TÊn nghề: kiểm nghiệm chất lưỢng lưƠng thực thực phẩM


TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC



tải về 5.05 Mb.
trang58/62
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích5.05 Mb.
#1549
1   ...   54   55   56   57   58   59   60   61   62

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Tên công việc: Lập kế hoạch hoạt động thử nghiệm

Mã số công việc: U1
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Lập kế hoạch về hoạt động thử nghiệm các mẫu LTTP của phòng kiểm nghiệm. Các bước chính thực hiện công việc gồm: Xác đinh số lượng mẫu, phương pháp lấy mẫu, thử nghiệm, dự trù thiết bị, dụng cụ, hóa chất, kinh phí, và lưu trữ hồ sơ.



II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Số lượng mẫu thử nghiệm phải được xác định đầy đủ từ phòng giao nhận mẫu (đối với các trung tâm) hoặc từ phòng kỹ thuật (đối với các cơ sở sản xuất);

  • Phương pháp lấy mẫu và kế hoạch lấy mẫu được xác định đúng và phù hợp cho từng loại sản phẩm;

  • Các chỉ tiêu cần thử nghiệm cho từng loại mẫu được xác định chính xác và đầy đủ (theo yêu cầu thử nghiệm hoặc chỉ tiêu chất lượng của mẫu);

  • Phương pháp xử lý, bảo quản được xác định đúng cho từng loại mẫu;

  • Phương pháp thử nghiệm của từng loại mẫu được xác định theo các Tiêu chuẩn hiện hành tại cơ sở;

  • Thiết bị, dụng cụ cho thử nghiệm được dự trù đầy đủ và chính xác;

  • Thiết bị, dụng cụ thay thế phải được dự trù nếu xảy ra sự cố hỏng hóc;

  • Hóa chất, vật tư được dự trù phải đúng, đầy đủ và theo yêu cầu;

  • Kinh phí được dự trù cho hoạt động thử nghịêm phải đầy đủ và chính xác

  • Hồ sơ lưu trữ phải đầy đủ, đúng theo biểu mẫu.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng

  • Cập nhật, theo dõi nhanh thông tin về các mẫu cần thử nghiệm;

  • Lựa chọn phương pháp lấy mẫu phù hợp cho từng loại sản phẩm;

  • Xác định chính xác các chỉ tiêu cho từng loại mẫu theo yêu cầu;

  • Lựa chọn được các phương pháp xử lý, bảo quản thích hợp cho từng loại mẫu;

  • Lựa chọn phương pháp thử nghiệm phù hợp cho từng chỉ tiêu;

  • Lựa chọn thiết bị, dụng cụ đầy đủ và chính xác cho hoạt động thử nghiệm;

  • Lựa chọn đúng, đảm bảo yêu cầu về hóa chất cho hoạt động thử nghiệm;

  • Có khả năng tổng hợp để lập kế hoạch cho hoạt động thử nghiệm;

  • Tính toán thành thạo về chi phí thử nghiệm;

  • Ghi đầy đủ, chính xác và rõ ràng các thông tin vào sổ ghi chép, lưu hồ sơ cẩn thận.

2. Kiến thức

  • Nhận biết được thông tin các mẫu cần thử nghiệm;

  • Trình bày được các phương pháp lấy mẫu phù hợp cho từng loại sản phẩm;

  • Trình bày được tiêu chuẩn về các chỉ tiêu chất lượng cho từng loại mẫu;

  • Vận dụng được các phương pháp xử lý, bảo quản để xử lý, bảo quản phù hợp cho từng loại mẫu;

  • Nhận biết được các phương pháp thử nghiệm theo Tiêu chuẩn hiện hành tại cơ sở;

  • Mô tả được thiết bị, dụng cụ thử nghiệm cho cho hoạt động thử nghiệm;

  • Nêu được yêu cầu về hóa chất, vật tư cho hoạt động thử nghiệm;

  • Nhận biết được thông tin giá cả cho chi phí thử nghiệm;

  • Nêu được phương pháp tính toán cho chi phí thử nghiệm;

  • Nhận biết được thông tin cần ghi vào hồ sơ kế hoạch.

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Phiếu nhận mẫu, sổ ghi chép, hồ sơ lưu mẫu, máy tính;

  • Các biểu mẫu về biên bản lấy mẫu, phiếu yêu cầu về kiểm nghiệm;

  • Hồ sơ lưu trữ kế hoạch hoạt động thử nghịêm;

  • Hồ sơ các tiêu chuẩn hiện ban hành; hồ sơ thiết bị, dụng cụ; hồ sơ hóa chất.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Số lượng mẫu thử nghiệm phải được xác định đầy đủ.

Kiểm tra sổ giao nhận mẫu.

  • Phương pháp lấy mẫu và kế hoạch lấy mẫu được xác định đúng và phù hợp cho từng loại sản phẩm.

Quan sát và theo dõi trực tiếp người thực hiện và đối chiếu với tài liệu kỹ thuật.

  • Các chỉ tiêu cần thử nghiệm cho từng loại mẫu được xác định chính xác và đầy đủ.

Quan sát và theo dõi trực tiếp người thực hiện và đối chiếu với tài liệu kỹ thuật.

  • Phương pháp xử lý, bảo quản được xác định đúng các cho từng loại mẫu.

Quan sát và theo dõi trực tiếp người thực hiện.

  • Phương pháp thử nghiệm của từng loại mẫu được xác định theo Tiêu chuẩn hiện hành tại cơ sở.

Kiểm tra và đối chiếu với tài liệu tiêu chuẩn hiện hành.

  • Thiết bị, dụng cụ cho thử nghiệm được dự trù đầy đủ và chính xác.

Kiểm tra hồ sơ và đối chiếu với tài liệu kỹ thuật.

  • Thiết bị, dụng cụ thay thế phải được dự trù nếu xảy ra sự cố hỏng hóc.

Kiểm tra hồ sơ và đối chiếu với tài liệu kỹ thuật.

  • Hóa chất, nhiên vật liệu được dự trù phải đúng, đầy đủ và theo yêu cầu.

Kiểm tra hồ sơ và đối chiếu với tài liệu kỹ thuật.

  • Kinh phí được dự trù cho hoạt động thử nghịêm phải đầy đủ và chính xác.

Kiểm tra hồ sơ.

  • Hồ sơ lưu trữ phải đầy đủ, đúng theo biểu mẫu.

Kiểm tra thông tin của hồ sơ kế hoạch hoạt động thử nghiệm.

  • Kỹ năng tính toán, lập kế hoạch, ghi chép hồ sơ thành thạo, chính xác.

Quan sát, theo dõi và kiểm tra quá trình người thực hiện.

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Tên công việc: Sắp xếp bố trí nhân lực

Mã số công việc: U2
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Sắp xếp, bố trí nhân lực cho các hoạt động thử nghiệm theo quy mô, loại hình của các cơ sở. Các bước chính thực hiện công việc gồm: Xác định các công việc, nhu cầu lao động cho từng công việc, định mức công việc, sắp xếp bố trí nhân lực, lưu trữ hồ sơ.



II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Các công việc của hoạt động thử nghiệm được liệt kê, tổng hợp từ các bộ phận phải đầy đủ, chính xác;

  • Nhu cầu về trình độ chuyên môn cho từng công việc phải được xác định chính xác, phù hợp;

  • Thời gian từng công việc phải được định mức đầy đủ và chính xác;

  • Tần suất từng công việc được xác định đầy đủ và chính xác;

  • Nhân lực của từng công việc được xác định hợp lý;

  • Số lượng nhân lực về trình độ chuyên môn cho các công việc của hoạt động thử nghiệm đươch xác định chính xác và phù hợp;

  • Nhân lực được sắp xếp bố trí vào các công việc của hoạt động thử nghiệm phải đủ và phù hợp;

  • Hồ sơ lưu trữ phải được ghi đầy đủ, đúng theo biểu mẫu.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng

  • Đánh giá được năng lực hoạt động của phòng thử nghiệm;

  • Có khả năng tổng hợp tất cả các công việc của hoạt động thử nghiệm;

  • Có khả năng bao quát về hoạt động thử nghiệm;

  • Nhận biết được yêu cầu về thời gian, nhân lực của từng công việc;

  • Tính toán chính xác và hợp lý thời gian của từng công việc;

  • Sắp xếp bố trí nhân lực vào các công việc của hoạt động thử nghiệm một cách phù hợp;

  • Ghi đầy đủ, chính xác và rõ ràng các thông tin vào hồ sơ.

2. Kiến thức

  • Nhận biết được thông tin về năng lực của phòng thử nghiệm

  • Nêu được các công việc của hoạt động thử nghiệm;

  • Mô tả được nhu cầu về trình độ chuyên môn cho từng công việc;

  • Trình bày được qui định định mức lao động nghề thử nghiệm;

  • Trình bày được thời gian cần thiết cho từng công việc;

  • Nhận biết được trình độ chuyên môn của nhân viên;

  • Nhận biết được thông tin cần ghi vào hồ sơ kế hoạch hoạt động thử nghiệm.

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Hồ sơ công việc cho hoạt động thử nghiệm;

  • Hồ sơ lưu trữ của hoạt động thử nghiệm;

  • Văn bản về qui định định mức lao động nghề thử nghiệm;

  • Hồ sơ lưu trữ về nhân lực của hoạt động thử nghiệm;

  • Sổ ghi chép.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Các công việc của hoạt động thử nghiệm được liệt kê, tổng hợp từ các bộ phận phải đầy đủ, chính xác.

Kiểm tra danh mục công việc cho hoạt động thử nghiệm.

  • Nhu cầu về trình độ chuyên môn cho từng công việc phải được xác định chính xác, phù hợp.

Kiểm tra hồ sơ công việc của nhân lực phòng thử nghiệm.

  • Thời gian từng công việc phải được định mức đầy đủ và chính xác.

Kiểm tra theo thời gian qui định cho từng công việc

  • Tần suất từng công việc được xác định đầy đủ và chính xác.

Kiểm tra trên hồ sơ công việc.

  • Nhân lực của từng công việc được xác định hợp lý.

Kiểm tra hồ sơ công việc của nhân lực phòng thử nghiệm.

  • Số lượng nhân lực về trình độ chuyên môn cho các công việc của hoạt động thử nghiệm được xác định chính xác và phù hợp.

Kiểm tra hồ sơ công việc của nhân lực phòng thử nghiệm.

  • Nhân lực được sắp xếp bố trí vào các công việc của hoạt động thử nghiệm phải đủ và phù hợp.

Kiểm tra hồ sơ nhân lực về bố trí công việc.

  • Hồ sơ lưu trữ phải được ghi đầy đủ, đúng theo biểu mẫu.

Kiểm tra hồ sơ và đối chiếu với tài liệu kỹ thuật.

  • Kỹ năng tính toán định mức thời gian công việc, bố trí nhân lực, ghi chép hồ sơ thành thạo, chính xác.

Quan sát, theo dõi và kiểm tra quá trình người thực hiện và đối chiếu với hồ sơ.



TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Tên công việc: Lập báo cáo thống kê

Mã số công việc: U3
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Lập các báo cáo thống kê thường sử dụng trong các cơ sở sản xuất LTTP. Các bước chính thực hiện công việc gồm: Xác định tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu, khối lượng thành phẩm, lập báo cáo thống kê, nhận và phân tích thông tin, điều chỉnh hoạt động thử nghiệm.



II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Các số liệu từ bộ phận phân tích, bộ phận sản xuất có liên quan đưa đến được tổng hợp đầy đủ, chính xác và có hệ thống;

  • Các khối lượng tiêu hao trong sản xuất (nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ, nhiên vật liệu, điện, hơi, nước) được xác định chính xác theo công thức qui định;

  • Khối lượng thành phẩm được xác định chính xác theo công thức qui định trên cơ sở số liệu được thu thập từ bộ phận có liên quan;

  • Hiệu suất an toàn trong sản xuất, an toàn thiết bị, từng công đoạn, tổng thu hồi được xác định chính xác theo công thức qui định;

  • Báo cáo phải ghi đầy đủ, chính xác các số liệu theo mẫu báo cáo; được ghi rõ khi có sự cố trong sản xuất; được tiến hành thường xuyên, liên tục và theo đúng nguyên tắc;

  • Thông tin được nhận phản hồi từ lãnh đạo phải kịp thời, chính xác và được phân tích rõ ràng, trung thực

  • Hồ sơ lưu trữ phải ghi đầy đủ các nội dung cần thiềt, đúng theo biểu mẫu.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng

  • Thu thập, tổng hợp các số liệu, dữ liệu rõ ràng, chính xác, có hệ thống;

  • Tính toán thành thạo các dữ liệu trong báo cáo theo các công thức qui định;

  • Theo dõi, giám sát và ghi nhận được các sự cố xãy ra trong sản xuất;

  • Tổng hợp, lập báo cáo và /hoặc sử dụng vi tính thành thạo;

  • Phân tích, tiếp thu và phản hồi ý kiến nhanh;

  • Ghi đầy đủ, chính xác và rõ ràng các thông tin vào sổ ghi chép, lưu hồ sơ cẩn thận.

2. Kiến thức

  • Nhận biết được các số liệu của các dữ liệu cần xác định;

  • Trình bày được các công thức tính về khối lượng tiêu hao trong sản xuất; về hiệu suất;

  • Trình bày được phương pháp tính toán thống kê trong cơ sở;

  • Mô tả được các nội dung cần báo cáo;

  • Nhận biết được nguồn thông tin cần phân tích;

  • Nêu được mục đích của việc phân tích thông tin;

  • Nói được các ý kiến phản hồi từ lãnh đạo;

  • Nhận biết được các nôi dung cần lưu trữ trong hồ sơ.

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Phiếu kết quả từ phòng phân tích;

  • Phiếu số liệu từ các bộ phận sản xuất;

  • Tài liệu về các phương pháp tính, công thức tính;

  • Máy tính;

  • Mẫu ghi báo cáo;

  • Hồ sơ lưu trữ;

  • Sổ ghi chép.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Các số liệu từ bộ phận phân tích, sản xuất có liên quan đưa đến được tổng hợp đầy đủ, chính xác và có hệ thống.

Quan sát, theo dõi quá trình người thực hiện.

  • Các khối lượng tiêu hao trong sản xuất (nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ, nhiên vật liệu, điện, hơi, nước) được xác định chính xác theo công thức qui định.

Kiểm tra và đối chiếu tài liệu phương pháp và công thức tính.

  • Khối lượng thành phẩm được xác định chính xác theo công thức qui định trên cơ sở số liệu được thu thập từ bộ phận có liên quan.

Kiểm tra và đối chiếu tài liệu phương pháp và công thức tính.

  • Hiệu suất an toàn trong sản xuất, an toàn thiết bị, từng công đoạn, tổng thu hồi được xác định chính xác theo công thức qui định.

Kiểm tra và đối chiếu tài liệu phương pháp và công thức tính

  • Báo cáo phải ghi đầy đủ, chính xác; được ghi rõ khi có sự cố trong sản xuất; được tiến hành thường xuyên, liên tục và theo đúng nguyên tắc.

Kiểm tra báo cáo và hồ sơ lưu trữ.

  • Thông tin được nhận phản hồi từ lãnh đạo phải kịp thời, chính xác và được phân tích rõ ràng, trung thực.

Quan sát, theo dõi quá trình người thực hiện.

  • Hồ sơ lưu trữ phải được ghi đầy đủ, đúng theo biểu mẫu.

Kiểm tra thông tin trong hồ sơ.

  • Kỹ năng tính toán, lập báo cáo, ghi chép, lưu hồ sơ thành thạo, chính xác.

Quan sát, theo dõi và kiểm tra quá trình người thực hiện và đối chiếu với báo cáo, hồ sơ.

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Tên công việc: Quản lý trang thiết bị, hóa chất phòng kiểm nghiệm

Mã số công việc: U4
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Quản lý các trang thiết bị, hóa chất của phòng kiểm nghiệm. Các bước chính thực hiện công việc gồm: Xác định số lượng, đánh giá tình trạng của trang thiết bị, hóa chất hiện có; xác định trang thiết bị, hóa chất cần thanh lý, cần sữa chữa, bảo dưỡng, hiệu chuẩn, cần mua sắm, lập báo cáo, lưu trữ hồ sơ.



II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Trang thiết bị, hóa chất hiện có của phòng kiểm nghiệm được tiến hành kiểm kê đầy đủ, trung thực; thường xuyên và theo yêu cầu của lãnh đạo;

  • Trang thiết bị, hóa chất hiện có của phòng kiểm nghiệm được đánh giá đúng tình trạng (vận hành thử thiết bị, xem hạn sử dụng của hóa chất…);

  • Trang thiết bị, hóa chất của phòng kiểm nghiệm cần thanh lý được xác định đúng, phù hợp điều kiện cơ sở (các trang thiết bị không còn sử dụng được, các hóa chất hết hạn sử dụng);

  • Trang thiết bị của phòng kiểm nghiệm cần sửa chửa, bảo dưỡng, hiệu chuẩn theo định kỳ được xác định theo yêu cầu và qui định;

  • Dụng cụ, hóa chất thường xuyên bổ sung được xác định theo nhu cầu của kiểm nghiệm;

  • Máy móc, thiết bị cần thiết phải mua sắm được xác định theo nhu cầu đáp ứng kịp thời về PP thử nghiệm mới;

  • Báo cáo phải đầy đủ, chính xác các nội dung cần thiết về trang thiết bị, hóa chất; phải tiến hành thường xuyên và theo yêu cầu của lãnh đạo;

  • Hồ sơ lưu trữ phải đầy đủ các nội dung cần thiềt, sổ ghi chép được ghi rõ ràng, chính xác;


tải về 5.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   54   55   56   57   58   59   60   61   62




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương