TÊn nghề: kiểm nghiệm chất lưỢng lưƠng thực thực phẩM


IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC



tải về 5.05 Mb.
trang56/62
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích5.05 Mb.
#1549
1   ...   52   53   54   55   56   57   58   59   ...   62

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Cân phân tích, máy đo phổ;

  • Dao trộn bằng chất dẽo, cốc thủy tinh có mỏ, cốc đựng mẫu, bình định mức, phễu thủy tinh, đũa thủy tinh, pipet chia độ, giấy lọc, cuvet;

  • Tài liệu kỹ thuật xác định hàm lượng lactic acid và lactate của sữa: TCVN 6836: 2007;

  • Phiếu ghi kết quả phân tích và sổ lưu.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Thiết bị, dụng cụ, hóa chất được chuẩn bị đủ và đúng theo yêu cầu của phương pháp phân tích ngay từ đầu.

So sánh, đối chiếu với tài liệu kỹ thuật.


  • Hàm lượng acid lactic và lactat của sữa được xác định theo đúng qui trình.

Theo dõi quá trình thực hiện.

  • Mẫu phải được kiểm tra chất lượng theo yêu cầu trước khi đưa vào phân tích.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Mẫu được cân chính xác 1g với sai số khối lượng không vượt quá mức cho phép, được hòa tan hoàn toàn bằng nước có t = 40 - 500C.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Mẫu trắng được tiến hành đồng thời với mẫu thử.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Mẫu được khử protein đúng theo qui trình, kết tủa tạo thành hoàn toàn.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Dung dịch được lọc theo đúng qui trình.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Hoạt tính của thuốc thử được kiểm tra theo đúng qui trình và được tính toán chính xác.

Quan sát trực tiếp người thực hiện, đối chiếu tài liệu kỹ thuật.

  • Dung dịch mẫu thử, mẫu trắng được chuẩn bị theo yêu cầu đo độ hấp thụ và phải được đặt trong điều kiện thời gian nhất định.

Quan sát trực tiếp người thực hiện, đối chiếu tài liệu kỹ thuật

  • Máy so màu phải được khởi động, ổn định 15 phút và không có cuvet chứa mẫu trong máy. Khởi động phần mềm điều khiển (nếu có) đúng theo hướng dẫn của nhà cung cấp.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Các thông số bước sóng, nồng độ của các điểm chuẩn, chế độ đo, bước sóng cần đo (λ = 340nm) được cài đặt chính xác.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Máy được kiểm tra với nước cất đảm bảo độ truyền quang phải đạt 100%, độ hấp thụ phải đạt 0.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Dung dịch mẫu thử, mẫu trắng, thuốc thử được đo độ hấp thụ 3 lần, kết quả là trung bình cộng của các lần đo.

Quan sát trực tiếp người thực hiện, kiểm tra kết quả đo.

  • Hàm lượng acid lactic và lactat được xác định chính xác; chênh lệch tuyệt đối giữa 2 kết quả thử nghiệm không vượt quá mức qui định của phương pháp.

Kiểm tra công thức và kết quả tính toán, đối chiếu tài liệu kỹ thuật.

  • Thao tác vận hành cân phân tích, máy đo phổ thành thạo.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Thao tác kiểm tra chất lượng mẫu, hòa tan, khử protein, lọc, kiểm tra hoạt tính thuốc thử, chuẩn bị dung dịch mẫu, đo độ hấp thụ thành thạo.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Kết quả phân tích được ghi chính xác vào phiếu ghi kết quả và sổ lưu.

Quan sát trực tiếp người thực hiện, kiểm tra phiếu và sổ lưu.


TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Tên công việc: Xác định độ cứng của nước

Mã số công việc: T1
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Xác định độ cứng của nước bằng phương pháp thể tích (chuẩn độ bởi EDTA). Các bước chính thực hiện công việc gồm: Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất; chuẩn bị hóa chất trên buret; chuẩn bị hóa chất trong bình nón; tiến hành chuẩn độ đến khi dung dịch trong bình nón đổi màu, đọc thể tích dung dịch trên buret tiêu tốn; tính độ cứng của mẫu phân tích.



II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Dung dịch chuẩn EDTA 0,1N cho vào buret đúng nồng độ, đảm bảo không có bọt khí, vạch ban đầu được xác định chính xác;

  • Thể tích mẫu cần phân tích được lấy chính xác, dung dịch đệm (amoni), chỉ thị EBT 1% được cho vào bình nón và được chuẩn độ bằng EDTA cho đến khi dung dịch chuyển từ màu đỏ sang màu xanh;

  • Điểm tương đương của quá trình chuẩn độ, thể tích tiêu tốn được xác định chính xác;

  • Thí nghiệm được thực hiện vài lần để tính thể tích tiêu tốn trung bình từ những thể tích đọc được có độ sai lệch trong khoảng cho phép;

  • Kết quả độ cứng được xác định chính xác, kết quả hai lần thử nghiệm song song không vượt quá giới hạn lặp lại của phương pháp;

  • Kết quả của phép thử là trung bình cộng của các lần thử nghiệm, lấy chính xác đến mức cho phép;

  • Kết quả được ghi vào sổ ghi chép, vào phiếu đầy đủ và chính xác.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng

  • Thao tác lấy hóa chất, mẫu, chuẩn bị hóa chất trên buret chuẩn xác;

  • Chuẩn độ thành thạo, nhận biết đúng điểm tương đương;

  • Tính toán kết quả thành thạo;

  • Ghi đúng và đầy đủ kết quả vào sổ ghi chép vào phiếu báo kết quả;

  • Vệ sinh thành thạo các thiết bị, dụng cụ và sắp xếp đúng qui định.

2. Kiến thức

  • Trình bày được các bước tiến hành xác định độ cứng của nước;

  • Lựa chọn được thiết bị, dụng cụ để xác định độ cứng của nước;

  • Nêu được cách sử dụng và vệ sinh các dụng cụ thủy tinh;

  • Trình bày được nguyên tắc của phương pháp chuẩn độ phức chất;

  • Lựa chọn đúng công thức tính kết quả theo yêu cầu.

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Chân giá sắt, kẹp càng cua, buret 25ml, bình nón 250ml, cốc thủy tinh 250ml, phểu thủy tinh ф= 3-4cm, pipet10ml- 50ml, quả bóp cao su, ống nhỏ giọt;

  • Dung dịch EDTA 0,01N, DD đệm NH4OH/ NH4Cl, DD KCN 10%, DD chỉ thị EBT 1%, mẫu phân tích, nước cất;

  • Sổ ghi chép, phiếu báo kết quả;

  • Tài liệu kỹ thuật xác định độ cứng của nước.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Độ cứng của nước được xác định theo đúng qui trình.

Theo dõi quá trình thực hiện.

  • Các dụng cụ cần thiết được lựa chọn đủ và đảm bảo sạch theo yêu cầu của phương pháp

Kiểm tra và đối chiếu với tài liệu kỹ thuật

  • Hóa chất cần thiết được chọn đúng và có nồng độ chính xác theo yêu cầu của phương pháp.

Kiểm tra và đối chiếu với tài liệu kỹ thuật.

  • Dung dịch chuẩn EDTA 0,1N cho vào buret đúng nồng độ, đảm bảo không có bọt khí, vạch ban đầu được xác định chính xác.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Thể tích mẫu cần phân tích được lấy chính xác, dung dịch đệm (amoni), chỉ thị EBT 1% được cho vào bình nón và được chuẩn độ bằng EDTA cho đến khi dung dịch chuyển từ màu đỏ sang màu xanh.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Điểm tương đương của quá trình chuẩn độ, thể tích tiêu tốn được xác định chính xác.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Thí nghiệm được thực hiện vài lần để tính thể tích tiêu tốn trung bình từ những thể tích đọc được có độ sai lệch trong khoảng cho phép.

Quan sát trực tiếp người thực hiện. Kiểm tra công thức, kết quả tính toán.

  • Công thức tính độ cứng của nước được chọn đúng theo yêu cầu và được tính chính xác.

Kiểm tra công thức, kết quả tính toán và quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Kết quả hai lần thử nghiệm song song không vượt quá giới hạn lặp lại của phương pháp.

Quan sát và đối chiếu với tài liệu kỹ thuật.

  • Kết quả của phép thử là trung bình cộng của các lần thử nghiệm, lấy chính xác đến mức cho phép.

Quan sát trực tiếp người thực hiện, đối chiếu với tài liệu kỹ thuật.

  • Kết quả được ghi chính xác vào phiếu phân tích và sổ theo dõi.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Thao tác lấy hóa chất, chuẩn độ thành thạo.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.



TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Tên công việc: Xác định hàm lượng NH4+

Mã số công việc: T2
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Xác định hàm lượng NH4+ trong nước bằng phương pháp thể tích (chuẩn độ). Các bước chính thực hiện công việc gồm: Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất, mẫu phân tích; chuẩn bị hóa chất trên buret; chuẩn bị hóa chất, mẫu trong bình nón; tiến hành chuẩn độ đến khi dung dịch trong bình nón đổi màu, đọc thể tích dung dịch trên buret tiêu tốn; tính hàm lượng NH4+ của mẫu phân tích theo yêu cầu.



II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Mẫu được chuẩn bị được chuẩn bị đảm bảo theo yêu cầu của phương pháp phân tích ( nếu mẫu có màu phải qua chưng cất trước khi lấy mẫu);

  • Dung dịch chuẩn NaOH 0,02N cho vào buret đúng nồng độ, đảm bảo không có bọt khí, vạch ban đầu được xác định chính xác;

  • Thể tích mẫu cần phân tích được lấy chính xác, bổ sung chỉ thị Alizarinsulfonat và được chuẩn độ bằng NaOH 0,02N cho đến khi dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu hồng;

  • Điểm tương đương của quá trình chuẩn độ, thể tích tiêu tốn được xác định chính xác;

  • Thí nghiệm được thực hiện vài lần để tính thể tích tiêu tốn trung bình từ những thể tích đọc được có độ sai lệch trong khoảng cho phép;

  • Hàm lượng NH4+ được xác định chính xác, kết quả hai lần thử nghiệm song song không vượt quá giới hạn lặp lại của phương pháp;

  • Kết quả được ghi vào sổ ghi chép, vào phiếu đầy đủ và chính xác.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng

  • Vệ sinh và xử lý thành thạo dụng cụ thủy tinh;

  • Lắp ráp thành thạo bộ dụng cụ chưng cất;

  • Tính toán, cân và pha chế thành thạo các hóa chất có nồng độ đúng yêu cầu;

  • Thao tác lấy hóa chất, mẫu chuẩn xác, không để hóa chất dính vào tay, quần áo hoặc rơi ra ngoài;

  • Đọc chính xác dụng cụ đo lường;

  • Chưng cất thành thạo;

  • Chuẩn độ và đọc thể tích tiêu tốn chuẩn xác;

  • Áp dụng đúng công thức, tính đúng hàm lượng NH4;+

  • Ghi đúng và đầy đủ kết quả vào sổ ghi chép, vào phiếu báo kết quả;

  • Vệ sinh thành thạo các thiết bị, dụng cụ và sắp xếp đúng qui định.

2. Kiến thức

  • Phân loại và sử dụng được dụng cụ thủy tinh;

  • Trình bày được phương pháp pha chế hóa chất có nồng độ theo yêu cầu;

  • Mô tả được qui trình vận hành cân phân tích và cân kỹ thuật;

  • Trình bày được nguyên tắc trong phương pháp chưng cất;

  • Trình bày được nguyên tắc của phương pháp chuẩn độ acid - bazơ;

  • Trình bày được cách tiến hành của phương pháp xác định hàm lượng NH4;+

  • Lựa chọn đúng công thức tính hàm lượng NH4+ theo yêu cầu.

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Bộ chưng cất bằng thủy tinh, bếp đun bình cầu 1lit, cân, Chân giá sắt, kẹp càng cua, buret 25ml, bình nón 250ml, cốc thủy tinh 250ml, phểu thủy tinh ф= 3-4cm, pipet10ml- 50ml, quả bóp cao su, ống nhỏ giọt;

  • DD H2SO­4 0,02N; DD NaOH 0,02N; MgO tinh khiết; DD chỉ thị Alizarinsulfonat, nước cất;

  • Sổ ghi chép, phiếu báo kết quả;

  • Tài liệu kỹ thuật xác định hàm lượng NH4+ của nước.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Các dụng cụ cần thiết được lựa chọn đủ và đảm bảo sạch theo yêu cầu của phương pháp.

Kiểm tra và đối chiếu với tài liệu kỹ thuật.

  • Hóa chất cần thiết được chọn đúng và có nồng độ chính xác theo yêu cầu của phương pháp.

Kiểm tra và đối chiếu với tài liệu kỹ thuật.

  • Hàm lượng NH4+ của nước được xác định theo đúng qui trình.

Theo dõi quá trình thực hiện.

  • Mẫu được chuẩn bị được chuẩn bị đảm bảo theo yêu cầu của phương pháp phân tích (nếu mẫu có màu phải qua chưng cất trước khi lấy mẫu).

Quan sát trực tiếp người thực hiện, đối chiếu tài liệu kỹ thuật.

  • Dung dịch chuẩn NaOH 0,02N cho vào buret đúng nồng độ, đảm bảo không có bọt khí, vạch ban đầu được xác định chính xác.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Thể tích mẫu cần phân tích được lấy chính xác, bổ sung chỉ thị Alizarinsulfonat và được chuẩn độ bằng NaOH 0,02N cho đến khi dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu hồng.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Điểm tương đương của quá trình chuẩn độ, thể tích tiêu tốn được xác định chính xác.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Thí nghiệm được thực hiện vài lần để tính thể tích tiêu tốn trung bình từ những thể tích đọc được có độ sai lệch trong khoảng cho phép.

Quan sát trực tiếp người thực hiện, kiểm tra kết quả chuẩn độ.

  • Hàm lượng NH4+ được xác định chính xác, kết quả hai lần thử nghiệm song song không vượt quá giới hạn lặp lại của phương pháp.

Kiểm tra công thức, kết quả tính toán, đối chiếu tài liệu kỹ thuật.

  • Thao tác lấy hóa chất, chuẩn độ, đọc thể tích trên buret thành thạo.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Kết quả được ghi vào sổ ghi chép, vào phiếu đầy đủ và chính xác.

Quan sát trực tiếp người thực hiện, kiểm tra phiếu và sổ ghi chép.


TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Tên công việc: Xác định độ kiềm của nước

Mã số công việc: T3
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Xác định độ kiềm PP, độ kiềm MO của nước bằng phương pháp thể tích (chuẩn độ). Các bước chính thực hiện công việc gồm: Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất, mẫu phân tích; chuẩn bị hóa chất trên buret; chuẩn bị hóa chất trong bình nón; tiến hành chuẩn độ; tính độ kiềm của mẫu nước phân tích theo yêu cầu.



II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Dung dịch chuẩn HCl 0,02N cho vào buret đảm bảo không có bọt khí, vạch ban đầu được xác định chính xác;

  • Điểm tương đương của các lần chuẩn độ, thể tích tiêu tốn được xác định chính xác;

  • Thí nghiệm được thực hiện vài lần để tính thể tích tiêu tốn trung bình từ những thể tích đọc được có độ sai lệch trong khoảng cho phép;

  • Công thức tính độ kiềm của nước được chọn đúng và được tính chính xác;

  • Kết quả hai lần thử nghiệm song song không vượt quá giới hạn lặp lại của phương pháp;

  • Kết quả của phép thử là trung bình cộng của các lần thử nghiệm, lấy chính xác đến mức cho phép;

  • Kết quả được ghi vào sổ ghi chép, vào phiếu đầy đủ và chính xác.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng

  • Vệ sinh và sử dụng thành thạo dụng cụ thủy tinh, đọc chính xác dụng cụ đo lường;

  • Thao tác lấy hóa chất, chuẩn độ thành thạo;

  • Nhận biết đúng điểm tương đương của các lần chuẩn độ;

  • Tính đúng độ kiềm của nước;

  • Ghi đúng và đầy đủ kết quả vào sổ ghi chép, vào phiếu báo kết quả;

  • Vệ sinh thành thạo các thiết bị, dụng cụ và sắp xếp đúng qui định.


tải về 5.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   52   53   54   55   56   57   58   59   ...   62




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương