TÊn nghề: kiểm nghiệm chất lưỢng lưƠng thực thực phẩM



tải về 5.05 Mb.
trang1/62
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích5.05 Mb.
#1549
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   62




TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 05 /2012/TT-BNNPTNT

ngày 18 tháng 01 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)


TÊN NGHỀ: KIỂM NGHIỆM CHẤT LƯỢNG

LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM

MÃ SỐ NGHỀ: …………………………

Hà Nội, /2012



BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT



TT

Chữ viết tắt

Tên tiếng Anh

Tên tiếng Việt

1

3- MCPD

3- MonoChloroPropane -1,2 - diol




2

AG

Azide Glucose




3

APW

Alkaline Peptone Water




4

BEA

Bile Esculin Agar




5

BGBL

Brillant Green Lastose

Bile Salt






6

BPA

Baird Parker Agar




7

BPW

Buffered Peptone Water




8

BS

Bismuth Sulphite Agar




9

CAP

Chloramphenicol




10

DD




Dung dịch

11

DE

Dextrose Equivalent




12

D- LDH

D- lactate dehydrogenase




13

DMAB

p- dimethyl amino benzaldehyde




14

DMF

Dimethylformamide

Dimetylfocmamid

15

DO

Dissolved Oxygen

Oxi hòa tan

16

EC

Escherichia coli




17

EDTA

Ethylene Diamine Tetra Acetic Acid




18

EE

Enterobacteriaceae enrichment




19

ECD

Electron capture detector

Đầu dò bắt giữ điện tử

20

EMB

Eosin methylene blue




21

FPD

Flame photometric detector

Đầu dò quang kế ngọn lửa

22

GPT

Glutamate pyruvate transaminase




23

HE

Hektoen Entric Agar




24

GC

Gas Chromatography

Sắc ký khí

25

GC/MS

Gas Chromatography/ Mass Spectrometry

Sắc ký khí/khối phổ

26

HPLC

High Performance Liquid Chromatography

Sắc ký lỏng hiệu năng cao

27

HCBVTV




Hóa chất bảo vệ thực vật

28

LC/MS/MS

Liquid Chromatography /Mass Spectrometry/Mass Spectrometry

Sắc ký lỏng/khối phổ/khối phổ

29

L-LDH

L- lactate dehydrogenase




30

LSB

Lauryl Sulphate Broth




31

LTTP




Lương thực thực phẩm

32

M-CAP

m- nitro Chloramphenicol




33

MOSSEL

Cereus Selective Agar




34

MPN

Most Probable Number

Số có xác suất lớn nhất

35

MSB

Mannitol Salt Broth




36

MR-VP

Methyl Red -

Voges Proskauer






37

MYP

Mannitol - Egg Yolk - Polymycin




38

NAD

Nicotinamide adenine dinucleotide




39

NPD

Nitrogen Phosphorus detector

Đầu dò ion hóa nhiệt phát hiện nitơ - phospho

40

PCA

Plate Count Agar




41

PP




Phương pháp

42

PTFE

Polytetrafluoroethylen




43

PTN




Phòng thử nghiệm

44

SC

Simmon Citrate




45

SPW

Saline Pepton Water




46

TCBS

Thiosulphate Citrate Bile Salt Sucrose




47

TDS

Total Dissolved Solids

Tổng chất rắn hòa tan

48

TGA

Tryptone Glucose Agar




49

TSA

Tryptone Soya Agar




50

TSC

Tryptose Sulphite Cycloserine




51

RVS

Rappaport- Vassiliadis soya peptone




52

UV- VIS

Ultraviolet - Visible

Tử ngoại - khả kiến

53

XLD

Xylose Lysine Desoxycholate




54

VRBG

Violet Red Bile Glucose

Môi trường thạch Glucose mật đỏ tím


GIỚI THIỆU CHUNG
I. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG

* Quá trình xây dựng Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, nghề “Kiểm nghiệm chất lượng lương thực thực phẩm”

Căn cứ Quyết định số 1991/QĐ-BNN-TCCB, ngày 02 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, về việc thành lập Ban chủ nhiệm xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia nghề “Kiểm nghiệm chất lượng lương thực thực phẩm”; Quyết định số 1536/QĐ-BNN-TCCB, ngày 06 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, về việc thành lập các Tiểu ban phân tích nghề thuộc các Ban chủ nhiệm xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.

Dựa trên Quyết định số 09/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 27 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, về việc ban hành quy định nguyên tắc, quy trình xây dựng và ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.

Các thành viên Ban xây dựng tiêu chuẩn nghề quốc gia nghề "Kiểm nghiệm chất lượng lương thực thực phẩm" tiến hành xây dựng bộ Tiêu chuẩn kỹ năng nghề theo các bước sau:



1) Nhận toàn bộ hồ sơ phân tích nghề, phân tích công việc từ Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình khung trình độ Cao đẳng nghề và Trung cấp nghề.

2) Nghiên cứu, thu thập thông tin về các tiêu chuẩn liên quan đến nghề Kiểm nghiệm chất lượng lương thực thực phẩm, ở trong và ngoài nước.

3) Lựa chọn và liên hệ thêm các đơn vị: viện nghiên cứu, trung tâm phân tích và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có hoạt động nghề kiểm nghiệm chất lượng lương thực thực phẩm, để khảo sát bổ sung về quy trình sản xuất, kiểm nghiệm phục vụ cho việc điều chỉnh phân tích nghề, phân tích công việc và xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề.

4) Khảo sát bổ sung quy trình sản xuất, kiểm nghiệm chất lượng lương thực thực phẩm tại các cơ sở đã được lựa chọn.

5) Rà soát kết quả khảo sát quy trình sản xuất, kinh doanh thực hiện chỉnh sửa, bổ sung sơ đồ phân tích nghề và hoàn thiện bộ phiếu phân tích công việc sau khi chỉnh sửa bổ sung sơ đồ phân tích nghề.

6) Sắp xếp các công việc trong sơ đồ phân tích nghề theo các bậc trình độ kỹ năng nghề và tiến hành lấy ý kiến chuyên gia có kinh nghiệm thực tiễn về danh mục các công việc theo các bậc trình độ kỹ năng.

7) Căn cứ vào phiếu phân tích công việc đã chỉnh sửa tiến hành biên soạn bộ phiếu tiêu chuẩn thực hiện công việc và xin ý kiến chuyên gia có kinh nghiệm thực tiễn về bộ phiếu tiêu chuẩn thực hiện công việc.

8) Tổng hợp ý kiến đóng góp của các chuyên gia về danh mục các công việc theo các bậc trình độ kỹ năng và bộ phiếu tiêu chuẩn thực hiện công việc, thực hiện chỉnh sửa và hoàn thiện dự thảo bộ Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.

9) Tiến hành Hội thảo khoa học về bộ Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đã được biên soạn và thực hiện công việc hoàn tất dự thảo bộ Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia trình Hội đồng thẩm định.

10) Báo cáo trước Hội đồng thẩm định Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia về dự thảo bộ phiếu phân tích công việc và Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.

11) Chỉnh sửa hoàn thiện bộ phiếu phân tích công việc và Tiêu chuẩn kỹ năng nghề theo góp ý của Hội đồng thẩm định.

12) Lập hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành.

* Định hướng sử dụng Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, nghề “Kiểm nghiệm chất lượng lương thực thực phẩm”

Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, nghề “Kiểm nghiệm chất lượng lương thực thực phẩm” được xây dựng làm công cụ giúp cho:

- Người làm việc trong lĩnh vực kiểm nghiệm chất lượng lương thực thực phẩm, định hướng phấn đấu nâng cao trình độ về kiến thức và kỹ năng của bản thân thông qua việc học tập hoặc tích lũy kinh nghiệm trong quá trình làm việc để có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp;

- Người sử dụng lao động, liên quan đến chuyên môn về kiểm nghiệm chất lượng lương thực thực phẩm, có cơ sở để tuyển chọn lao động, bố trí công việc và trả lương hợp lý cho người lao động;

- Các cơ sở dạy nghề có căn cứ để xây dựng chương trình dạy nghề tiếp cận chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, nghề Kiểm nghiệm chất lượng lương thực thực phẩm;

- Cơ quan có thẩm quyền có căn cứ để tổ chức thực hiện việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, nghề Kiểm nghiệm chất lượng lương thực thực phẩm cho người lao động.



II. DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA XÂY DỰNG

TT

Họ và tên

Nơi làm việc

Ban chủ nhiệm xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia

1

Ông Phạm Hùng

Phó Vụ trưởng, Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Chủ nhiệm

2

Bà Huỳnh Thị Kim Cúc

Phó Hiệu trưởng, Trường Cao đẳng Lương thực Thực phẩm, Phó Chủ nhiệm

3

Ông Phùng Hữu Cần

Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Thư ký

4

Ông Nguyễn Mạnh Dũng

Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thuỷ sản và nghề muối, Ủy viên

5

Ông Lê Doãn Diên

Chủ tịch Hội Khoa học và Công nghệ Lương thực thực phẩm, Ủy viên

6

Bà Nguyễn Thị Minh Yến

Viện Cơ điện và Công nghệ sau thu hoạch, Ủy viên

7

Ông Nguyễn Lê Hoàng

Trung tâm KCS, Tổng công ty Rau quả, nông sản, Ủy viên

8

Bà Phạm Thị Sáng

Trung tâm Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam, Ủy viên

Tiểu ban phân tích nghề

1

Bà Huỳnh Thị Kim Cúc

Phó Hiệu trưởng, Trường Cao đẳng Lương thực Thực phẩm, Trưởng tiểu ban

2

Ông Phùng Hữu Cần

Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Phó trưởng tiểu ban

3

Bà Lê Thị Thảo Tiên

Giảng viên, Trường Cao đẳng Lương thực Thực phẩm, Ủy viên thư ký

4

Bà Trần Thị Thanh Mẫn

Giảng viên, Trường cao đẳng Lương thực Thực phẩm, Thành viên

5

Bà Trần Thị Minh Hương

Giảng viên, Trường Cao đẳng Lương thực Thực phẩm, Thành viên

6

Bà Hồ Thị Tuyết Mai

Giảng viên, Trường Cao đẳng Lương thực Thực phẩm, Thành viên

7

Bà Huỳnh Thị Tuyết

Giảng viên, Trường Cao đẳng Lương thực Thực phẩm, Thành viên

8

Bà Đoàn Thị Phương Dung

Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn đo lường chất lượng 2, Thành viên

9

Bà Nguyễn Ngọc Trâm

Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn đo lường chất lượng 2, Thành viên

10

Bà Hoàng Thị Hòa

Trạm quang trắc và phân tích môi trường Đà Nẵng, Thành viên

11

Bà Trần Thị Ngọc Hiệp

Công ty TNHH VBL Quảng Nam, Thành viên

12

Bà Nguyễn Thị Dung

Công ty Bánh kẹo Biscafun Quảng Ngãi, Thành viên

13

Ông Nguyễn Đăng Trụ

Nguyên cán bộ Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Thành viên

III. DANH SÁCH THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH

TT

Họ và tên

Nơi làm việc

1

Ông Vũ Trọng Hà

Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Chủ tịch Hội đồng

2

Ông Trần Đăng Ninh

Trưởng phòng, Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản, Phó Chủ tịch Hội đồng

3

Ông Nguyễn Ngọc Thụy

Trưởng phòng Quản lý Đào tạo, Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Thư ký Hội đồng

4

Ông Ngô Tiến Hiển

Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký, Hội Khoa học và Công nghệ Lương thực thực phẩm Việt Nam, Ủy viên

5

Ông Lê Xuân Trung

Trưởng phòng, Tổng Công ty Mía đường 1, Ủy viên

6

Ông Trần Hữu Thành

Trưởng phòng, Tổng Công ty Rau quả, Nông sản, Ủy viên

7

Ông Bùi Quang Thuật

Phó Viện trưởng, Viện Công nghiệp thực phẩm, Bộ Công thương, Ủy viên

8

Bà Trần Thị Phương Nga

Phó Giám đốc Trung tâm, Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch, Ủy viên

9

Bà Đỗ Thị Kim Loan

Giảng viên, Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Hà Nội, Ủy viên

MÔ TẢ NGHỀ
TÊN NGHỀ: KIỂM NGHIỆM CHẤT LƯỢNG LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM

MÃ SỐ NGHỀ: ………………..

Nghề “Kiểm nghiệm chất lượng lương thực thực phẩm” là nghề chuyên thực hiện việc lấy mẫu; phân tích các chỉ tiêu chất lượng cơ bản, phổ biến của nguyên liệu, bán sản phẩm, sản phẩm; phân tích chỉ tiêu đặc trưng của một số nhóm lương thực thực phẩm theo các phương pháp: vật lý, khối lượng, thể tích, trắc quang, quang phổ, sắc ký, sinh học, ... bằng các dụng cụ, thiết bị, máy móc và hóa chất chuyên dụng theo đúng tiêu chuẩn, quy trình, đảm bảo chính xác an toàn và hiệu quả; tổng hợp đánh giá kết quả phân tích và quản lý hoạt động thử nghiệm tại các phòng KCS, phòng thử nghiệm;

Người làm nghề này thường xuyên làm việc trong điều kiện tiếp xúc với các loại hóa chất phân tích, các dụng cụ thủy tinh dễ vỡ, máy và thiết bị phân tích đòi hỏi độ chính xác cao, cần thao tác cẩn thận, tỉ mỉ; đồng thời cũng thường tiếp xúc với các máy móc, trang thiết bị, điều kiện làm việc trong các môi trường sản xuất kinh doanh thực phẩm khác nhau;

Người hành nghề “Kiểm nghiệm chất lượng lương thực thực phẩm” sẽ thực hiện nhiệm vụ của người kiểm nghiệm viên, người quản lý công tác kiểm nghiệm tại các Trung tâm kiểm định chất lượng, Trung tâm y học dự phòng, phòng KCS của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, bảo quản lương thực thực phẩm, phòng kiểm nghiệm lương thực thực phẩm của các cơ sở đào tạo, các đơn vị nghiên cứu.





tải về 5.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   62




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương