TIÊu chuẩn ngành 14tcn 59: 2002 nhóm d


Bảng 4.2: Sai lệch cho phép khi cân đong các vật liệu hỗn hợp bê tông



tải về 0.74 Mb.
trang6/11
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích0.74 Mb.
#2959
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Bảng 4.2: Sai lệch cho phép khi cân đong các vật liệu hỗn hợp bê tông


Tên vật liệu

Sai lệch cho phép (% khối lượng)

- Xi măng, phụ gia, nước

- Cát, sỏi (đá dăm)



1

 3


4.2.3. Phụ gia dưới dạng bột phải cân đong theo khối lượng, phụ gia dưới dạng dung dịch cân đong theo thể tích, nhưng trước khi hoà tan vào trong nước phải cân theo khối lượng, liều lượng nước trong hỗn hợp bê tông có cả lượng nước để hoà tan phụ gia.

4.2.4. Cát, đá rửa xong phải đợi 24 giờ mới cân đong để pha trộn, mục đích giảm bớt lượng ngậm nước của cát, đá.

4.2.5. Cân đong vật liệu cho hỗn hợp bê tông khô phải bảo đảm độ chính xác cao để bê tông có chỉ tiêu độ cứng không thay đổi. Cần chú ý đặc biệt khi đong lường nước. Sai số cho phép khi cân đong nước quy định như sau (kể cả lượng ngậm nước trong cốt liệu):

  1. Đối với bê tông khô vừa phải cho phép thay đổi lượng nước trong giới hạn  5 l/m3;

  2. Đối với bê tông đặc biệt khô  3,5 l/m3.

Đối với các thành phần khác cho phép cân đong có sai số 1%.

Chú thích: Để đảm bảo độ chính xác khi đong lường nước theo quy định của điều này, việc xác định độ ẩm của cốt liệu nên tiến hành bằng các công cụ đo độ chính xác đến  0,2% theo khối lượng và  0,5% theo thể tích.

4.2.6. Phải kiểm tra độ chính xác của thiết bị cân đong trước mỗi đợt đổ bê tông và trong quá trình cân đong phải thường xuyên kiểm tra để phát hiện kịp thời các hư hỏng gây sai lệch.

Trong quá trình cân đong phải theo dõi hiện tượng có thể gây ảnh hưởng đến liều lượng của vật liệu để hiệu chỉnh kịp thời.



4.2.7. Tại nơi trộn hỗn hợp bê tông phải có bảng để ghi đầy đủ những nội dung sau:

  • Ngày …… tháng …...

  • Tỉ lệ pha trộn vật liệu theo khối lượng cho 1 cối trộn xi măng, cát, đá dăm hoặc sỏi:

  • Khối lượng của mỗi cối trộn (m3):

  • Lượng vật liệu pha trộn cho một cối trộn:

Xi măng: kg;

Cát: kg;


Đá dăm hoặc sỏi: kg;

Nước: lít;

Phụ gia (nước): lít

(bột): kg



4.2.8. Trong quá trình thi công, nếu cần thay đổi độ sụt hoặc độ ẩm của cát, đá thay đổi, phải điều chỉnh cho kịp thời lại liều lượng pha trộn. Những thay đổi phải ghi vào sổ nhật ký thi công để theo dõi, kiểm tra.

4.3. Trộn hỗn hợp bê tông

4.3.1. Trộn hỗn hợp bê tông phải dùng máy, chỉ khi khối lượng bê tông ít hơn 10m3 và ở các kết cấu không quan trọng thì mới được trộn bằng tay (trường hợp trộn bằng tay, thì sàn trộn phải đủ cứng, sạch, không hút nước).

4.3.2. Thể tích của toàn bộ vật liệu đổ vào máy trộn cho một cối bê tông phải phù hợp với dung tích quy định của máy, thể tích chênh lệch không vượt quá 10%.

4.3.3. Trình tự đổ vật liệu vào trong máy trộn tuần hoàn phải theo các quy định sau:

  1. Trước hết đổ 15 - 20% lượng nước, sau đó đổ xi măng và cốt liệu cùng một lúc, đồng thời đổ dần dần và liên tục phần nước còn lại;

  2. Khi dùng phụ gia thì việc trộn phụ gia vào hỗn hợp bê tông phải thực hiện theo chỉ dẫn của người sản xuất hoặc cung cấp phụ gia;

  3. Cối trộn đầu tiên nên tăng thêm 0,20 - 0,35% lượng vữa xi măng cát để tránh hao hụt lượng vữa xi măng cát trong hỗn hợp bê tông do bám dính vào các bộ phận bên trong của máy trộn và các phương tiện vận chuyển.

4.3.4. Trình tự trộn hỗn hợp bê tông bằng tay nên tiến hành như sau:

Trước hết trộn khô cát và xi măng đến khi không còn phân biệt được giữa màu cát và xi măng (ít nhất là 3 lần), tiếp đó đưa hỗn hợp này trộn với đá và một phần nước; Sau cùng cho toàn bộ lượng nước còn lại và trộn cho đều đến khi không còn phân biệt được màu đá và cát trong hỗn hợp (tưới nước để trộn hỗn hợp bê tông phải dùng thùng có ô doa hoa sen và không được nâng cao quá 30cm với mặt hỗn hợp bê tông). Thời gian trộn hỗn hợp bê tông bằng tay (kể từ lúc trộn ướt) không quá 20 phút cho một cối trộn.



Chú thích: Chất lượng bê tông trộn bằng tay kém hơn chất lượng bê tông trộn bằng máy, vì thế khi trộn tay mà cần mác bê tông tương đương trên máy nên hạ thấp tỉ lệ nước xi măng một cách thích đáng hoặc tăng thêm 5 - 10% khối lượng xi măng.

4.3.5. Thời gian trộn

  1. Thời gian trộn hỗn hợp bê tông được xác định theo đặc trưng kỹ thuật của thiết bị dùng để trộn. Trong trường hợp không có các thông số kỹ thuật chuẩn xác thì thời gian ít nhất để trộn đều một mẻ bê tông ở máy trộn có thể lấy theo các trị số ghi ở bảng 4.3.

Bảng 4.3: Thời gian trộn hỗn hợp bê tông (phút)

Độ sụt bê tông

(mm)

Dung tích máy trộn (lít)

Dưới 500

Từ 500 1000

Trên 1000

Nhỏ hơn 10

2,0

2,5

3,0

10  50

1,5

2,0

2,5

Trên 50

1,0

1,5

2,0

Chú thích: Thể tích hỗn hợp bê tông đổ ra bằng thể tích toàn bộ vật liệu đổ vào nhân với hệ số f (tra theo lý lịch của từng loại máy: thường f trong khoảng 0,65 - 0,67).

b) Khi dùng phụ gia thì thời gian trộn hỗn hợp bê tông phải thực hiện theo chỉ dẫn của người sản xuất hoặc cung cấp phụ gia.

Thời gian trộn hỗn hợp bê tông khô kéo dài hơn thời gian trộn hỗn hợp bê tông dẻo (tham khảo ở chú thích) nhưng không nên trộn lâu quá 5 phút.

Chú thích: Thời gian ít nhất để trộn hỗn hợp bê tông (khối lượng thể tích bê tông ở trạng thái chặt từ 1800 - 2200 kg/m3) phụ thuộc vào dung tích của thùng trộn như sau:


Dung tích thùng trộn (lít)

< 500

500 - 1000

1000

Thời gian trộn (giây)

Không nhỏ hơn 120

150

180

4.3.7. Nếu thời gian ngừng trộn hơn 1 giờ, thì trước khi ngừng phải rửa thùng trộn bằng cách đổ nước và cốt liệu lớn vào máy và quay cho đến khi mặt trong của thùng trộn sạch hoàn toàn.

4.3.8. Trong quá trình trộn, để tránh vữa xi măng đông kết, bám vào thùng trộn, thì cứ sau một thời gian công tác khoảng 2 giờ lại phải đổ vào thùng trộn cốt liệu lớn và nước đúng liều lượng đã quy định, quay thùng trộn trong 5 phút sau đó cho tiếp xi măng và cát với liều lượng như một cối trộn bình thường và công tác trộn tiếp tục như trước.

4.3.9. Khi trút hỗn hợp bê tông từ máy trộn ra ngoài phải có biện pháp chống phân cỡ. Nên đặt các bộ phận định hướng sao cho luồng hỗn hợp bê tông đổ ra rơi theo hướng thẳng đứng vào tâm của bộ phận chứa hỗn hợp bê tông hay công cụ vận chuyển (như máng, thùng xe v.v...). Độ cao rơi của hỗn hợp bê tông phải nhỏ hơn 1,5m.

4.4. Vận chuyển hỗn hợp bê tông

4.4.1. Công cụ và phương pháp vận chuyển phải bảo đảm cho hỗn hợp bê tông không bị phân lớp, không thay đổi tỉ lệ nước trong hỗn hợp bê tông do ảnh hưởng của gió, mưa, nắng.

4.4.2. Công cụ để vận chuyển hỗn hợp bê tông phải bảo đảm các yêu cầu sau:

  1. Có hình dáng thích hợp, hỗn hợp bê tông đổ vào không bị rơi ra ngoài, dễ đánh sạch và dễ rửa, kín nước; Không được dùng sọt, rổ làm công cụ vận chuyển;

  2. Thùng và các công cụ vận chuyển khác phải thường xuyên đánh sạch không để bê tông bám vào.

4.4.3. Nhân lực và phương tiện vận chuyển phải bố trí tương ứng với tốc độ trộn và đầm để hỗn hợp bê tông đã được trộn xong không bị ứ đọng.

Nên bố trí sơ đồ vận chuyển theo đường khép kín để công tác vận chuyển được liên tục và thời gian bị ngừng lại ít nhất.

Đường vận chuyển phải bằng phẳng, bảo đảm cho xe chạy được êm và dễ dàng.

4.4.4. Thời gian vận chuyển (kể từ lúc trút hỗn hợp bê tông ra khỏi trạm trộn đến lúc đổ vào khoảnh đổ) phải căn cứ vào Điều 4.6.3 để quyết định, đồng thời có thể tham khảo các trị số ở bảng 4.4.

Bảng 4.4: Thời gian vận chuyển của hỗn hợp bê tông không có phụ gia

Nhiệt độ (oC) ngoài trời

Thời gian vận chuyển cho phép (phút)

> 30

20 - 30


10 - 20

5 - 10


30

45

60



90

Chú thích:

  1. Khi nhiệt độ ngoài trời > 30oC, việc thi công bê tông và bê tông cốt thép tiến hành theo qui định thi công trong mùa nóng khô.

  2. Trị số ghi trong bảng này sử dụng với hỗn hợp bê tông dùng xi măng có thời gian bắt đầu ninh kết không sớm hơn 1 giờ, chưa kể ảnh hưởng của phụ gia.

4.4.5. Vận chuyển hỗn hợp bê tông bằng xe đẩy thủ công phải bảo đảm các yêu cầu của Điều 4.4.1, 4.4.2 và 4.4.3., ngoài ra cần chú ý:

  1. Xe đẩy phải là xe bánh hơi để hạn chế bớt chấn động khi vận chuyển;

  2. Cự li vận chuyển không xa quá 200 m;

  3. Trước khi đổ hỗn hợp bê tông vào khoảnh đổ, nếu thấy hỗn hợp bê tông bị phân lớp thì phải trộn lại cho đều.

4.4.6. Vận chuyển hỗn hợp bê tông bằng xe ô tô tự đổ phải tuân theo các yêu cầu của Điều 4.4.1, 4.4.2, 4.4.3, ngoài ra cần chú ý:

  1. Chiều dày lớp bê tông trong thùng xe cần lớn hơn 40 cm nếu dùng ô tô ben tự đổ;

  2. Vận chuyển bằng xe tự đổ thì đường vận chuyển chính phải tốt, êm. Độ dốc của đường không nên vượt quá 10%;

  3. Mỗi lần đổ, phải dốc sạch hỗn hợp bê tông ra khỏi thùng, đồng thời căn cứ vào điều kiện khí hậu cụ thể mà qui định kì rửa để hỗn hợp bê tông không bám cứng vào thùng xe. Gờ thành sau xe phải cạo rửa thật sạch sau mỗi lần đổ, còn thùng xe cứ sau 2 giờ lại phải rửa.

4.4.7. Khi đường vận chuyển xa, nên dùng xe trộn bê tông vừa đi vừa trộn và công nghệ vận chuyển được xác định theo các thông số kỹ thuật của thiết bị sử dụng.

4.4.8. Khi dùng cần trục để đưa các thùng chứa hỗn hợp bê tông vào khoảnh đổ cần theo các quy định sau:

  1. Độ cao giữa đáy thùng treo và mặt đổ hỗn hợp bê tông không nên vượt quá 1,50m để bảo đảm cho hỗn hợp bê tông không được phân lớp;

  2. Nắp đậy của đáy thùng treo khi đóng phải kín không cho nước xi măng chảy ra, khi mở hỗn hợp bê tông thoát ra được dễ dàng;

  3. Hỗn hợp bê tông đổ vào thùng treo không quá 90 - 95% dung tích của thùng.

4.4.9. Vận chuyển hỗn hợp bê tông bằng băng chuyền, phải ngăn ngừa hiện tượng phân lớp và mất mát dọc đường, phải theo các quy định dưới sau:

  1. Mặt băng chuyền phải có dạng hình máng và bằng cao su. Chỉ cho phép dùng băng chuyền nhánh có dạng phẳng khi chiều dài của đường vận chuyển dưới 20m. Để tránh phân lớp khi vận chuyển bằng băng chuyền, độ sụt của hỗn hợp bê tông không lớn hơn 6 cm;

  2. Góc nghiêng dọc theo băng chuyền không được vượt quá những trị số ở bảng 4.5. Mặt băng chuyền phải nghiêng đều không được gấp gãy đột ngột:


tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương