TÊn nghề: kiểm nghiệm chất lưỢng lưƠng thực thực phẩM



tải về 5.05 Mb.
trang14/62
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích5.05 Mb.
#1549
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   62

2. Kiến thức

  • Trình bày được trình tự các bước tiến hành xác định hàm lượng đường chung bằng phương pháp Bertrand;

  • Mô tả được qui trình vận hành và cách sử dụng cân phân tích, máy nghiền, máy lọc hút chân không;

  • Lựa chọn phương pháp đồng nhất mẫu phù hợp với tính chất cơ lý của từng loại thực phẩm;

  • Trình bày được nguyên tắc, phương pháp tẩy tạp chất, thủy phân và trung hòa mẫu;

  • Trình bày được tính chất hóa học của các loại đường, dấu hiệu nhận biết dung dịch hết acid dư;

  • Nguyên tắc và phương pháp tạo, gạn lọc, rửa, hòa tan kết tủa và chuẩn độ theo yêu cầu của phương pháp phân tích;

  • Nhận biết đúng dấu hiệu cho biết tạp chất được kết tủa hoàn toàn, đường thử trong mẫu phản ứng hoàn toàn, kết tủa đã được rửa sạch, kết tủa đã hòa tan hoàn toàn và thời điểm kết thúc chuẩn độ;

  • Giải thích và đề xuất được biện pháp xử lý các lỗi thường gặp trong quá trình phân tích;

  • Tính được lượng hàm lượng đường chung theo đúng công thức của phương pháp Bertrand.

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Máy lọc chân không, bình lọc hút chân không, phễu lọc xốp, cân phân tích, máy nghiền, bếp cách thủy, bếp điện;

  • Pipet, cốc, phễu, đũa thủy tinh, bình nón, bình định mức, buret, giá đỡ, giấy lọc;

  • Mẫu, nước cất, bình tia nước cất, kệ để nghiêng bình nón, kéo;

  • HCl đậm đặc, DD NaOH 20%, Phenolphthalein 1%, Fehling A, Fehling B, Fe2(SO4)3, KMnO4 0,1N, (CH3COO)2Pb (bột hoặc dung dịch 30%);

  • Tài liệu kỹ thuật xác định hàm lượng đường chung bằng phương pháp Bertrand;

  • Bảng tra hàm lượng glucose, phiếu ghi kết quả.

V. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Hàm lượng đường chung được xác định theo đúng qui trình của phương pháp Bertrand.

Theo dõi quá trình thực hiện, so sánh đối chiếu với tài liệu kỹ thuật.

  • Thiết bị, dụng cụ, hóa chất được chuẩn bị đủ và đúng theo yêu cầu của phương pháp phân tích.

So sánh đối chiếu với tài liệu kỹ thuật.

  • Khối lượng mẫu cân phù hợp với từng loại thực phẩm, sai số không vượt quá 0,001g.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Mẫu được hòa tan hoàn toàn.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Dung dịch lọc phải trong suốt sau khi tẩy tạp chất.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Dung dịch mẫu được thủy phân bằng HCl đậm đặc ở nhiệt độ và thời gian qui định (700C trong 15 phút).

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Mẫu thử sau khi thủy phân được trung hòa hết lượng acid dư bằng NaOH 20% và định mức chính xác.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Dung dịch mẫu và lượng hóa chất (Fehling A, Fehling B) được lấy để tạo kết tủa theo qui định.

Quan sát trực tiếp người thực hiện, đối chiếu tài liệu kỹ thuật.

  • Phản ứng tạo kết tủa được thực hiện ở nhiệt độ sôi và đảm bảo thời gian sôi.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Dung dịch bên trên kết tủa phải còn màu xanh sau khi lắng; nếu không còn màu xanh phải làm lại với thể tích dung dịch lọc ít hơn.

Kiểm tra dung dịch bên trên kết tủa, theo dõi cách xử lý của người thực hiện.

  • Dung dịch rửa kết tủa cho đến khi không còn màu xanh; kết tủa không được tiếp xúc với không khí trong quá trình gạn lọc và rửa; kết tủa được hòa tan hoàn toàn, không còn vết đỏ gạch.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Dung dịch thu được sau khi hòa tan được chuẩn độ bằng KMnO4 cho đến khi xuất hiện mầu hồng bền trong 30 giây; thể tích KMnO4 tiêu tốn cho hai lần chuẩn độ không lệch quá 0,1 ml.

Quan sát trực tiếp người thực hiện, kiểm tra kết quả chuẩn độ.

  • Thao tác tẩy tạp chất, thủy phân, trung hòa, lọc, định mức, gạn lọc, hòa tan kết tủa, chuẩn độ thành thạo.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Hàm lượng đường chung được tính toán chính xác; kết quả của phép thử là trung bình cộng của các lần thử nghiệm, sai lệch kết quả giữa hai lần thử nghiệm song song không vượt quá giới hạn lặp lại của phương pháp.

Kiểm tra công thức và kết quả tính toán, đối chiếu tài liệu kỹ thuật.

  • Kết quả phân tích được ghi chính xác vào phiếu ghi kết quả và sổ lưu.

Quan sát trực tiếp người thực hiện, kiểm tra phiếu và sổ lưu.


TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

Tên công việc: Xác định hàm lượng Carbohydrates (Phương pháp Bertrand)

Mã số công việc: F3

I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Xác định hàm lượng Carbohydrates của LTTP bằng phương pháp Bertrand. Các bước chính thực hiện công việc gồm: Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, hóa chất, mẫu thử nghiệm; thủy phân; trung hòa, tẩy tạp chất, định mức dung dịch mẫu thử; tạo kết tủa; gạn lọc; hòa tan kết tủa; chuẩn độ; đọc; tính và xử lý kết quả.



II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Khối lượng mẫu cân phù hợp với từng loại thực phẩm, sai số không vượt quá 0,001g;

  • Mẫu được hòa tan hoàn toàn;

  • Dung dịch mẫu được thủy phân hoàn toàn bằng HCl đậm đặc ở nhiệt độ và thời gian qui định (1000C trong 3h);

  • Mẫu thử sau khi thủy phân được làm nguội, trung hòa hết lượng acid dư bằng NaOH 20% và định mức chính xác;

  • Mẫu được tẩy tạp chất và dung dịch lọc thu được trong suốt;

  • Dung dịch mẫu và lượng hóa chất (Fehling A, Fehling B) được lấy để tạo kết tủa theo qui định;

  • Phản ứng tạo kết tủa được thực hiện ở nhiệt độ sôi và đảm bảo thời gian sôi;

  • Dung dịch bên trên kết tủa phải có màu xanh sau khi lắng;

  • Dung dịch rửa kết tủa cho đến khi không còn màu xanh;

  • Kết tủa không được tiếp xúc với không khí trong quá trình gạn lọc, rửa;

  • Kết tủa được hòa tan hoàn toàn bằng Fe2(SO4)3 trong H2SO4 đến khi không còn vết đỏ gạch;

  • Dung dịch thu được sau khi hòa tan được chuẩn độ bằng KMnO4 0,1N cho đến khi xuất hiện mầu hồng bền trong 30 giây;

  • Thể tích KMnO4 0,1N tiêu tốn cho hai lần chuẩn độ không lệch quá 0,1 ml;

  • Hàm lượng Carbohydrates tính toán chính xác; kết quả phép thử là trung bình cộng của các lần thử nghiệm, sai lệch kết quả giữa hai lần thử nghiệm song song không vượt quá giới hạn lặp lại của phương pháp;

  • Kết quả phân tích được ghi chính xác vào phiếu ghi kết quả và sổ lưu.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

  • Vệ sinh thiết bị, dụng cụ theo đúng phương pháp và yêu cầu của phương pháp phân tích;

  • Lựa chọn đầy đủ số lượng, chủng loại hóa chất đúng theo yêu cầu của phương pháp phân tích;

  • Đồng nhất mẫu phù hợp với đặc điểm của từng loại thực phẩm;

  • Thực hiện việc thủy phân, trung hòa, tẩy tạp chất và lọc thành thạo;

  • Định mức đúng vạch, tạo, gạn lọc, rửa, hòa tan kết tủa và chuẩn độ đảm bảo chuẩn xác;

  • Vận hành thành thạo cân phân tích, máy nghiền, máy lọc hút chân không;

  • Tính toán và xử lý kết quả chính xác;

  • Thực hiện đúng các biện pháp bảo hộ lao động khi làm việc với hóa chất, thiết bị.

  1. Kiến thức

  • Trình bày được trình tự các bước tiến hành xác định hàm lượng Carbohydrates bằng phương pháp Bertrand;

  • Mô tả được qui trình vận hành và cách sử dụng cân phân tích, máy nghiền, máy lọc hút chân không;

  • Lựa chọn phương pháp đồng nhất mẫu phù hợp với tính chất cơ lý của từng loại thực phẩm;

  • Trình bày được nguyên tắc, phương pháp tẩy tạp chất, thủy phân Carbohydrates bằng acid và trung hòa mẫu;

  • Trình bày được tính chất hóa học của các loại đường, dấu hiệu nhận biết dung dịch hết acid dư;

  • Nguyên tắc và phương pháp tạo, gạn lọc, rửa, hòa tan kết tủa và chuẩn độ theo yêu cầu của phương pháp phân tích;

  • Nhận biết đúng dấu hiệu cho biết tạp chất được kết tủa hoàn toàn, đường thử trong mẫu phản ứng hoàn toàn, kết tủa đã được rửa sạch, kết tủa đã hòa tan hoàn toàn và thời điểm kết thúc chuẩn độ;

  • Giải thích và đề xuất được biện pháp xử lý các lỗi thường gặp trong quá trình phân tích;

  • Tính được lượng hàm lượng Carbohydrates theo đúng công thức của phương pháp Bertrand.

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

  • Máy lọc chân không, bình lọc hút chân không, phễu lọc xốp, cân phân tích, máy nghiền, bếp cách thủy, bếp điện;

  • Pipet, cốc, phễu, đũa thủy tinh, bình nón, bình định mức, buret, pipet;

  • Giá đỡ, kệ để nghiêng bình nón, kéo, giấy lọc;

  • Mẫu, nước cất, bình tia nước cất, nút cao su có gắn ống thủy tinh dài;

  • HCl đậm đặc, NaOH 20%, Phenolphthalein 1%, DD Fehling A, Fehling B, Fe2(SO4)3, KMnO4 0,1N, (CH3COO)2Pb (bột hoặc dung dịch 30%);

  • Tài liệu kỹ thuật xác định hàm lượng carbohydrates bằng phương pháp Bertrand, bảng tra hàm lượng glucose, phiếu ghi kết quả.

V. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

  • Hàm lượng carbohydrates được xác định theo đúng qui trình của phương pháp Bertrand.

Theo dõi quá trình thực hiện, so sánh đối chiếu với tài liệu kỹ thuật.

  • Thiết bị, dụng cụ, hóa chất được chuẩn bị đủ và đúng theo yêu cầu của phương pháp phân tích.

So sánh đối chiếu với tài liệu kỹ thuật.

  • Khối lượng mẫu cân phù hợp với từng loại thực phẩm, sai số không vượt quá 0,001g.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Mẫu được hòa tan hoàn toàn.

Quan sát trực tiếp người thực hiện, kiểm tra dung dịch mẫu.

  • Dung dịch mẫu được thủy phân hoàn toàn bằng HCl đậm đặc ở nhiệt độ và thời gian qui định (1000C trong 3h).

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Mẫu thử sau khi thủy phân được làm nguội, trung hòa hết lượng acid dư bằng NaOH 20% và định mức chính xác.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Mẫu được tẩy tạp chất và dung dịch lọc thu được trong suốt.

Quan sát trực tiếp người thực hiện, kiểm tra dung dịch lọc.

  • Dung dịch mẫu và lượng hóa chất (Fehling A, Fehling B) được lấy để tạo kết tủa theo qui định.

Quan sát trực tiếp người thực hiện, đối chiếu tài liệu kỹ thuật.

  • Phản ứng tạo kết tủa được thực hiện ở nhiệt độ sôi và đảm bảo thời gian sôi.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Dung dịch bên trên kết tủa phải còn màu xanh sau khi lắng; nếu không còn màu xanh phải làm lại với thể tích dung dịch lọc ít hơn.

Kiểm tra dung dịch bên trên kết tủa, theo dõi cách xử lý của người thực hiện.


  • Dung dịch rửa kết tủa cho đến khi không còn màu xanh; kết tủa không được tiếp xúc với không khí trong quá trình gạn lọc và rửa; kết tủa được hòa tan hoàn toàn, không còn vết mầu đỏ gạch.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Dung dịch thu được sau khi hòa tan được chuẩn độ bằng KMnO4 cho đến khi xuất hiện mầu hồng bền trong 30 giây; thể tích KMnO4 tiêu tốn cho hai lần chuẩn độ không lệch quá 0,1 ml.

Quan sát trực tiếp người thực hiện, kiểm tra kết quả chuẩn độ.

  • Thao tác thủy phân, trung hòa, tẩy tạp chất, lọc, tạo, gạn lọc, rửa, hòa tan kết tủa và chuẩn độ thành thạo.

Quan sát trực tiếp người thực hiện.

  • Hàm lượng Carbohydrates được tính toán chính xác; kết quả của phép thử là trung bình cộng của các lần thử nghiệm, sai lệch kết quả giữa hai lần thử nghiệm song song không vượt quá giới hạn lặp lại của phương pháp.

Kiểm tra công thức và kết quả tính toán, đối chiếu tài liệu kỹ thuật.

  • Kết quả phân tích được ghi chính xác vào phiếu ghi kết quả và sổ lưu.

Quan sát trực tiếp người thực hiện, kiểm tra phiếu và sổ lưu.

TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

Tên công việc: Xác định hàm lượng tinh bột (Phương pháp Bertrand)

Mã số công việc: F4

I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Xác định hàm lượng tinh bột của LTTP bằng phương pháp Bertrand. Các bước chính thực hiện công việc gồm: Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, hóa chất, mẫu thử nghiệm; thủy phân; trung hòa, tẩy tạp chất, định mức dung dịch mẫu thử; tạo kết tủa; gạn lọc; hòa tan kết tủa; chuẩn độ; đọc, tính và xử lý kết quả.



II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

  • Khối lượng mẫu cân phù hợp với từng loại thực phẩm, sai số không vượt quá 0,001g;

  • Mẫu được hòa tan hoàn toàn;

  • Dung dịch mẫu được thủy phân hoàn toàn bằng HCl đậm đặc ở nhiệt độ và thời gian qui định (1000C trong 3h);

  • Mẫu thử sau khi thủy phân được làm nguội, trung hòa hết lượng acid dư bằng NaOH 20% và định mức chính xác;

  • Mẫu được tẩy tạp chất và dung dịch lọc thu được trong suốt;

  • Dung dịch mẫu và lượng hóa chất (Fehling A, Fehling B) được lấy để tạo kết tủa theo qui định;

  • Phản ứng tạo kết tủa được thực hiện ở nhiệt độ sôi và đảm bảo thời gian sôi;

  • Dung dịch bên trên kết tủa phải có màu xanh sau khi lắng;

  • Dung dịch rửa kết tủa cho đến khi không còn màu xanh;

  • Kết tủa không được tiếp xúc với không khí trong quá trình gạn lọc, rửa;

  • Kết tủa được hòa tan hoàn toàn bằng Fe2(SO4)3 trong H2SO4 đến khi không còn vết đỏ gạch;

  • Dung dịch thu được sau khi hòa tan được chuẩn độ bằng KMnO4 0,1N cho đến khi xuất hiện mầu hồng bền trong 30 giây;

  • Thể tích KMnO4 0,1N tiêu tốn cho hai lần chuẩn độ không lệch quá 0,1 ml;

  • Hàm lượng tinh bột được tính toán chính xác; kết quả phép thử là trung bình cộng của các lần thử nghiệm, sai lệch kết quả giữa hai lần thử nghiệm song song không vượt quá giới hạn lặp lại của phương pháp;

  • Kết quả phân tích được ghi chính xác vào phiếu ghi kết quả và sổ lưu.

III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

    1. Kỹ năng

  • Vệ sinh thiết bị, dụng cụ theo đúng phương pháp và yêu cầu của phương pháp phân tích;

  • Lựa chọn đầy đủ số lượng, chủng loại hóa chất đúng theo yêu cầu của phương pháp phân tích;

  • Đồng nhất mẫu phù hợp với đặc điểm của từng loại thực phẩm;

  • Thực hiện việc thủy phân, trung hòa, tẩy tạp chất và lọc thành thạo;

  • Định mức đúng vạch, tạo, gạn lọc, rửa, hòa tan kết tủa và chuẩn độ đảm bảo chuẩn xác;

  • Vận hành thành thạo cân phân tích, máy nghiền, máy lọc hút chân không;

  • Tính toán kết quả theo đúng công thức, xử lý kết quả chính xác;

  • Thực hiện đúng các biện pháp bảo hộ lao động khi làm việc với hóa chất, thiết bị.

    1. Kiến thức

  • Trình bày được trình tự các bước tiến hành xác định hàm lượng tinh bột bằng phương pháp Bertrand;

  • Mô tả được qui trình vận hành và cách sử dụng cân phân tích, máy nghiền, máy lọc hút chân không;

  • Lựa chọn phương pháp đồng nhất mẫu phù hợp với tính chất cơ lý của từng loại thực phẩm;

  • Trình bày được nguyên tắc, phương pháp tẩy tạp chất, thủy phân Carbohydrates bằng acid và trung hòa mẫu;

  • Trình bày được tính chất hóa học của các loại đường, dấu hiệu nhận biết dung dịch hết acid dư;

  • Trình bày được nguyên tắc và phương pháp tạo, gạn lọc, rửa, hòa tan kết tủa và chuẩn độ theo yêu cầu của phương pháp phân tích;

  • Nhận biết đúng dấu hiệu cho biết tạp chất được kết tủa hoàn toàn, đường thử trong mẫu phản ứng hoàn toàn, kết tủa đã được rửa sạch, kết tủa đã hòa tan hoàn toàn và thời điểm kết thúc chuẩn độ;

  • Giải thích và đề xuất được biện pháp xử lý các lỗi thường gặp trong quá trình phân tích;

  • Tính được lượng hàm lượng tinh bột theo đúng công thức của phương pháp Bertrand.


tải về 5.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   62




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương