ tơ (hair roots) và sinh tổng hợp

Chương 8: Chọn lọc biến dị dòng giao tử và dòng vô tính

    1. Nguyên liệu và điều kiện nuôi cấy

    2. Cơ sở phân tử của biến dị

    3. Phương pháp chọn dòng

    4. Phân lập biến dị

    5. Xử lý đột biến

    6. Bản chất của biến dị dòng giao tử

    7. Đột biến hay thay đổi hoạt tính gen

    8. Ứng dụng của biến dị dòng soma và dòng giao tử trong công tác giống cây trồng

4.2. Hình thức tổ chức dạy học:

Tên chương

Số tiết

lý thuyết



Số tiết thực hành

Số tiết thảo luận

Số tiết bài

tập


Tài liệu học tập, tham khảo

cần thiết



Chương 1: Một số vấn đề liên quan đến nuôi cấy mô tế bào thực vật

2




2




[1], [2], [3], [4]

Chương 2: Đại cương về môi trường dinh dưỡng

2










[1], [2], [3]

Chương 3: Nuôi cấy phôi in vitro

3










[1], [2], [3]

Chương 4: Nhân giống in vitro

3




2




[1], [2], [3]

Chương 5: Nuôi cấy hạt phấn, bao phấn

3




2




[1], [2], [3]

Chương 6: Nuôi cấy tế bào trần

3




2




[1], [2], [3]

Chương 7: Nuôi cấy huyền phù tế bào

2




2




[1], [2], [3]

Chương 8: Chọn lọc biến dị dòng giao tử và dòng vô tính

2










[1], [2], [3]

5. Tài liệu tham khảo:

[1] Giáo trình nuôi cấy mô tế bào do giảng viên khoa Sinh – Môi trường biên soạn, 2010

[2] Nguyễn Hoàng Lộc & Lê Việt Dũng. Nuôi cấy mô và tế bào thực vật. Viện Tài Nguyên Môi Trường Và Công Nghệ Sinh Học Đại Học Huế, 2009

[3] Lê Văn Hoàng. Công nghệ nuôi cấy mô và tế bào thực vật. NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2007

[4] Nguyễn Văn Uyển & các tác giả. Nuôi cấy mô thực vật phục vụ công tác giống cây trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, T/p Hồ Chí Minh (1993

[5] Viện Sinh học Nhiệt đới. Công nghệ sinh học và nông nghiệp sinh thái bền vững. Nhà xuất bản Nông nghiệp, T/p Hồ Chí Minh (2001), 195 trang.

[6] Chrispeels MJ, Sadava DE. Plants, Genes, and Crop Biotechnology. Jones and Bartlett Publishers (2003).

[7] Gamborg OL, Phillips GC. Plant Cell, Tissue and Organ Culture – Fundamental Methods. Springer – Verlag (1995).

[8] Komamine A, Fukuda H, Komeda Y, Sankawa K, Syono K. Cellular and Molecular Biology in Plant Cell Culture. Daishowa Printing, Tokyo (Japan) (1993).

6. Phương pháp đánh giá học phần:

ND đánh giá Trọng số

- Chuyên cần: 0,2

- Kiểm tra giữa kỳ: 0,2

- Thi học phần: 0,6





tải về 4.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương