Tên đề tài Thực trạng áp dụng 5S tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội


Các giải pháp về chính sách ưu tiên trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp



tải về 1.06 Mb.
trang10/18
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích1.06 Mb.
#23494
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   18

4.1. Các giải pháp về chính sách ưu tiên trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp


- Xây dựng kế hoạch áp dụng 5S kết hợp với chương trình cải tiến năng suất, chất lượng tại SMEs

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, Việt Nam dần tham gia sâu vào nền kinh tế thế giới. Ngược lại, nền kinh tế Việt Nam cung đang chịu ảnh hưởng bởi các doanh nghiệp nước ngoài. Biểu hiện chính là thị trưởng trở nên cạnh tranh hơn, yêu cầu của khách hàng cũng ngày một cao. Do vậy việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ tại các doanh nghiệp trong nước là một điều thiết yếu giúp các doanh nghiệp tồn tại và phát triển tại Việt Nam.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp trên thế giới đang áp dụng các mô hình cải tiến chất lượng, năng suất như TQM, Sản xuất tinh gọn, TPS. Các mô hình, hệ thống này tập trung loại bỏ lãng phí trong quá trình sản xuất và quản lý, từ đó cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm. Thực hành tố 5S được coi là nền tảng, là bước đầu để tiến tới thành công trong kế hoạch áp dụng các hệ thống cải tiến đó (Ho và cộng sự, 1995). Do vậy, việc doanh nghiệp chú trọng phát triển các phương pháp cải tiến năng suất và chất lượng sản phẩm sẽ tác động lớn tới phát triển 5S tại các SMEs.

Khi xây dựng các kế hoạch áp dụng các hệ thống quản lý cải tiến như sản xuất tinh gọn, TQM, các doanh nghiệp nên chú ý xây dựng kế hoạch cụ thể với dự trù nguồn vốn và nguồn nhân lực để đảm bảo tính liên tục của kế hoạch. Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp FDI lớn như Linksin, Fujikawa, Fujitsu... đã áp dụng khá thành công mô hình sản xuất tinh gọn với kế hoạch như hình 4.1. Các doanh nghiệp có thể dựa trên mô hình của họ để cải tiến sao cho phù hợp với các điều kiện của mình và mang lại hiệu quả cải tiến cao. Do nguồn vốn, nhân lực và công nghệ hạn chế nên các SMEs có thể chú trọng vào thực hiện các công cụ đơn giản, chi phí thấp nhưng lại mang lại cải tiến rõ ràng như 5S


Hình 4.1: Mô hình áp dụng lean tại một số doanh nghiệp

Nguồn: Tạp chí Phát triển và hội nhập, số 8 - tháng 12/2010






  • Doanh nghiệp khuyến khích áp dụng 5S tại các nhà cung ứng và coi thực hành tốt 5S là một lợi thế lựa chọn các nhà cung ứng.

Hiện nay, các doanh nghiệp thực hành 5S phần lớn chỉ dừng ở mức 3S/5S và việc phát triển 5S trong mạng lưới cung ứng còn hạn chế. Như vậy, việc coi 5S là một tiêu chuẩn để lựa chọn các nhà cung ứng có thể vừa giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả của kế hoạch thực hành tốt 5S vừa tuyên truyền 5S tới các doanh nghiệp khác. Tư duy 3S đầu và dừng lại thực hiện sau 2S cuối là tư duy cần được xem xét lại, đây cũng là một trong các nguyên nhân khiến 5S không được áp dụng triệt để tại doanh nghiệp, đề tài này sẽ chỉ rõ việc quan trọng của việc thực hiện đào tạo tâm thế cho người thực hiện 5S là quan trọng nhất

Mạng lưới cung ứng là nơi cung cấp nguồn vật tư, nguyên liệu cho doanh nghiệp. 5S là một triết lý giúp doanh nghiệp loại bỏ lãng phí, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Do vậy, việc khuyến khích các nhà cung ứng phát triển 5S cũng chính là góp phần hạn chế những lãng phí tại doanh nghiệp mình.


4.2 Các giải pháp về áp dụng thực tế 5S tại các doanh nghiệp SMEs


- Thay đổi chiến lược áp dụng 5S tại SMEs Việt Nam: bắt đầu bằng việc đào tạo S5 cho công nhân viên

Theo mô hình lý thuyết, 5S sẽ được thực hiện từ SEIRI (S1), SEITON (S2), SEISO (S3) và triển khai, duy trì SEIKETSU (S4) và SITSUKE (S5). Bắt đầu bằng việc thiết lập môi trường làm việc khoa học, an toàn và sạch sẽ, doanh nghiệp cố gắng thực hành tốt 3S, sau đó S4, S5 sẽ được áp dụng nhằm duy trì các kết của của 3S đầu tiên và tạo nên ý thức tự giác trong toàn doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo kết quả phỏng vấn tại một số SMEs trên địa bàn thành phố Hà Nội, việc thực hiện 5S vẫn chưa thực sự hiệu quả bởi vì đại đa số công nhân viên chưa nắm rõ hiệu quả của 5S và ý thức tự giác thực hiện còn kém. Do vậy, để phát triển 5S tại các SMEs Việt Nam, việc đào tạo S5 và nâng cao ý thức cho nhân viên là rất quan trọng.

Căn cứ vào các kết quả nghiên cứu thực chứng, nhóm nghiên cứu đề xuất mô hình triển khai 5S mới (Hình 4.2). Mô hình 5S mới này lấy Shitsuke (Sẵn sàng) làm trung tâm, Seiri, Seiton, Seiso, Seiketsu nối tiếp bao xung quanh. Shitsuke chi phối và là thành phần quan trọng nhất trong mô hình 5S mới này.

Trong 11 năm 5S du nhập và áp dụng tại Việt Nam, việc thực hiện 5S thành công đối với nhiều doanh nghiệp vẫn còn là một vấn đề nan giải. Khảo sát thực tế tại nhiều doanh nghiệp cho thấy thực trạng áp dụng của nhiều doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ dừng lại ở mức 3S/5S hay áp dụng chưa hoàn toàn 5S. Mặc dù trong số đó, có các doanh nghiệp được các trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp hỗ trợ, có sự tham gia của các chuyên gia Nhật nhưng sau khi các chuyên gia rút đi việc thực hiện 5S lại dừng lại hay trở nên kém hơn. Hoạt động thực tế cũng như khảo sát tại một số các doanh nghiệp, câu hỏi lớn nhất khiến nhóm nghiên cứu phải suy nghĩ đó là: "Quá trình thực hiện và mô hình thực hiện 5S dựa hoàn toàn theo nguyên mẫu ở Nhật Bản liệu đã phù hợp chưa ? "Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trên, bằng cách thu thập dữ liệu thông qua phỏng vấn, quan sát doanh nghiệp và dựa trên kiến thức của nhóm nghiên cứu. Chúng tôi đã đề xuất một mô hình mới cho doanh nghiệp khi thực hiện 5S. Giải pháp này đã nhận được sự ủng hộ của nhiều doanh nghiệp trong địa bàn thành phố Hà Nội. Ngay từ kết quả phỏng vấn đã cho thấy, rất nhiều ý kiến cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam không thể áp dụng 5S vì tính cách của người Việt Nam không giống Nhật không thể tự giác thực hiện 5S. Đa phần mọi người đều trả lời 5S rất tốt nhưng tốt ở điểm nào thì người được phỏng vấn tại doanh nghiệp trả lời sai như 5S giúp công nhân cẩn thận và giúp công nhân chuẩn bị trước khi làm việc hay trả lời rằng việc thực hiện 5S là làm quét dọn nhà máy mỗi ngày. Chưa hiểu rõ về lợi ích của 5S dẫn đến việc thực hiện 5S với tâm lý đối phó hay làm cho xong, hay không có động lực để thực hiện 5S khiến Shitsuke trở thành phần khó nhất trong thực hiện 5S đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Thay vì thực hiện Seiri, Seiton, Seiso trước, SMEs nên thực hiện Shitsuke đầu tiên, bắt đầu bằng việc đào tạo "tâm thế " cho các thành viên trong SMEs từ giám đốc đến nhân viên hiểu được lợi ích của 5S cho bản thân họ là gì, lợi ích khi áp dụng cho doanh nghiệp là gì. Tâm thế là cốt lõi của việc hoàn thành 5S hiệu quả, tâm thế tốt giúp người lao động sẵn sàng thực hiện 4S còn lại và mang lại hiệu quả cao hơn. Làm bất kỳ một công việc gì mang lại lợi ích cho mình sẽ đạt được hiệu quả cao hơn.

Hình 4.2 : Mô hình 5S đề xuất

Một số phương pháp để xây dựng thực hiện 5S nói chung cho các doanh nghiêp sản xuất nhỏ và vừa cũng như thực hiện S tại các doanh nghiệp.

Shitsuke cần được thực hiện đầu tiên, đây chính là bước đào tạo Tâm Thế cho người thực hiện 5S, tiếp sau đó mới là bắt đầu thực hiện 4S còn lại. Thực hiện Shitsuke thành công nghĩa là doanh nghiệp đã bước gần tới đích của thực hành tốt 5S vì 4S còn lại sẽ được hoàn thiện và chi phối bởi thực hiện tốt Shitsuke.

Đào tạo công nhân nhận thức được lợi ích của 5S, liên tục đào tạo kiểm tra và áp dụng 5S đến khi tất cả các nhân viên hiểu được lợi ích thực sự mà 5S mang lại cho chính bản thân họ. Đào tạo cả mặt lý thuyết lẫn thực tế, kết hợp giữa các buổi học và họp nhóm hàng tuần, các nhân viên quản lý cần quan sát việc thực hành shitsuke cũng như các 4S còn lại và lợi ích của 5S, thái độ thực hiện 5S của nhân viên cấp dưới để có kế hoạch đào tạo và phương pháp đào tạo cho đến khi tất cả nhân viên thực sự hiểu vè 5S.

Khuyến khích thực hiện 5S bằng hình thức khen thưởng đối với cá nhân và bộ phận làm tốt 5S. Như vậy nhân viên sẽ có tâm lý hứng khởi khi thực hiện 5S.

- Xây dựng Ủy ban 5S

Khi thực hiện một kế hoạch, các doanh nghiệp cần có một bộ phận 5S, bao gồm những người làm việc kiêm nhiệm trong thực tiễn các đơn vị trong doanh nghiệp, uyên thâm về nghiệp vụ và năng lực đào tạo tâm thế cho nhân viện. Doanh nghiệp cần xây dựng một Ủy ban 5S bao gồm lãnh đạo và quản lý từn bộ phận. Quản lý từng bộ phận sẽ chỉ đạo và đưa ra những kế hoạch phù hợp với những điều kiện của bộ phận sao cho mọi nhân viên có thể áp dụng linh hoạt mà vẫn đảm bảo tiến trình, kế hoạch sản xuất.

Với Ủy ban 5S như hình 4.3, Tổng Giám đốc và ban chỉ đạo công ty sẽ có trách nhiệm quản lý chung trong toàn công ty, đồng thời phối hợp với tư vấn viên 5S ngoài doanh nghiệp lập kế hoạch, chiến lược phù hợp để áp dụng thành công 5S. Từ đó, các chiến lược, chương trình đào tạo được phổ biến tới từng trưởng bộ phận, phòng ban tại công ty. Sau khi được đào tạo bàn bản về 5S, trưởng bộ phận có thể đưa ra kế hoạch thực hiện 5S tại bộ phận mình sao cho thuận tiện với điều kiện làm việc và số lượng nhân lực.

Có thể lấy ví dụ như, công ty A Ủy ban 5S sẽ được tổ chức như sau :




Hình 4.3: Ủy ban 5S

Với Ủy ban 5S này, Tổng giám đốc có thể quản lý bao quát quá trình áp dụng 5S trong toàn công ty, trưởng bộ phận sẽ kiểm soát tình hình cụ thể tại bộ phận. Như vậy, kế hoạch áp dụng 5S sẽ được đảm bảo và thực hiện tốt tại doanh nghiệp.



- Lập kế hoạch áp dụng 5S phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp

SMEs Việt Nam gặp nhiều hạn chế về nguồn vốn, công nghệ và cơ sở vật chất, do vậy việc xây dựng kế hoạch áp dụng phù hợp với thực tế doanh nghiệp là rất quan trọng. Do hạn chế về vốn và cơ sở vật chất, doanh nghiệp nên áp dụng 5S từng bước. Cụ thể, trong giai đoạn đầu, sau khi đào tạo kiến thức và ý thức cho nhân viên trong công ty, doanh nghiệp nên áp dụng 5S với môi trường làm việc đang có, từ đó phát hiện ra các vấn đề, lãng phí tồn tại để đưa ra các cải tiến nhằm cải thiện môi trường làm việc. Tiếp theo, sau khi thực hiện 5S bước đầu ổn định, doanh nghiệp có thêm nguồn kinh phí đầu tư cơ sở vật chất như kệ, giá,…và tiếp tục cải tiến để tạo ra môi trường làm việc ít lãng phí.



Bảng 4.1 : Kế hoạch triển khai 5S (tham khảo)

STT

Nội dung công việc

Thành phần tham gia

Thời gian thực hiện

Ghi chú

1

Chuẩn bị










1.1

Tổ chức đào tạo tâm thế, nhận thức chung về 5S

- Ban chỉ đạo 5S

- Cán bộ nhân viên, các đơn vị trong công ty

- Tư vấn viên


30 ngày




1.2

Đào tạo S5: nâng cao ý thức của nhân viên trong công ty

1.3

Thành lập Ủy ban 5S

1.4

Lập kế hoạch triển khai 5S trong 6 tháng đầu

2

Thông báo chính thức về 5S










2.1

Biên soạn, trình duyệt công bố tài liệu 5S

- Giám đốc công ty

- Ban chỉ đạo 5S

- Tư vấn viên

- Các đơn vị trong công ty



15 ngày




2.2

Khảo sát, lắp đặt bản tin và hình ảnh tuyên truyền 5S

2.3

Biên soạn biểu ngữ, khẩu hiệu

3

Tổ chức tổng vệ sinh










3.1

Xây dựng tiêu chuẩn loại bỏ

- Ban chỉ đạo 5S

- Công đoàn công ty

- Công đoàn các bộ phận

- Toàn bộ CBCNV công ty



20 ngày




3.2

Lập kế hoạch và tiến hành tổng vệ sinh

4

Sàng lọc ban đầu










4.1

Nhận biết các đồ vật còn giá trị, đồ vật cần loại bỏ bằng cách dùng thẻ đỏ

- Tư vấn viên

- Toàn bộ CBCNV



30 ngày




4.2

Sàng lọc vật dụng trong toàn công ty

5

Thực hiện sắp xếp, vệ sinh sạch sẽ hàng ngày và chuẩn hóa 3S










5.1

Xác định và quy định vị trí sắp xếp sau sàng lọc

- Ban chỉ đạo 5S

- Tư vấn viên

- CBCNV công ty


90 ngày




5.2

Thực hiện việc sơn, kẻ, vẽ, phân định ranh giới, khu vực

5.3

Xây dựng cơ chế khuyến khích thực hiện 5S

5.4

Thực hiện 3S hàng ngày










6

Tiến hành đánh giá cải tiến và đánh giá chứng nhận










6.1

Đào tạo kỹ năng đánh giá

- Ban chỉ đạo 5S
- Tư vấn viên

- Đánh giá viên



30 ngày




6.2

Xây dựng quy trình đánh giá

6.3

Thực hiện đánh giá cải tiến và đánh giá chứng nhận

Sau 6 tháng, doanh nghiệp cần đánh giá và phân tích tìm ra những điểm cần cải tiến, từ đó lại xây dựng kế hoạch cho thời gian tiếp theo để nâng cao điệu kiện làm việc tại doanh nghiệp, giảm thiểu các loại lãng phí.

- Tích cực tiếp cận các chương trình hỗ trợ từ các tổ chức trong nước và ngoài nước như chương trình SV của JICA.

Tại Việt Nam, các chương trình hỗ trợ SMEs được các tổ chức trong nước và quốc tế thực hiện nhằm tư vấn, phổ biến các phương pháp quản lý, sản xuất tiên tiến. Một trong những chương trình được đánh giá hiệu quả tại các doanh nghiệp là chương trình SV của tổ chức JICA. Chương trình SV cung cấp tình nguyện viên cao Nhật Bản, hỗ trợ về mặt kỹ thuật và phương pháp quản lý, sản xuất, trong đó 5S là một nội dung rất được nhiều tình nguyện viên chú trọng và tư vấn cho các doanh nghiệp. Mặc dù hiệu quả mang lại cho các doanh nghiệp khá cao song số lượng doanh nghiệp đã tiếp cận và được hỗ trợ chiểm tỉ lệ rất nhỏ. Do vậy, các SMEs nên tích cực tiếp cận với chương trình để được hỗ trợ, phát triển 5S thành công trong doanh nghiệp của mình.

Khi tham gia chương trình SV của JICA, doanh nghiệp nên xây dựng kế hoạch phù hợp với giai đoạn phát triển và điều kiện của công ty. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên tận dụng các chương trình hỗ trợ của các trung tâm, tổ chức khác như Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổ chức thương

- Phổ biến kiến thức 5S bằng các hình ảnh trực quan đơn giản, dễ hiểu giúp toàn bộ CBCNV nhận thức rõ ràng về 5S

Doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt các SMEs thường gặp khó khăn về trình độ nhân lực. Đại đa số công nhân viên trong doanh nghiệp chỉ tốt nghiệp THPT nên khi tuyên truyền 5S trong công ty, ban lãnh đạo và Ủy ban 5S cần chú ý việc lựa chọn phương thức truyền tải. Một trong những phương pháp hữu hiệu mà doanh nghiệp có thể sử dụng là đào tạo, phổ biến triết lý 5S tại các doanh nghiệp bằng hình ảnh trực quan sinh động, dễ hiểu và dễ nhớ.




tải về 1.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương