TÊn nghề: kiểm nghiệm chất lưỢng lưƠng thực thực phẩM


III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU



tải về 5.05 Mb.
trang61/62
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích5.05 Mb.
#1549
1   ...   54   55   56   57   58   59   60   61   62

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng

  • Tiếp thu, phân tích và tổng hợp nhanh các ý kiến;

  • Cập nhật, theo dõi và thu thập các dữ liệu;

  • Đánh giá được quá trình và kết quả sản xuất;

  • Đánh giá được mức độ quan trọng của các dữ liệu;

  • Sắp xếp bố trí dữ liệu thành thạo;

  • Phát hiện và xác định được các dữ liệu không đạt yêu cầu;

  • Phân tích, khoanh vùng các nguyên nhân gây nên các dữ liệu không đạt yêu cầu;

  • So sánh về mối quan hệ giữa các nguyên nhân của các dữ liệu không đạt yêu cầu xảy ra hiện tại và trước đây;

  • Khả năng suy luận về biện pháp khắc phục dựa trên mối quan hệ giữa các sự cố xảy ra hiện tại và trước đây;

  • Truyền đạt thông tin ngắn gọn, đầy đủ, chính xác;

  • Đánh giá được quá trình và kết quả sản xuất đã khắc phục;

  • Cập nhật đầy đủ, chính xác, rõ ràng các thông tin và lưu trữ hồ sơ cẩn thận.

2. Kiến thức

  • Nhận biết được thông tin về đánh giá quá trình và kết quả sản xuất;

  • Nhận biết được thông tin về tính ổn định của sản xuất, chất lượng thành phẩm và hiệu quả kinh tế;

  • Nhận biết được các dữ liệu và mức độ quan trọng của các dữ liệu;

  • Nêu được yêu cầu về thông số kỹ thuật của các dữ liệu;

  • Liệt kê được các nguyên nhân gây nên dữ liệu không đạt yêu cầu;

  • Giải thích được mối quan hệ giữa các nguyên nhân của các dữ liệu không đạt yêu cầu xảy ra hiện tại và trước đây;

  • Nêu được phương pháp suy luận về mối quan hệ giữa các sự cố xảy ra hiện tại và trước đây;

  • Nhận biết được tầm quan trọng của việc tuân thủ theo qui trình, qui phạm của cơ quan;

  • Nhận biết được thông tin về quá trình và kết quả sản xuất đã khắc phục.

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Các báo cáo về quá trình và kết quả sản xuất;

  • Hồ sơ lưu trữ các quá trình và kết quả sản xuất;

  • Phòng hội thào có đầy đủ trang thiết bị cần thiết;

  • Các báo cáo của các dữ liệu;

  • Tài liệu các thông số kỹ thuật của các dữ liệu;

  • Tờ trình, báo cáo của nguyên nhân gây nên dữ liệu không đạt yêu cầu;

  • Biên bản thảo luận, sổ ghi chép;

  • Hồ sơ lưu trữ về các dữ liệu không đạt yêu cầu;

  • Hồ sơ lưu trữ về biện pháp khắc phục các sự cố trong cơ quan;

  • Trang thiết bị, dụng cụ chuyên gia yêu cầu;

  • Các báo cáo về quá trình đã khắc phục;

  • Hồ sơ lưu trữ các quá trình và kết quả sản xuất.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Quá trình và kết quả sản xuất được đánh giá phải được dựa vào các yếu tố: tính ổn định của sản xuất, chất lượng thành phẩm và hiệu quả kinh tế; phải thận trọng và nghiêm túc

Theo dõi và kiểm tra hồ sơ lưu trữ.

  • Dữ liệu được thu thập đầy đủ và chính xác và được sắp xếp bố trí lại theo mức độ quan trọng từ cao đến thấp.

Kiểm tra hồ sơ lưu trữ.

  • Các dữ liệu không đạt yêu cầu phải được xác định đúng; chúng phải thể hiện được ảnh hưởng của chúng đến tính ổn định trong sản xuất, chất lượng thành phẩm và hiệu quả kinh tế.

Kiểm tra hồ sơ lưu trữ.

  • Dữ liệu không đạt yêu cầu được thảo luận, phân tích và nghiên cứu các hồ sơ lưu trữ có hiện tuợng tương tự xảy ra trước đó để kết luận đúng các nguyên nhân.

Theo dõi và kiểm tra hồ sơ lưu trữ.

  • Biện pháp khắc phục được xác định bằng cách nghiên cứu các hồ sơ lưu trữ về biện pháp khắc phục khi có hiện tượng tương tự xảy ra trước đó; mời các chuyên gia có kinh nghiệm tham gia giúp đỡ (nếu cần).

Theo dõi và kiểm tra hồ sơ lưu trữ.

  • Biện pháp sửa chữa được đưa ra cụ thể, đạt yêu cầu và được thực hiện theo yêu cầu; duy trì ghi chép về tình trạng hoạt động trên toàn dây chuyền.

Theo dõi và kiểm tra hồ sơ lưu trữ.

  • Toàn bộ đội ngũ công nhân, kỹ thuật viên được thông báo về sự cố và biện pháp sửa chữa một cách đầy đủ và chính xác.

Theo dõi thông báovà kiểm tra hồ sơ lưu trữ.

  • Quá trình đã khắc phục phải được tham gia, thảo luân, phân tích và đánh giá lại một cách thận trọng và nghiêm túc.

Theo dõi và kiểm tra hồ sơ lưu trữ.

  • Hồ sơ phải được cập nhật và lưu đầy đủ, chính xác về đánh giá quá trình và kết quả sản xuất.

Kiểm tra các thông tin hồ sơ lưu trữ.

  • Kỹ năng phân tích, tìm dữ liệu không đạt yêu cầu, tìm nguyên nhân, đánh giá quá trình, lưu trữ hồ sơ thành thạo.

Theo dõi quá trình thực hiện và kiểm tra sổ theo dõi, hồ sơ lưu trữ.


TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Tên công việc: Tham gia đánh giá môi trường làm việc

Mã số công việc: V5
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Tham gia đánh giá môi trường làm việc của người lao động trong sản xuất LTTP. Các bước chính thực hiện công việc gồm: Tham gia đánh giá về điều kiện cơ sở hạ tầng; các thông số của môi trường; mức độ không an toàn trong sản xuất; điều kiện vật chất và tinh thần của người lao động; sự thỏa mãn của người lao động; cập nhật hồ sơ.



II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Điều kiện cơ sở hạ tầng (không gian làm việc, điều kiện nhà xưởng, kho tàng…) được đánh giá trung thực, chính xác và theo qui định;

  • Các thông số của môi trường (độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng, tiếng ồn, độ rung, khói bụi, nồng độ hóa chất độc hại trong môi trường...) được xác định và đánh giá đầy đủ, chính xác, trung thực, theo qui định;

  • Các yếu tố trực tiếp gây mất an toàn cho người lao động (tai nạn lao động có thể xảy ra trên toàn nhà máy, thiết bị, điện, hơi nước…) phải xác định đầy đủ, chính xác và được đánh giá trung thực, chính xác, theo qui định;

  • Các điều kiện vật chất và tinh thần (tiền lương, các chế độ chính sách, kỷ luật, khen thưởng, điều kiện vui chơi, giải trí…) của người lao động phải được xác định, kiểm tra đầy đủ, chính xác và được đánh giá trung thực, chính xác, theo qui định;

  • Sự thỏa mãn của người lao động phải được điều tra, khảo sát theo phương pháp phát phiếu điều tra hoặc phỏng vấn trực tiếp; tiêu chí đánh giá phải tuỳ theo vị trí của người lao động; kết quả điều tra phải được phản ảnh trung thực;

  • Hồ sơ phải được cập nhật và lưu đầy đủ, chính xác về đánh giá môi trường làm việc.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng

  • Đánh giá được sự đáp ứng hay không đáp ứng về điều kiện cơ sở hạ tầng cho người lao động;

  • Xác định được các thông số của môi trường;

  • Kiểm tra đúng các yếu tố trực tiếp gây mất an toàn cho người lao động;

  • Xác định được điều kiện vật chất và tinh thần cho người lao động;

  • Thực hiện được việc điều tra, khảo sát về sự thỏa mãn của người lao động

  • Đánh giá được sự đáp ứng hay không đáp ứng về thông số của môi trường, mức độ an toàn trong sản xuất, điều kiện vật chất và tinh thần cho người lao động, sự thỏa mãn cho người lao động;

  • Cập nhật đầy đủ, chính xác và rõ ràng các thông tin và lưu trữ hồ sơ cẩn thận.

2. Kiến thức

  • Nêu được yêu cầu về cơ sở hạ tầng, thông số của môi trường;

  • Nêu được yêu cầu an toàn, điều kiện vật chất và tinh thần cho người lao động;

  • Trình bày được phương pháp xác định các thông số của môi trường;

  • Trình bày được phương pháp đánh giá các mức độ không an toàn trong sản xuất;

  • Nhận biết được tiêu chí đánh giá sự thỏa mãn của người lao động;

  • Trình bày được phương pháp điều tra khảo sát sự thỏa mãn người lao động;

  • Nhận biết được các thông tin cần lưu hồ sơ.

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Tài liệu về yêu cầu cơ sở hạ tầng cho người lao động;

  • Tài liệu về yêu cầu các thông số của môi trường cho người lao động;

  • Tài liệu về phương pháp xác định các thông số của môi trường;

  • Tài liệu về yêu cầu an toàn cho người lao động cho người lao động;

  • Tài liệu về phương pháp đánh giá mức độ không an toàn trong sản xuất;

  • Tài liệu về yêu cầu điều kiện vật chất và tinh thần cho người lao động cho người lao động;

  • Hồ sơ điều tra khảo sát, phiếu điều tra khảo sát, sổ ghi chép;

  • Hồ sơ lưu trữ về việc đánh giá môi trường làm việc.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Điều kiện cơ sở hạ tầng được đánh giá trung thực, chính xác và theo qui định.

Theo dõi và kiểm tra hồ sơ lưu trữ.

  • Các thông số của môi trường được xác định và đánh giá đầy đủ, chính xác, trung thực, theo qui định.

Theo dõi và kiểm tra hồ sơ lưu trữ.

  • Các yếu tố trực tiếp gây mất an toàn cho người lao động phải xác định và được đánh giá đầy đủ, trung thực, chính xác, theo qui định.

Theo dõi và kiểm tra hồ sơ lưu trữ.

  • Các điều kiện vật chất và tinh thần của người lao động phải được xác định, kiểm tra và được đánh giá trung thực, chính xác, theo qui định.

Theo dõi và kiểm tra hồ sơ lưu trữ.

  • Sự thỏa mãn của người lao động phải được điều tra, khảo sát; kết quả điều tra phải được phản ảnh trung thực.

Theo dõi và kiểm tra hồ sơ lưu trữ.

  • Hồ sơ phải được cập nhật và lưu đầy đủ, chính xác về đánh giá quá trình và kết quả sản xuất.

Kiểm tra các thông tin hồ sơ lưu trữ.

  • Kỹ năng xác định thông số của môi trường, đánh giá môi trường làm việc, lưu trữ hồ sơ thành thạo.

Theo dõi quá trình thực hiện và kiểm tra hồ sơ lưu trữ.


TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Tên công việc: Trang bị, mang mặc bảo hộ lao động

Mã số công việc: X1
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Trang bị, mang mặc bảo hộ lao động theo tính chất và điều kiện thực hiện công việc của người sử dụng. Các bước chính thực hiện công việc gồm: Lựa chọn, mang mặc, tháo dỡ và vệ sinh, sắp xếp các vật dụng bảo hộ lao động cá nhân.



II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Vật dụng bảo hộ lao động cá nhân được lựa chọn đầy đủ, phù hợp với tính chất và điều kiện thực hiện công việc;

  • Vật dụng bảo hộ lao động được kiểm tra và chuẩn bị để đảm bảo ở tình trạng sẵn sàng sử dụng;

  • Vật dụng bảo hộ lao động sau khi mang mặc phải đảm bảo an toàn tối đa và không gây khó khăn cho người sử dụng trong quá trình thực hiện công việc;

  • Vật dụng bảo hộ lao động được tháo dỡ đúng cách đảm bảo không bị hư hại và không dây bẩn hóa chất từ đồ bảo hộ lên cơ thể;

  • Vật dụng bảo hộ lao động được vệ sinh sạch sẽ và đúng cách sau khi tháo dỡ;

  • Vật dụng bảo hộ lao động được kiểm tra tình trạng hoạt động sau khi vệ sinh và được loại bỏ nếu không đạt yêu cầu;

  • Vật dụng bảo hộ lao động được sắp xếp đúng qui định.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng

  • Lựa chọn đầy đủ số lượng, chủng loại vật dụng bảo hộ lao động theo tính chất và điều kiện thực hiện công việc;

  • Kiểm tra và phát hiện nhanh những bất thường của vật dụng bảo hộ trước khi mang mặc và sau khi vệ sinh;

  • Mang mặc bảo hộ lao động đúng thứ tự, qui trình, theo yêu cầu sử dụng;

  • Tháo dỡ bảo hộ lao động đúng cách và thành thạo;

  • Vệ sinh bảo hộ lao động thành thạo.

2. Kiến thức

  • Trình bày được các bước mang mặc trang bị bảo hộ lao động cá nhân;

  • Mô tả được qui trình mang mặc, tháo dỡ và vệ sinh bảo hộ lao động;

  • Giải thích được nguyên tắc lựa chọn vật dụng bảo hộ lao động cá nhân;

  • Vận dụng được tính chất của vật liệu bảo hộ lao động, các tính chất và điều kiện thực hiện công việc để lựa chọn vật dụng bảo hộ phù hợp;

  • Giải thích được nguyên tắc và phương pháp vệ sinh trang bị bảo hộ lao động cá nhân, kiểm tra tình trạng bảo hộ lao động cá nhân;

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Mặt nạ phòng độc, bình dưỡng khí;

  • Kính bảo vệ mắt, mặt;

  • Quần áo bảo hộ lao động, găng tay, tạp dề, ủng;

  • Các dụng cụ, hóa chất để vệ sinh vật dụng bảo hộ lao động;

  • Các dụng cụ để kiểm tra tình trạng hoạt động của vật dụng bảo hộ.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Vật dụng bảo hộ lao động cá nhân được lựa chọn đầy đủ, phù hợp với tính chất và điều kiện thực hiện công việc.

Quan sát trực tiếp người thực hiện, so sánh và đối chiếu với tính chất và điều kiện thực hiện công việc.

  • Vật dụng bảo hộ lao động được kiểm tra và chuẩn bị để đảm bảo ở tình trạng sẵn sàng sử dụng.

Quan sát trực tiếp người thực hiện, kiểm tra trực tiếp vật dụng bảo hộ.

  • Vật dụng bảo hộ lao động được mang mặc theo đúng thứ tự, quy trình.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.


  • Vật dụng bảo hộ lao động sau khi mang mặc phải đảm bảo an toàn tối đa và không gây khó khăn cho người sử dụng trong quá trình thực hiện công việc.

Kiểm tra trực tiếp vật dụng bảo hộ sau khi người thực hiện đã mang mặc.

  • Vật dụng bảo hộ lao động được tháo dỡ đúng cách đảm bảo không bị hư hại và không dây bẩn hóa chất từ đồ bảo hộ lên cơ thể.

Quan sát người thực hiện và kiểm tra trực tiếp vật dụng bảo hộ.

  • Vật dụng bảo hộ lao động được vệ sinh sạch sẽ và đúng cách sau khi tháo dỡ.

Quan sát trực tiếp người thực hiện, kiểm tra vật dụng bảo hộ sau khi vệ sinh.

  • Vật dụng bảo hộ lao động được kiểm tra tình trạng hoạt động sau khi vệ sinh và được loại bỏ nếu không đạt yêu cầu.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Thao tác kiểm tra tình trạng hoạt động, mang mặc, tháo dỡ và vệ sinh vật dụng bảo hộ lao động thành thạo.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Vật dụng bảo hộ lao động được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, đúng nơi quy định.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.


TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Tên công việc: Sơ cứu người bị tai nạn lao động

Mã số công việc: X2
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Sơ cứu người bị tai nạn lao động trong các trường hợp tai nạn khác nhau. Các bước chính thực hiện công việc gồm: Xác định sơ bộ nguyên nhân, tách nguồn gây tai nạn ra khỏi nạn nhân, sơ cứu và chuyển nạn nhân sang bộ phận y tế.



II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Nguyên nhân sơ bộ của tai nạn lao động được xác định nhanh và chính xác

  • Nguồn gây tai nạn được tách nhanh chóng ra khỏi nạn nhân;

  • Nạn nhân được đưa nhanh chóng ra khỏi nơi nguy hiểm mà không gây nguy hiểm đến bản thân người cứu;

  • Nạn nhân được sơ cứu bằng các biện pháp phù hợp với tình trạng sức khỏe, với từng loại tai nạn lao động cụ thể và có hiệu quả cao;

  • Nạn nhân không bị nặng thêm các thương tích trong quá trình tách khỏi nguồn gây tai nạn và sơ cứu;

  • Nạn nhân được chuyển nhanh chóng sang bộ phận y tế sau khi sơ cứu và quá trình di chuyển không làm nặng thêm thương tích.


tải về 5.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   54   55   56   57   58   59   60   61   62




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương