TÊn nghề: kiểm nghiệm chất lưỢng lưƠng thực thực phẩM


TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC



tải về 5.05 Mb.
trang55/62
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích5.05 Mb.
#1549
1   ...   51   52   53   54   55   56   57   58   ...   62

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Tên công việc: Xác định chỉ số không hòa tan của sữa bột và sản phẩm sữa bột

Mã số công việc: S6
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Xác định chỉ số không hòa tan của sữa bột và sản phẩm sữa bột thông qua việc xác định thể tích phần lắng của sữa hoàn nguyên sau khi ly tâm. Các bước chính thực hiện công việc gồm: Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, hóa chất; chuẩn bị mẫu thử; chuẩn bị bình trộn; cân mẫu thử; hoàn nguyên bằng máy trộn chuyên dụng; ly tâm lắng cặn; đọc kết quả; xử lý và ghi kết quả vào phiếu; vệ sinh, sắp xếp dụng cụ, thiết bị.



II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Mẫu phải được bảo quản đúng chế độ qui định (t = 20 - 250C, ≥ 48h);

  • Mẫu được lắc trộn đều, không quá mạnh làm giảm kích thước các hạt mẫu;

  • Bình trộn mẫu được đưa đến nhiệt độ qui định (24,00C ± 0,20C hoặc 50,00C ± 0,20C);

  • Mẫu được cân theo đúng qui định cho từng loại sản phẩm với sai số không vượt quá mức cho phép;

  • Mẫu phải được hoàn nguyên đúng chế độ, qui trình (3600 phút-1 ± 100 phút-1, 90s), sao cho bọt tạo thành ít nhất;

  • Phần chất lỏng lấy ra sau khi ly tâm, lắng gạn không được lẫn phần lắng;

  • Thể tích phần lắng được đọc chính xác đến 0,05 ml (đối với thể tích nhỏ hơn 0,5ml) và 0,1 ml (đối với thể tích lớn hơn 0,5ml);

  • Chỉ số không hòa tan của sữa bột và sản phẩm sữa bột được xác định chính xác; chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử nghiệm riêng rẽ độc lập không quá 5% các trường hợp vượt quá 0,138M; trong đó M là trung bình cộng của 2 kết quả;*

  • Kết quả phân tích được ghi chính xác vào phiếu ghi kết quả và sổ lưu.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng

  • Vệ sinh thiết bị, dụng cụ theo đúng phương pháp và yêu cầu của phương pháp phân tích;

  • Lựa chọn đầy đủ số lượng, chủng loại hóa chất đúng theo yêu cầu của phương pháp phân tích;

  • Vận hành thành thạo cân phân tích, nhiệt kế, máy trộn chạy bằng điện, máy ly tâm;

  • Sử dụng thành thạo nồi cách thủy, kính lúp, đồng hồ hẹn giờ;

  • Lắc đảo vật chứa mẫu theo đúng qui định;

  • Lắng cặn mẫu sau khi ly tâm đạt theo yêu cầu qui định;

  • Hoàn nguyên mẫu theo đúng chế độ nhiệt độ, thời gian, tốc độ và rót mẫu đúng vạch;

  • Tính toán kết quả theo đúng công thức, xử lý kết quả chính xác;

  • Thực hiện đúng các biện pháp bảo hộ lao động khi làm việc với hóa chất, thiết bị.

2. Kiến thức

  • Trình bày được khái niệm chỉ số không hòa tan và trình tự các bước xác định chỉ số không hòa tan của sữa bột và sản phẩm sữa bột;

  • Mô tả được qui trình vận hành và cách sử dụng cân phân tích, nhiệt kế, máy trộn chạy bằng điện, máy ly tâm, nồi cách thủy, kính lúp, đồng hồ hẹn giờ;

  • Hiểu được mục đích của việc bảo quản mẫu trước khi đem phân tích;

  • Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số không hòa tan;

  • Mô tả được qui trình hoàn nguyên mẫu;

  • Vận dụng nguyên tắc lắng cặn vào việc hút bỏ phần chất lỏng;

  • Giải thích được các hiện tượng bất thường có thể xảy ra và đề xuất được các biện pháp xử lý phù hợp trong quá trình phân tích.

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Cân phân tích, nhiệt kế, máy trộn chạy bằng điện, máy ly tâm;

  • Nồi cách thủy, kính lúp, đồng hồ hẹn giờ;

  • Ống đong, bàn chải, thìa trộn, cốc hoặc giấy lấy mẫu;

  • Chất chống tạo bọt silicol;

  • Tài liệu kỹ thuật xác định chỉ số không hòa tan của sữa bột và sản phẩm sữa bột: TCVN 6511: 2007;

  • Phiếu ghi kết quả phân tích và sổ lưu.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Thiết bị, dụng cụ, hóa chất được chuẩn bị đủ và đúng theo yêu cầu của phương pháp phân tích ngay từ đầu.

So sánh, đối chiếu với tài liệu kỹ thuật.


  • Chỉ số không hòa tan của sữa bột và sản phẩm sữa bột được xác định theo đúng qui trình.

Theo dõi quá trình thực hiện.

  • Mẫu phải được bảo quản đúng chế độ qui định (t = 20-250C, ≥ 48h).

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Mẫu được lắc trộn đều, không quá mạnh làm giảm kích thước các hạt mẫu.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Bình trộn mẫu được đưa đến nhiệt độ qui định (24,00C ± 0,20C hoặc 50,00C ± 0,20C).

Kiểm tra nhiệt độ bình trộn sau khi chuẩn bị.

  • Mẫu được cân theo đúng qui định cho từng loại sản phẩm với sai số không vượt quá mức cho phép.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Mẫu phải được hoàn nguyên đúng chế độ, qui trình (3600 phút-1 ± 100 phút-1, 90s), sao cho bọt tạo thành ít nhất.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Phần chất lỏng lấy ra sau khi ly tâm, lắng gạn không được lẫn phần lắng.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Thể tích phần lắng được đọc chính xác đến 0,05 ml (đối với thể tích nhỏ hơn 0,5ml) và 0,1 ml (đối với thể tích lớn hơn 0,5ml).

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Chỉ số không hòa tan của sữa bột và sản phẩm sữa bột được xác định chính xác; chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử nghiệm riêng rẽ độc lập không quá 5% các trường hợp vượt quá 0,138M; trong đó M là trung bình cộng của 2 kết quả.*

Kiểm tra công thức, kết quả tính toán.


  • Thao tác vận hành cân phân tích, máy trộn chạy bằng điện, máy ly tâm thành thạo.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Thao tác lắc đảo mẫu, chuẩn bị bình trộn, hoàn nguyên, ly tâm thành thạo.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Kết quả phân tích được ghi chính xác vào phiếu ghi kết quả và sổ lưu.

Quan sát trực tiếp người thực hiện, kiểm tra phiếu và sổ lưu.

Ghi chú: (*): số liệu theo TCVN 6511:2007

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Tên công việc: Xác định hàm lượng chất béo của sữa

Mã số công việc: S7
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Xác định hàm lượng chất béo của sữa bằng phương pháp khối lượng. Các bước chính thực hiện công việc gồm: Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, hóa chất; chuẩn bị mẫu, cân mẫu thử cho vào bình chiết; chuẩn bị bình thu nhận chất béo; chiết chất béo và gạn tách dung môi lần 1, lần 2, lần 3; sấy và cân bình nhận chất béo; xử lý và ghi kết quả vào phiếu; vệ sinh, sắp xếp dụng cụ, thiết bị.



II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Mẫu được đồng nhất hoàn toàn;

  • Khối lượng mẫu cân theo đúng qui định cho từng loại sản phẩm với độ chính xác cho phép;

  • Khối lượng bình thu nhận chất béo được cân chính xác cho phép;

  • Mẫu được bổ sung dung môi thích hợp để chiết chất béo, thứ tự bổ sung dung môi, lượng dung môi dùng phải đúng qui định cho mỗi lần chiết chất béo và gạn tách dung môi;

  • Thành trong cổ bình chiết được tráng với dung môi theo qui định sau mỗi lần chiết, đảm bảo không còn chất béo bám trên cổ bình;

  • Các dung môi được tách khỏi chất béo bằng chưng cất;

  • Bình nhận chất béo được sấy đúng chế độ (102oC, 1 giờ) cho đến khi chất béo tan hết và cân đến khi độ chênh lệch khối lượng giữa 2 lần cân liên tiếp không quá 0,001g;

  • Hàm lượng chất béo của sữa được xác định chính xác; chênh lệch tuyệt đối giữa 2 kết quả thử nghiệm độc lập không vượt quá mức cho phép đối với mỗi loại sữa;*

  • Kết quả phân tích được ghi chính xác vào phiếu ghi kết quả và sổ lưu;

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng

  • Vệ sinh thiết bị, dụng cụ theo đúng phương pháp và yêu cầu của phương pháp phân tích;

  • Lựa chọn đầy đủ số lượng, chủng loại hóa chất đúng theo yêu cầu của phương pháp phân tích;

  • Vận hành thành thạo cân phân tích;

  • Sử dụng thành thạo bình chiết chất béo Mojonnier, tủ sấy, bình đun sôi;

  • Bổ sung dung môi đúng qui định đối với từng loại sữa;

  • Đồng nhất mẫu, chiết chất béo, lắng gạn dung môi, chưng cất dung môi thành thạo;

  • Tính toán kết quả theo đúng công thức, xử lý kết quả chính xác;

  • Thực hiện đúng các biện pháp bảo hộ lao động khi làm việc với hóa chất, thiết bị.

2. Kiến thức

  • Trình bày được trình tự các bước xác định hàm lượng chất béo của sữa;

  • Mô tả được qui trình vận hành và cách sử dụng cân phân tích, bình chiết chất béo Mojonnier, tủ sấy, bình đun sôi;

  • Phân biệt được các loại sản phẩm sữa;

  • Trình bày được tác dụng của hạt trợ sôi, vai trò của từng loại dung môi sử dụng và qui định an toàn khi sử dụng dung môi;

  • Phân biệt được sự khác nhau giữa các lần chiết chất béo và gạn tách dung môi;

  • Vận dụng được nguyên tắc xác định hàm lượng chất béo theo phương pháp khối lượng vào việc xác định hàm lượng chất béo trong sản phẩm sữa;

  • Giải thích được các hiện tượng bất thường có thể xảy ra và đề xuất được các biện pháp xử lý phù hợp trong quá trình phân tích.

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Cân phân tích, bình chiết chất béo Mojonnier, tủ sấy, bình đun sôi;

  • Bộ kẹp bình, vật chứa mẫu, bình nón, các đĩa kim loại;

  • Dung dịch amoniac, dd đỏ Congo, ethanol, ether dietyl, dầu nhẹ, dung môi hỗn hợp;

  • Tài liệu kỹ thuật xác định hàm lượng chất béo của sữa: TCVN 7804: 2002;

  • Phiếu ghi kết quả phân tích và sổ lưu.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Thiết bị, dụng cụ, hóa chất được chuẩn bị đủ và đúng theo yêu cầu của phương pháp phân tích ngay từ đầu.

So sánh, đối chiếu với tài liệu kỹ thuật.


  • Hàm lượng chất béo của sữa được xác định theo đúng qui trình.

Theo dõi quá trình thực hiện.

  • Mẫu được đồng nhất hoàn toàn.

Kiểm tra mẫu sau đồng nhất.

  • Khối lượng mẫu cân theo đúng qui định cho từng loại sản phẩm với độ chính xác cho phép.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Khối lượng bình thu nhận chất béo được cân chính xác cho phép.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Mẫu được bổ sung dung môi thích hợp để chiết chất béo, thứ tự bổ sung dung môi, lượng dung môi dùng phải đúng qui định cho mỗi lần chiết chất béo và gạn tách dung môi.

Quan sát trực tiếp người thực hiện, đối chiếu tài liệu kỹ thuật.

  • Thành trong cổ bình chiết được tráng với dung môi theo qui định sau mỗi lần chiết, đảm bảo không còn chất béo bám trên cổ bình.

Quan sát trực tiếp người thực hiện, đối chiếu tài liệu kỹ thuật.

  • Các dung môi được tách khỏi chất béo bằng chưng cất.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Bình nhận chất béo được sấy đúng chế độ (102oC, 1 giờ) cho đến khi chất béo tan hết và cân đến khi độ chênh lệch khối lượng giữa 2 lần cân liên tiếp không quá 0,001g.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Hàm lượng chất béo của sữa được xác định chính xác; chênh lệch tuyệt đối giữa 2 kết quả thử nghiệm độc lập không vượt quá mức cho phép đối với mỗi loại sữa.*

Kiểm tra công thức và kết quả tính toán, đối chiếu tài liệu kỹ thuật.

  • Thao tác vận hành và sử dụng cân phân tích, tủ sấy, bình chiết chất béo Mojonnier, bình đun sôi thành thạo.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Thao tác đồng nhất mẫu, chiết chất béo, lắng gạn dung môi, chưng cất dung môi thành thạo.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Kết quả phân tích được ghi chính xác vào phiếu ghi kết quả và sổ lưu.

Quan sát trực tiếp người thực hiện, kiểm tra phiếu và sổ lưu.



TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Tên công việc: Xác định hàm lượng acid lactic và lactat của sữa

Mã số công việc: S8
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Xác định hàm lượng acid lactic và lactat của sữa bằng phương pháp enzyme. Các bước chính thực hiện công việc gồm: Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, hóa chất; chuẩn bị mẫu thử; cân mẫu cho vào cốc; chuẩn bị dung dịch mẫu thử; khử protein, thu dịch lọc; kiểm tra hoạt tính của thuốc thử; đo và tính độ hấp thụ; tính và biểu thị kết quả; vệ sinh, sắp xếp dụng cụ, thiết bị.



II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Mẫu phải được kiểm tra chất lượng theo yêu cầu trước khi đưa vào phân tích;

  • Mẫu được cân chính xác 1g với sai số khối lượng không vượt quá mức cho phép và được hòa tan hoàn toàn bằng nước có t = 40 - 500C;

  • Mẫu trắng được tiến hành đồng thời với mẫu thử;

  • Mẫu được khử protein đúng theo qui trình, kết tủa tạo thành hoàn toàn;

  • Dung dịch được lọc theo đúng qui trình;

  • Hoạt tính của thuốc thử được kiểm tra theo đúng qui trình và được tính toán chính xác;

  • Dung dịch mẫu thử, mẫu trắng được chuẩn bị theo yêu cầu đo độ hấp thụ và phải được đặt trong điều kiện thời gian nhất định;

  • Máy so màu phải được khởi động, ổn định 15 phút và không có cuvet chứa mẫu trong máy. Khởi động phần mềm điều khiển (nếu có) đúng theo hướng dẫn của nhà cung cấp;

  • Các thông số bước sóng, nồng độ của các điểm chuẩn, chế độ đo, bước sóng cần đo (λ = 340nm) được cài đặt chính xác;

  • Máy được kiểm tra với nước cất đảm bảo độ truyền quang phải đạt 100%, độ hấp thụ phải đạt 0;

  • Dung dịch mẫu thử, mẫu trắng, thuốc thử được đo độ hấp thụ 3 lần, kết quả là trung bình cộng của các lần đo;

  • Hàm lượng lactic acid và lactat được xác định chính xác; chênh lệch giữa 2 kết quả thử nghiệm không vượt quá mức qui định của phương pháp;

  • Kết quả phân tích được ghi chính xác vào phiếu ghi kết quả và sổ lưu;

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng

  • Vệ sinh thiết bị, dụng cụ theo đúng phương pháp và yêu cầu của phương pháp phân tích;

  • Lựa chọn đầy đủ số lượng, chủng loại hóa chất đúng theo yêu cầu của phương pháp phân tích;

  • Vận hành thành thạo cân phân tích, máy đo phổ;

  • Sử dụng thành thạo dao trộn bằng chất dẻo;

  • Tách loại protein thành thạo;

  • Xử lý dịch lọc theo đúng qui định;

  • Đo độ hấp thụ tại từng thời điểm theo đúng qui định;

  • Tính toán kết quả theo đúng công thức, xử lý kết quả chính xác;

  • Thực hiện đúng các biện pháp bảo hộ lao động khi làm việc với hóa chất, thiết bị.

2. Kiến thức

  • Trình bày được trình tự các bước xác định hàm lượng lactic acid và lactate của sữa;

  • Mô tả được qui trình vận hành và cách sử dụng cân phân tích, máy đo phổ;

  • Phân tích được sự ảnh hưởng của việc hút ẩm đến mẫu;

  • Vận dụng nguyên lý và phương pháp kết tủa vào việc tách loại protein;

  • Vận dụng nguyên tắc xác định hàm lượng lactic acid và lactate của sữa bằng phương pháp enzim vào việc hàm lượng lactic acid và lactate có trong sữa;

  • Trình bày được hoạt tính của thuốc thử, vai trò của từng thuốc thử sinh hóa và phương pháp kiểm tra hoạt tính của nó;

  • Giải thích được các hiện tượng bất thường có thể xảy ra và đề xuất được các biện pháp xử lý phù hợp trong quá trình phân tích.


tải về 5.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   51   52   53   54   55   56   57   58   ...   62




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương