TÊn nghề: kiểm nghiệm chất lưỢng lưƠng thực thực phẩM


V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG



tải về 5.05 Mb.
trang8/62
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích5.05 Mb.
#1549
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   62

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Quá trình kiểm soát thiết bị thử nghiệm được thực hiện đúng quy trình.

Kiểm tra hồ sơ, sổ theo dõi.

  • Thiết bị mới phải được lắp đặt, nghiệm thu; hiệu chỉnh, kiểm định đúng theo quy định và yêu cầu nhà cung cấp phải xem xét, sửa chữa hoặc thay thế nếu không đạt yêu cầu.

Đối chiếu hồ sơ thiết bị, tài liệu kỹ thuật của thiết bị.

  • Thiết bị mới phải hoạt động tốt và phải thường xuyên được kiểm tra.

Kiểm tra hồ sơ và sổ theo dõi thiết bị.

  • Thiết bị mới được lập hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng theo tài liệu kỹ thuật và các quy định đã ban hành.

Kiểm tra sổ tay vận hành thiết bị và tài liệu kỹ thuật thiết bị.

  • Thiết bị mới được lập sổ theo dõi phải theo quy định và hồ sơ phải được cập nhật và theo dõi thường xuyên

Kiểm tra sổ theo dõi và hồ sơ thiết bị.

  • Thiết bị mới được dán tem/nhãn đúng tên thiết bị, đúng quy định và phải ở vị trí dễ nhìn, dễ thấy

Quan sát và theo dõi trực tiếp người thực hiện và đối chiếu với quy định về dán tem thiết bị.

  • Thiết bị đang sử dụng phải được định kỳ hiệu chỉnh, kiểm định lại và cập nhật kết quả kiểm định, kiểm tra; phải đưa vào chương trình bảo trì, bảo dưỡng định kỳ nếu không đạt yêu cầu.

Kiểm tra sổ theo dõi và hồ sơ thiết bị.

  • Thiết bị đang sử dụng phải thường xuyên được theo dõi, xem xét, kiểm tra và sửa chữa.

Kiểm tra sổ theo dõi và hồ sơ thiết bị.

  • Thiết bị cần sửa chữa và không được sử dụng phải được cách ly khỏi khu vực thử nghiệm hoặc có thông báo về tình trạng của thiết bị.

Quan sát và theo dõi trực tiếp người thực hiện.

  • Thiết bị sau khi sửa chữa phải được kiểm định lại, nếu đáp ứng yêu cầu kỹ thuật thì đưa vào sử dụng và được lập hướng dẫn vận hành.

Kiểm tra sổ theo dõi và hồ sơ thiết bị và đối chiếu với catalogue thiết bị.

  • Sổ theo dõi thiết bị đang sử dụng được cập nhật đầy đủ, chính xác.

Kiểm tra sổ theo dõi và hồ sơ thiết bị.

  • Thiết bị đang sử dụng được tiến hành theo chương trình bảo trì, bảo dưỡng định kỳ và theo dõi, cập nhật kết quả bảo trì, bảo dưỡng định kỳ thiết bị.

Kiểm tra sổ theo dõi và hồ sơ thiết bị.

  • Thao tác lắp đặt, sửa chữa; vận hành, kiểm định thiết bị theo yêu cầu; thao tác dán nhãn, lập sổ theo dõi, lập hướng dẫn vận hành chuẩn xác; ghi chép hồ sơ chính xác.

Quan sát và theo dõi quá trình người thực hiện.



TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Tên công việc: Kiểm soát dụng cụ, phương tiện đo

Mã số công việc: B5
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Kiểm soát các dụng cụ, phương tiện đo của phòng kiểm nghiệm. Các bước chính thực hiện công việc gồm: Kiểm định, mã hóa, đánh dấu, lập sổ theo dõi tình trạng, đưa vào sử dụng và theo dõi, cập nhật phương tiện đo mới; định kỳ kiểm tra tình trạng của dụng cụ, phương tiện đo đang sử dụng, theo dõi sử dụng.



II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Dụng cụ, phương tiện đo mới phải được kiểm tra đảm bảo khô, sạch, được hiệu chuẩn và đáp ứng yêu cầu thử nghiệm;

  • Các dụng cụ, phương tiện đo không đạt yêu cầu phải được loại bỏ;

  • Dụng cụ, phương tiện đo mới sau kiểm định phải được mã hóa hoặc khắc dấu hoặc dán nhãn, định danh trước khi đưa vào sử dụng;

  • Dụng cụ, phương tiện đo mới phải được cập nhật vào sổ theo dõi đầy đủ, chính xác để kiểm soát tình trạng của nó;

  • Dụng cụ, phương tiện đo mới khi đưa vào sử dụng phải được thông báo đầy đủ đã sẵn sàng cho việc thử nghiệm; phải được cập nhật đầy đủ các thông tin;

  • Dụng cụ, phương tiện đo đang sử dụng phải được định kỳ kiểm tra lại để đảm bảo độ chính xác của dụng cụ;

  • Dụng cụ đang sử dụng phải được thường xuyên theo dõi; cập nhật đầy đủ các thông tin.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng

  • Vệ sinh dụng cụ, phương tiện đo thành thạo;

  • Dán nhãn, định danh, mã hóa trên dụng cụ, phương tiện đo đã được hiệu chuẩn;

  • Nhận biết được yêu cầu của phòng kiểm nghiệm về dụng cụ, phương tiện đo;

  • Hiệu chuẩn dụng cụ, phương tiện đo thành thạo theo đúng quy định;

  • Sử dụng thành thạo dụng cụ, phương tiện đo theo tài liệu kỹ thuật;

  • Kiểm tra độ chính xác dụng cụ, phương tiện đo đang sử dụng thành thạo;

  • Ghi sổ theo dõi dụng cụ, phương tiện đo rõ ràng, chính xác.

2. Kiến thức

  • Nêu được đặc điểm loại vật liệu dụng cụ, phương tiện đo;

  • Trình bày được cách vệ sinh dụng cụ, phương tiện đo;

  • Trình bày được phương pháp hiệu chuẩn dụng cụ, phương tiện đo;

  • Trình bày được quy trình sử dụng, kiểm tra dụng cụ, phương tiện đo;

  • Nhận biết được cách cập nhật thông tin về dụng cụ, phương tiện đo;

  • Nêu được yêu cầu kỹ thuật của dụng cụ, phương tiện đo theo tài liệu kỹ thuật;

  • Nhận biết được quy định về dán nhãn, định danh, mã hóa dụng cụ, phương tiện đo;

  • Nhận biết được cách cập nhật sổ theo dõi dụng cụ.

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Tài liệu kỹ thuật của dụng cụ, phượng tiện đo;

  • Các dụng cụ cần thiết cho việc hiệu chỉnh;

  • Bút khắc dấu, nhãn dán, biển thông báo;

  • Dụng cụ chuyên dùng để mã hóa;

  • Các dụng cụ cần thiết cho việc kiểm tra lại dụng cụ đang sử dụng;

  • Sổ theo dõi thiết bị, hồ sơ thiết bị.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Quá trình kiểm soát dụng cụ, phương tiện đo thử nghiệm được thực hiện đúng quy trình.

Kiểm tra hồ sơ, sổ theo dõi.

  • Dụng cụ, phương tiện đo mới phải được kiểm tra đảm bảo khô, sạch, được hiệu chuẩn và đáp ứng yêu cầu thử nghiệm.

Quan sát và kiểm tra sổ theo dõi đối chiếu tài liệu kỹ thuật.

  • Các dụng cụ, phương tiện đo không đạt yêu cầu phải được loại bỏ.

Kiểm tra trực tiếp và trên sổ theo dõi.

  • Dụng cụ, phương tiện đo mới sau kiểm định phải được mã hóa hoặc dán nhãn, định danh trước khi đưa vào sử dụng.

Quan sát và theo dõi trực tiếp người thực hiện và đối chiếu với quy định.

  • Dụng cụ, phương tiện đo mới được cập nhật vào sổ theo dõi đầy đủ, chính xác.

Kiểm tra sổ theo dõi.

  • Dụng cụ, phương tiện đo mới đưa vào sử dụng được thông báo đầy đủ đã sẵn sàng cho việc thử nghiệm; được cập nhật đầy đủ các thông tin.

Quan sát và theo dõi trực tiếp người thực hiện và kiểm tra sổ theo dõi, biển thông báo.

  • Dụng cụ, phương tiện đo đang sử dụng phải được định kỳ kiểm tra lại để đảm bảo độ chính xác của dụng cụ.

Kiểm tra sổ theo dõi.

  • Dụng cụ đang sử dụng phải được thường xuyên theo dõi; cập nhật đầy đủ các thông tin.

Kiểm tra sổ theo dõi.

  • Sử dụng, hiệu chuẩn, kiểm tra độ chính xác, dán nhãn, định danh, mã hóa dụng cụ, phương tiện đo chuẩn xác; ghi chép sổ theo dõi chính xác.

Quan sát và theo dõi quá trình người thực hiện.

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Tên công việc: Kiểm soát phương pháp thử nghiệm

Mã số công việc: B6
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Kiểm soát các phương pháp thử nghiệm được sử dụng tại phòng kiểm nghiệm. Các bước chính thực hiện công việc gồm: Lập danh mục PP thử đang sử dụng, theo dõi quá trình sử dụng, bảo dưỡng, duy trì, khắc phục tình trạng mất mát hư hỏng tài liệu của PP thử.



II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • PP thử phải được kiểm tra đảm bảo cấp có thẩm quyền đã phê duyệt;

  • Các danh mục của PP thử phải được lập đầy đủ;

  • PP thử phải được mã hóa, có dấu kiểm soát;

  • PP thử phải được phân loại theo từng lĩnh vực hoạt động thử nghiệm;

  • Tài liệu PP thử phải luôn được theo dõi tình trạng hiện hành và phải sẵn có; được để lại vị trí cũ sau khi sử dụng;

  • Tài liệu PP thử phải được sắp xếp ngay ngắn, số lượng đầy đủ, rõ ràng, không bị rách nát, mất trang, thiếu nội dung;

  • PP thử phải được giữ nguyên nội dung quy định;

  • PP thử phải được thay thế kịp thời khi hư hỏng, mất mát để đáp ứng yêu cầu thử nghiệm.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng

  • Lập danh mục cho PP thử đầy đủ, rõ ràng;

  • Nhận biết được các PP thử đang được hiện hành;

  • Theo dõi, nhắc nhở người sử dụng tài liệu PP thử thực hiện đúng quy định tiêu chuẩn;

  • Cập nhật, theo dõi, kiểm tra tài liệu PP thử thường xuyên;

  • Sắp xếp, bố trí khoa học PP thử;

  • Xử lý linh hoạt, chính xác khi khắc phục tình trạng mất mát hư hỏng tài liệu của PP thử;

  • Ghi sổ theo dõi PP thử rõ, ràng, chính xác.

2. Kiến thức

  • Nhận biết được quy định có hiệu lực của PP thử;

  • Phân biệt được các PP thử trong từng lĩnh vực thử nghiệm;

  • Nhận biết được các thông tin về các PP thử đang được hiện hành;

  • Trình bày được các quy định về quản lý PP thử phòng thử nghiệm;

  • Áp dụng được cách sắp xếp các tài liệu, hồ sơ của PP thử;

  • Nêu được phương pháp theo dõi, kiểm tra quá trình sử dụng tài liệu PP thử;

  • Trình bày được quy trình bảo dưỡng PP thử;

  • Trình bày được yêu cầu của từng PP thử.

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Các văn bản quy định về quản lý PP thử phòng thử nghiệm;

  • Tập tài liệu, hồ sơ của PP thử;

  • Cặp có khóa để lưu giữ;

  • Kệ giá đặt;

  • Sổ theo dõi;

  • Tài liệu về các PP thử;

  • Sổ theo dõi PP thử.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Quá trình kiểm soát phương pháp thử nghiệm được thực hiện đúng quy trình.

Kiểm tra hồ sơ, sổ theo dõi.

  • PP thử phải được kiểm tra đảm bảo cấp có thẩm quyền đã phê duyệt.

Quan sát và kiểm tra PP thử.

  • Các danh mục của PP thử phải được lập đầy đủ.

Kiểm tra danh mục đối chiếu tài liệu PP thử.

  • PP thử phải được mã hóa, có dấu kiểm soát.

Quan sát và theo dõi trực tiếp người thực hiện và đối chiếu với tài liệu PP thử.

  • PP thử phải được phân loại theo từng lĩnh vực hoạt động thử nghiệm.

Kiểm tra sổ theo dõi và tài liệu PP thử.

  • Tài liệu PP thử phải luôn được theo dõi tình trạng hiện hành và phải sẵn có để sử dụng.

Kiểm tra sổ theo dõi và tài liệu PP thử.

  • Tài liệu PP thử sau khi sử dụng phải được để lại vị trí cũ.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Tài liệu PP thử phải được sắp xếp ngay ngắn, số lượng đầy đủ, rõ ràng, không bị rách nát, mất trang, thiếu nội dung.

Kiểm tra sổ theo dõi và tài liệu PP thử.

  • PP thử phải được giữ nguyên nội dung quy định.

Kiểm tra tài liệu PP thử.

  • PP thử phải được thay thế kịp thời khi hư hỏng, mất mát để đáp ứng yêu cầu thử nghiệm.

Kiểm tra sổ theo dõi và tài liệu PP thử.

  • Lập danh mục PP thử, ghi chép sổ theo dõi chính xác, sắp xếp PP thử khoa học và hệ thống.

Quan sát, theo dõi và kiểm tra quá trình người thực hiện.


TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Tên công việc: Lập hồ sơ lý lịch thiết bị

Mã số công việc: B7
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Lập hồ sơ lý lịch thiết bị cho các thiết bị của phòng kiểm nghiệm. Các bước chính thực hiện công việc gồm: Thu thập tài liệu về thiết bị; lập biểu mẫu lý lịch thiết bị trên máy vi tính; nhập dữ liệu vào lý lịch và in để lưu trữ; lập hồ sơ thiết bị và lưu trữ.



II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Tài liệu kỹ thuật về thiết bị được thu thập phải là catalogue gốc, bản hướng dẫn sử dụng thiết bị bằng tiếng Việt;

  • Biểu mẫu lập phải thể hiện đầy đủ thông tin về thiết bị, có mã số thiết bị

  • Các thông tin về thiết bị phải được nhập đầy đủ và lưu trữ;

  • Hồ sơ thiết bị được lập phải có đầy đủ các thông tin của thiết bị bao gồm: lý lịch thiết bị, bảng hướng dẫn sử dụng thiết bị, catalogue gốc, sổ theo dõi tình trạng thiết bị trong quá trình sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng;

  • Danh mục thiết bị hiện có được sắp xếp theo mã số tăng dần để dễ tra cứu;

  • Từng hồ sơ thiết bị có mã số lưu trữ và được sắp xếp có khoa học.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng

  • Đọc, hiểu các tài liệu kỹ thuật về thiết bị bằng tiếng Anh;

  • Sử dụng thành thạo máy vi tính;

  • Soạn thảo văn bản thành thạo;

  • Tổ chức, sắp xếp và lưu trữ tốt hồ sơ thiết bị.

2. Kiến thức

  • Vận dụng được tin học văn phòng, cách soạn thảo văn bản trên máy vi tính;

  • Trình bày được nguyên lý vận hành của thiết bị thí nghiệm;

  • Mô tả được cách quản lý thiết bị thí nghiệm, kỹ thuật tổ chức phòng kiểm nghiệm;

  • Trình bày được cách lưu trữ hồ sơ.

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Máy vi tính, máy in;

  • Tài liệu kỹ thuật về thiết bị (Catalogue gốc), bản dịch hướng dẫn sử dụng;

  • Kẹp để hồ sơ, lý lịch thiết bị, bản hướng dẫn sử dụng thiết bị, catalogue gốc, bảng theo dõi tình trạng thiết bị trong quá trình sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Hồ sơ lý lịch thiết bị được lập theo đúng qui trình, qui định.

Kiểm tra hồ sơ.

  • Tài liệu kỹ thuật về thiết bị được thu thập phải là catalogue gốc, bản hướng dẫn sử dụng thiết bị bằng tiếng Việt.

Kiểm tra tài liệu kỹ thuật của thiết bị.

  • Biểu mẫu lập phải thể hiện đầy đủ thông tin về thiết bị, có mã số thiết bị.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

Kiểm tra biểu mẫu.



  • Các thông tin về thiết bị phải được nhập đầy đủ và lưu trữ.

Kiểm tra biểu mẫu.

  • Hồ sơ thiết bị được lập phải có đầy đủ các thông tin của thiết bị.

Kiểm tra hồ sơ thiết bị.

  • Danh mục thiết bị hiện có được sắp xếp theo mã số tăng dần.

Kiểm tra danh mục thiết bị, mã số hồ sơ.

  • Từng hồ sơ thiết bị có mã số lưu trữ và được sắp xếp có khoa học.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Thao tác lập biểu mẫu lý lịch, hồ sơ thiết bị chính xác.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.



tải về 5.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   62




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương