TÊn nghề: kiểm nghiệm chất lưỢng lưƠng thực thực phẩM


III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU



tải về 5.05 Mb.
trang60/62
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích5.05 Mb.
#1549
1   ...   54   55   56   57   58   59   60   61   62

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng

  • Tìm được các chỉ tiêu ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, chất lượng thành phẩm và hiệu suất thu hồi;

  • Phối hợp với các bộ phận có liên quan để tìm ra phương án xây dựng sơ đồ kiểm soát chất lượng tối ưu trong nhà máy;

  • Phối hợp với các bộ phận có liên quan để tìm ra thông số kỹ thuật cho từng chỉ tiêu phù với công nghệ và an toàn cho thiết bị;

  • Tiếp thu, phân tích, tổng hợp và phát hiện được các chỉ tiêu không phù hợp;

  • Đánh giá về năng lực của thiết bị công nghệ đáp ứng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đã đề ra;

  • Đánh giá về năng lực của phòng kiểm nghiệm đáp ứng việc phân tích các chỉ tiêu kiểm soát;

  • Cập nhật đầy đủ, chính xác và rõ ràng các thông tin và lưu trữ hồ sơ cẩn thận, có hệ thống.

2. Kiến thức

  • Trình bày được chỉ tiêu chất lượng, các thông số kỹ thuật của sản phẩm, các bán sản phẩm trên dây chuyền sản xuất;

  • Nêu được yêu cầu thông số kỹ thuật của các thiết bị trong nhà máy, yêu cầu về công nghệ của từng công đoạn trên toàn dây chuyền sản xuất;

  • Nhận biết được an toàn của thiết bị trong nhà máy;

  • Nêu được năng lực quản lý và mục tiêu chất lượng của nhà máy;

  • Mô tả được công suất, năng suất, đặc tính kỹ thuật, công năng sử dụng của tất cả thiết bị trong nhà máy;

  • Liệt kê được các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trên toàn nhà máy;

  • Nhận biết được năng lực của kiểm nghiệm viên;

  • Trình bày được các phương pháp phân tích, dụng cụ, thiết bị, hóa chất của phòng kiểm nghiệm;

  • Nhận biết được các thông tin cần lưu hồ sơ về quá trình tham gia xây dựng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Hồ sơ lưu trữ;

  • Biên bản thảo luận, phòng cùng các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho việc thảo luận;

  • Tài liệu về sơ đồ công nghệ, thiết bị trên toàn nhà máy;

  • Hồ sơ về thiết bị trên toàn nhà máy;

  • Tài liệu về yêu cầu công nghệ, thiết bị trên toàn nhà máy;

  • Tài liệu về các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trên toàn nhà máy;

  • Hồ sơ của kiểm nghiệm viên;

  • Tài liệu về phương pháp phân tích, dụng cụ, thiết bị, hóa chất của phòng kiểm nghiệm.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Các chỉ tiêu ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, chất lượng thành phẩm và hiệu suất thu hồi được tìm, thảo luận và phân tích chính xác.

Quan sát, theo dõi và kiểm tra hồ sơ lưu trữ.

  • Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cần kiểm soát trong toàn nhà máy được xác định đầy đủ và chính xác.

Kiểm tra hồ sơ lưu trữ.

  • Sơ đồ kiểm soát chất lượng được xây dựng hợp lý và hiệu quả.

Kiểm tra hồ sơ lưu trữ.

  • Các thông số kỹ thuật cho từng chỉ tiêu được xác định phải phù hợp với công nghệ và an toàn cho thiết bị.

Kiểm tra hồ sơ lưu trữ và đối chiếu với công nghệ, thiết bị.

  • Thông số kỹ thuật cho từng chỉ tiêu cần kiểm soát được thảo luận, phân tích và đánh giá đúng về sự phù hợp hay không phù hợp một cách cẩn thận và nghiêm túc.

Kiểm tra báo cáo và hồ sơ lưu trữ.

  • Thông số kỹ thuật của các chỉ tiêu không phù hợp phải được xác định lại.

Kiểm tra hồ sơ lưu trữ.

  • Năng lực các thiết bị công nghệ (công suất, năng suất, đặc tính kỹ thuật … của thiết bị) được đánh giá đúng về việc đáp ứng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đã đề ra.

Kiểm tra hồ sơ lưu trữ.

  • Năng lực của phòng kiểm nghiệm (phương pháp phân tích, dụng cụ, thiết bị, hóa chất, năng lực của kiểm nghiệm viên…) được đánh giá đúng về việc đáp ứng phân tích các chỉ tiêu cần kiểm soát.

Kiểm tra hồ sơ lưu trữ.

  • Hồ sơ phải được cập nhật và lưu đầy đủ, chính xác về quá trình tham gia xây dựng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.

Kiểm tra các thông tin hồ sơ lưu trữ.

  • Kỹ năng phân tích, đánh giá để tìm ra chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật; lưu trữ hồ sơ thành thạo.

Theo dõi quá trình thực hiện và kiểm tra sổ theo dõi, hồ sơ lưu trữ.


TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Tên công việc: Tham gia xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của doanh nghiệp

Mã số công việc: V2
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Tham gia xây dựng các tiêu chuẩn cơ sở của doanh nghiệp trong lĩnh vực LTTP. Các bước chính thực hiện công việc gồm: Tham gia thảo luận, phân tích, xây dựng các chỉ tiêu chất lượng; xây dựng các thông số kỹ thuật cho từng chỉ tiêu chất lượng; đánh giá sự chấp nhận của thị trường; đăng ký và công bố chất lượng sản phẩm của cơ sở sản xuất; cập nhật và lưu trữ hồ sơ.



II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm được tìm, thảo luận và phân tích kỹ; được thể hiện đầy đủ về các phương diện: cảm quan, dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm;

  • Các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm được xây dựng dựa trên cơ sở: công nghệ, thiết bị, điều kiện môi trường sản xuất… ;

  • Thông số kỹ thuật cho từng chỉ tiêu được xác định phải tham khảo các tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn của một số cơ sở sản xuất có cùng công nghệ; phải phù hợp với công nghệ, thiết bị, điều kiện sản xuất, năng lực quản lý của nhà máy…; phải đảm bảo chất lượng theo qui định của nhà nước;

  • Sản phẩm được gởi mẫu phân tích đến cơ sở có uy tín để xác nhận chất lượng;

  • Việc điều tra khảo sát người tiêu dùng về sự chấp nhận của thị trường đối với chất lượng sản phẩm phải đủ số lượng về mẫu để đảm bảo cho việc xử lý số liệu theo thống kê và phải có kết luận đúng;

  • Chất lượng sản phẩm được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để được chứng nhận về chất lượng và được công bố chất lượng với đối tác, với thị trường, với các nơi có liên quan;

  • Hồ sơ phải được cập nhật và lưu đầy đủ, chính xác về quá trình tham gia xây dựng tiêu chuẩn cơ sở.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng

  • Tiếp thu, phân tích và tổng hợp nhanh các ý kiến;

  • Tìm được các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm;

  • Phối hợp với các bộ phận có liên quan để tìm ra chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm, thông số kỹ thuật cho từng chỉ tiêu chất lượng;

  • Gởi mẫu theo qui trình, qui định;

  • Kỹ năng giao tiếp tốt để thực hiện phương pháp điều tra khảo sát người tiêu dùng và xử lý số liệu theo thống kê thành thạo;

  • Thực hiện được qui trình đăng kiểm chất lượng và công bố chất lượng;

  • Cập nhật đầy đủ, chính xác, rõ ràng các thông tin và lưu trữ hồ sơ cẩn thận, có hệ thống.

2. Kiến thức

  • Nêu được chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm;

  • Nêu được công nghệ, yêu cầu kỹ thuật sản xuất của nhà máy;

  • Trình bày được tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn của một số cơ sở sản xuất có cùng công nghệ;

  • Nêu được thông số kỹ thuật công nghệ, thiết bị sản xuất;

  • Trình bày được phương pháp điều tra khảo sát người tiêu dùng, phương pháp xử lý số liệu theo thống kê;

  • Nêu được qui trình đăng kiểm và công bố chất lượng;

  • Nhận biết được các thông tin cần lưu hồ sơ về quá trình tham gia xây dựng tiêu chuẩn cơ sở.

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Tài liệu Tiêu chuẩn Việt Nam của đường thành phẩm; tiêu chuẩn của một số cơ sở sản xuất;

  • Hồ sơ về quản lý của nhà máy;

  • Hồ sơ gởi mẫu phân tích;

  • Tài liệu về phương pháp điều tra khảo sát người tiêu dùng, phương pháp xử lý số liệu theo thống kê;

  • Tài liệu về qui trình được xác nhận chất lượng và công bố chất lượng

  • Hồ sơ lưu trữ;

  • Biên bản thảo luận, phòng cùng các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho việc thảo luận;

  • Tài liệu về sơ đồ công nghệ, thiết bị trên toàn nhà máy;

  • Hồ sơ về thiết bị trên toàn nhà máy.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm được tìm, thảo luận và phân tích kỹ; được thể hiện đầy đủ về các phương diện: cảm quan, dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo dõi và kiểm tra hồ sơ lưu trữ.

  • Các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm được xây dựng dựa trên cơ sở: công nghệ, thiết bị, điều kiện môi trường sản xuất…

Kiểm tra hồ sơ lưu trữ.

  • Thông số kỹ thuật cho từng chỉ tiêu được xác định phải tham khảo các tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn của một số cơ sở sản xuất có cùng công nghệ; phải phù hợp với công nghệ, thiết bị, điều kiện sản xuất, năng lực quản lý của nhà máy…; phải đảm bảo chất lượng theo qui định của nhà nước.

Kiểm tra hồ sơ lưu trữ.

  • Sản phẩm được gởi mẫu phân tích đến cơ sở có uy tín để xác nhận chất lượng.

Kiểm tra hồ sơ lưu trữ.

  • Việc điều tra khảo sát người tiêu dùng về sự chấp nhận của thị trường đối với chất lượng sản phẩm phải đủ số lượng về mẫu để đảm bảo cho việc xử lý số liệu theo thống kê và phải có kết luận đúng.

Kiểm tra kết quả báo cáo và hồ sơ lưu trữ.

  • Chất lượng sản phẩm được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để được chứng nhận về chất lượng và được công bố chất lượng với đối tác, với thị trường, với các nơi có liên quan.

Kiểm tra hồ sơ lưu trữ.

  • Hồ sơ phải được cập nhật và lưu đầy đủ, chính xác về quá trình tham gia xây dựng tiêu chuẩn cơ sở.

Kiểm tra các thông tin hồ sơ lưu trữ.

  • Kỹ năng phân tích thông tin, xử lý số liệu theo thống kê; lưu trữ hồ sơ thành thạo.

Theo dõi quá trình thực hiện và kiểm tra sổ theo dõi, hồ sơ lưu trữ.


TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Tên công việc: Tham gia xây dựng định mức hóa chất trong công nghệ sản xuất

Mã số công việc: V3
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Tham gia xây dựng các định mức hóa chất trong công nghệ sản xuất LTTP. Các bước chính thực hiện công việc gồm: Xác định hóa chất cần sử dụng trong công nghệ sản xuất; tính lượng các hóa chất cần sử dụng cho từng công đoạn; lập dự trù lượng hóa chất cần sử dụng trong công nghệ sản xuất; lập dự trù định mức tiêu hao hóa chất trên tấn thành phẩm; cập nhật và lưu trữ hồ sơ.



II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Hóa chất và lượng hóa chất cần sử dụng trong công nghệ sản xuất phải xác định đúng, đầy đủ, theo yêu cầu từng công đoạn sản xuất;

  • Cơ sở tính toán lượng hóa chất phải dựa vào công suất của nhà máy, công nghệ sản xuất, một số kết quả phân tích, độ tinh khiết của hóa chất…

  • Lượng hóa chất của từng loại cần sử dụng trong công nghệ sản xuất được lập dự trù phải đầy đủ chi tiết, rõ ràng, không nhầm lẫn;

  • Định mức tiêu hao hóa chất được tính trên tấn thành phẩm phải đầy đủ, chính xác và được lập dự trù chi tiết, rõ ràng, không nhầm lẫn;

  • Hồ sơ phải được cập nhật và lưu đầy đủ, chính xác về định mức hóa chất trong công nghệ sản xuất.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng

  • Lựa chọn đúng, đảm bảo yêu cầu về hóa chất cho công nghệ sản xuất;

  • Tính toán được lượng hóa chất cần sử dụng cho từng công đoạn sản xuất;

  • Tính toán thành thạo tiêu hao hóa chất trong sản xuất;

  • Kỹ năng lập dự trù hóa chất thành thạo;

  • Kỹ năng lập dự trù định mức tiêu hao hóa chất trên tấn thành phẩm thành thạo;

  • Cập nhật đầy đủ, chính xác và rõ ràng các thông tin và lưu trữ hồ sơ cẩn thận.

2. Kiến thức

  • Nêu được yêu cầu hóa chất cần sử dụng trong công nghệ sản xuất;

  • Nhận biết được thông tin về các thông số kỹ thuật của hóa chất, các kết quả phân tích cần thiết;

  • Trình bày được công nghệ sản xuất của cơ sở;

  • Nhận biết được lượng cần sử dụng các hóa chất trên từng công đoạn sản xuất;

  • Mô tả được phương pháp lập dự trù hóa chất;

  • Trình bày được phương pháp tính định mức tiêu hao hóa chất trên tấn thành phẩm;

  • Nhận biết được các thông tin cần lưu hồ sơ về định mức hóa chất trong công nghệ sản xuất.

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Hồ sơ hóa chất;

  • Sổ ghi chép;

  • Tài liệu công nghệ sản xuất;

  • Tài liệu về các thông số kỹ thuật của hóa chất;

  • Phiếu kết quả phân tích;

  • Máy tính;

  • Hồ sơ lưu trữ về định mức hóa chất.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Hóa chất và lượng hóa chất cần sử dụng trong công nghệ sản xuất phải xác định đúng, đầy đủ, theo yêu cầu từng công đoạn sản xuất.

Theo dõi và kiểm tra hồ sơ lưu trữ.

  • Cơ sở tính toán lượng hóa chất phải dựa vào công suất của nhà máy, công nghệ sản xuất, một số kết quả phân tích, độ tinh khiết của hóa chất…

Kiểm tra hồ sơ lưu trữ.

  • Lượng hóa chất của từng loại cần sử dụng trong công nghệ sản xuất được lập dự trù phải đầy đủ chi tiết, rõ ràng, không nhầm lẫn.

Kiểm tra hồ sơ lưu trữ.

  • Định mức tiêu hao hóa chất được tính trên tấn thành phẩm phải đầy đủ, chính xác và được lập dự trù chi tiết, rõ ràng, không nhầm lẫn.

Theo dõi và kiểm tra hồ sơ lưu trữ.

  • Hồ sơ phải được cập nhật và lưu đầy đủ, chính xác về định mức hóa chất trong công nghệ sản xuất.

Kiểm tra các thông tin hồ sơ lưu trữ.

  • Kỹ năng lập dự trù, lưu trữ hồ sơ thành thạo.

Theo dõi quá trình thực hiện và kiểm tra sổ theo dõi, hồ sơ lưu trữ.


TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Tên công việc: Tham gia đánh giá quá trình và kết quả sản xuất

Mã số công việc: V4
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Tham gia đánh giá quá trình và kết quả sản xuất của cơ sở sản xuất LTTP. Các bước chính thực hiện công việc gồm: Tham gia thảo luận, phân tích, đánh giá quá trình và kết quả sản xuất; thu thập, thống kê và tìm dữ liệu không đạt yêu cầu; tham gia phân tích và xác định nguyên nhân; đề xuất biện pháp khắc phục; thực hiện biện pháp khắc phục; tham giá đánh giá lại quá trình đã khắc phục; cập nhật hồ sơ.



II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Quá trình và kết quả sản xuất được đánh giá phải dựa vào các yếu tố: tính ổn định của sản xuất, chất lượng thành phẩm và hiệu quả kinh tế; phải thận trọng và nghiêm túc;

  • Dữ liệu được thu thập đầy đủ, chính xác và được sắp xếp bố trí lại theo mức độ quan trọng từ cao đến thấp;

  • Các dữ liệu không đạt yêu cầu phải được xác định đúng; chúng phải thể hiện được ảnh hưởng của chúng đến tính ổn định trong sản xuất, chất lượng thành phẩm và hiệu quả kinh tế;

  • Dữ liệu không đạt yêu cầu được thảo luận, phân tích và nghiên cứu các hồ sơ lưu trữ có hiện tượng tương tự xảy ra trước đó để kết luận đúng các nguyên nhân;

  • Biện pháp khắc phục được xác định bằng cách nghiên cứu các hồ sơ lưu trữ về biện pháp khắc phục khi có hiện tượng tương tự xảy ra trước đó; mời các chuyên gia có kinh nghiệm tham gia giúp đỡ (nếu cần);

  • Biện pháp sửa chữa được đưa ra cụ thể, đạt yêu cầu và được thực hiện theo yêu cầu; duy trì ghi chép về tình trạng hoạt động trên toàn dây chuyền;

  • Toàn bộ đội ngũ công nhân, kỹ thuật viên được thông báo về sự cố và biện pháp sửa chữa một cách đầy đủ và chính xác;

  • Quá trình đã khắc phục phải được tham gia, thảo luận, phân tích và đánh giá lại một cách thận trọng và nghiêm túc;

  • Hồ sơ phải được cập nhật và lưu đầy đủ, chính xác về đánh giá quá trình và kết quả sản xuất.


tải về 5.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   54   55   56   57   58   59   60   61   62




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương