TÊn nghề: kiểm nghiệm chất lưỢng lưƠng thực thực phẩM


III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU



tải về 5.05 Mb.
trang7/62
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích5.05 Mb.
#1549
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   62

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng

  • Chọn lựa nơi cung cấp hóa chất theo đúng với đặc tính kỹ thuật và xem xét giá cả hợp lý;

  • Kiểm tra chính xác hạn sử dụng, chất lượng, số lượng, chủng loại của từng hóa chất; phiếu chứng nhận, phiếu đặt hàng;

  • Phát hiện nhanh chóng những sai sót của hóa chất;

  • Dán nhãn định danh chính xác cho hóa chất trước khi lưu vào kho;

  • Thao tác sắp xếp phù hợp, tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ và cháy nổ;

  • Lựa chọn và sử dụng phương pháp phòng cháy, chữa cháy phù hợp;

  • Thực hiện an toàn hóa chất trong PTN thành thạo;

  • Chọn lựa phương pháp bảo quản hóa chất phù hợp;

  • Phân loại, đánh giá được từng loại hóa chất khi kiểm kê hóa chất định kỳ;

  • Ghi chép chính xác, đầy đủ, rõ ràng các thông tin trong đơn đặt hàng, sổ theo dõi.

2. Kiến thức

  • Nêu được bản chất, tính chất, yêu cầu sử dụng của các loại hóa chất;

  • Nhận biết được phương pháp kiểm tra nghiệm thu hóa chất;

  • Mô tả được cách dán nhãn, ghi nhãn cho hóa chất;

  • Trình bày được cách quản lý hồ sơ hóa chất;

  • Vận dụng PP bảo quản hóa chất để bảo quản hóa chất;

  • Áp dụng kiến thức về tổ chức, bố trí và an toàn phòng TN để sắp xếp, bố trí hóa chất đảm bảo an toàn cháy nổ;

  • Vận dụng các biện pháp phòng tránh cháy nổ để phòng cháy, chữa cháy trong kho hóa chất;

  • Nhận biết được thông tin cần ghi chép vào hồ sơ, sổ theo dõi.

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Hồ sơ về hóa chất;

  • Phiếu yêu cầu mua sắm hóa chất;

  • Phiếu đặt hàng;

  • Phiếu chứng nhận, hóa đơn;

  • Kho lưu giữ hóa chất;

  • Nhãn hóa chất, băng keo;

  • Tủ lạnh, kệ, giá, quạt hút, dụng cụ phòng cháy chữa cháy;

  • Sổ theo dõi hóa chất.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Quá trình kiểm soát hóa chất thử nghiệm được thực hiện đúng quy trình.

Kiểm tra hồ sơ, sổ theo dõi.



  • Hóa chất được đặt hàng theo yêu cầu của PTN phải đầy đủ số lượng, chủng loại, chất lượng, kịp thời.

Đối chiếu hồ sơ hóa chất.



  • Hóa chất nhận và đơn đặt hàng phải được kiểm tra đảm bảo phù hợp với nhau trước khi lưu vào kho.

Kiểm tra hồ sơ hóa chất và phiếu đặt hàng.

  • Hóa chất phải được kiểm tra còn nguyên tem, được bao gói cẩn thận.

Quan sát trực tiếp người thực hiện kiểm tra nhãn mác bao bì của hóa chất.

  • Kiểm tra chính xác hạn sử dụng, chất lượng, số lượng, chủng loại của từng hóa chất.

Quan sát trực tiếp người thực hiện và kiểm tra thông tin trên bao bì của hóa chất.

  • Nhãn hóa chất đảm bảo đầy đủ thông tin như: tên, ngày nhập, thông số kỹ thuật, hạn sử dụng…

Quan sát trực tiếp người thực hiện và kiểm tra thông tin trên nhãn.

  • Hóa chất được sắp xếp vào vị trí lưu trong kho phải thích hợp với bản chất của từng loại hóa chất, không làm ảnh hưởng đến chất lượng của hóa chất.

Quan sát và theo dõi trực tiếp người thực hiện.

  • Sổ theo dõi hóa chất phải được cập nhật đầy đủ thông tin; hồ sơ hóa chất phải cập nhật cung cấp hóa chất phải kịp thời.

Quan sát và theo dõi trực tiếp người thực hiện và đối chiếu hồ sơ hóa chất.

  • Kho hóa chất phải thoáng gió và đảm bảo về an toàn cháy nổ; được chia thành từng khu vực khác nhau phải ứng với đặc tính của từng hóa chất và được thường xuyên kiểm tra, sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ và được kiểm kê định kỳ.

Quan sát trực tiếp người thực hiện và kiểm tra sự đáp ứng yêu cầu của kho hóa chất.

  • Sổ hóa chất được cập nhật vào khi ra khỏi kho; hóa chất sử dụng đúng yêu cầu thử nghiệm; hóa chất được đặt để đúng vị trí quy định.

Quan sát trực tiếp người thực hiện và kiểm tra các thông tin trong sổ theo dõi hóa chất.

  • Sử dụng các phương tiện phòng cháy, chữa cháy; thao tác dán nhãn, sắp xếp hóa chất vào kho chuẩn xác; kỹ năng ghi chép hồ sơ chính xác.

Quan sát và theo dõi quá trình người thực hiện.


TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Tên công việc: Kiểm soát hóa chất chuẩn trong thử nghiệm

Mã số công việc: B3
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Kiểm soát các hóa chất chuẩn phục vụ cho thử nghiệm. Các bước chính thực hiện công việc gồm: Đặt hàng hóa chất chuẩn; kiểm tra, nghiệm thu, mã hóa, dán nhãn, lưu kho; cập nhật hồ sơ hóa chất chuẩn và theo dõi sử dụng; pha chế hóa chất chuẩn công tác và cập nhật sổ theo dõi, bảo quản hóa chất chuẩn.



II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Hóa chất chuẩn cần đặt hàng phải phù hợp với quy định kỹ thuật và theo yêu cầu (đầy đủ số lượng, chủng loại, chất lượng, kịp thời);

  • Hóa chất chuẩn nhận được kiểm tra đảm bảo phù hợp với đơn đặt hàng trước khi lưu vào kho;

  • Hóa chất chuẩn phải còn nguyên tem, được bao gói cẩn thận, đảm bảo còn hạn sử dụng, đạt chất lượng, đủ số lượng, chủng loại và đạt yêu cầu sử dụng;

  • Nhãn hóa chất chuẩn đảm bảo đầy đủ thông tin như: tên, ngày nhập, thông số kỹ thuật, hạn sử dụng…;

  • Hóa chất chuẩn được sắp xếp vào vị trí lưu trong kho phải thích hợp với bản chất của từng loại hóa chất, không làm ảnh hưởng đến chất lượng của hóa chất chuẩn;

  • Hóa chất chuẩn được thường xuyên theo dõi để kiểm soát tình hình sử dụng, cập nhật vào sổ khi lấy ra khỏi kho và phải sử dụng đúng yêu cầu;

  • Sổ theo dõi hóa chất chuẩn phải được cập nhật đầy đủ thông tin; hồ sơ cung cấp hóa chất chuẩn phải cập nhật kịp thời;

  • Hóa chất chuẩn công tác phải phù hợp mục đích sử dụng, có nồng độ chính xác theo yêu cầu, đảm bảo việc cập nhật sổ theo dõi, nhãn hóa chất phải đầy đủ các thông tin tương tự như hóa chất chuẩn gốc;

  • Kho hóa chất chuẩn phải thoáng, đảm bảo về an toàn cháy nổ; được chia thành từng khu vực khác nhau ứng với đặc tính của từng hóa chất và thường xuyên kiểm tra, sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ và được kiểm kê định kỳ.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng

  • Nhận biết được sự phù hợp của hóa chất chuẩn cần đặt hàng với quy định kỹ thuật của từng loại hóa chất chuẩn;

  • Chọn lựa nơi cung cấp, xem xét giá cả;

  • Kiểm tra chính xác ngoại quan, hạn sử dụng, chất lượng, số lượng, chủng loại của từng hóa chất chuẩn; phiếu chứng nhận, phiếu đặt hàng;

  • Phát hiện nhanh chóng những sai sót của hóa chất chuẩn;

  • Dán nhãn, mã hóa, định danh cho hóa chất chuẩn thành thạo;

  • Lấy đúng hóa chất chuẩn mà phòng kiểm nghiệm cần;

  • Thao tác sắp xếp hóa chất chuẩn phù hợp, tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ và cháy nổ;

  • Lựa chọn và sử dụng phương pháp phòng cháy, chữa cháy phù hợp;

  • Thực hiện an toàn hóa chất trong PTN thành thạo;

  • Chọn lựa phương pháp bảo quản hóa chất chuẩn phù hợp;

  • Phân loại, đánh giá thành thạo từng loại hóa chất chuẩn khi kiểm kê hóa chất định kỳ;

  • Ghi chép chính xác, đầy đủ, rõ ràng các thông tin trong đơn đặt hàng, sổ theo dõi.

2. Kiến thức

  • Nêu được bản chất, tính chất, quy định kỹ thuật và yêu cầu sử dụng các loại hóa chất chuẩn;

  • Nhận biết được phương pháp kiểm tra nghiệm thu hóa chất chuẩn;

  • Mô tả được kỹ thuật dán nhãn cho hóa chất và cách ghi nhãn hóa chất;

  • Trình bày được cách quản lý hồ sơ hóa chất chuẩn;

  • Áp dụng được PP bảo quản hóa chất chuẩn để bảo quản hóa chất chuẩn;

  • Áp dụng kiến thức về tổ chức, bố trí và an toàn phòng TN để sắp xếp, bố trí hóa chất chuẩn đảm bảo an toàn cháy nổ;

  • Vận dụng các biện pháp phòng tránh cháy nổ để phòng cháy, chữa cháy trong kho hóa chất chuẩn;

  • Nhận biết được thông tin cần ghi chép vào hồ sơ, sổ theo dõi.

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Hồ sơ về hóa chất chuẩn;

  • Hóa chất chuẩn trong PTN;

  • Phiếu yêu cầu mua sắm hóa chất chuẩn;

  • Phiếu đặt hàng, phiếu chứng nhận, hóa đơn, nhãn hóa chất chuẩn công tác

  • Kho lưu giữ hóa chất chuẩn;

  • Tủ lạnh, kệ, giá, quạt hút, dụng cụ phòng cháy chữa cháy;

  • Sổ theo dõi sử dụng hóa chất chuẩn.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Quá trình kiểm soát hóa chất thử nghiệm được thực hiện đúng quy trình.

Kiểm tra hồ sơ, sổ theo dõi.



  • Hóa chất chuẩn cần đặt hàng phải phù hợp với quy định kỹ thuật và theo yêu cầu (đầy đủ số lượng, chủng loại, chất lượng, kịp thời).

Đối chiếu hồ sơ hóa chất.



  • Hóa chất chuẩn nhận được kiểm tra đảm bảo phù hợp với đơn đặt hàng trước khi lưu vào kho.

Kiểm tra hồ sơ hóa chất và phiếu đặt hàng.

  • Hóa chất chuẩn phải còn nguyên tem, được bao gói cẩn thận.

Quan sát trực tiếp người thực hiện kiểm tra nhãn mác của hóa chất.

  • Nhãn hóa chất chuẩn đảm bảo đầy đủ thông tin như: tên, ngày nhập, thông số kỹ thuật, hạn sử dụng…

Quan sát trực tiếp người thực hiện và kiểm tra thông tin trên bao bì của hóa chất.

  • Hóa chất chuẩn được sắp xếp vào vị trí lưu trong kho phải thích hợp với bản chất của từng loại hóa chất, không làm ảnh hưởng đến chất lượng của hóa chất.

Quan sát và theo dõi trực tiếp người thực hiện.

  • Hóa chất chuẩn được thường xuyên theo dõi để kiểm soát tình hình sử dụng, cập nhật vào sổ khi lấy ra khỏi kho và phải sử dụng đúng yêu cầu.

Quan sát trực tiếp người thực hiện và kiểm tra sổ theo dõi hóa chất.

  • Sổ theo dõi hóa chất chuẩn phải được cập nhật đầy đủ thông tin; hồ sơ hóa chất chuẩn phải cập nhật cung cấp hóa chất chuẩn phải kịp thời.

Quan sát và theo dõi trực tiếp người thực hiện và đối chiếu hồ sơ hóa chất chuẩn.

  • Hóa chất chuẩn công tác phải phù hợp mục đích sử dụng, có nồng độ chính xác theo yêu cầu, đảm bảo việc cập nhật sổ theo dõi, nhãn hóa chất phải đầy đủ các thông tin tương tự như hóa chất chuẩn gốc.

Quan sát và theo dõi trực tiếp người thực hiện và đối chiếu hồ sơ hóa chất chuẩn công tác.

  • Kho hóa chất phải thoáng và đảm bảo về an toàn cháy nổ; được chia thành từng khu vực khác nhau phải ứng với đặc tính của từng hóa chất và được thường xuyên kiểm tra, sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ và được kiểm kê định kỳ.

Quan sát trực tiếp người thực hiện và kiểm tra sự đáp ứng yêu cầu của kho hóa chất.

  • Sử dụng các phương tiện phòng cháy, chữa cháy; thao tác dán nhãn, sắp xếp hóa chất chuẩn vào kho; thao tác pha chế hóa chất chuẩn công tác chuẩn xác; ghi chép hồ sơ chính xác.

Quan sát và theo dõi quá trình người thực hiện.


TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Tên công việc: Kiểm soát thiết bị thử nghiệm

Mã số công việc: B4
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Kiểm soát các thiết bị thử nghiệm của phòng kiểm nghiệm. Các bước chính thực hiện công việc gồm: Lắp đặt, nghiệm thu, hiệu chỉnh, kiểm định hoặc kiểm tra trước khi đưa thiết bị mới vào sử dụng, lập hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng, lập sổ theo dõi, lập hồ sơ, dán tem/nhãn thiết bị mới; hiệu chỉnh, kiểm định hoặc kiểm tra, xem xét, kiểm tra và sửa chữa, đưa thiết bị vào sử dụng, bảo dưỡng thiết bị đang sử dụng.



II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Thiết bị mới phải được lắp đặt, nghiệm thu; hiệu chỉnh, kiểm định đúng theo quy định;

  • Thiết bị mới được lập hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng theo tài liệu kỹ thuật và các quy định đã ban hành;

  • Thiết bị mới được lập sổ theo dõi phải theo quy định; hồ sơ phải được cập nhật và theo dõi thường xuyên;

  • Thiết bị mới được dán tem/nhãn đúng tên thiết bị, đúng quy định và phải ở vị trí dễ nhìn, dễ thấy;

  • Thiết bị đang sử dụng phải được định kỳ hiệu chỉnh, kiểm định lại; phải đưa vào chương trình bảo trì, bảo dưỡng định kỳ nếu không đạt yêu cầu;

  • Thiết bị đang sử dụng phải thường xuyên được theo dõi, xem xét, kiểm tra và sửa chữa;

  • Thiết bị cần sửa chữa và không được sử dụng phải được cách ly khỏi khu vực thử nghiệm hoặc có thông báo về tình trạng của thiết bị;

  • Thiết bị phải được kiểm tra, hiệu chỉnh, kiểm định sau khi tiến hành sửa chữa và phải hoạt động tốt đáp ứng được yêu cầu;

  • Thiết bị sau khi sửa chữa phải được kiểm định lại, nếu đáp ứng yêu cầu kỹ thuật thì đưa vào sử dụng và được lập hướng dẫn vận hành;

  • Sổ theo dõi thiết bị đang sử dụng được cập nhật đầy đủ, chính xác.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng

  • Kiểm tra chính xác số lượng, chủng loại các thành phần và phụ kiện của thiết bị lúc mới nhập về;

  • Theo dõi và tham gia lắp đặt, vận hành theo hướng dẫn của chuyên gia (nếu có);

  • Thực hành thử nghiệm mẫu trên thiết bị mới theo tài liệu kỹ thuật của thiết bị hoặc PP thử (nếu cần);

  • Kiểm tra đúng chế độ hoạt động của thiết bị;

  • Lập hướng dẫn vận hành bảo dưỡng của thiết bị đúng, rõ ràng, dễ hiểu;

  • Quản lý và theo dõi hoạt động của thiết bị theo đúng catalogue của thiết bị;

  • Mã hóa, dán tem, nhãn theo quy định để kế hoạch hóa việc theo dõi hoạt động của thiết bị;

  • Kiểm định, hiệu chỉnh hoặc kiểm tra định kỳ của các loại thiết bị cần thiết

  • Đánh giá đúng tình trạng của thiết bị;

  • Phát hiện nhanh những sai hỏng của thiết bị;

  • Vận hành thiết bị thành thạo theo hướng dẫn trong tài liệu kỹ thuật;

  • Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị;

  • Ghi sổ theo dõi thiết bị rõ, ràng, chính xác.

2. Kiến thức

  • Trình bày được cách lắp đặt, yêu cầu kỹ thuật thiết bị theo tài liệu kỹ thuật;

  • Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động lắp đặt thiết bị;

  • Trình bày được quy trình hiệu chỉnh, kiểm định thiết bị;

  • Mô tả được quy trình vận hành thiết bị theo tài liệu kỹ thuật;

  • Giải thích được đặc điểm biến đổi của loại vật liệu dưới ảnh hưởng của nhiệt độ;

  • Nhận biết được các yêu cầu về hoạt động, bảo trì bảo dưỡng định kỳ cho thiết bị theo kế hoạch;

  • Mô tả được quy định, kỹ thuật về dán tem, nhãn;

  • Nêu được các quy định đã đề ra cho việc xem xét, kiểm tra và sửa chữa thiết bị;

  • Nhận biết được thông tin cần ghi chép vào hồ sơ, sổ theo dõi.

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Tài liệu kỹ thuật của thiết bị;

  • Các trang bị liên quan đến công tác hiệu chỉnh, kiểm định;

  • Các trang bị cho việc vận hành thiết bị;

  • Sổ tay hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng thiết bị;

  • Tem, nhãn dán;

  • Sổ theo dõi thiết bị, hồ sơ thiết bị.


tải về 5.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   62




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương