TÊn nghề: kiểm nghiệm chất lưỢng lưƠng thực thực phẩM


TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC



tải về 5.05 Mb.
trang12/62
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích5.05 Mb.
#1549
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   62

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Tên công việc: Xác định hàm lượng tro toàn phần

Mã số công việc: E3
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Xác định hàm lượng tro toàn phần của các thực phẩm bằng phương pháp khối lượng. Các bước chính thực hiện công việc gồm: Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, hóa chất; chuẩn bị mẫu; nung mẫu; cân khối lượng tro thu được và tính kết quả hàm lượng tro toàn phần.



II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Khối lượng mẫu cân phù hợp với từng loại thực phẩm;

  • Sai số khối lượng khi cân mẫu không vượt quá 0,001g;

  • Mẫu được tro hóa hoàn toàn;

  • Mẫu được nung ở chế độ nung phù hợp đến khi đạt khối lượng không đổi

  • Sai số giữa hai lần cân tro liên tiếp không lệch quá 0,001g;

  • Hàm lượng tro toàn phần được xác định chính xác, kết quả của phép thử là trung bình cộng của các lần thử nghiệm, sai lệch kết quả giữa hai lần thử nghiệm song song không vượt quá giới hạn lặp lại của phương pháp;

  • Kết quả phân tích được ghi chính xác vào phiếu ghi kết quả và sổ lưu.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng

  • Vệ sinh thiết bị, dụng cụ thành thạo;

  • Lựa chọn đầy đủ số lượng, chủng loại hóa chất đúng theo yêu cầu;

  • Nghiền mẫu đúng qui định đối với từng loại sản phẩm;

  • Cô cạn hoặc tro hóa mẫu đúng qui định;

  • Vận hành thành thạo cân phân tích, máy nghiền, tủ sấy, lò nung;

  • Sử dụng thành thạo bếp cách thủy, bếp điện, bình hút ẩm;

  • Nung mẫu ở chế độ nung phù hợp với từng loại thực phẩm;

  • Tính toán kết quả và xử lý kết quả chính xác;

  • Thực hiện đúng các biện pháp bảo hộ lao động khi làm việc với hóa chất, thiết bị.

2. Kiến thức

  • Trình bày được trình tự các bước xác định hàm lượng tro toàn phần;

  • Mô tả được qui trình vận hành và cách sử dụng lò nung, tủ sấy, máy nghiền, cân phân tích, bếp cách thủy, bếp điện, bình hút ẩm;

  • Lựa chọn phương pháp chuẩn bị mẫu phù hợp với tính chất cơ lý của từng loại thực phẩm;

  • Lựa chọn được chế độ nung phù hợp với từng loại thực phẩm;

  • Vận dụng nguyên tắc nung đến khi đạt khối lượng không đổi vào việc nung mẫu;

  • Giải thích được các hiện tượng bất thường có thể xảy ra và đề xuất được các biện pháp xử lý phù hợp trong quá trình phân tích.

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Lò nung, tủ sấy, cân phân tích, máy nghiền, bếp điện, bếp cách thủy, tủ hút;

  • Bình hút ẩm, chén nung có nắp, kẹp an toàn, găng tay, kính bảo hộ, HNO3 đậm đặc;

  • Tài liệu kỹ thuật xác định hàm lượng tro toàn phần;

  • Phiếu ghi kết quả phân tích và sổ lưu.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Khối lượng mẫu cân phù hợp với từng loại thực phẩm.

Đối chiếu với tài liệu kỹ thuật.

  • Hàm lượng tro toàn phần được xác định theo đúng qui trình.

Theo dõi quá trình thực hiện.

  • Thiết bị, dụng cụ, hóa chất được chuẩn bị đủ và đúng theo yêu cầu của phương pháp phân tích ngay từ đầu.

So sánh, đối chiếu với tài liệu kỹ thuật.


  • Mẫu được chuẩn bị phù hợp với từng loại thực phẩm.

Quan sát trực tiếp người thực hiện, đối chiếu tài liệu kỹ thuật.

  • Sai số khối lượng khi cân mẫu không vượt quá 0,001g.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Mẫu được tro hóa hoàn toàn.

Kiểm tra mẫu tro thu được sau khi nung.

  • Mẫu được nung ở chế độ nung phù hợp đến khi đạt khối lượng không đổi.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Sai số giữa hai lần cân tro liên tiếp không lệch quá 0,001g.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Hàm lượng tro toàn phần được xác định chính xác, kết quả của phép thử là trung bình cộng của các lần thử nghiệm, sai lệch kết quả giữa hai lần thử nghiệm song song không vượt quá giới hạn lặp lại của phương pháp.

Kiểm tra công thức và kết quả tính toán, đối chiếu tài liệu kỹ thuật.


  • Thao tác vận hành lò nung, tủ sấy, máy nghiền, cân phân tích chuẩn xác.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Kết quả phân tích được ghi chính xác vào phiếu ghi kết quả và sổ lưu.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Tên công việc: Xác định hàm lượng tro không tan trong HCl

Mã số công việc: E4
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Xác định hàm lượng tro không tan trong HCl bằng phương pháp khối lượng. Các bước chính thực hiện công việc gồm: Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, hóa chất; chuẩn bị mẫu; nung mẫu; xử lý với HCl; nung mẫu; cân khối lượng tro thu được và tính kết quả hàm lượng tro không tan trong HCl.



II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Khối lượng mẫu cân phù hợp với từng loại thực phẩm;

  • Sai số khối lượng khi cân mẫu không vượt quá 0,001g;

  • Mẫu được tro hóa hoàn toàn ở chế độ nung phù hợp đến khi đạt khối lượng không đổi theo qui định;

  • Tro thu được phải xử lý với HCl theo đúng qui định (HCl 10%, nhiệt độ sôi, 30 phút);

  • Phần tro không tan trong HCl được lọc trên giấy lọc không tro và rửa cho đến khi không còn ion Cl- ( thử bằng dung dịch AgNO3 10%); tro không tan không bị thất thoát trong quá trình lọc, rửa;

  • Giấy lọc chứa tro không tan được cho vào chén nung đã sử dụng và nung ở chế độ phù hợp đến khi đạt khối lượng không đổi theo qui định;

  • Sai số giữa hai lần cân tro liên tiếp không lệch quá 0,001g;

  • Hàm lượng tro không tan trong HCl được xác định chính xác, kết quả của phép thử là trung bình cộng của các lần thử nghiệm, sai lệch kết quả giữa hai lần thử nghiệm song song không vượt quá giới hạn lặp lại của phương pháp;

  • Kết quả phân tích được ghi chính xác vào phiếu ghi kết quả và sổ lưu.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng

  • Vệ sinh thiết bị, dụng cụ theo đúng phương pháp và yêu cầu của phương pháp phân tích;

  • Lựa chọn đầy đủ số lượng, chủng loại hóa chất đúng theo yêu cầu của phương pháp phân tích;

  • Nghiền mẫu đúng qui định đối với từng loại sản phẩm;

  • Cô cạn hoặc tro hóa mẫu đúng qui định;

  • Thực hiện việc hòa tan tro trong HCl, gạn lọc, rửa tro đảm bảo chuẩn xác;

  • Vận hành thành thạo cân phân tích, máy nghiền, tủ sấy, lò nung;

  • Sử dụng thành thạo bếp cách thủy, bếp điện, bình hút ẩm;

  • Nung mẫu và nung giấy lọc chứa tro ở chế độ nung phù hợp với từng loại thực phẩm;

  • Tính toán kết quả và xử lý kết quả chính xác;

  • Thực hiện đúng các biện pháp bảo hộ lao động khi làm việc với hóa chất, thiết bị.

2. Kiến thức

  • Trình bày được trình tự các bước xác định hàm lượng tro không tan trong HCl;

  • Mô tả được qui trình vận hành và cách sử dụng lò nung, tủ sấy, máy nghiền, cân phân tích, bêp cách thủy, bếp điện, bình hút ẩm;

  • Lựa chọn phương pháp chuẩn bị mẫu phù hợp với tính chất cơ lý của từng loại thực phẩm;

  • Lựa chọn được chế độ nung phù hợp với từng loại thực phẩm;

  • Vận dụng nguyên tắc nung đến khi đạt khối lượng không đổi vào việc nung mẫu và nung giấy lọc chứa tro;

  • Trình bày được nguyên tắc, phương pháp lọc, rửa tro theo đúng yêu cầu của phương pháp phân tích;

  • Nhận biết đúng dấu hiệu cho biết tro đã được rửa sạch hết Clo;

  • Giải thích được các hiện tượng bất thường có thể xảy ra và đề xuất được các biện pháp xử lý phù hợp trong quá trình phân tích.

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Lò nung, tủ sấy, cân phân tích, cối, chày (máy nghiền), bếp điện, bếp cách thủy, bình hút ẩm, chén nung có nắp, bình nón, phễu, giấy lọc không tro;

  • Kẹp an toàn, găng tay, kính bảo hộ, tủ hút;

  • Dung dịch HCl 10%, AgNO3 0,1N, nước cất, HNO3 đậm đặc;

  • Tài liệu kỹ thuật xác định hàm lượng tro không tan trong HCl: TCVN 7765: 2007;

  • Phiếu ghi kết quả phân tích và sổ lưu.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Thiết bị, dụng cụ, hóa chất được chuẩn bị đủ và đúng theo yêu cầu của phương pháp phân tích ngay từ đầu.

So sánh, đối chiếu với tài liệu kỹ thuật.


  • Hàm lượng tro không tan trong HCl được xác định theo đúng qui trình.

Theo dõi quá trình thực hiện.

  • Khối lượng mẫu cân phù hợp với từng loại thực phẩm; sai số khối lượng không vượt quá 0,001g

Đối chiếu với tài liệu kỹ thuật Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Mẫu được tro hóa hoàn toàn ở chế độ nung phù hợp đến khi đạt khối lượng. không đổi theo qui định.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Tro thu được phải xử lý với HCl theo đúng qui định (HCl 10%, nhiệt độ sôi, 30 phút).

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Phần tro không tan trong HCl được lọc trên giấy lọc không tro và rửa cho đến khi không còn ion Cl- ( thử bằng dung dịch AgNO3 10%); tro không tan không bị thất thoát trong quá trình lọc, rửa.

Quan sát trực tiếp người thực hiện, kiểm tra kết quả thử ion Cl-

  • Giấy lọc chứa tro không tan được cho vào chén nung đã sử dụng và nung ở chế độ phù hợp đến khi đạt khối lượng không đổi theo qui định.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.


  • Sai số giữa hai lần cân tro liên tiếp không lệch quá 0,001g.

Quan sát trực tiếp người thực hiện

  • Hàm lượng tro không tan trong HCl được xác định chính xác, kết quả của phép thử là trung bình cộng của các lần thử nghiệm, sai lệch kết quả giữa hai lần thử nghiệm song song không vượt quá giới hạn lặp lại của phương pháp.

Kiểm tra công thức và kết quả tính toán, đối chiếu tài liệu kỹ thuật.


  • Kết quả phân tích được ghi chính xác vào phiếu ghi kết quả và sổ lưu.

Quan sát trực tiếp người thực hiện, kiểm tra phiếu và sổ lưu.

  • Thao tác vận hành lò nung, tủ sấy, máy nghiền, cân phân tích chuẩn xác.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Thao tác xử lý tro với HCl, lọc, rửa tro không tan trong HCl, thử ion Cl- của nước rửa thành thạo.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.


TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Tên công việc: Xác định hàm lượng lipid (phương pháp Soxhlet)

Mã số công việc: E5
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Xác định hàm lượng lipid của LTTP bằng phương pháp Soxhlet. Các bước chính thực hiện công việc gồm: Chuẩn bị dụng cụ; thiết bị; chuẩn bị dung môi; chuẩn bị mẫu; chiết lipid bằng dung môi; sấy; cân khối lượng lipid thu được; tính kết quả.



II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Mẫu phải có kích thước và khối lượng phù hợp với từng loại thực phẩm;

  • Sai số khối lượng khi cân mẫu không vượt quá 0,001g;

  • Thiết bị Soxhlet lắp ráp đúng qui định, đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện;

  • Lượng lipid trong mẫu không bị oxi hóa và được chiết hoàn toàn ở chế độ phù hợp (thử lipid để ngừng quá trình chiết đúng lúc);

  • Lipid thu được phải sấy ở chế độ phù hợp (1050C, 1h) đến khối lượng không đổi theo qui định;

  • Sai số giữa hai lần cân lipid sau khi sấy không lệch quá 0,001g;

  • Hàm lượng lipid được xác định chính xác; kết quả của phép thử là trung bình cộng của các lần thử nghiệm, sai lệch kết quả giữa hai lần thử nghiệm song song không vượt quá giới hạn lặp lại của phương pháp;

  • Kết quả phân tích được ghi chính xác vào phiếu ghi kết quả và sổ lưu;

  • Quá trình thực hiện đảm bảo an toàn.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng

  • Vệ sinh thiết bị, dụng cụ theo đúng phương pháp và yêu cầu của phương pháp phân tích;

  • Lựa chọn đầy đủ số lượng, chủng loại dụng cụ và hóa chất đúng theo yêu cầu của phương pháp phân tích;

  • Nghiền mẫu đúng qui định đối với từng loại sản phẩm;

  • Gói mẫu và đặt mẫu vào thiết bị Soxhlet đúng qui định;

  • Lắp đặt và vận hành thành thạo thiết bị Soxhlet;

  • Vận hành và sử dụng thành thạo cân phân tích, tủ sấy, bình hút ẩm

  • Thử lipid để ngừng quá trình chiết đúng lúc;

  • Thu hồi dung môi theo qui định của phương pháp;

  • Sấy lipid ở chế độ sấy phù hợp;

  • Tính toán kết quả theo đúng công thức, xử lý kết quả chính xác;

  • Thực hiện đúng các biện pháp bảo hộ lao động khi làm việc với hóa chất, thiết bị.

2. Kiến thức

  • Trình bày được nguyên lý và các bước tiến hành xác định hàm lượng lipid bằng phương pháp Soxhlet;

  • Mô tả được qui trình vận hành và cách sử dụng tủ sấy, máy nghiền, cân phân tích, bình hút ẩm;

  • Trình bày được cách lắp đặt và nguyên tắc hoạt động của bộ chiết Soxhlet;

  • Lựa chọn phương pháp chuẩn bị mẫu, loại dung môi phù hợp với từng loại thực phẩm;

  • Lựa chọn chế độ chiết và sấy phải phù hợp với từng loại thực phẩm;

  • Mô tả được cách gói mẫu, vị trí đặt mẫu và chứa dung môi;

  • Trình bày được dấu hiệu nhận biết lipid còn hay hết trong mẫu, các yếu tố làm lipid bị oxi hóa và cách phòng ngừa;

  • Vận dụng nguyên tắc sấy đến khi đạt khối lượng không đổi vào việc sấy lipid;

  • Giải thích được các hiện tượng bất thường có thể xảy ra và đề xuất được các biện pháp xử lý phù hợp trong quá trình phân tích.

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Cối chày sứ, cốc thủy tinh, mặt kính đồng hồ, bình hút ẩm, giấy lọc, ống giấy xốp, kẹp an toàn;

  • Dietyl ete khan (petroleum ete, cacbon tetraclorua);

  • Thiết bị Soxhlet, bếp điện, cân phân tích, bếp cách thủy, máy nghiền;

  • Tài liệu kỹ thuật về xác định lipid theo phương pháp Soxhlet;

  • Phiếu ghi kết quả phân tích và sổ nhật ký.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Hàm lượng lipid được xác định theo đúng qui trình.

Theo dõi quá trình thực hiện.

  • Thiết bị, dụng cụ, hóa chất được chuẩn bị đủ và đúng theo yêu cầu của phương pháp phân tích ngay từ đầu.

So sánh, đối chiếu với tài liệu kỹ thuật.


  • Mẫu phải phải có kích thước, khối lượng, được gói và đặt vào vị trí đúng qui định.

Quan sát trực tiếp người thực hiện, đối chiếu tài liệu kỹ thuật.

  • Sai số khối lượng khi cân mẫu không vượt quá 0,001g.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Thiết bị Soxhlet lắp ráp đúng qui định, đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Thể tích dung môi cho vào bình cầu của máy chiết phù hợp.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Nước làm lạnh chảy vào ống sinh hàn đúng qui định. Các khớp nối phải được bôi vaselin cẩn thận.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Lượng lipid trong mẫu không bị oxi hóa và được chiết hoàn toàn ở chế độ phù hợp (thử lipid để ngừng quá trình chiết đúng lúc).

Quan sát trực tiếp người thực hiện, đối chiếu tài liệu kỹ thuật và kiểm tra kết quả thử lipid.

  • Lipid thu được phải sấy ở chế độ phù hợp (1050C, 1h) đến khối lượng không đổi theo qui định.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Sai số giữa hai lần cân lipid sau khi sấy không lệch quá 0,001g.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Hàm lượng lipid được xác định chính xác; kết quả của phép thử là trung bình cộng của các lần thử nghiệm, sai lệch kết quả giữa hai lần thử nghiệm song song không vượt quá giới hạn lặp lại của phương pháp.

Kiểm tra công thức và kết quả tính toán, đối chiếu tài liệu kỹ thuật.


  • Kết quả phân tích được ghi chính xác vào phiếu ghi kết quả và sổ lưu.

Quan sát trực tiếp người thực hiện, kiểm tra phiếu và sổ lưu.

  • Thao tác vận hành bộ soxhlet, tủ sấy, máy nghiền, cân phân tích chuẩn xác.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Thao tác gói mẫu, thử lipit, thu hồi dung môi, làm bay hơi dung môi thành thạo.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.



tải về 5.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   62




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương