TÊn nghề: kiểm nghiệm chất lưỢng lưƠng thực thực phẩM


TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC



tải về 5.05 Mb.
trang10/62
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích5.05 Mb.
#1549
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   62

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Tên công việc: Đánh giá tổng quan bao bì sản phẩm

Mã số công việc: D1
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Kiểm tra và đánh giá nhãn mác, tình trạng bên ngoài, độ kín và tình trạng bên trong của bao bì sản phẩm bằng phương pháp cảm quan. Các bước chính thực hiện công việc gồm: Kiểm tra dụng cụ, sản phẩm; kiểm tra nhãn mác, tình trạng bên ngoài, độ kín, tình trạng bên trong của bao bì sản phẩm; kết luận và ghi vào phiếu đánh giá.



II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Màu sắc, hình ảnh của bao bì phải được kiểm tra đối chiếu với logo;

  • Thông tin ghi trên nhãn, mức độ biến dạng của hộp, phồng hộp, tình trạng mí ghép, nắp hộp phải được kiểm tra đầy đủ theo qui định;

  • Độ kín của bao bì được kiểm tra theo qui định;

  • Tình trạng bên trong của bao bì được kiểm tra theo qui định;

  • Kết quả kiểm tra bao bì phải được so sánh, đối chiếu với tiêu chuẩn và được kết luận đúng;

  • Kết quả đánh giá tổng quan bao bì sản phẩm được ghi đầy đủ vào phiếu đánh giá, sổ lưu.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng

  • Kiểm tra làm sạch, làm khô bao gói mẫu sản phẩm thành thạo;

  • Quan sát và so sánh được màu sắc, hình ảnh của nhãn mác bao bì với logo;

  • Kiểm tra nắp hộp, lớp vecni, độ kín bao bì thành thạo;

  • Nhận biết được mức độ biến dạng bao bì, phồng hộp;

  • Kiểm tra được vị trí ghép mí, nắp hộp;

  • Quan sát, mô tả, đối chiếu với tiêu chuẩn về tổng quan bao bì;

  • Đánh giá đúng về tổng quan bao bì của sản phẩm;

  • Thực hiện đúng các qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm và các yêu cầu khi đánh giá cảm quan.

2. Kiến thức

  • Áp dụng được các qui định về an toàn thực phẩm và các yêu cầu khi đánh giá cảm quan sản phẩm;

  • Trình bày được trình tự các bước đánh giá tổng quan bao bì sản phẩm;

  • Mô tả được cách kiểm tra, vệ sinh dụng cụ và bao gói mẫu sản phẩm;

  • Trình bày được nội dung ghi nhãn bắt buộc và cách nhận biết mức độ biến dạng bao bì của sản phẩm;

  • Mô tả được cách xác định độ kín, mức độ biến dạng, tình trạng bên trong của bao bì;

  • Nêu được các tiêu chuẩn về tổng quan bao bì.

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Mẫu sản phẩm, mẫu chuẩn, nước sôi, nhiệt kế, đồng hồ bấm giây;

  • Kẹp gắp, khay tráng men trắng, chậu nhựa, khăn lau, kéo

  • Dụng cụ mở (khui) bao gói, bóc nhãn hiệu, ly thử;

  • Tiêu chuẩn bao bì sản phẩm, qui chế ghi nhãn hàng hóa thực phẩm;

  • Qui định chất phụ gia, chất bảo quản, phiếu đánh giá, sổ lưu.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Tổng quan bao bì được đánh giá theo đúng qui trình.

Theo dõi quá trình thực hiện.

  • Dụng cụ và các bao gói đơn vị sản phẩm thử được kiểm tra đầy đủ, sạch, khô.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Màu sắc, hình ảnh của bao bì phải được kiểm tra đối chiếu với logo.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Thông tin ghi trên nhãn, mức độ biến dạng của hộp, phồng hộp, tình trạng mí ghép, nắp hộp phải được kiểm tra đầy đủ theo qui định.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Độ kín của bao bì được kiểm tra theo qui định.

Quan sát trực tiếp người thực hiện, đối chiếu tài liệu kỹ thuật

  • Tình trạng bên trong của bao bì được kiểm tra theo qui định.

Quan sát trực tiếp người thực hiện, đối chiếu tài liệu kỹ thuật.

  • Kết quả kiểm tra bao bì phải được so sánh, đối chiếu với tiêu chuẩn và được kết luận đúng.

Quan sát trực tiếp người thực hiện, kiểm tra kết quả.

  • Kết quả đánh giá tổng quan bao bì sản phẩm được ghi đầy đủ vào phiếu đánh giá, sổ lưu.

Quan sát trực tiếp người thực hiện, kiểm tra phiếu và sổ lưu.

  • Thao tác kiểm tra độ kín, mức độ biến dạng, tình trạng bên trong của bao bì thành thạo.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Tên công việc: Đánh giá trạng thái sản phẩm

Mã số công việc: D2
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Kiểm tra và đánh giá trạng thái bên ngoài, bên trong của sản phẩm bằng phương pháp cảm quan. Các bước chính thực hiện công việc gồm: Kiểm tra dụng cụ, sản phẩm; mở bao gói sản phẩm; cho (rót) sản phẩm vào dụng cụ thử; kiểm tra trạng thái bên ngoài, trạng thái bên trong sản phẩm; kết luận và ghi vào phiếu đánh giá.



II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Sản phẩm phải được chuẩn bị theo yêu cầu để đánh giá trạng thái;

  • Bao bì sản phẩm phải được mở đúng qui định với từng loại sản phẩm;

  • Sản phẩm được cho (rót) vào dụng cụ thử đúng qui định với khối lượng hay thể tích phù hợp tùy từng loại sản phẩm;

  • Mẫu phải đảm bảo nguyên vẹn;

  • Trạng thái bên ngoài sản phẩm (hình dạng, kích thước của sản phẩm, bề mặt, vân hoa, khuyết tật, độ đồng đều, khô, mịn, độ bọc kín của nhân, mức độ chảy nước, dính giấy …) phải được kiểm tra đầy đủ theo qui định;

  • Trạng thái bên trong sản phẩm (độ giòn, xốp, cứng, dai xốp, độ đồng nhất, độ mịn …) phải được kiểm tra đầy đủ theo qui định;

  • Trạng thái sản phẩm phải được so sánh đúng với tiêu chuẩn hay mẫu chuẩn và được kết luận đúng;

  • Kết quả đánh giá trạng thái sản phẩm được ghi chính xác vào phiếu đánh giá và sổ lưu.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng

  • Thao tác kiểm tra điều kiện vệ sinh các dụng cụ, bao bì thành thạo;

  • Thao tác mở bao bì, đổ sản phẩm ra dụng cụ thử thành thạo;

  • Quan sát và mô tả trạng thái bên trong, bên ngoài của sản phẩm thành thạo;

  • So sánh, đối chiếu trạng thái sản phẩm với tiêu chuẩn thành thạo;

  • Ghi chính xác vào phiếu đánh giá và sổ lưu.

2. Kiến thức

  • Áp dụng được các qui định về an toàn thực phẩm và yêu cầu khi đánh giá cảm quan sản phẩm;

  • Trình bày được trình tự các bước đánh giá trạng thái sản phẩm;

  • Mô tả được cách vệ sinh dụng cụ và bao gói mẫu sản phẩm, cách mở và đổ sản phẩm ra dụng cụ thử;

  • Mô tả được cách đánh giá trạng thái bên ngoài, bên trong của các sản phẩm;

  • Nêu được các tiêu chuẩn về trạng thái của sản phẩm.

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Mẫu, mẫu chuẩn hay hình ảnh về trạng thái chuẩn của sản phẩm;

  • Khay tráng men trắng, dĩa sứ trắng, ly thử, kẹp gắp, khăn lau, kéo;

  • Dụng cụ mở (khui) bao gói, hộp petri hoặc túi PE 10 x 20cm;

  • Tiêu chuẩn Việt Nam về đánh giá trạng thái của sản phẩm;

  • Phiếu đánh giá và sổ lưu.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Trạng thái sản phẩm được đánh giá đúng qui trình.

Theo dõi quá trình thực hiện.

  • Sản phẩm phải được chuẩn bị theo yêu cầu để đánh giá trạng thái.

Kiểm tra trực tiếp sản phẩm.

  • Bao bì sản phẩm phải được mở đúng qui định với từng loại sản phẩm.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Sản phẩm được cho (rót) vào dụng cụ thử đúng qui định với khối lượng hay thể tích phù hợp tùy từng loại sản phẩm.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Mẫu phải đảm bảo nguyên vẹn.

Kiểm tra trực tiếp mẫu.

  • Trạng thái bên ngoài sản phẩm (hình dạng, kích thước của sản phẩm, bề mặt, vân hoa, khuyết tật, độ đồng đều, khô, mịn, độ bọc kín của nhân, mức độ chảy nước, dính giấy…) phải được kiểm tra đầy đủ theo qui định.

Quan sát trực tiếp người thực hiện, đối chiếu tài liệu kỹ thuật.

  • Trạng thái bên trong sản phẩm (độ giòn, xốp, cứng, dai xốp, độ đồng nhất, độ mịn…) phải được kiểm tra đầy đủ theo qui định.

Quan sát trực tiếp người thực hiện, đối chiếu tài liệu kỹ thuật.

  • Trạng thái sản phẩm phải được so sánh đúng với tiêu chuẩn hay mẫu chuẩn và được kết luận đúng.

Quan sát trực tiếp người thực hiện

Đối chiếu với tài liệu kỹ thuật.



  • Kết quả đánh giá trạng thái sản phẩm được ghi chính xác vào phiếu đánh giá và sổ lưu.

Kiểm tra phiếu đánh giá, sổ lưu.

  • Thao tác mở bao gói, đánh giá trạng thái bên ngoài, bên trong thành thạo.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Tên công việc: Đánh giá màu sắc sản phẩm

Mã số công việc: D3
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Đánh giá màu sắc của sản phẩm bằng phương pháp cảm quan. Các bước chính thực hiện công việc gồm: Kiểm tra dụng cụ, sản phẩm; mở bao bì sản phẩm; cho (rót) sản phẩm vào dụng cụ thử; quan sát và mô tả màu sắc; ghi kết quả vào phiếu đánh giá



II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Sản phẩm phải được chuẩn bị theo yêu cầu để đánh giá màu sắc;

  • Màu sắc sản phẩm phải được quan sát dưới ánh sáng tự nhiên trên nền trắng;

  • Dụng cụ chứa sản phẩm phải theo qui định với khối lượng hay thể tích phù hợp tùy từng loại sản phẩm;

  • Màu sắc của sản phẩm được kiểm tra đầy đủ theo phương pháp đánh giá của từng loại sản phẩm (màu chung của sản phẩm khi đổ ra khay, màu của từng sản phẩm, màu sản phẩm chứa trong ly, chai thủy tinh và cường độ màu của sản phẩm …);

  • Màu sắc sản phẩm phải được so sánh, đối chiếu với tiêu chuẩn hay mẫu chuẩn và được kết luận đúng;

  • Kết quả đánh giá màu sắc sản phẩm phải được ghi chính xác vào phiếu kết quả và sổ lưu.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng

  • Thao tác kiểm tra điều kiện vệ sinh các dụng cụ, bao bì sản phẩm thành thạo;

  • Thao tác mở bao bì, đổ sản phẩm ra dụng cụ thử thành thạo;

  • Thao tác lấy khối lượng hay thể tích sản phẩm chính xác;

  • Quan sát và mô tả màu sắc của sản phẩm thành thạo đúng với yêu cầu của phương pháp phân tích;

  • So sánh, đối chiếu màu của sản phẩm với tiêu chuẩn hay mẫu chuẩn thành thạo;

  • Ghi chính xác vào phiếu đánh giá và sổ lưu.

2. Kiến thức

  • Áp dụng được các qui định về an toàn thực phẩm và yêu cầu khi đánh giá cảm quan sản phẩm;

  • Trình bày được trình tự các bước đánh giá màu sắc sản phẩm;

  • Mô tả được cách kiểm tra dụng cụ và bao bì mẫu sản phẩm, cách mở và đổ sản phẩm ra dụng cụ thử;

  • Nêu được các tiêu chuẩn về màu sắc của sản phẩm;

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Mẫu sản phẩm, mẫu chuẩn hay hình ảnh về trạng thái chuẩn của sản phẩm;

  • Khay tráng men trắng, dĩa sứ trắng, ly, chai thủy tinh trong suốt, không màu, kẹp gắp, khăn lau, kéo, dụng cụ mở bao bì, hộp petri hoặc túi PE 10 x 20cm;

  • Tiêu chuẩn Việt Nam về đánh giá màu sắc của sản phẩm;

  • Phiếu ghi đánh giá và sổ lưu.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Trạng thái sản phẩm được đánh giá theo đúng qui trình.

Theo dõi quá trình thực hiện.

  • Các điều kiện vệ sinh dụng cụ, bao bì được kiểm tra thành thạo.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Sản phẩm phải được chuẩn bị theo yêu cầu để đánh giá màu sắc.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Màu sắc sản phẩm phải được quan sát dưới ánh sáng tự nhiên trên nền trắng.

Theo dõi quá trình thực hiện.

  • Dụng cụ chứa sản phẩm phải theo qui định với khối lượng hay thể tích phù hợp tùy từng loại sản phẩm.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Màu sắc của sản phẩm được kiểm tra đầy đủ theo phương pháp đánh giá của từng loại sản phẩm (màu chung của sản phẩm khi đổ ra khay, màu của từng sản phẩm, màu sản phẩm chứa trong ly, chai thủy tinh và cường độ màu của sản phẩm …).

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Màu sắc sản phẩm phải được so sánh, đối chiếu với tiêu chuẩn hay mẫu chuẩn và được kết luận đúng.

Quan sát trực tiếp người thực hiện

Đối chiếu với tài liệu kỹ thuật.



  • Kết quả đánh giá màu sắc sản phẩm phải được ghi chính xác vào phiếu kết quả và sổ lưu.

Kiểm tra phiếu kết quả và sổ lưu.

  • Thao tác mở bao bì, quan sát, mô tả và đối chiếu màu sắc với tiêu chuẩn hay mẫu chuẩn thành thạo.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.



TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Tên công việc: Đánh giá mùi, vị sản phẩm

Mã số công việc: D4

I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Đánh giá mùi, vị sản phẩm bằng phương pháp cảm quan. Các bước chính thực hiện công việc gồm: Kiểm tra dụng cụ, sản phẩm; mở bao bì sản phẩm; đổ (rót) sản phẩm vào dụng cụ thử; thử và đánh giá mùi, vị sản phẩm; kết luận và ghi vào phiếu đánh giá



II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Sản phẩm phải được chuẩn bị theo yêu cầu để đánh giá mùi, vị (bảo quản < 25oC, không làm xáo trộn sản phẩm);

  • Bao bì sản phẩm phải được mở đúng qui định với từng loại sản phẩm;

  • Mùi tổng quan của mẫu phải được đánh giá ngay khi mở bao bì, phải cách mũi khoảng 5cm;

  • Sản phẩm được cho (rót) vào dụng cụ thử đúng qui định với khối lượng hay thể tích phù hợp tùy từng loại sản phẩm;

  • Mùi của sản phẩm phải được phải đánh giá đúng qui định cho từng loại sản phẩm

  • Khứu giác phải được đưa về trạng thái ban đầu (nghỉ khoảng 30 giây hoặc ngửi nước lọc) trước khi ngửi lại lần hai hoặc ngửi qua mẫu khác;

  • Vị của sản phẩm phải được thử và đánh giá theo qui định của từng loại loại sản phẩm;

  • Hậu vị, khả năng lưu vị của mẫu phải được đánh giá đúng (nhổ bỏ mẫu sau khi nếm, được phép nuốt một ít mẫu);

  • Chất thanh vị phải được sử dụng phù hợp khi nếm lại hoặc qua mẫu khác;

  • Mùi, vị sản phẩm phải được so sánh, đối chiếu với tiêu chuẩn hay mẫu chuẩn và được kết luận đúng;

  • Kết quả đánh giá mùi, vị sản phẩm phải được ghi chính xác vào phiếu kết quả và sổ lưu.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng

  • Thao tác kiểm tra điều kiện vệ sinh dụng cụ, bao bì sản phẩm thành thạo;

  • Thao tác mở bao bì, đổ sản phẩm ra dụng cụ thử thành thạo;

  • Thử và đánh giá mùi, vị sản phẩm đúng qui định;

  • Mô tả, so sánh, đối chiếu mùi, vị của sản phẩm với tiêu chuẩn hay mùi, vị chuẩn thành thạo;

  • Ghi đầy đủ, ghi chính xác vào phiếu đánh giá và sổ lưu.

2. Kiến thức

  • Áp dụng được các qui định về an toàn thực phẩm và yêu cầu khi đánh giá cảm quan sản phẩm;

  • Trình bày được trình tự các bước đánh giá mùi, vị sản phẩm;

  • Mô tả được cách kiểm tra dụng cụ và bao bì mẫu sản phẩm, cách mở và đổ sản phẩm ra dụng cụ thử;

  • Trình bày được qui trình đánh giá mùi, vị của từng loại sản phẩm;

  • Nêu được các tiêu chuẩn về mùi, vị của sản phẩm.


tải về 5.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   62




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương