TIÊu chuẩn ngành 14tcn 59: 2002 nhóm d



tải về 0.74 Mb.
trang11/11
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích0.74 Mb.
#2959
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

H.1.10. Khi dán bao tải tẩm nhựa đường (hay giấy dầu) tại hiện trường phải theo các quy định sau:

  1. Trước hết quét một lớp nhựa đường mỏng vào mặt bê tông;

  2. Sau khi lớp nhựa đường mỏng đã khô ráo, quét thêm một lớp nhựa đường mỏng nữa và dán tấm bao tải tẩm nhựa đường lên trên và dùng quả lăn, lăn bằng;

  3. Sau khi dán xong lớp bao tải tẩm nhựa đường thứ nhất, thì lại quét một lớp nhựa đường mỏng khác dán lên trên mặt và dán lớp bao tải thứ hai, dùng quả lăn, lăn bằng, và cứ tiếp tục như vậy cho đến đạt độ dày quy định trong văn bản thiết kế, nhưng phải bảo đảm lớp ngoài cùng là lớp nhựa đường;

  4. Vị trí các đầu nối của tấm bao tải phải so le nhau, đặt bao tải chồng lên nhau 10 - 15 cm tại chỗ nối.

H.1.11. Khi dùng tấm bao tải tẩm nhựa đường đã dán sẵn vào bê tông, mặt bê tông phải khô ráo và đã được quét một lớp nhựa đường mỏng để lót; Sau đó trải một lớp nhựa đường đặc rồi mới dán tấm bao tải tẩm nhựa đường làm sẵn lên trên để cho tấm bao tải tẩm nhựa đường dính chặt vào mặt bê tông.

H.1.12. Khi dùng các thỏi nhựa đường để đặt vào khe co giãn, thì phải quét trước một lớp nhựa đường mỏng vào mặt tiếp xúc giữa mặt bê tông và thỏi nhựa đường và mặt bê tông; Sau khi lớp nhựa đường mỏng khô mới đặt thỏi nhựa đường vào.

H.1.13. Khi dùng vật chắn nước bằng chất dẻo thì phải có nguồn gốc rõ ràng: Nhà sản xuất, mã hiệu chủng loại, có đầy đủ các thông số kỹ thuật do nhà sản xuất cung cấp, có phiếu kiểm tra chất lượng, hình dạng, kích thước và các tính năng kỹ thuật theo các tiêu chuẩn liên quan. Việc thi công lắp đặt phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất, phù hợp với yêu cầu của thiết kế đối với từng công trình.

H.2. Thiết bị tiêu nước

H.2.1. Hình thức, vị trí, kích thước và quy cách vật liệu của thiết bị tiêu nước đặt dưới móng và bên trong công trình phải phù hợp với quy định của thiết kế. Nếu do một nguyên nhân nào đó cần thay đổi, phải được cơ quan thiết kế đồng ý và cấp có thẩm quyền phê duyệt.

H.2.2. Trong quá trình thi công thiết bị tiêu nước phải không cho các chất rơi vào, làm thiết bị tắc nghẽn. Sau khi khoan xong lỗ tiêu nước của nền móng, phải cọ rửa thật sạch sẽ.

H.2.3. Sai số cho phép của lỗ tiêu nước trong nền móng, ngoài những quy định của thiết kế còn phải theo các quy định sau:

  1. Sai lệch vị trí mặt bằng của lỗ so với thiết kế không được lớn hơn 5 - 10cm;

  2. Độ xiên lệch của lỗ: lỗ sâu không quá 0,5%; lỗ nông không quá 2%;

  3. Sai lệch độ sâu của lỗ không được vượt quá  2%.

H.2.4. Cao trình của đường ống tiêu nước nằm trong nền, móng công trình phải theo quy định của thiết kế, sai lệch so với cao trình thiết kế không được vượt quá 2 cm.

H.2.5. Chỗ nối của các ống tiêu nước nằm trên nền phải nối chặt chẽ, không cho nước hoặc nước của hỗn hợp bê tông sắp đổ vào rò rỉ qua. Trước khi nối ống phải cọ rửa sạch mặt trong của ống.

H.2.6. ống tiêu nước nhiều lỗ bằng bê tông đúc sẵn phải đạt tới cường độ thiết kế mới cho phép đem lắp ráp. Trước khi đổ bê tông xung quanh ống, thành ống phải ẩm ướt và được bao bọc bằng giấy hoặc các biện pháp có hiệu quả khác để cho vữa không làm tắc lỗ ống.

H.2.7. Khi đổ bê tông xung quanh ống tiêu nước phải chú ý bảo vệ, không cho ống bị di chuyển, tránh va chạm vào thành ống, làm cho ống bị hư hỏng.

H.2.8. Khớp nối giữa các ống bê tông nhiều lỗ nên dùng vữa xi măng để hàn gắn, không cho bê tông hoặc các tạp chất khác rơi vào trong ống, miệng ống nên có nắp đậy tạm thời.

H.2.9. ống tiêu nước nhiều lỗ bằng bê tông có thể đặt dần trong quá trình đổ bê tông. Sai lệch cho phép của ống về vị trí cũng như kích thước không được vượt quá yêu cầu của thiết kế.

H.2.10. Khớp nối giữa ống gang hoặc các loại ống khác với ống tiêu nước nhiều lỗ bằng bê tông, nên dùng dây thừng tẩm nhựa đường quấn chặt xung quanh khớp nối.

PHỤ LỤC I –

THI CÔNG KHE VAN

(bắt buộc áp dụng)

I.1. Để đảm bảo khe van, tấm đáy, mỏm tường ngực (nếu có) chính xác theo đúng đồ án thiết kế, sau khi thi công bê tông các mố trụ nên tiến hành thi công theo các phương pháp sau:


  1. Trong điều kiện chưa chuẩn bị kịp phần thép chôn sẵn ở khe van, tấm đáy, mỏm tường ngực (nếu có): có thể tiến hành đổ bê tông phần mố trụ và chừa lại phần bê tông của khe van, tấm đáy tạo thành khớp nối thi công, kích thước đoạn chừa lại do thiết kế quy định nhưng phải đáp ứng điều kiện thi công sau này;

  2. Trong điều kiện chuẩn bị cho phép (chưa có cửa van): thì liên kết giữa thép hình của khe van, tấm đáy, mỏm tường ngực (nếu có) thành một khối cứng; có giằng néo và thêm những dầm phụ vào để bảo đảm không cho chuyển vị, nếu có chuyển vị thì chuyển vị cả khối. Biện pháp này cho phép đổ bê tông khe van cùng một lúc với đổ bê tông mố trụ;

  3. Khi đã có sẵn cửa van nên tiến hành theo các bước sau:

  • Đổ bê tông tấm đáy trước (có đặt thép hình của tấm đáy);

  • Dựng cửa và khe van vào đúng vị trí thiết kế;

  • ép chặt cửa van vào khe van về phía chịu áp lực nước, có đệm cao su hoặc lá đồng kín nước;

  • Nêm chặt khe hở giữa cửa và khe van, hàn định vị chắc chắn không được dịch chuyển;

  • Cuối cùng đổ bê tông.

Chú thích:

Phương pháp thi công khe van cửa cung và cửa chữ nhân cũng tiến hành như trên.

I.2. Khi thi công lắp ghép khe van có thể tiến hành đúc sẵn cấu kiện bê tông khe van (bao gồm cả thép hình khe van) xong, lắp vào mố trụ và đổ bê tông mố trụ.

Để cấu kiện đúc sẵn liên kết tốt với bê tông đổ tại chỗ thì các mặt tiếp xúc phải được đánh xờm thật tốt bằng công cụ hay máy đánh xờm. Ngoài biện pháp đánh xờm ra, cấu kiện đúc sẵn phải có các cốt thép thò ra ngoài (thép trơn phải uốn móc) với chiều dài cắm sâu vào các khối không được nhỏ hơn 50 cm.



I.3. Khi thi công theo phương pháp a của Điều I.1 thì thép hình cố định trong khe van được nằm trong khối bê tông đổ sau có cường độ cao hơn. Để tránh rò nước qua khe thi công, liên kết các khối thật tốt với nhau, khi thi công khối đổ trước cần để các cốt thép chịu lực và cấu tạo của khối đổ trước xuyên thủng các ván khuôn và nối tiếp với khối đổ sau. Nếu trong các khối đổ không bố trí cốt thép thì cần đặt cốt thép để liên kết các khối với nhau; Cốt thép này thường lấy 14 - 16, cách nhau 200 mm; Sau khi đưa thép hình vào khe, chỉnh đúng vị trí và dọi thẳng đứng rồi tiến hành hàn đính các đầu thép 14 với kết cấu sắt hình khe van và kiểm tra lại một lần nữa rồi mới hàn chắc.

Trước khi đổ bê tông chèn (phần đổ sau) thì bề mặt của khối bê tông đã đổ trước phải: đánh xờm, rửa thật sạch bằng vòi nước và thổi khô bằng khí nén.



I.4. Phải có cột mốc để thường xuyên kiểm tra vị trí tim cửa, đường tim khe van, cao độ tấm đáy, tường ngực v.v... để tránh được các hiện tượng: khe van ở hai phía mố trụ không song song, bị vênh, lệch; tấm đáy không phẳng, phần nhô ra của tường ngực và đường trượt của khe van không tạo thành một mặt phẳng.

Việc kiểm tra các bộ phận đặt sẵn (thép hình khe van, tấm đáy v.v...) theo các tim thiết kế phải bằng các dụng cụ đo kiểm tra bằng kim loại (mét, thước dây có độ chính xác cấp II, v.v...)



I.5. Khi vận chuyển và khi bốc dỡ các chi tiết cơ khí trên phải chú ý tránh va chạm; Các cấu kiện rời, mảnh, có thể đóng thành từng hộp chắc chắn.

I.6. Các bộ phận của kết cấu thép sẽ được chôn vào bê tông thì không được sơn lót, sơn màu và cũng không phủ bằng nước vôi; Ngay trước khi chôn vào bê tông phải đánh sạch hết rỉ, đất, dầu mỡ và các chất khác làm cản trở sự bám chắc của chúng vào bê tông.

I.7. Khi hàn các bộ phận đặt sẵn đã được kiểm tra vào các đầu thò của cốt thép phải theo các yêu cầu sau:

  1. Các thanh nối phải thẳng, phải đặt theo hướng lực tác động trong khi đổ hỗn hợp bê tông;

  2. Chiều dài mối hàn giữa các thanh nối cốt thép và bộ phận đặt sẵn không được nhỏ hơn 50 cm;

  3. Theo nguyên tắc: các thanh nối hàn vào cốt thép nơi sẽ được chôn vào bê tông.

I.8. Phải đổ bê tông không muộn qúa 3 ngày đêm sau khi đã nghiệm thu các bộ phận đặt sẵn, trường hợp quá 3 ngày phải kiểm tra lại việc lắp đặt chúng có còn chính xác không.

I.9. Trước khi đổ bê tông phải kiểm tra mức độ chính xác việc lắp đặt các bộ phận đặt sẵn (đạt dung sai cho phép ở bảng I.1 và I.2), độ tin cậy trong việc cố định chúng. Các kết quả kiểm tra phải ghi vào biên bản và bản vẽ sơ hoạ, có ghi chú tư thế thực tế của các bộ phận đặt sẵn.

Bảng I.1: Dung sai cho phép lắp ráp chi tiết cơ khí của khe cửa van phẳng chôn vào trong bê tông


b1

Số TT


loại kết cấu

của các bộ phận đạt sẵn




Tên dung sai

Dung sai (mm) của

Các tấm ốp và các thép hình chôn vào bê tông ở các mặt phẳng tự do và các góc

Các bộ phận đặt sẵn ở dưới các chi tiết làm kín nước

Bằng gỗ

Bằng cao su

1

2

3

4

5

6

1

Sai lệch về khoảng cách a và a1 từ tim khe van đến tấm ốp:

+25 ; -5

+25 ; -5

-

-

2

Sai lệch về khoảng cách a từ tim khe van đến mặt phẳng làm kín nước:

-

-

2

3

3

Sai lệch về khoảng cách b từ tim khẩu độ đến tấm ốp :

+15 ; -5

+15 ; -5

5

3

4

Sai lệch về khoảng cách b1 từ tim khẩu độ đến tấm ốp:

+25 ; -10

-

-

-

5

Sai lệch về khoảng cách d giữa các tấm ốp:

+30 ; -10

+30 ; -5

-

-

6

Sai lệch về khoảng cách d từ mặt phẳng làm kín nước tới đường làm việc:

- ở trong vùng làm việc:

- ở ngoài vùng làm việc:


-

-


-

-


2

+5 ; 2


+3 ; -2

+5 ; -2


7

Độ vặn C:

- ở trong vùng làm việc khi chiều rộng bề mặt làm việc:

tới 100mm:

lớn hơn 100mm:

- ở ngoài vùng làm việc các dung sai được tăng thêm:


-

-

-



5

10


-

1

2

2



2

2 ; 4


2

8

Các chỗ không bằng phẳng cục bộ trên bề mặt của các bộ phận đặt sẵn (ngoài dung sai về kích thước a và b):

- ở trong vùng làm việc:

- ở ngoài vùng làm việc:


+10 ; -5

-


5

-


0,5

2


2

2


9

Độ khấp khểnh ở các chỗ nối đối đầu:

- ở trong vùng làm việc:

- ở ngoài vùng làm việc:


3

-


3

-


0,5

1


1

1


Bảng I.2: Dung sai cho phép khi lắp ráp chi tiết cơ khí (bộ phận đặt sẵn tấm đáy ngưỡng) và chi tiết cơ khí của dầm máy tường ngực chôn
vào trong bê tông (tính bằng mm)



Tim khẩu độ

a

Số TT


loại kết cấu của

bộ phận đặt sẵn




Ngưỡng (tấm đáy)


Dầm tường ngực


Tên sai lệch

Bộ phận làm kín nước của cửa van bằng gỗ

Bộ phận làm kín nước của cửa van bằng cao su

Bộ phận đặt sẵn bằng kim loại cán

Bộ phận đặt sẵn đúc

1

2

3

4

5

6

1

Sai lệch về khoảng cách a từ tim bộ phận đặt sẵn đến tim khe van:

5

5

-

-

2

Sai lệch về khoảng cách a từ tim khe van đến mặt phẳng giữ kín nước của các bộ phận đặt sẵn:

-


-

4

2

3

Sai lệch về khoảng cách b từ tim của các bộ phận đặt sẵn đến tim khẩu độ:

5

5

5

5

4

Sai lệch về vị trí của ngưỡng theo cao độ:

10

10

10

10

5

Từng chỗ không bằng phẳng cục bộ (lồi, lõm trên mặt phẳng làm việc của tấm đáy):

1

2

2

2

6

Mức độ khấp khểnh ở các chỗ nối đối đầu:

1

1

1

0

7

Chênh lệch cao độ của một đầu bộ phận đặt sẵn so với đầu kia khi:

- Chiều dài tới 10m:

- Chiều dài lớn hơn 10m:


1

2


1

2


5

7


5

7


8

Đường tấm của độ cong trong mặt phẳng thẳng đứng trên chiều dài 5m:

2


4


4


2


Chú thích bảng:

  1. Các sai lệch ở điểm 8 đo sau khi đổ bê tông;

  2. Việc đo theo điểm 4 cột 5, 6 của bảng này phải tiến hành từ ngưỡng tới các bộ phận đặt sẵn của dầm tường ngực.

PHỤ LỤC J .

MẪU GHI NHẬT KÝ CÔNG TÁC BÊ TÔNG

(bắt buộc áp dụng)

J.1. Nhật ký công tác bê tông

Công trường ............................

Công trình ...............................

Khối lượng bê tông .................

không có cốt thép ..............................

có cốt thép .........................................

Trong số này gồm các loại mác bê tông:

Mác bê tông ..........................

Mác bê tông ..........................

Mác bê tông ..........................

Cán bộ thi công ..........................

Người thí nghiệm ..........................

Thời gian bắt đầu ..................... Thời gian hoàn thành ....................


1

Ngày đổ bê tông:

2

Tên gọi của phần công trình và bộ phận kết cấu được đổ bê tông

(ghi rõ toạ độ trục và cao độ):



3

Mác bê tông:

4

Thành phần bê tông và tỉ lệ nước xi măng:

5

Loại xi măng:

6

Độ sụt (trung bình):

7

Nhiệt độ hỗn hợp bê tông lúc ra khỏi máy trộn:

8

Nhiệt độ hỗn hợp bê tông khi đổ:

9

Khối lượng hỗn hợp bê tông đổ trong một kíp:

10

Phương pháp đầm hỗn hợp bê tông (loại đầm máy):

11

Nhiệt độ ngoài trời:

12

Sương và các vấn đề khác:

13

Ký hiệu của mẫu kiểm tra:

14

Cường độ mẫu khi dỡ cốp pha:

Kết quả thí nghiệm mẫu kiểm tra:

15

Cường độ mẫu ở tuổi 28 ngày:

16

Ngày dỡ cốp pha cho các bộ phận công trình:

Chú thích:

  1. Các mục 3 - 6 ghi như sau: theo giấy chứng nhận (khi sản xuất tại nhà máy bê tông trung tâm); theo tài liệu thí nghiệm (khi sản xuất bằng máy trộn tại chỗ).

  2. Mục 7 - 8 chỉ ghi đổ hỗn hợp bê tông khối lớn của công trình thuỷ lợi.

  3. Các tài liệu đo nhiệt độ bê tông khi bảo dưỡng ghi vào nhật ký kiểm tra nhiệt độ.

J.2. Nhật ký kiểm tra nhiệt độ

Công trường ........................................

Công trình ...........................................

Cán bộ thi công ...................................

Nhân viên thí nghiệm ..........................

Thời gian bắt đầu .............. Thời gian kết thúc ...................



1

Kết cấu:

2

Khối lượng bê tông:

3

Môđun bề mặt m2/m3:

4

Phương pháp dưỡng hộ bê tông:

5

Tháng:

Ngày đổ bê tông:

6

Ngày:

7

Số thứ tự hố khoan đo nhiệt độ:

8

Tháng, ngày, giờ:

Bắt đầu dưỡng hộ bê tông:

9

Nhiệt độ bê tông:

10

Tháng, ngày, giờ:

Ngày đo và nhiệt độ bê tông:

11

Nhiệt độ bê tông:

12

Thời gian dưỡng hộ (h):

13

Nhiệt độ (oC) giờ:

14

Nhiệt độ dưỡng hộ bình quân:

15

Mác của mẫu kiểm tra:

16

Điều kiện dưỡng hộ mẫu:

17

Cường độ mẫu daN/cm2:





tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương