Tên đề tài Thực trạng áp dụng 5S tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội


Các vấn đề chính gặp phải khi thực hiện 5S



tải về 1.06 Mb.
trang9/18
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích1.06 Mb.
#23494
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   18

2.3. Các vấn đề chính gặp phải khi thực hiện 5S


Với đa số các DN trong quá trình thực hiện 5S, có không ít các vấn đề thường phát sinh ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện 5S.

Ở giai đoạn bắt đầu áp dụng: do thói quen và nếp làm việc cũ của công nhân trước khi tiếp cận 5S khiến công nhân viên khó thay đổi trong môi trường và chính sách mới. Cụ thể, khi triển khai 5S, người công nhân không chỉ phải thực hiện các công việc hàng ngày mà còn dọn dẹp, sắp xếp các dụng cụ, đồ dùng vào đúng vị trí và bảo quản các dụng cụ này sạch sẽ. Bên cạnh đó, người công nhân viên cũng được yêu cầu nỗ lực liên tục cải tiến để nâng cao hiệu quả công việc.

Ở giai đoạn đang áp dụng: đôi khi các DN còn gặp khó khăn do sự khác biệt về tính kỷ luật và yêu cầu duy trì chặt chẽ khi áp dụng 5S, đặc biệt khi muốn hướng tới S4 – săn sóc, và S5 – sẵn sàng, và yêu cầu linh hoạt trong các tình huống phát sinh.

Ở giai đoạn tự duy trì: sau khi đã hiểu rõ về 5S, lợi ích cũng như cách thực hiện, hầu hết công nhân viên đều hăng hái tham gia vào các cuộc thi hay phong trào về thực hiện 5S, nhờ đó hiệu quả sản xuất và công việc được nâng cao. Tuy nhiên, sau một thời gian đã triển khai, để duy trì hiệu quả 5S, công tác kiểm tra và check 5S vẫn cần được duy trì thường xuyên, tránh vì các công việc phát sinh mới mà bỏ qua.

Nhìn chung, phương pháp 5S đang được phát triển trong các MSMEs Việt Nam nói chung và Hà nội nói riêng. Tại một số doanh nghiệp áp dụng thành công, các hoạt động 5S đã được thực hiện khá bài bản và mang lại hiệu quả đáng kể. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp đã áp dụng 5S lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ (nhỏ hơn 10%, nguồn TAC); các doanh nghiệp này lại chỉ áp dụng thành công ở mức 3S. S4 và S5, mặc dù đã được áp dụng song chưa thể duy trì đều đặn và ổn định. Như vậy, vấn đề tồn tại ở đây là 5S vẫn chưa phát triển toàn diện ở cả số lượng và chất lượng. Dựa trên kết quả khảo sát, nhóm sử dụng phương pháp 5WHYS để tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề, từ đó đề xuất một số khuyến nghị.



CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN NHÂN CHÍNH TẠI SAO 5S CHƯA PHÁT TRIỂN TẠI CÁC SMEs CỦA HÀ NỘI



3.1. Phương pháp phân tích


Như đã đề cập trong chương 2, 5S đã được nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội biết đến và áp dụng. Tuy nhiên, trong phạm vi các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa, 5S vẫn chưa được phát triển rộng rãi. Nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp mở rộng phạm vi áp dụng 5S trong các doanh nghiệp SMEs trên thành phố Hà Nội, nhóm nghiên cứu phân tích các nguyên nhân chính của vấn đề trên bằng việc phỏng vấn trực tiếp tại các doanh nghiệp trong phạm vi nghiên cứu và phương pháp phân tích nhân quả 5whys.

Phỏng vấn trực tiếp là một phương pháp được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu nhằm thu thập thông tin dữ liệu sơ cấp từ các đối tượng liên quan đến đề tài. Để thấy được các nguyên nhân chính dẫn đến việc 5S chưa được phát triển rộng rãi tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội, nhóm nghiên cứu thực hiện phỏng vấn tại một số doanh nghiệp trong cụm công nghiệp nhỏ và vừa Từ Liêm, Khu công nghiệp Sài Đồng B. Bằng bảng hỏi mở được xây dựng trước khi phỏng vấn, các thông tin dữ liệu được phân tích và thể hiện trong hình 3.1.

Phương pháp phân tích 5whys là phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu nhằm truy tìm nguyên nhân của một vấn đề. Với vấn đề nêu ra trong chương 2, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích 5Whys kết hợp với kết quả phỏng vấn để tìm ra các nguyên nhân chính, mang tính gốc rễ. Bằng cách truy vấn nhiều bước, liên tục đặt các câu hỏi “Tại sao...”, các nguyên nhân được tìm ra không phải là nguyên nhân bề mặt mà là nguyên nhân sâu xa của vấn để. Xuất phát từ vấn đề 5S chưa được phát triển rộng rãi tại các SMEs Hà Nội, nguyên nhân trực tiếp là do điều kiện khách quan và chủ quan của các doanh nghiệp này không thuận lợi cho việc áp dụng 5S. Sau quá trình phân tích, truy vấn nhiều bước nhóm nghiên cứu xây dựng sơ đồ cây nguyên nhân (Hình 3.1) và xác định 8 nguyên nhân sâu xa của vấn đề nằm ở các lớp cuối cùng của sơ đồ.

Hình 3.1: Sơ đồ nguyên nhân



Với phương pháp 5whys, các nguyên nhân đã được phân tích và được sơ đồ hóa trong hình 3.1. Các nguyên nhân nằm ở lớp cuối cùng chính là nguyên nhân gốc rễ dẫn tới vấn đề 5S chưa phát triển tại các SMEs Hà Nội về cả chất lượng và số lượng. Ba nguyên nhân ở lớp cuối cùng được tô đậm được coi là những nguyên chính và dựa vào những nguyên nhân này, nhóm đã tập trung đề xuất một số khuyến nghị.


3.2. Các nguyên nhân chính 5S chưa được phát triển rộng rãi tại nhiều SMEs trên địa bàn thành phố Hà Nội

3.2.1. SMEs chưa ưu tiên áp dụng 5S trong chiến lược phát triển


5S là một triết lý đem đến một sự thay đổi trong quản lý sản xuất, thậm chí còn thay đổi rất nhiều khi DN áp dụng được triệt để phương pháp này, tuy nhiên sự chuyển đổi và hiệu quả thường cần thời gian ít nhất một năm trở lên để thấy đổi và hiệu quả ban đầu rõ ràng. Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam thay đổi liên tục, sự tham gia của những đối thủ mới, đặc biệt là các nhà sản xuất nước ngoài, làm thay đổi tính chất cạnh tranh cũng như những sự thay đổi về lãi suất vốn vay, các chính sách tài khóa..., tất cả những yếu tố đó đều đóng vai trò lên quyết định sản xuất của DN. Với đặc điểm các SMEs thường có số vốn không nhiều, các kế hoạch sản xuất thường đặt mục tiêu ngắn hạn để có thể thay đổi linh hoạt với điều kiện thị trường, trong khi 5S lại cần một sự đầu tư kiên nhẫn, nghĩa là muốn thực hiện tốt 5S, mang lại hiệu quả cao, SMEs thông thường sẽ cần bỏ ra thời gian và sự kiên quyết áp dụng từng bước và duy trì thường xuyên.

Hơn nữa, với thị trường cạnh tranh như hiện nay, các DN đặc biệt là SMEs cần phải chú trọng đến việc cải tiến năng suất chất lượng. Như Imai (1997) và Ho (1999) đề cập, 5S được coi như nền tảng cho cải tiến liên tục, dó đó, DN nên chuẩn bị một kế hoach dài hạn ưu tiên cho việc áp dụng 5S để nâng cao cả hiệu suất và hiệu quả kinh doanh.


3.2.2. SMEs chưa đầu tư đúng mức cho việc áp dụng 5S


Như đã nói ở trên, do đặc điểm nguồn vốn hạn chế, nên hầu hết các SMEs thường gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận với các công nghệ hiện đại, và hầu như cũng chưa có sự đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển (R&D). Tuy nhiên, đã là sản xuất tất phải quan tâm đến các yếu tố như mặt bằng nhà xưởng, máy móc, đường xá xung quanh hay nói chung là cơ sở vật chất cho sản xuất. Áp dụng 5S không đòi hỏi sự thay mới toàn bộ trang thiết bị máy móc, không cần cơ sở vật chất tiên tiến nhưng DN cũng cần có nền tảng cơ sở vật chất nhất định.

Bên cạnh các yếu tố về cơ sở hạ tầng, việc đầu tư vào nguồn nhân lực 5S tại các SMEs cũng chưa thích hợp. Cụ thể, SMEs thực hiện 5S nhưng vẫn chưa mang tính hệ thống bài bản. Như đề cập ở trên, 5S cần phải được duy trì hàng ngày, hàng giờ, tuy nhiên tại nhiều SMEs Hà Nội, việc thực hiện 5S của công nhân viên vẫn chưa mang tính tự giác. Do vậy, việc thành lập ủy ban 5S để chỉ đạo và giám sát quá trình áp dụng tại doanh nghiệp là cần thiết. Như vậy, việc đầu tư về cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực tại các SMEs có ảnh hưởng tới sự thành công của việc thực hành 5S.


3.2.3. Nhà nước chưa chú trọng việc khuyến khích áp dụng 5S tại SMEs.


Do đặc điểm của các SMEs là quy mô sản xuất, vốn cũng như doanh thu không lớn, trình độ kỹ thuật và năng lực nhà lãnh đạo hạn chế, nên một số DN có tâm lý ngại thay đổi, họ nhận thấy thành quả hoạt động của công ty như thế là được rồi, việc cải tiến, sử dụng phương pháp sản xuất mới là của các DN lớn hoặc có ý ỷ lại, trông chờ sự hỗ trợ, đốc thúc của Nhà nước thì mới chịu đổi mới. Đây chính là biểu hiện tâm lý ngại chuyển đổi, không nhanh nhạy và bị động đang thấy ở nhiều DN. Trong khi hiện nay, điều kiện nền kinh tế chung của nước ta chịu nhiều ảnh hưởng từ các cuộc khủng hoảng, suy thoái toàn cầu, đồng thời bản thân các SMEs thường có quy mô và trình độ công nghệ hạn chế, khả năng quản trị và tiếp cận nguồn tín dụng chưa cao..., để khuyến khích và hỗ trợ các DN này có thể phát triển thì Nhà nước vẫn đóng vai trò quan trọng. Sự định hướng cũng như động viên, khuyến khích của Nhà nước sẽ là một nguồn hỗ trợ hữu ích cho SMEs, đặc biệt khi 5S còn là kiến thức khá mới. Mặc dù, Nhà nước đang có các chủ trương, chính sách về hỗ trợ SMEs phát triển cả về vốn, công nghệ, cơ sở mặt bằng, khung pháp lý,...nhưng các chính sách cụ thể cho 5S nói riêng và cho phát triển các phương pháp sản xuất mới nói chung bên ngoài các chương trình hỗ trợ hàng năm như gần như chưa có.

3.2. 4. Ý thức của nhân viên tại SMEs trong việc thực hành 5S chưa cao

Theo ý kiến tại một số DN như CNC VINA, Á Long, Hanel Xốp nhựa, ý thức nhân viên là một yếu tố quan trọng trong việc thực hành tốt 5S. 5S là một triết lý cần từng thành viên trong doanh nghiệp hiểu rõ và thực hiện. Tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, ý thức tự giác và tính kỷ luật của công nhân viên còn chưa cao. Đặc biệt, rất nhiều nhân viên tại các SMEs này còn cho rằng 5S chỉ là việc họ phải làm để tránh bị phạt. Chính những tâm lý như trên của nhân viên sẽ làm cho kế hoạch áp dụng 5S tại các doanh nghiệp không đạt được hiệu quả cao như mong đợi.

Ngoài những nguyên nhân chính trên, các nguyên nhân còn lại (nằm ở lớp cuối cùng trong sơ đồ nguyên nhân) cũng hạn chế sự phát triển 5S tại các SMEs trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- DN chưa phát triển 5S trong mạng lưới cung ứng

Trong triết lý 5S, một doanh nghiệp áp dụng thành công là khi có thể thực hiện tốt 4S trong toàn doanh nghiệp và phát triển 5S trong cả hệ thống cung ứng của mình. Hơn nữa, theo kết quả phỏng vấn, một số SMEs biết đến 5S nhờ tới khách hàng và nhà cung ứng, do vậy việc thúc đẩy áp dụng tại các nguồn cung của doanh nghiệp vừa có thể dẫn tới sự thành công của chính doanh nghiệp đó trong việc thực hành 5S, vừa tuyên truyền và phát triển 5S trong các doanh nghiệp khác nằm trong mạng lưới cung ứng.

Tuy nhiên, như kết quản điều tra, số lượng SMEs tại Hà Nội đã thúc đẩy phát triển 5S trong mạng lưới cung ứng chỉ đạt chưa tới 40%. Do vậy, chưa phát triển 5S trong mạng lưới cung ứng của các SMEs cũng là nguyên nhân dẫn tới việc 5S chưa được biết đến rộng rãi và phát triển.

- Lãnh đạo SMEs chưa có cam kết mạnh mẽ trong việc áp dụng 5S

Trong quá trình áp dụng 5S, các SMEs cần phải thay đổi trên phạm vi toàn doanh nghiệp và duy trì đều đặn. Ban lãnh đạo là những người dẫn dắt và có ảnh hưởng lớn tới tâm lý của nhân viên, đồng thời cũng là người xâc định chiến lược phát triển doanh nghiệp. Do đó, sự quyết tâm của ban lãnh đạo là một điều kiện cần để doanh nghiệp áp dụng thành công 5S. Vì lãnh đạo của SMEs có nhiều chiến lược cần quan tâm và thường bỏ qua triết lý 5S tưởng như là không mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, với những đặc điểm và hạn chế của SMEs Hà Nôi, việc thực hiện tốt 5S sẽ là một phương pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp cắt giảm lãng phí, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Do vậy, cam kết của lãnh đạo trong việc áp dụng 5S tại doanh nghiệp là cần thiết để kế hoạch áp dụng 5S thành công và mang lại hiệu quả cao.



- Chương trình đào tạo 5S tại SMEs chưa bài bản

5S là một kiến thức còn khá mới đối với nhiều doanh nghiệp, do vậy khi muốn áp dụng nó, doanh nghiệp cần được đào tạo bài bản và có hệ thống. Hiện nay, đã có khá nhiều trung tâm đào tạo 5S tại Hà Nội, song với hạn chế về vốn của SMEs, các doanh nghiệp này chưa thể thuê chuyên gia giảng dạy. Trong khi đó, việc đào tạo tại doanh nghiệp lại chưa đảm bảo chất lượng, do vậy nhiều doanh nghiệp đã gặp khó khăn trong quá trình triển khai. Như vậy, chương trình đào tạo sẽ ảnh hưởng tới tiến trình áp dụng 5S tại các SMEs..



- Các chính sách hỗ trợ SMEs chưa phù hợp

Trong những năm gần đây, việc hỗ trợ phát triển các SMEs đã được Nhà nước quan tâm thông qua việc ban hành các Quyết định, Chính sách như Nghị quyết số 01/NQ- CP ngày 07/01/2013 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2013 và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp có thể tiếp cận với các chính sách này còn rất thấp. Cụ thể, chỉ khoảng 30% số lượng SMEs trên cả nước có thể vay vồn từ ngân hàng và 70% doanh nghiệp phải huy động nguồn vốn từ các nguồn khác với lãi suất khá cao (từ 15 -18%) (Theo TS. Cao Sỹ Kiêm). Với thực tế như vậy, doanh nghiệp muốn thay đổi và áp dụng các phương pháp cải tiến như 5S, Kaizen, TPM,... cũng gặp rất nhiều khó khăn.



- Số lượng chuyên gia 5S còn hạn chế

Trên phương diện lý thuyết, 5S là một phương pháp hữu hiệu và được minh chứng tại nhiều doanh nghiệp lớn, tuy nhiên trong khi áp dụng vào thực tế tại Việt Nam, điều kiện bên ngoài là sự khác biệt về môi trường kinh doanh, các yếu tố văn hóa, chính sách, và điều kiện bên trong là bản thân quá trình quá trình áp dụng của DN luôn có nhiều yếu tố phát sinh, do đó đòi hỏi DN có sự áp dụng linh hoạt nhưng vẫn phải đúng và phù hợp. Vì lý do này, sự hỗ trợ của chuyên gia là rất cần thiết, đặc biệt là những chuyên gia có kinh nghiệm về 5S cũng như am hiểu về môi trường kinh doanh tại Việt Nam để có thể đưa ra những tư vấn cụ thể trong các tình huống thức tế mà DN có thể gặp phải khi áp dụng 5S. Bên cạnh đó, khó khăn trong việc tìm kiếm tư vấn chuyên sâu thường khiến cho DN muốn áp dụng 5S hầu như sẽ phải loay hoay tự tìm ra cách giải quyết. Trong khi vẫn đang quen với cách thức sản xuất cũ, mặc dù 5S có hiệu quả to lớn và lâu dài hơn, nhưng khi phải tự mình làm hoặc không được chỉ dẫn đầy đủ, DN sẽ lúng túng trước vấn đề mới phát sinh. Điều này cũng khiến cho nhiều DN không mặn mà với việc thay đổi phương pháp sản xuất cũ để chuyển sang áp dụng 5S.



- Tài liệu 5S bằng tiếng Việt chưa phổ biến

5S là triết lý bắt nguồn từ Nhật Bản và phát triển ở nhiều nước Âu Mỹ. Rất nhiều tài liệu về 5S đã được xuất bản nhưng phần lớn được biên soạn bằng tiếng Anh và tiếng Nhật. Tại Việt Nam, các tài liệu tham khảo về 5S đã được một số tác giả biên dịch, tuy nhiên lại chưa mang tính hệ thống bài bản và cụ thể. Do vậy, khi các SMEs thực hiện việc đào tạo 5S trong doanh nghiệp gặp không ít khó khăn. 5S là triết lý cần được từng nhân viên trong DN hiểu rõ, tuy nhiên do trình độ tiếng Anh và học vấn của nhân viên tại SMEs còn thấp nên việc thiếu tài liệu tiếng Việt về 5S là một trở ngại lớn khi doanh nghiệp muốn triển khai 5S.



CHƯƠNG 4

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CHO VIỆC ÁP DỤNG 5S HIỆU QUẢ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI HÀ NỘI VÀ VIỆT NAM


tải về 1.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương