TRƯỜng đẠi học sư phạm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam


Tên học phần: THỰC HÀNH NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO THỰC VẬT



tải về 4.57 Mb.
trang26/32
Chuyển đổi dữ liệu04.04.2018
Kích4.57 Mb.
#36817
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   32

Tên học phần: THỰC HÀNH NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO THỰC VẬT


Số tín chỉ: 02 (Thực hành: 60 tiết)

Bộ môn/Khoa phụ trách: Bộ môn Công nghệ sinh học/ Khoa Sinh - Môi trường

Mã số học phần: 315214

Dạy cho các ngành: CN. Công nghệ Sinh học



1. Mô tả học phần:

Học phần này bao gồm các bài thực hành liên quan đến các kỹ thuật cơ bản trong lĩnh vực nuôi cấy mô tế bào thực vật, bao gồm: Một số vấn đề liên quan đến nghiên cứu nuôi cấy mô tế bào thực vật, môi trường dinh dưỡng, nuôi cấy đơn bội bao phấn/ hạt phấn, nhân giống in vitro, nuôi cấy huyền phù tế bào, nuôi cấy protoplast, nuôi cấy, tế bào đơn, nuôi cấy tế bào trần, chọn dòng tế bào.



2. Điều kiện tiên quyết:

Đã hoàn thành hay đang học song song học phần lý thuyết Nuôi cấy mô tế bào thực vật



3. Mục tiêu của học phần:

Sau khi học xong học phần này, sinh viên sẽ:



3.1. Kiến thức:

- Củng cố thêm kiến thức về những nguyên tắc, kỹ thuật cơ bản của lĩnh vực nuôi cấy mô tế bào thực.



3.2. Kĩ năng:

- Có khả năng tự thiết kế và tiến hành các bài thí nghiệm nói riêng và những quy trình nuôi cấy tương tự nói chung một cách thành thục.



3.3. Thái độ:

- Thích thú với các thao tác, có sự kiên nhẫn trong khi tiến hành thí nghiệm.



4. Nội dung chi tiết học phần và hình thức dạy học:

4.1. Nội dung cụ thể:

Bài 1: Mở đầu

Bài 2: Môi trường dinh dưỡng

Bài 3: Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng

Bài 4: Nuôi cấy đơn bội in vitro

Bài 5: Nuôi cấy tế bào dịch huyền phù

Bài 6: Nuôi cấy protoplast

4.2. Hình thức tổ chức dạy học:

Tên chương

Số tiết

lý thuyết



Số tiết thực hành

Số tiết thảo luận

Số tiết bài

tập


Tài liệu học tập, tham khảo

cần thiết



Bài 1: Mở đầu




5







[1], [2], [3], [4]

Bài 2: Môi trường dinh dưỡng




10







[1], [2], [3], [4]

Bài 3: Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng




10







[1], [2], [3], [4], [5]

Bài 4: Nuôi cấy đơn bội in vitro




10







[1], [2], [3]

Bài 5: Nuôi cấy tế bào dịch huyền phù




15







[1], [7], [8], [9]

Bài 6: Nuôi cấy protoplast




10







[1], [5], [7], [8], [9]

5. Tài liệu tham khảo:

[1] Giáo trình nuôi cấy mô tế bào do giảng viên khoa Sinh – Môi trường biên soạn (2010)

[2] Nguyễn Văn Uyển & các tác giả. Nuôi cấy mô thực vật phục vụ công tác giống cây trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, T/p Hồ Chí Minh (1993).

[3] Viện Sinh học Nhiệt đới. Công nghệ sinh học và nông nghiệp sinh thái bền vững. Nhà xuất bản Nông nghiệp, T/p Hồ Chí Minh (2001)

[4] Chrispeels MJ, Sadava DE. Plants, Genes, and Crop Biotechnology. Jones and Bartlett Publishers (2003).

[5] Gamborg OL, Phillips GC. Plant Cell, Tissue and Organ Culture – Fundamental Methods. Springer – Verlag (1995).

[6] Komamine A, Fukuda H, Komeda Y, Sankawa K, Syono K. Cellular and Molecular Biology in Plant Cell Culture. Daishowa Printing, Tokyo (Japan) (1993).

[7] Reinert J, Bajaj YPS. Applied and Fundamental Aspects of Plant Cell, Tissue, and Organ Culture. Springer – Verlag (1977).

[8] Science Press (China) / IRRI (Philippines). Cell and Tissue Culture Techniques for Cereal Crop Improvement. Science Press (1983).

[9] Thorpe TA. Plant Tissue Culture – Methods and Applications in Agriculture. Academic Press (1981).

[10] Yuthavong Y, Gibbons GC. Biotechnology for Development. NSTDA, Bangkok (Thailand) (1994).

6. Phương pháp đánh giá học phần:

Nội dung đánh giá Trọng số

- Báo cáo: 0,4

- Kĩ năng thực hành: 0,6

Tên học phần: CÔNG NGHỆ VI SINH ỨNG DỤNG TRONG NÔNG NGHIỆP

Số tín chỉ: 02 (30 tiết lý thuyết)

Bộ môn/Khoa phụ trách: Công nghệ sinh học/ Khoa Sinh – Môi trường

Mã số học phần: 3151783

Dạy cho các ngành: Công nghệ sinh học

1. Mô tả học phần:

Công nghệ sinh học vi sinh là học phần nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nguồn gốc, cơ sở sinh hóa, sinh lý, di truyền của công nghệ VSV trong nhiều lĩnh vực đời sống, sản xuất. Giới thiệu một số chế phẩm VSV ứng dụng phổ biến, cách thức sản xuất, phương pháp sử dụng và hiệu quả tác dụng của mỗi loại chế phẩm công nghệ vi sinh.



2. Điều kiện tiên quyết:

- Các học phần sinh viên phải học trước học phần này: Sinh học đại cương, Vi sinh học đại cương, Hóa hữu cơ, Tế bào học, Hóa sinh học, Di truyền học.



3. Mục tiêu của học phần:

- Trang bị kiến thức cho sinh viên về công nghệ vi sinh vật, quy trình sản xuất, cách sử dụng và hiệu quả của các loại chế phẩm vi sinh vật được sử dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, xử lý phế thải nông công nghiệp chống ô nhiễm môi trường.

- Trên cơ sở đó xây dựng quy trình thâm canh hợp lý, cho hiệu quả kinh tế cao, phát triển nền nông nghiệp sinh thái sạch, bền vững.

- Xây dựng quy trình xử lý và tái chế phế thải làm phân bón cho cây trồng chống ô nhiễm môi trường.



4. Nội dung chi tiết học phần và hình thức dạy học:

4.1. Nội dung cụ thể:

Chương 1: NGUỒN GỐC LỊCH SỬ VÀ TRIỂN VỌNG CỦA CHẾ PHẨM VI SINH VẬT TRONG NÔNG NGHIỆP

1.1. Khái niệm chung

- Thuật ngữ

- Định nghĩa

- Nội dung môn học và yêu cầu đối với học viên

1.2. Nguồn gốc lịch sử của chế phẩm sinh vật

1.3. Ứng dụng của công nghệ vi sinh vật

1.4. Vấn đề CNVS để phát triển kinh tế xã hội và triển vọng của CNVS trong thế kỷ 21



Chương 2: CƠ SỞ HOÁ SINH VÀ DI TRUYỀN CỦA CNVSV

2.1. Phân loại sản phẩm

2.2. Mối quan hệ giữa sinh trưởng VSV và sự tạo thành sản phẩm

2.3. Những nguyên tắc điều hòa trao đổi chất

2.4. Những sai hỏng di truyền của điều hòa trao đổi chất

Chương 3: NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN NUÔI CẤY VSV THEO PHƯƠNG PHÁP CÔNG NGHIỆP

3.1. Quy trình lên men công nghiệp

3.1.1. Công tác giống VSV và phương pháp bảo quản giống

3.1.2.Nhân giống VSV công nghiệp

3.1.3. Lên men công nghiệp

3.1.4. Thu hồi sản phẩm lên men

3.2. Dinh dưỡng của VSV và nguyên liệu nuôi cấy VSV công nghiệp.

3.2.1. Các hợp chất cung cấp nguyên liệu các bon

3.2.2. Các hợp chất cung cấp nguyên liệu nitơ

3.2.3. Các nguyên tố khoáng

3.2.4. Vitamin và các chất khác

Chương 4: CÁC DẠNG CHẾ PHẨM VI SINH VẬT

4.1. Chế phẩm từ vi khuẩn

4.2. Chế phẩm từ nấm

4.3. Chế phẩm từ virus

4.4. Phương pháp bảo quản sử dụng chế phẩm VSV trong nông nghiệp

Chương 5: CHẾ PHẨM VSV DÙNG LÀM PHÂN BÓN VÀ CẢI TẠO ĐẤT

5.1. Phân VSV cố định nitơ (đạm sinh học)

5.1.1. Khái niệm chung về quá trình cố định nitơ phân tử

5.1.2. Cơ chế của quá trình cố định nitơ phân tử

5.1.3. Quy trình sản xuất phân đạm sinh học

5.1.4. Phương pháp bón phân VSV CĐN

5.1.5. Hiệu quả của phân đạm sinh học bón cho cây trồng

5.2. Phân VSV phân giải phosphate khó tan (phân lân vi sinh)

5.2.1. Khái niệm chung

5.2.2. Cơ chế phân giải chuyển hoá lân dưới tác dụng của VSV

5.2.3. Quy trình sản xuất phân lân vi sinh

5.2.4. Phương pháp bón phân lân vi sinh

5.2.5. Hiệu quả của phân lân vi sinh bón cho cây trồng

5.3. Phân hữu cơ sinh học (phân hữu cơ vi sinh)

5.3.1. Khái niệm chung

5.3.2. Quy trình sản xuất phân lân vi sinh

5.3.3. Phương pháp bón phân lân vi sinh

5.3.4. Hiệu quả của phân lân vi sinh bón cho cây trồng

5.4. Chế phẩm VSV cải tạo đất

5.4.1. Khái niệm chung

5.4.2. Quy trình sản xuất

5.4.3. Phương pháp bón

5.4.4. Hiệu quả của chế phẩm VSV cải tạo đất

Chương 6: CHẾ PHẨM VSV DÙNG TRONG BẢO VỆ THỰC VẬT

6.1. Chế phẩm từ virus

6.1.1. Khái quát về virus gây bệnh cho cồn trùng hại cây trồng

6.1.2. Những nhóm virus gây bệnh cho cồn trùng hại cây trồng

6.1.3. Cơ chế gây nhiễm của virus cho cồn trùng hại cây trồng

6.1.4. Quy trình sản xuất chế phẩm từ virus

6.1.5. Phương pháp sử dụng

6.1.6. Hiệu quả của chế phẩm từ virus gây bệnh cho cồn trùng hại cây trồng

6.2. Chế phẩm từ vi khuẩn

6.2.1. Khái quát về vi khuẩn gây bệnh cho cồn trùng hại cây trồng

6.2.2. Những nhóm vi khuẩn gây bệnh cho cồn trùng hại cây trồng

6.2.3. Cơ chế gây nhiễm của vi khuẩn cho cồn trùng hại cây trồng

6.2.4. Quy trình sản xuất chế phẩm từ vi khuẩn diệt sâu và côn trùng hại cây

6.2.5. Quy trình sản xuất chế phẩm Bt

6.2.6. Phương pháp sử dụng

6.2.7. Hiệu quả của chế phẩm từ vi khuẩn gây bệnh cho cồn trùng hại cây trồng

6.3. Chế phẩm từ nấm

6.3.1. Khái quát về nấm gây bệnh cho cồn trùng hại cây trồng

6.3.2. Những nhóm nấm gây bệnh cho cồn trùng hại cây trồng

6.3.3. Cơ chế gây nhiễm của nấm cho cồn trùng hại cây trồng

6.3.4. Quy trình sản xuất chế phẩm từ nấm

6.3.5. Phương pháp sử dụng

6.3.6. Hiệu quả của chế phẩm từ nấm gây bệnh cho cồn trùng hại cây trồng

6.4. Chế phẩm từ VSV khác

6.5. VSV đối kháng với VSV gây bệnh hại cây trồng

6.6. Những hạn chế của thuốc bảo vệ thực vật sinh học



4.2. Hình thức tổ chức dạy học:

Tên chương

Số tiết

lý thuyết



Số tiết thực hành

Số tiết thảo luận

Số tiết bài

tập


Tài liệu học tập, tham khảo

cần thiết



(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

Chương 1: Nguồn gốc lịch sử và triển vọng của chế phẩm vi sinh trong nông nghiệp

3

0

0

0

[1,5,6,7,8,9]

Chương 2: Cơ sở hóa sinh và di truyền của công nghệ vi sinh

3

0

0

0

[1,5,6,7,8,9]

Chương 3: Những nguyên tắc cơ bản về nuôi cấy VSV theo phương pháp công nghiệp

6

0

0

0

[1]

Chương 4: Các dạng chế phẩm vi sinh vật

6

0

0

0

[1,5]

Chương 5: Chế phẩm vi sinh vật dùng làm phân bón và cải tạo đất

6

0

0

0

[1,5]

Chương 6: Chế phẩm VSV dùng trong bảo vệ thực vật

6

0

0

0

[1,3,5]

5. Tài liệu tham khảo:

1. Nguyễn Xuân Thành & CS. Giáo trình công nghệ VSV trong nông nghiêp và xử lý môi trường. NXB. SP năm 2003

2. Nguyễn Xuân Thành & CS. Hướng dẫn thực tập môn học công nghệ VSV trong nông nghiêp và xử lý môi trường. NXB. SP năm 2003

3. Nguyễn Đường,Nguyễn Xuân Thành.Giáo trình sinh học đất,NXBNN1999.

4. Nguyễn Đường và các tác giả.Giáo trình vi sinh vật đại cương,BGDĐT1990

5. GS.TS. Phạm Văn Ty, TS. Vũ Nguyên Thành. Công nghệ sinh học. Tập 5. Công nghệ vi sinh và môi trường. NXB Giáo dục Việt Nam 2009.

6. Nguyễn Lân Dũng và cộng sự (1977), vi sinh vật học, NXBGD và THCN, Hà Nội.

7. Nguyễn Thành Đạt (1999), Cơ sở sinh học vi sinh vật tập I, NXBGD

8. Nguyễn Thành Đạt (2000), Cơ sở sinh học vi sinh vật tập II, NXBGD

9. Nguyễn Thành Đạt (chủ biên) – Mai Thị Hằng (2007), Giáo trình vi sinh học, NXB Đại học Sư phạm.

7. Giáo trình Công nghệ vi sinh vật xử lý chất thải, PGS.TS Lê Gia Hy, NXB Giáo dục

8. Trần Hiếu Nhuệ, Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, Trường Đại học Xây dựng, 1990



6. Phương pháp đánh giá học phần:

* Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:

Nội dung Trọng số

- Chuyên cần: 0,1

- Bài tập, thảo luận: 0,3

- Thi học phần: 0,6



* Thang điểm: Thang điểm chữ A, B, C, D, F theo phương thức đào tạo tín chỉ

Tên học phần: THỰC HÀNH CÔNG NGHỆ VI SINH ỨNG DỤNG

TRONG NÔNG NGHIỆP

Số tín chỉ: 2 (2 tín chỉ thực hành = 60 tiết)

Bộ môn/Khoa phụ trách: Bộ môn Công nghệ Sinh học, Khoa Sinh – Môi trường

Mã số học phần: 3152083

Dạy cho các ngành: Sư phạm Sinh học, Cử nhân Công nghệ Sinh học

1. Mô tả học phần:

Thực hành Công nghệ vi sinh ứng dụng có vai trò quan trọng cho sinh viên trong việc liên hệ kiến thức lý thuyết với thực tiễn. Tạo điều kiện giúp sinh viên vận dụng các kiến thức cơ bản về nguyên lý của nuôi cấy vi sinh vật theo quy mô công nghiệp và ứng dụng của vi sinh vật và công nghệ vi sinh trong nông nghiệp như sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.



2. Điều kiện tiên quyết:

- Các học phần sinh viên phải học trước học phần này:

+ Tế bào học

+ Thực hành Tế bào học

+ Hóa sinh học.

+ Thực hành Hóa sinh học

+ Sinh lý thực vật

+ Di truyền học

+ Thực hành Di truyền học

+ Thực hành Sinh lý thực vật

+ Vi sinh đại cương

+ Thực hành vi sinh đại cương

- Các học phần tiên quyết sinh viên phải tích lũy trước khi học học phần này và đạt từ D trở lên: Thực hành Tế bào học, Thực hành hoá sinh học, thực hành Sinh lý thực vật, thực hành Di truyền học, thực hành vi sinh đại cương….

3. Mục tiêu của học phần:

3.1. Kiến thức

Qua học phần này, Sinh viên:

- Hiểu được nguyên lý của nuôi cấy vi sinh vật theo quy mô công nghiệp và các ứng dụng công nghệ vi sinh trong nông nghiệp (sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…)

3.2. Kĩ năng

- Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng làm thí nghiệm.

- Rèn luyện khả năng quan sát, phân tích kết quả thực hành thí nghiệm.

- Biết cách tạo các chế phẩm phân sinh học (phân bón vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật…)



3.3. Thái độ

- Hình thành thế giới quan khoa học.

- Có thái độ yêu thích môn học.

- Có ý thức vận dụng kiến thức công nghệ vi sinh ứng dụng nông nghiệp trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp.



4. Nội dung chi tiết học phần và hình thức dạy học:

4.1. Nội dung cụ thể:

Bài 1: Kỹ thuật cơ bản của nuôi cấy vi sinh vật

Bài 2: Phân lập và truyển chọn các vi sinh vật nông nghiệp

Bài 3: Tạo chế phẩm vi sinh vật

Bài 4: Tạo chế phẩm vi sinh vật làm thuốc trừ sâu sinh học

4.2. Hình thức tổ chức dạy học:

Tên bài

Số tiết

lý thuyết



Số tiết thực hành

Số tiết thảo luận

Số tiết bài

tập


Tài liệu học tập, tham khảo

cần thiết



(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

Kỹ thuật cơ bản của nuôi cấy vi sinh vật




10







1, 2

Phân lập và truyển chọn các vi sinh vật nông nghiệp




10







1, 2, 3

Tạo chế phẩm vi sinh vật




20







3, 4, 5

Tạo chế phẩm vi sinh vật làm thuốc trừ sâu sinh học




20







1, 2, 3, 4

5. Tài liệu tham khảo:

1. Nguyễn Lân Dũng và cộng sự (1972, 1978), Một số phương pháp nghiên cứu VSV học tập I, II, III NXB KH-KT, Hà Nội

2. Nguyễn Xuân Thành & CS. Hướng dẫn thực tập môn học công nghệ VSV trong nông nghiêp và xử lý môi trường. NXB. SP năm 2003

3. Nguyễn Xuân Thành & CS. Giáo trình công nghệ VSV trong nông nghiêp và xử lý môi trường. NXB. SP năm 2003

4. Nguyễn Như Thành (chủ biên) – Nguyễn Như Thành – Dương Đức Tiến (2003), Vi sinh vật học nông nghiệp, NXB Đại học Sư phạm

5. Trần Linh Thước (2002), Phương pháp phân tích VSV trong nước, thực phẩm và mỹ phẩm. NXB Giáo dục.



6. Phương pháp đánh giá học phần:

Tổng điểm từng bài thực hành


Tên học phần: SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT TRỒNG NẤM


Số tín chỉ: 2 (Lý thuyết: 20 - Thảo luận: 10)

Bộ môn/Khoa phụ trách: CNSH, Khoa Sinh-Môi trường

Mã số học phần: 3151963

Dạy cho các ngành: Cử nhân Công nghệ sinh học



  1. Mô tả học phần:

Môn học trang bị cho sinh viên kiến thức về sinh học nấm, cách thức tạo giống và tồn trữ giống nấm, cách thức thu hoạch bảo quản nấm ăn và nấm dược liệu, và kỹ thuật nuôi trồng một số loài nấm thương phẩm hiện nay. Qua đó, giúp học viên nắm bắt các phương pháp nghiên cứu nấm ngoài tự nhiên và trong phòng thí nghiệm để bảo tồn khai thác nguồn tài nguyên nấm phục vụ nhu cầu của xã hội.

2. Điều kiện tiên quyết: học sau các học phần Tế bào học, Sinh lý thực vật, Thực vật học

3. Mục tiêu của học phần:

Học xong học phần này, sinh viên có thể:



3.1. Kiến thức

  • Hiểu và nắm vững lý thuyết về sinh học nấm và kỹ thuật trồng các loại nấm ăn phổ biến ở Việt Nam.

  • Thành thạo các thao tác nấu môi trường, làm giống cấp 1, cấp 2, và nuôi trồng một số loại nấm phổ biến ở địa phương.

  • Có thể tư vấn kỹ thuật, khắc phục sự cố và dịch bệnh cho các trang trại nấm và các hộ nông dân trồng nấm.

  • Có thể tự thiết kế mô hình trang trại trồng nấm quy mô hộ gia đình hoặc quy mô sản xuất công nghiệp.

3.2. Kỹ năng

  • Phát triển kỹ năng tự đọc, nghiên cứu và tổng hợp tài liệu.

  • Phát triển kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm

  • Phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, khám phá tìm tòi

  • Thành thạo các thao tác nấu môi trường, làm giống cấp 1, cấp 2, và nuôi trồng một số loại nấm phổ biến ở địa phương.

  • Có kĩ năng thực hành, phát triển kĩ năng phân tích có phê phán các hiện tượng quan sát trong thực hành thí nghiệm.

3.3. Thái độ

  • Có năng lực tự nghiên cứu, tự học nâng cao trình độ và biết vận dụng kiến thức công nghệ trồng nấm trong nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học vào lĩnh vực môi trường, công nghiệp và nông nghiệp ở địa phương.

4. Nội dung chi tiết học phần và hình thức dạy học:

4.1. Nội dung cụ thể:

Phần mở đầu

Phần 1: Sinh học nấm

Chương 1: Đặc điểm sinh học của nấm

1.1. Đặc điểm cấu tạo

1.2. Đặc điểm biến dưỡng

1.3. Đặc điểm sinh sản

1.4. Sinh thái nấm

Chương 2: Phân loại nấm

2.1. Giới phụ Protozoa fungi

2.1.1. Myxomycota: ngành nấm nhầy

2.2. Giới phụ Chromista fungi

2.2.1. Oomycota: ngành nấm noãn

2.3. Giới phụ Eufungi

2.3.1. Chytridiomycota: ngành nấm cổ

2.3.2. Zymgomycota: ngành nấm tiếp hợp

2.3.3. Ascomycota: ngành nấm túi

2.3.4. Basidiomycota: ngành nấm đđảm

2.3.5. Deutoromycota: ngành nấm bất toàn

Chương 3: Các phương pháp nghiên cứu nấm

3.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài tự nhiên

3.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

Chương 4: Ý nghĩa và ứng dụng của nấm

4.1. Thực phẩm

4.2. Dược liệu

4.3. Các ứng dụng khác của nấm



Phần 2: Kỹ thuật nuôi trồng nấm

Chương 5: Các nguyên tắc cơ bản trong nuôi trồng nấm

5.1. Khái niệm cần biết

5.2. Vai trò của giống nấm

5.3. Chế biến nguyên liệu trồng nấm

5.4. Chăm sóc và nuôi ủ tơ

5.5. Thu đón thể quả

5.6. Vấn đề vệ sinh trong nuôi trồng nấm

Chương 6: Qui trình nuôi trồng một số loài nấm ăn và nấm dược liệu

6.1. Kỹ thuật nuôi trồng nấm Rơm

6.2. Kỹ thuật nuôi trồng nấm Bào ngư

6.3. Kỹ thuật nuôi trồng nấm Mộc nhĩ

6.4. Kỹ thuật nuôi trồng nấm Hương

6.5. Kỹ thuật nuôi trồng nấm Hầu thủ

6.6. Kỹ thuật nuôi trồng nấm Linh chi

6.7. Kỹ thuật nuôi trồng Kim châm



Chương 7. Một số bệnh thường gặp trong trồng nấm và cách khắc phục

4.2. Hình thức tổ chức dạy học:

Tên chương

Số tiết

lý thuyết



Số tiết thực hành

Số tiết thảo luận

Số tiết bài

tập


Tài liệu học tập, tham khảo

cần thiết



Chương 1: Đặc điểm sinh học của nấm


4




2




[1], [3], [4], [6]

Chương 2: Phân loại nấm


2










[1], [5]

Chương 3: Các phương pháp nghiên cứu nấm


3










[1], [3], [4]

Chương 4: Ý nghĩa và ứng dụng của nấm


3




2




[1], [3], [4]

Chương 5: Các nguyên tắc cơ bản trong nuôi trồng nấm


3




2




[1], [3], [4]

Chương 6: Qui trình nuôi trồng một số loài nấm ăn và nấm dược liệu


2




3




[1], [2], [3], [7]

Chương 7. Một số bệnh thường gặp trong trồng nấm và cách khắc phục


2




2




[1], [3], [4]

5. Tài liệu tham khảo:

5.1. Tài liệu giảng dạy chính

  1. Bài giảng Sinh học và Kỹ thuật trồng nấm, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, Lưu hành nội bộ, Đà Nẵng, 2012

5.2. Tài liệu tham khảo thêm

Tiếng Việt

  1. Đường Hồng Dật, Kỹ thuật nuôi trồng nấm mỡ, nấm rơm, nấm sò, nấm hương và mộc nhĩ, NXB Hà Nội, 2002

  2. Nguyễn Hữu Đống (Chủ biên), Nấm ăn – Cơ sở khoa học và công nghệ nuôi trồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2008

  3. Trịnh Tam Kiệt (Chủ biên), Sinh học và kỹ thuật trồng nấm ăn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội,1986

  4. Dương Đức Tiến, Võ Văn Chi, Phân loại học thực vật – Thực vật bậc thấp, NXB Đại học và THCN, Hà Nội, 1986

  5. Nguyễn Bá Hai, Kỹ thuật nuôi trồng nấm ăn, Đại học Huế, 2010

Tiếng Anh

7. Mushroom cultivation for people with disabilities , Regional Office for Asia and the Pacific Bangkok, Thailand, Food and agriculture orangization of the United Nations, 2001

6. Phương pháp đánh giá học phần:

ND đánh giá Trọng số

- Chuyên cần: 0,2

- Kiểm tra giữa kỳ: 0,2

- Thi học phần: 0,6



Tên học phần: THỰC HÀNH SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT TRỒNG NẤM


Số tín chỉ: 2 (Thực hành: 55 - Thảo luận: 2)

Bộ môn/Khoa phụ trách: CNSH, Khoa Sinh-Môi trường

Mã số học phần: 3152173

Dạy cho các ngành: Cử nhân Công nghệ sinh học



  1. Mô tả học phần:

Môn học trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng về cách thức pha chế môi trường, phân lập nấm, cách thức tạo giống và tồn trữ giống nấm, cách thức thu hoạch bảo quản nấm, và kỹ thuật nuôi trồng một số loài nấm thương phẩm hiện nay.

2. Điều kiện tiên quyết: học sau học phần Sinh học và kỹ thuật trồng nấm

3. Mục tiêu của học phần:

Học xong học phần này, sinh viên có thể:



3.1. Kiến thức và kỹ năng

  • Thành thạo các thao tác nấu môi trường, làm giống cấp 1, cấp 2, và nuôi trồng một số loại nấm phổ biến ở địa phương.

  • Có thể tự thiết kế mô hình trang trại trồng nấm quy mô hộ gia đình hoặc quy mô sản xuất công nghiệp.

  • Phát triển kỹ năng quan sát, tổng hợp tình hình sản xuất ở các trang trại nấm.

  • Phát triển kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm

  • Phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, khám phá tìm tòi

  • Phát triển kĩ năng phân tích có phê phán các hiện tượng quan sát trong thực tiễn sản xuất.

3.3. Thái độ

  • Đánh giá đúng tầm quan trọng của công nghệ trồng nấm tại Việt Nam và trên thế giới

  • Có thái độ tích cực, chủ động trong phòng thực hành và trong quá trình tham gia tìm hiểu các mô hình sản xuất thực tiễn.

4. Nội dung chi tiết học phần và hình thức dạy học:

4.1. Nội dung cụ thể:

Bài 1: Phân lập giống nấm rơm và giống nấm bào ngư

Bài 2: Phân lập giống nấm mèo và giống nấm linh chi

Bài 3: Cấy chuyền giống nấm rơm, nấm bào ngư sang môi trường PDA.

Bài 4: Cấy chuyền giống nấm mèo và nấm linh chi sang môi trường PDA.

Bài 5: Sản xuất môi trường meo hạt và meo cọng.

Bài 6: Sản xuất nấm Linh Chi trên giá thể mùn cưa cao su.

Bài 7: Tham quan thực tập trang trại sản xuất nấm do giáo viên đề xuất.

Bài 8: Báo cáo và thảo luận về buổi thực tập.

4.2. Hình thức tổ chức dạy học:

Tên chương

Số tiết

lý thuyết



Số tiết thực hành

Số tiết thảo luận

Số tiết bài

tập


Tài liệu học tập, tham khảo

cần thiết



Bài 1: Phân lập giống nấm rơm và giống nấm bào ngư




10







[1], [2]

Bài 2: Phân lập giống nấm mèo và giống nấm linh chi




10







[1], [3]

Bài 3: Cấy chuyền giống nấm rơm, nấm bào ngư sang môi trường PDA.




5







[1], [2], [3]

Bài 4: Cấy chuyền giống nấm mèo và nấm linh chi sang môi trường PDA




5







[1], [3]

Bài 5: Sản xuất môi trường meo hạt và meo cọng




5







[1], [3]

Bài 6: Sản xuất nấm Linh Chi trên giá thể mùn cưa cao su




10







[1], [3]

Bài 7: Tham quan thực tập trang trại sản xuất nấm do giáo viên đề xuất




10







[1]

Bài 8: Báo cáo và thảo luận về buổi thực tập




0

5







5. Tài liệu tham khảo:

5.1. Tài liệu giảng dạy chính


  1. Bài giảng Thực hành Sinh học và Kỹ thuật trồng nấm, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, Lưu hành nội bộ, Đà Nẵng, 2012

5.2. Tài liệu tham khảo thêm

  1. Đường Hồng Dật, Kỹ thuật nuôi trồng nấm mỡ, nấm rơm, nấm sò, nấm hương và mộc nhĩ, NXB Hà Nội, 2002

  2. Nguyễn Hữu Đống (Chủ biên), Nấm ăn – Cơ sở khoa học và công nghệ nuôi trồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2008

6. Phương pháp đánh giá học phần:

ND đánh giá Trọng số

- Chuyên cần: 0,2

- Kiểm tra giữa kỳ: 0,2

- Báo cáo cuối kỳ: 0,6




Tên học phần: CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN SAU THU HOẠCH


Số tín chỉ: 2 ( 20 tiết lí thuyết, 8 tiết thảo luận, 2 tiết bài tập)

Bộ môn/Khoa phụ trách: Công nghệ sinh học

Mã số học phần: 3151713

Dạy cho các ngành: Công nghệ sinh học



1. Mô tả học phần:

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về đặc điểm, những biến đổi sinh lí, sinh hóa, phương thức bảo quản giống cây trồng, bảo quản nông sản phẩm (cây lương thực, cây công nghiệp, rau quả…) và chế biến một số sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới.



2. Điều kiện tiên quyết: Học xong học phần vi sinh vật, hóa sinh, sinh lý thực vật

3. Mục tiêu của học phần:

Sau khi kết thúc học phần, sinh viên phải đạt được các mục tiêu sau:



3.1. Về kiến thức:

- Nắm được cấu tạo, thành phần hóa học và các tính chất của các loại ngũ cốc, rau quả. các dạng tổn thất, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nông sản sau thu hoạch;

- Giải thích được các biến đổi sinh lý, hoá sinh xảy ra trong hạt ngũ cốc và rau quả sau khi thu hoạch.

- Nắm được nguyên lí bảo quản, chế biến và các quy trình bảo quản, chế biến một số sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới



3.2. Về kĩ năng:

  • Hình thành kỹ năng nghề nghiệp như phân tích và đánh giá chất lượng nông sản phẩm, chế biến các sản phẩm từ động vật và thực vật để tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Vận dụng được các kỹ thuật công nghệ trong bảo quản, chế biến thực phẩm

3.3. Về thái độ

  • Có năng lực tự học, tự nghiên cứu để nâng cao hiểu biết của bản thân về lĩnh vực bảo quản chế biến nông sản

4. Nội dung chi tiết học phần và hình thức dạy học:

4.1. Nội dung cụ thể

MỞ ĐẦU. CÁC KIẾN THỨC CHUNG

1. Khái niệm về nông sản, thực phẩm

2. Định nghĩa công nghệ sau thu hoạch

3. Vai trò và các lĩnh vực liên quan tới công nghệ sau thu hoạch

CHƯƠNG 1. TỔN THẤT NÔNG SẢN SAU THU HOẠCH

1. Khái niệm về tổn thất sau thu hoạch

1.1. Định nghĩa

1.2. Tổn thất sau thu hoạch ở Việt Nam và thế giới

1.3. Ảnh hưởng của tổn thất sau thu hoạch đối với kinh tế-xã hội

2. Các dạng tổn thất sau thu hoạch

3. Những công đoạn xảy ra tổn thất sau thu hoạch

4. Nguyên nhân gây tổn thất sau thu hoạch

5. Biện pháp giảm tổn thất sau thu hoạch

CHƯƠNG 2: SINH LÝ, SINH HÓA CỦA NÔNG SẢN SAU THU HOẠCH

1. Quá trình thành thục, chín và lão hoá

1.1. Khái niệm chung

1.2. Độ thành thục của nông sản

1.3. Độ chín của nông sản

1.4. Sự già hoá của nông sản

2. Sự ngủ nghỉ (miên trạng)

2.1. Khái niệm

2.2. Nguyên nhân sự ngủ nghỉ

2.3. Điều khiển sự ngủ nghỉ

3. Sự hô hấp

3.1. Khái niệm

3.2. Cường độ hô hấp

3.3. Ảnh hưởng của hô hấp tới tổn thất nông sản

4. Sự nảy mầm

4.1. Các giai đoạn của quá trình nảy mầm

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới nảy mầm

4.3. Ảnh hưởng của nảy mầm tới tới tổn thất nông sản

4.4. Biên pháp ngăn ngừa nảy mầm

5. Các biến đổi hoá sinh

5.1. Sự biến đổi hợp chất protein

5.2. Sự biến đổi hợp chất glucid

5.3. Sự biến đổi hợp chất lipid

5.4. Sự biến đổi vitamin, chất màu

CHƯƠNG 3: SINH VẬT HẠI NÔNG SẢN

1. Vi sinh vật hại nông sản sau thu hoạch

1.1. Khái niệm...

1.2. Sự xâm nhiễm vi sinh vật

1.3. Điều kiện phát triển của vi sinh vật

1.4. Tác hại do bệnh gây ra cho nông sản bảo quản

1.5. Phòng trừ vi sinh vật

2. Côn trùng hại nông sản sau thu hoạch

2.1. Khái niệm

2.2. Sự xâm nhiễm và lây lan côn trùng

2.3. Một số côn trùng chủ yếu phá hại nông sản sau thu hoạch

2.3. Tác hại của côn trùng

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển côn trùng trong kho nông sản

2.4. Phương pháp phòng, trừ côn trùng trong kho nông sản

3. Chuột

3.1. Đặc điểm

3.2. Các loại chuột phá hại trong kho nông sản

3.3. Phương pháp phòng và diệt chuột

CHƯƠNG 4: XỬ LÝ VÀ BẢO QUẢN NGŨ CỐC SAU THU HOẠCH

1. Đặc điểm cấu tạo hạt ngũ cốc

2. Các tính chất vật lý của hạt, khối hạt

3. Các hiện tượng hư hỏng của ngũ cốc sau thu hoạch

3.1. Hiện tượng men mốc

3.2. Hiện tượng tự bốc nóng

3.3. Hiện tượng hư hại do côn trùng

3.4. Hiện tượng dịch chuyển ẩm

4. Các biện pháp kỹ thuật xử lý ngũ cốc sau thu hoạch

4.1. Phân loại hạt

4.2. Làm sạch hạt

4.3. Sấy hạt

4.4. Thông gió

5. Bảo quản ngũ cốc

5.1. Chế độ bảo quản

5.2. Kỹ thuật bảo quản ngũ cốc

5.2.1. Bảo quản thóc, gạo

5.2.2. Bảo quản ngô

5.2.3. Bảo quản đậu (đỗ)

5.2.4. Bảo quản các loại bột

6. Kho bảo quản ngũ côc

CHƯƠNG 5. XỬ LÝ VÀ BẢO QUẢN RAU, QUẢ, CỦ SAU THU HOẠCH

1. Đặc điểm cấu tạo tế bào và mô rau quả

2. Các hiện tượng hư hỏng của rau, quả, củ tươi sau thu hoạch

2.1. Sự mất nước

2.2. Thương tổn cơ học

2.3. Thương tổn do tác động nhiệt

2.3.1. Do nhiệt độ thấp

2.3.2. Do nhiệt độ cao

2.4. Hư hỏng do rối loại sinh lý

2.5. Các loại bệnh và vi sinh vật gây hại

3. Các biện pháp kỹ thuật xử lý rau, quả, củ sau thu hoạch

3.1. Thu hoạch

3.2. Làm sạch, lựa chọn, phân loại

3.3. Bao gói

3.4. Kiểm soát thối hỏng

3.5. Kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm tương đối

3.6. Ức chế mọc mầm

3.7. Kiểm soát sự chín

3.8. Vận chuyển

3.9. Xử lý tại nơi tiếp nhận

4. Kỹ thuật bảo quản một số loại rau, quả, củ sau thu hoạch

4.1. Bảo quản một số loại quả (cà chua, ớt, chuối, dứa,...)

4.2. Bảo quản một số loại rau

4.3. Bảo quản hoa tươi

4.4. Bảo quản hành, tỏi

4.5. Bảo quản một số loại củ

5. Kho bảo quản rau, quả, củ

Chương 6: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN MỘT SỐ SẢN PHẨM THỰC PHẨM

  1. Chế biến chè và caphê

    1. Chế biến chè

    2. Chế biến caphê

  2. Chế biến rau quả

    1. Công nghệ sản xuất đồ hộp nước quả

    2. Công nghệ sản xuất quả nước đường

    3. Công nghệ sấy quả ở nhiệt độ thấp

    4. Quá trình muối chua

  3. Các sản phẩm từ bột

    1. Sản xuất tinh bột sắn

    2. Sản xuất bánh mì

    3. Kĩ thuật sản xuất bánh kẹo

4.2. Hình thức tổ chức dạy học

Tên chương

Số tiết

lý thuyết



Số tiết thực hành

Số tiết thảo luận

Số tiết bài

tập


Tài liệu học tập, tham khảo

cần thiết



(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

Mở đầu, Các vấn đề chung

2

0

0

0

1 ( 1-3)

3 (10-25)

5 (5-13)


Sinh lí, sinh hóa của nông sản

3

0

2

0

1 (35-68)

3 (26-42)

5 (58-123)


Sinh vật hại nông sản

3

0

2

0

1 (77-97)

5 (125-198)



Xử lí và bảo quản ngũ cốc sau thu hoạch

4

0

2

0

1 ( 112-125)

3 (83-95)

5 (266-306)


Xử lí và bảo quản rau, củ, quả sau thu hoạch

4

0

2

0

1 (125-143)

3 (56-82)

6 (77-109)


Công nghệ chế biến và sản xuất một số sản phẩm thực phẩm

3

0

0

2

3 (177-201)

5 (306- 392)

6 (109-167)

8 (214-356)



5. Tài liệu tham khảo

  1. Nguyễn Mạnh Khải (2005), Giáo trình bảo quản nông sản, Nhà xuất bản Giáo Dục.

  2. Lê Văn Liễn, Lê Khắc Huy, Nguyễn Thị Liên (1997), Công nghệ sau thu hoạch đối với các sản phẩm chăn nuôi. Nhà xuất bản Nông nghiệp

  3. PGS.TS Lương Đức Phẩm (2010), Công nghệ sinh học trong bảo quản và chế biến thực phẩm, NXBGD Hà Nội

  4. Hà Văn Thuyết, Trần Quang Bình (2000), Bảo quản rau quả tươi và bán chế phẩm, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.

  5. Trần Minh Tâm (2000), Bảo quản và chế biến nông sản sau thu hoạch. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

  6. Nguyễn Thị Bích Thủy (2007), Công nghệ bảo quản và chế biến rau quả. Nhà xuất bản Hà Nội.

  7. Vũ Quốc Trung, Lê Thế Ngọc (2000), Sổ tay kỹ thuật bảo quản lương thực, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

  8. Lê Bạch Tuyết (2005), Các quá trình công nghệ cơ bản trong sản xuất thực phẩm, Nhà xuất bản giáo dục.

  9. Tổ chức FAO (1989), Phòng ngừa tổn thất thực phẩm: quả, rau và cây có củ, bản quyền tiếng Việt của Trung tâm thông tin Nông nghiệp-CNTP, Hà Nội.



  • Phương pháp đánh giá học phần

Chuyên cần: 0.1

Nhận thức và thái độ thảo luận: 0.15

Thi giữa học phần: 0.15

Thi kết thúc học phần: 0.6



Tên học phần: THỰC HÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN

SAU THU HOẠCH

Số tín chỉ: 2 ( 60 tiết thực hành)

Bộ môn/Khoa phụ trách: Công nghệ sinh học

Mã số học phần: 3152023

Dạy cho các ngành: Công nghệ sinh học


  1. Mô tả học phần: Học phần gồm 7 bài thực hành nhằm cung cấp cho sinh viên các kĩ năng, thao tác về phân tích đánh giá chất lượng nông sản sau khi thu hoạch cũng như trong quá trình bảo quản. Đồng thời thực hành một số phương pháp bảo quản cũng như chế biến nông sản

  2. Điều kiện tiên quyết: Đã hoàn thành hay đang học song song học phần lý thuyết Công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch

  3. Mục tiêu của học phần:

Sau khi học xong học phần này, sinh viên sẽ đạt những mục tiêu sau:

3.1. Kiến thức:

- Củng cố lại được những kiến thức về lý thuyết đã được học trước đó là Công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch



3.2. Kĩ năng:

- Có khả năng thành thạo các thao chuẩn bị mẫu, làm quen, sử dụng thiết bị, biết cách thiết lập 1 quy trình bảo quản chế biến các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới ở quy mô thí nghiệm và xưởng thực nghiệm cũng như kĩ năng phân tích đánh giá chất lượng nông sản.



3.3. Thái độ:

- Rèn luyện tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận, biết tổ chức công việc 1 cách khoa học, hợp tác, hỗ trợ với các bạn trong nhóm, hoàn thành công việc đúng thời hạn, yêu cầu.

- Có ý thức đảm bảo an toàn khi sử dụng hóa chất cho bản thân và những người xung quanh trong quá trình làm việc.

4. Nội dung chi tiết học phần và hình thức dạy học:

4.1. Nội dung cụ thể

Bài 1: Xác định thành phần hóa học của nguyên liệu

    1. Xác định thành phần hóa học của quả cà chua

    1. Xác định thành phần hóa học của lúa

Bài 2: Đánh giá sự hao hụt khối lượng tự nhiên của rau quả sau thu hoạch

2.1. Sự bốc hơi nước của rau quả sau thu hoạch

2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự bốc hơi

2.3. Sự hao hụt khối lượng tự nhiên của rau quả



Bài 3: Bảo quản quả bằng phương pháp làm lạnh và hóa chất

3.1. Bảo quản lạnh

3.2. Bảo quản bằng hóa chất

Bài 4: Chế biến đồ hộp


    1. Chế biến đồ hộp dứa khoanh nước đường

    2. Chế biến đồ hộp cá sốt cà chua

Bài 5: Chế biến các sản phẩm lên men

5.1. Lên men lactic

5.2. Lên men rượu

Bài 6: Bảo quản nông sản bằng phương pháp sinh học

6.1. Bảo quản ngũ cốc bằng phương pháp sinh học

6.2. Bảo quản rau quả bằng phương pháp sinh học


Bài 7: Kiểm nghiệm nông sản

7.1. Kiểm nghiệm các chỉ tiêu vật lí

7.2. Kiểm nghiệm các chỉ tiêu hóa sinh

7.3. Kiểm nghiệm các chỉ tiêu cảm quan

7.4. Kiểm nghiệm các chỉ tiêu vi sinh

4.2. Hình thức tổ chức dạy học

Tên chương

Số tiết

lý thuyết



Số tiết thực hành

Số tiết thảo luận

Số tiết bài

tập


Tài liệu học tập, tham khảo

cần thiết



(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

Xác định thành phần hóa học của nguyên liệu

1

6

0

0

[1], [2], [5]

Đánh giá sự hao hụt khối lượng tự nhiên của rau quả sau thu hoạch

1

6

0

0

[1], [2], [5]

Bảo quản quả bằng phương pháp làm lạnh và hóa chất

1

6

0

0

[1], [2], [5]

Chế biến đồ hộp

1

6

0

0

[1], [2], [5], [7]

Chế biến các sản phẩm lên men

1

8

0

0

[1], [2], [5], [7]

Bảo quản nông sản bằng phương pháp sinh học

1

6

0

0

[1], [3], [5]

Kiểm nghiệm nông sản

1

8

0

0

[1], [3], [4], [5]

5. Tài liệu tham khảo


  1. Nguyễn Mạnh Khải (2005), Giáo trình bảo quản nông sản, Nhà xuất bản Giáo Dục.

  2. PGS.TS Lương Đức Phẩm (2010), Công nghệ sinh học trong bảo quản và chế biến thực phẩm, NXBGD Hà Nội

  3. Hà Văn Thuyết, Trần Quang Bình (2000), Bảo quản rau quả tươi và bán chế phẩm, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.

  4. Trần Minh Tâm (2000), Bảo quản và chế biến nông sản sau thu hoạch. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

  5. Nguyễn Thị Bích Thủy (2007), Công nghệ bảo quản và chế biến rau quả. Nhà xuất bản Hà Nội.

  6. Vũ Quốc Trung, Lê Thế Ngọc (2000), Sổ tay kỹ thuật bảo quản lương thực, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

  7. Lê Bạch Tuyết (2005), Các quá trình công nghệ cơ bản trong sản xuất thực phẩm, Nhà xuất bản giáo dục.

  8. Tổ chức FAO (1989), Phòng ngừa tổn thất thực phẩm: quả, rau và cây có củ, bản quyền tiếng Việt của Trung tâm thông tin Nông nghiệp-CNTP, Hà Nội.



  • Phương pháp đánh giá học phần

Thái độ: 0.2

Bài báo cáo: 0.2

Thi kết thúc học phần: 0.6

Tên học phần: CÔNG NGHỆ SINH HỌC DƯỢC LIỆU


Số tín chỉ: 02 (Lý thuyết: 20 tiết , thảo luận: 10 tiết)

Bộ môn/Khoa phụ trách: Bộ môn Công nghệ sinh học/ Khoa Sinh- Môi trường

Mã số học phần: 315173

Dạy cho các ngành: CN. Công nghệ sinh học



1. Mô tả học phần:

Học phần bao gồm các kiến thức được chia làm 4 phần: Đại cương về kháng sinh; Công nghệ sản xuất một số loại kháng sinh; Công nghệ sản xuất vacxin cho người; Công nghệ sản xuất vitamin



2. Điều kiện tiên quyết:

- Học sau các học phần lý thuyết vi sinh vật, vi sinh ứng dụng, hóa sinh



3. Mục tiêu của học phần:

Sau khi học xong học phần này, sinh viên có được:



3.1. Kiến thức

- Cung cấp cho sinh viên các kiến thức chuyên sâu về sản xuất kháng sinh, vacxin, vitamin bằng công nghệ sinh học



3.2. Kĩ năng

- Tìm kiếm thông tin và nghiên cứu các kiến thức về sản xuất kháng sinh, vacxin, vitamin bằng công nghệ sinh học



3.3. Thái độ

- Yêu thích môn học và tích cực trong học tập



4. Nội dung chi tiết học phần và hình thức dạy học:

4.1. Nội dung cụ thể:

PHẦN 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ KHÁNG SINH

1.1. Giới thiệu lịch sử các chất kháng sinh.

1.2. Định nghĩa kháng sinh.

1.3. Đơn vị đo kháng sinh.

1.4. Phân loại kháng sinh.

1.5. Phương pháp định lượng kháng sinh.

1.6. Giá trị sử dụng điều trị của kháng sinh.

1.7. Chức năng sinh học của kháng sinh

1.8. Hiện tượng và bản chất của sự kháng thuốc.

1.9. Nguyên tắc điều hoà sinh tổng hợp kháng sinh.


PHẦN 2: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT MỘT SỐ KHÁNG SINH


CHƯƠNG 1: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PENICILLIN

1.1. Lịch sử phát hiện và công nghệ sản xuất Penicillin.

1.2. Cơ sở công nghệ sinh tổng hợp penicillin.

1.3. Qui trình sản xuất penicillin công nghiệp.

1.4. Lên men

1.5. Xử lý dịch lên men và tinh chế thu penicillin.

1.6. Sản xuất các chế phẩm beta-lac tam bán tổng hợp từ penicillin G.

CHƯƠNG 2: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT MỘT SỐ CHẤT KHÁNG SINH KHÁC



tải về 4.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương