TIÊu chuẩn ngành 14tcn 59: 2002 nhóm d



tải về 0.74 Mb.
trang1/11
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích0.74 Mb.
#2959
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11


TIÊU CHUẨN NGÀNH

14TCN 59:2002

NHÓM D

CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI -


KẾT CẤU BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP -
YÊU CẦU KỸ THUẬT THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU
Hydraulic Works - Concrete and Reinforced Concrete Structures - Technical Requirements for Construction, Check and Acceptance

1. Quy định chung

1.1. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu để kiểm tra và nghiệm thu chất lượng thi công kết cấu bê tông và bê tông cốt thép bằng bê tông nặng thông thường (khối lượng thể tích hỗn hợp bê tông từ 1800 kg/m3  2500 kg/m3) trong công trình thuỷ lợi không bao gồm bê tông đầm cán.

1.2. Đơn vị thi công căn cứ vào yêu cầu thiết kế và các quy định trong tiêu chuẩn này để tiến hành thi công.

1.3. Phải nghiên cứu tính chất đặc biệt của bê tông đối với những công trình quan trọng sẽ xây dựng và tình hình thực tế nơi xây dựng để đề ra yêu cầu cụ thể cho đơn vị thi công lập quy trình thi công riêng.

2. Các tiêu chuẩn trích dẫn

  • ISO 10287-1992: Thép cốt bê tông-Xác định độ bền của các mối hàn trong kết cấu hàn.

  • TCVN 4453-1995: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Qui phạm thi công và nghiệm thu.

  • TCVN 1651-1985: Thép cốt bê tông cán nóng.

  • TCVN 6285-1997: Thép cốt bê tông - Thanh thép vằn.

  • TCVN 2682-1999: Xi măng Pooc lăng.

  • TCVN 3105-1993: Bê tông nặng - Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử.

  • TCVN 197-1985: Kim loại - Phương pháp thử kéo.

  • TCVN 198-1985: Kim loại - Phương pháp thử uốn.

  • 20TCN 2682-1992: Cát mịn để làm bê tông và vữa xây dựng.

  • 14TCN 63-2002: Bê tông thuỷ công - Yêu cầu kỹ thuật.

  • 14TCN 64-2002: Hỗn hợp bê tông thuỷ công - Yêu cầu kỹ thuật.

  • 14TCN 65-2002: Hỗn hợp bê tông thuỷ công và bê tông thuỷ công - Phương pháp thử.

  • 14TCN 66-2002  14TCN 72-2002: Vật liệu dùng cho bê tông thuỷ công - Yêu cầu kỹ thuật và Phương pháp thử.

  • 14TCN 103-1999  14TCN 109:1999: Phụ gia cho bê tông và vữa-Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.

  • 14TCN 114-2001: Xi măng và phụ gia trong xây dựng thuỷ lợi - Hướng dẫn sử dụng.

3. Yêu cầu kỹ thuật cho công tác chuẩn bị

3.1. Công tác cốp pha, đà giáo chống đỡ và cầu công tác

3.1.1. Thiết kế cốp pha và đà giáo chống đỡ

3.1.1.1. Phải có thiết kế cốp pha đối với kết cấu bê tông cốt thép chính, hạng mục đặc biệt, phức tạp, công nghệ đổ bê tông mới; nghiên cứu áp dụng cốp pha trượt, cốp pha leo đối với kết cấu có chiều dài và chiều cao lớn.

3.1.1.2. Cần lập bản vẽ thiết kế cốp pha phải thể hiện kiểu cốp pha, bản vẽ khai triển bề mặt cốp pha, bảng liệt kê các cấu kiện và khối lượng cốp pha, bản vẽ lắp đặt cốp pha, giàn giáo, bản vẽ gia công và sơ đồ tổ chức thực hiện công tác cốp pha.

3.1.1.3. Công tác cốp pha cần đảm bảo các yêu cầu sau:

  1. Chịu lực ổn định;

  2. Hình dạng, kích thước khối đổ theo yêu cầu;

  3. Kín nước, phẳng, nhẵn;

  4. Dựng lắp và tháo dỡ dễ dàng;

  5. Dễ lắp dựng cốt thép, thuận tiện cho công tác đổ bê tông;

  6. Sử dụng được nhiều lần.

3.1.1.4. Tải trọng tiêu chuẩn tác dụng lên cốp pha, gồm:

a) Tải trọng bản thân cốp pha: căn cứ theo thiết kế cốp pha: thép lấy  = 7850 kg/m3; gỗ lấy theo TCVN 1072: 1971 như sau:

- Nhóm III từ 600  730 kg/m3 - Nhóm V từ 500  540 kg/m3

- Nhóm IV từ 550  610 kg/m3 - Nhóm VI từ 490 kg/m3 trở xuống;

b) Khối lượng bê tông mới đổ:  = 2500 kg/m3;

c) Khối lượng thép: lấy 100 kg/m3 bê tông;

d) Tải trọng do người và công cụ thi công:

- Đối với ván mặt tấm đan : 2 500 Pa (0,025 kG/cm2);

- Đối với nẹp sau ván mặt : 1 500 Pa (0,015 kG/cm2);

- Đối với cột chống : 1 000 Pa (0,010 kG/cm2);

e) áp lực ngang của hỗn hợp bê tông mới đổ vào thành cốp pha được xác định theo bảng 3.1;

g) Tải trọng động phát sinh khi đổ bê tông xác định theo bảng 3.2;

h) Tải trọng do chấn động của đầm bê tông:

- Đối với cốp pha nằm : 1 000 Pa (0,01 kG/cm2);

- Đối với cốp pha đứng : 2 000 Pa (0,02 kG/cm2);

i) Tải trọng do lớp phủ bề mặt khi bảo dưỡng: xác định theo hình thức bảo dưỡng cụ thể, đặc biệt chú ý do nước mưa không thoát được;

k) Tải trọng gió được tính theo tiêu chuẩn tải trọng và tác động.

3.1.1.5. ứng suất cho phép của gỗ để tính cốp pha và chống đỡ: theo bảng 3.3, hệ số điều chỉnh lấy theo bảng 3.4.

3.1.1.6. Hệ số vượt tải: theo tiêu chuẩn tải trọng và tác động.

3.1.1.7. Độ võng cho phép f so với nhịp kết cấu l:


  • Đối với cốp pha của bề mặt lộ ra ngoài: f  1/400 l;

  • Đối với cốp pha của bề mặt bị che khuất: f  1/250 l;

  • Độ lún của gỗ chống cốp pha: f  1/1000 l.

3.1.2. Vật liệu để làm cốp pha, đà giáo và cầu công tác

  1. Gỗ để làm cốp pha: Lựa chọn căn cứ điều kiện thực tế và hiệu quả kinh tế. Độ co ngót, cong vênh của gỗ không được ảnh hưởng đến sai số về lắp dựng cốp pha và độ vững chắc của cốp pha;

  2. Đối với công trình có kích thước lớn: Có thể dùng cốp pha bê tông và bê tông cốt thép (BTCT);

  3. Cốp pha thép: Thép chịu lực của cốp pha có số hiệu không thấp hơn nhóm AI.

Bảng 3.1: áp lực ngang của hỗn hợp bê tông mới đổ

Số TT

Cách đầm

Công thức tính, Pa (kG/m2)

Phạm vi sử dụng công thức

Sơ đồ áp lực

1

2

3

4

5

1
P1


Đầm chấn động trong

P1 = b H

F1 = b H2



H  Ro





P1

H

F1

Ro

2


Đầm chày

P1 = b Ro

F1 = b Ro (H - )



H > Ro






P1

3


Đầm chấn động treo ngoài cốp pha (đầm ngoài)

P1 = b H

F1 = b H2



H  2Rn




4


Đầm chấn động treo ngoài cốp pha (đầm ngoài)

P1 = 2b Rn

F1 = 2b Rn(H - Rn)



H > 2Rn




5
H

P1= 1100H


Đầm tay

P1 = 1,100 H

F1 = 0,550 H2



< 9,1

và H < 4v






6

Đầm tay

P1 = 1,100 x 4v

F1 = 1,100 x 4v(H - 2v)



< 9,1

và H  4v






7
F1


Đầm tay

P1 = 10,000r

F1 = 10,000rH



> 9,1




8

Không dùng đầm

P1 = 0,700 H

F1 = 0,350 H2



Đổ bê tông trong nước




Ghi chú bảng 3.1:

  • Khi đổ bê tông theo lớp nghiêng hay phương pháp bậc thang thì H được xác định bằng chiều cao khoảnh đổ;

  • Ro - chiều dài của chày đầm, m;

  • F1 - lực tập trung của hỗn hợp bê tông mới đổ, daN/m (kG/m);

  • Rn - bán kính tác dụng theo chiều thẳng đứng của đầm ngoài, m;

  • V - tốc độ đổ bê tông lên cao, m/h;

  • r - bán kính tính đổi theo mặt cắt ngang của kết cấu;

  • Nếu là tường thì r = (m) với b là chiều dày của tường. Nếu là cột thì r = (m) với F là diện tích mặt cắt ngang cột và P là chu vi mặt cắt ngang cột.


tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương