TÊn nghề: kiểm nghiệm chất lưỢng lưƠng thực thực phẩM


III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU



tải về 5.05 Mb.
trang5/62
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích5.05 Mb.
#1549
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   62

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng

  • Lựa chọn dụng cụ lấy mẫu phù hợp theo yêu cầu của sản phẩm dạng rắn;

  • Vệ sinh thành thạo các dụng cụ lấy mẫu;

  • Quan sát, phát hiện và xử lý nhanh khi lô hàng không đồng nhất;

  • Chọn lựa nhanh chóng phương pháp lấy mẫu phù hợp cho từng loại sản phẩm dạng dạng rắn;

  • Thao tác lấy mẫu sản phẩm dạng rắn thành thạo đảm bảo khối lượng mẫu theo yêu cầu ở các trường hợp (sản phẩm có bao gói, sản phẩm không bao gói, trong dây chuyền sản xuất);

  • Đồng nhất thành thạo mẫu của các loại sản phẩm dạng rắn;

  • Thao tác lấy mẫu phân tích, mẫu lưu của sản phẩm dạng rắn thành thạo, đảm bảo khối lượng mẫu theo yêu cầu;

  • Chọn lựa phương pháp vận chuyển, bảo quản mẫu phù hợp cho từng loại sản phẩm dạng rắn;

  • Nhận biết dấu niêm phong còn nguyên và phát hiện nhanh những sai sót khi giao mẫu;

  • Ghi chép rõ ràng vào biên bản lấy mẫu, nhãn của mẫu.

2. Kiến thức

  • Nêu được yêu cầu và cách vệ sinh đối với dụng cụ lấy mẫu cho sản phẩm dạng rắn;

  • Nhận biết được lô hàng đồng nhất và cách xử lý khi lô hàng không đồng nhất;

  • Trình bày được phương pháp lấy mẫu sản phẩm dạng rắn theo yêu cầu và qui định khối lượng mẫu ở các trường hợp (sản phẩm có bao gói, sản phẩm không bao gói, trong dây chuyền sản xuất);

  • Trình bày được phương pháp đồng nhất, phân chia mẫu, lấy mẫu phân tích, mẫu lưu của các sản phẩm dạng rắn;

  • Nêu được qui định về khối lượng mẫu phân tích, mẫu lưu cho từng loại sản phẩm dạng rắn;

  • Nhận biết được tính chất của của từng loại mẫu và sự biến đổi của chúng theo điều kiện môi trường để đưa ra phương pháp vận chuyển, bảo quản phù hợp cho từng loại mẫu sản phẩm rắn;

  • Nêu được các chỉ tiêu chất lượng của loại mẫu sản phẩm rắn cần lấy;

  • Nhận biết được dấu niêm phong, các loại giấy tờ cần thiết và các thông tin cần ghi trong biên bản lấy mẫu.

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Hồ sơ lấy mẫu, hồ sơ lô hàng;

  • Dụng cụ mở hòm, khay trộn mẫu, cốc đựng mẫu, túi đựng mẫu;

  • Xiên, xẻng, muỗng xúc, móc sắt, găng tay, đũa thủy tinh, máy trộn mẫu;

  • Tủ, giá, kệ đựng mẫu, tủ lạnh, tủ cấp đông loại nhỏ, dây buộc, giấy niêm phong theo qui định…;

  • Tài liệu về phương pháp lấy mẫu sản phẩm dạng rắn;

  • Biên bản lấy mẫu, phiếu yêu cầu thử nghiệm, sổ theo dõi.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Mẫu được lấy theo đúng qui trình.

Đối chiếu với tài liệu kỹ thuật.

  • Dụng cụ lấy mẫu phù hợp theo yêu cầu của các sản phẩm dạng rắn; khô, sạch, có nắp đậy và vô trùng đối với phân tích vi sinh.

Kiểm tra trực tiếp dụng cụ, đối chiếu với tài liệu kỹ thuật.

  • Lô hàng phải được kiểm tra sự đồng nhất khi lấy mẫu (nếu không đồng nhất phải phân chia lô hàng theo sự đồng nhất mỗi phân của lô hàng).

Theo dõi quá trình thực hiện.

  • Mẫu bao gói được lấy ra từ lô hàng một cách ngẫu nhiên, mẫu ban đầu được lấy đại điện từ các mẫu bao gói với khối lượng tuỳ thuộc vào khối lượng lô hàng (đối với sản phẩm có bao gói).

Quan sát trực tiếp người thực hiện.


  • Mẫu ban đầu được lấy đại diện ở mọi vị trí với khối lượng tuỳ thuộc vào khối lượng lô hàng (đối với sản phẩm không có bao gói).

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Mẫu ban đầu được lấy theo khoảng cách thời gian hoặc số lượng nhất định; theo các vị trí đã xác định (đối với sản phẩm trong dây chuyền sản xuất).

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Mẫu chung phải được đồng nhất theo qui định của các loại sản phẩm dạng rắn (hạt, bột) và được phân chia để lấy mẫu trung bình với khối lượng qui định.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Mẫu phân tích và mẫu lưu phải đảm bảo khối lượng theo qui định cho từng loại sản phẩm và có dán nhãn với các thông tin cần thiết.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Biên bản lấy mẫu được điền đầy đủ và đúng các thông tin.

Quan sát trực tiếp người thực hiện và kiểm tra các thông tin trên biên bản.

  • Chất lượng của mẫu không được biến đổi trong suốt quá trình vận chuyển, bảo quản mẫu.

Quan sát trực tiếp người thực hiện và kiểm tra mẫu.


  • Thao tác sử dụng dụng cụ lấy mẫu, lấy mẫu, phân chia mẫu gói mẫu chuẩn xác.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Mẫu gửi đi kiểm nghiệm phải còn nguyên dấu niêm phong; có biên bản lấy mẫu, phiếu yêu cầu kiểm nghiệm, và các giấy tờ khác có liên quan.

Quan sát trực tiếp người thực hiện và kiểm tra các giấy tờ.


TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Tên công việc: Lấy mẫu dạng huyền phù

Mã số công việc: A3
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Lấy mẫu dạng huyền phù mang tính đại diện cho lô hàng. Các bước chính thực hiện công việc gồm: Xác định địa điểm lô hàng cần lấy mẫu; chuẩn bị dụng cụ, kiểm tra sơ bộ, xác định phương pháp lấy mẫu; thực hiện lấy mẫu; trộn mẫu, lấy mẫu phân tích và mẫu lưu; lập biên bản lấy mẫu; vận chuyển, bảo quản mẫu, gửi mẫu; giao mẫu thử nghiệm của sản phẩm dạng huyền phù.



II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Lô hàng phải đồng nhất khi lấy mẫu (nếu không đồng nhất phải phân chia lô hàng theo sự đồng nhất mỗi phân của lô hàng);

  • Mẫu được lấy sau khi đã khuấy kỹ với sản phẩm dễ đồng nhất; mẫu được lấy ở mỗi lớp với tỷ lệ tương đương với lượng sản phẩm của lớp đó với sản phẩm phân thành lớp và khó khuấy trộn (đối với sản phẩm được chứa trong các bể hoặc thùng to);

  • Mẫu được lấy theo khoảng cách thời gian nhất định đã được qui định và theo các vị trí của dòng chảy (theo độ rộng và chiều cao của dòng chảy) mang tính đại diện; được lấy hết các lớp của dòng chảy nếu dòng chảy bị phân theo lớp; bề sâu của dụng cụ lấy mẫu phải tương ứng với chiều cao của dòng chảy (đối với sản phẩm chảy liên tục);

  • Mẫu phải được đồng nhất theo qui định của các loại sản phẩm dạng huyền phù trước khi phân ra làm mẫu phân tích và mẫu lưu;

  • Mẫu phân tích và mẫu lưu phải đảm bảo khối lượng theo qui định cho từng loại sản phẩm và có dán nhãn với các thông tin cần thiết;

  • Biên bản lấy mẫu được điền đầy đủ và đúng các thông tin;

  • Chất lượng của mẫu không được biến đổi trong suốt quá trình vận chuyển, bảo quản mẫu;

  • Mẫu gửi đi kiểm nghiệm phải còn nguyên dấu niêm phong; có biên bản lấy mẫu, phiếu yêu cầu kiểm nghiệm, và các giấy tờ khác có liên quan.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng

  • Lựa chọn dụng cụ lấy mẫu phù hợp theo yêu cầu của sản phẩm dạng huyền phù;

  • Vệ sinh thành thạo các dụng cụ lấy mẫu;

  • Quan sát, phát hiện và xử lý nhanh khi lô hàng không đồng nhất;

  • Chọn lựa nhanh chóng phương pháp lấy mẫu phù hợp cho từng loại sản phẩm dạng huyền phù;

  • Thao tác lấy mẫu sản phẩm dạng huyền phù thành thạo đảm bảo lượng mẫu theo yêu cầu ở các trường hợp (sản phẩm được chứa trong các bể hoặc thùng to, sản phẩm chảy liên tục);

  • Đồng nhất thành thạo mẫu của sản phẩm dạng huyền phù;

  • Thao tác lấy mẫu phân tích, mẫu lưu của sản phẩm dạng huyền phù thành thạo đảm bảo lượng mẫu theo yêu cầu;

  • Chọn lựa phương pháp vận chuyển, bảo quản mẫu phù hợp cho từng loại sản phẩm dạng dạng huyền phù;

  • Nhận biết dấu niêm phong còn nguyên và phát hiện nhanh những sai sót khi giao mẫu;

  • Ghi chép rõ ràng vào biên bản lấy mẫu, nhãn của mẫu.

2. Kiến thức

  • Nêu được yêu cầu và cách vệ sinh đối với dụng cụ lấy mẫu cho sản phẩm dạng huyền phù;

  • Nhận biết được lô hàng đồng nhất và cách xử lý khi lô hàng không đồng nhất;

  • Trình bày được phương pháp lấy mẫu sản phẩm lỏng theo yêu cầu ở các trường hợp (sản phẩm được chứa trong các bể hoặc thùng to, sản phẩm chảy liên tục);

  • Trình bày được phương pháp đồng nhất, lấy mẫu phân tích, mẫu lưu sản phẩm dạng huyền phù;

  • Nêu được qui định về khối lượng mẫu phân tích, mẫu lưu cho từng loại sản phẩm dạng huyền phù;

  • Nhận biết được tính chất của của từng loại mẫu và sự biến đổi của chúng theo điều kiện môi trường để đưa ra phương pháp vận chuyển, bảo quản phù hợp cho từng loại mẫu sản phẩm dạng huyền phù;

  • Nêu được các chỉ tiêu chất lượng của loại mẫu sản phẩm dạng huyền phù cần lấy;

  • Nhận biết được dấu niêm phong, các loại giấy tờ cần thiết và các thông tin cần ghi trong biên bản lấy mẫu.

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Hồ sơ lấy mẫu, hồ sơ lô hàng;

  • Dụng cụ mở hòm, ống dây cao su, bình trộn mẫu, cốc đựng mẫu, túi đựng mẫu, máy trộn mẫu;

  • Gáo có cán dài, đũa thủy tinh;

  • Tủ, giá, kệ đựng mẫu, tủ lạnh, tủ cấp đông loại nhỏ (nếu cần);

  • Dây buộc, giấy niêm phong theo qui định…;

  • Tài liệu về phương pháp lấy mẫu sản phẩm dạng huyền phù;

  • Biên bản lấy mẫu, phiếu yêu cầu thử nghiệm, sổ theo dõi.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Mẫu được lấy theo đúng qui trình.

Đối chiếu với tài liệu kỹ thuật.

  • Dụng cụ lấy mẫu phù hợp theo yêu cầu của sản phẩm dạng huyền phù; khô, sạch, có nắp đậy và vô trùng đối với phân tích vi sinh.

Kiểm tra trực tiếp dụng cụ, đối chiếu với tài liệu kỹ thuật.

  • Lô hàng phải đồng nhất khi lấy mẫu (nếu không đồng nhất phải phân chia lô hàng theo sự đồng nhất mỗi phân của lô hàng).

Theo dõi quá trình thực hiện.

  • Mẫu được lấy sau khi đã khuấy kỹ với sản phẩm dễ đồng nhất; mẫu được lấy ở mỗi lớp với tỷ lệ tương đương với lượng sản phẩm của lớp đó với sản phẩm phân thành lớp và khó khuấy trộn (đối với sản phẩm được chứa trong các bể hoặc thùng to).

Quan sát trực tiếp người thực hiện.


  • Mẫu được lấy theo khoảng cách thời gian nhất định đã được qui định và theo các vị trí của dòng chảy (theo độ rộng và chiều cao của dòng chảy) mang tính đại diện; được lấy hết các lớp của dòng chảy nếu dòng chảy bị phân theo lớp; bề sâu của dụng cụ lấy mẫu phải tương ứng với chiều cao của dòng chảy (đối với sản phẩm chảy liên tục).

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Mẫu phải được đồng nhất theo qui định của các loại sản phẩm dạng huyền phù trước khi phân ra làm mẫu phân tích và mẫu lưu.

Quan sát trực tiếp người thực hiện và đối chiếu với tài liệu kỹ thuật.

  • Mẫu phân tích và mẫu lưu phải đảm bảo khối lượng theo qui định cho từng loại sản phẩm và có dán nhãn với các thông tin cần thiết.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Biên bản lấy mẫu được điền đầy đủ và đúng các thông tin.

Quan sát trực tiếp người thực hiện và kiểm tra các thông tin trên biên bản.

  • Chất lượng của mẫu không được biến đổi trong suốt quá trình vận chuyển, bảo quản mẫu.

Quan sát trực tiếp người thực hiện và kiểm tra mẫu.


  • Thao tác sử dụng dụng cụ lấy mẫu, lấy mẫu, đồng nhất mẫu, gói mẫu chuẩn xác.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Mẫu gửi đi kiểm nghiệm phải còn nguyên dấu niêm phong; có biên bản lấy mẫu, phiếu yêu cầu kiểm nghiệm, và các giấy tờ khác có liên quan.

Quan sát trực tiếp người thực hiện và kiểm tra các giấy tờ.

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Tên công việc: Giao nhận và mã hoá mẫu

Mã số công việc: A4
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Giao nhận và mã hóa các mẫu của khách hàng, tiếp nhận và mã hóa mẫu gửi đến phòng kiểm nghiệm. Các bước chính thực hiện công việc gồm: Tiếp nhận mẫu khách hàng, kiểm tra tình trạng mẫu, lập biên bản giao nhận mẫu; mã hóa mẫu, gửi mẫu đến phòng thử nghiệm (PTN); tiếp nhận mẫu của phòng kiểm nghiệm, bổ sung số mã hóa, vào sổ theo dõi; phân phối mẫu về các lĩnh vực thử nghiệm.



II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Mẫu của khách hàng khi tiếp nhận phải được thảo luận và thống nhất về các chỉ tiêu thử nghiệm;

  • Tình trạng đặc trưng của mẫu được nhận dạng đúng; khối lượng mẫu phải đủ để thử nghiệm;

  • Giấy giao nhận mẫu phải được thống nhất, có cam kết của khách hàng và phù hợp với yêu cầu của mẫu cần thử nghiệm;

  • Tem mã hóa phải bao gồm số thứ tự của mẫu gửi đến phòng giao nhận mẫu;

  • Mẫu phải được kiểm soát phiếu yêu cầu thử nghiệm và được gửi đến đúng đơn vị thử nghiệm;

  • Phòng kiểm nghiệm khi tiếp nhận mẫu phải kiểm tra, đối chiếu các thông tin trên biên bản giao nhận mẫu với tình trạng mẫu nhận;

  • Số mã hóa theo số thứ tự nhận mẫu của PTN ngay sau số thứ tự giao nhận mẫu của bộ phận giao nhận mẫu;

  • Thông tin về mẫu phải cập nhật vào sổ theo dõi đầy đủ và phù hợp với mẫu trong sổ theo dõi hoạt động thử nghiệm của PTN;

  • Mẫu được phân phối về các lĩnh vực thử nghiệm phải đảm bảo đúng với từng bộ phận thử nghiệm.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

1. Kỹ năng

  • Giao tiếp, giải thích, tư vấn và tiếp thu ý kiến của khách hàng;

  • Xem xét đáp ứng của PTN với các yêu cầu thử nghiệm của khách hàng;

  • Nhận dạng nhanh tình trạng đặc trưng của mẫu và phát hiện nhanh điểm không bình thường của mẫu;

  • Xác định nhanh khối lượng mẫu phù hợp với thử nghiệm;

  • Lập đúng tem mã hóa;

  • Lựa chọn được bộ phận thử nghiệm mẫu;

  • Nhận định, xem xét đúng các thông tin trên biên bản giao nhận mẫu và phát hiện nhanh chóng những sai sót trên biên bản giao nhận mẫu;

  • Mã hóa đúng trên giấy giao nhận mẫu;

  • Nhận biết dấu niêm phong còn nguyên và phát hiện nhanh những sai sót khi giao mẫu;

  • Ghi chép rõ ràng, chính xác giấy giao nhận mẫu, tem định dạng, mã hóa mẫu, sổ giao nhận mẫu của PTN.

2. Kiến thức

  • Nhận biết được thông tin về tất cả các chỉ tiêu thử nghiệm của PTN có khả năng thực hiện;

  • Nhận biết được bản chất mẫu, vật dụng bao gói, trọng lượng, số lượng và ký hiệu của mẫu cần thử nghiệm;

  • Nêu được qui định về khối lượng mẫu phân tích cho từng loại sản phẩm;

  • Nhận biết được các thông tin trên biên bản, cách thức giao nhận mẫu;

  • Trình bày được yêu cầu của tem mã hóa, các nguyên tắc mã hóa của PTN;

  • Nêu được các thông tin hoạt động thử nghiệm của đơn vị thử nghiệm;

  • Nhận biết được tính chất của của mẫu thử nghiệm và sự biến đổi của chúng theo điều kiện môi trường;

  • Trình bày được yêu cầu, qui định của PTN về việc vào sổ theo dõi.

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Phiếu yêu cầu thử nghiệm, biên bản lấy mẫu;

  • Cân;

  • Giấy giao nhận mẫu;

  • Sổ giao nhận mẫu của PTN;

  • Tài liệu về năng lực hoạt động của phòng kiểm nghiệm.

V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Mẫu khách hàng khi tiếp nhận được thảo luận, thống nhất với khách hàng về các chỉ tiêu thử nghiệm.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.



  • Tình trạng đặc trưng của mẫu được nhận dạng đúng; khối lượng mẫu phải đủ để thử nghiệm.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.


  • Giấy giao nhận mẫu được thống nhất có cam kết của khách hàng và phù hợp với với yêu cầu của mẫu cần thử nghiệm.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.


  • Tem mã hóa phải bao gồm số thứ tự của mẫu gởi đến phòng giao nhận mẫu.

Quan sát trực tiếp người thực hiện và kiểm tra tem mã hóa.

  • Mẫu được kiểm soát phiếu yêu cầu thử nghiệm và được gửi đến đúng đơn vị thử nghiệm.

Quan sát trực tiếp người thực hiện và kiểm tra sự phù hợp mẫu thử nghiệm gửi đến đơn vị thử nghiệm.

  • Phòng kiểm nghiệm khi tiếp nhận mẫu phải kiểm tra, đối chiếu các thông tin trên biên bản giao nhận mẫu với tình trạng mẫu nhận.

Quan sát và theo dõi trực tiếp người thực hiện.

  • Số mã hóa theo số thứ tự nhận mẫu của PTN ngay sau số thứ tự giao nhận mẫu của bộ phận giao nhận mẫu.

Quan sát trực tiếp người thực hiện và kiểm tra số mã hóa.

  • Thông tin về mẫu phải cập nhật vào sổ theo dõi đầy đủ và phù hợp với mẫu trong sổ theo dõi hoạt động thử nghiệm của PTN.

Quan sát trực tiếp người thực hiện và kiểm tra các thông tin trong sổ theo dõi.


  • Mẫu được phân phối về các lĩnh vực thử nghiệm phải đảm bảo đúng với từng bộ phận thử nghiệm.

Quan sát trực tiếp người thực hiện và kiểm tra mẫu được phân phối về bộ phận nào.

  • Kỹ năng giao tiếp gây thiện cảm; ghi chép hồ sơ chính xác.

Quan sát trực tiếp người thực hiện và kiểm tra hồ sơ.



tải về 5.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   62




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương