TIÊu chuẩn ngành 14tcn 59: 2002 nhóm d


Bảng 4.5. Góc nghiêng giới hạn của băng chuyền



tải về 0.74 Mb.
trang7/11
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích0.74 Mb.
#2959
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Bảng 4.5. Góc nghiêng giới hạn của băng chuyền


Độ sụt (cm)

Góc nghiêng giới hạn của băng chuyền

Khi vận chuyển hỗn hợp bê tông lên cao

Khi vận chuyển hỗn hợp bê tông xuống thấp

< 4

4 - 6


18o

15o



12o

10o



  1. Tốc độ vận chuyển của băng chuyền không được vượt quá 1 m/s. Tốc độ vận chuyển của hệ thống băng chuyền có liên quan tương hỗ với nhau phải bằng nhau (chênh lệch cho phép 0,1 m/s);

  2. Phải đổ hỗn hợp bê tông lên băng chuyền qua phễu dỡ liệu (hay phễu hứng) qua bộ phận rải để hỗn hợp bê tông được phân đều và liên tục trên mặt băng chuyền, chiều dày của lớp hỗn hợp bê tông rải phụ thuộc vào sức chịu cho phép của kết cấu băng chuyền. Miệng ra của bộ phận rải hỗn hợp bê tông nên bằng 0,6 - 0,7 chiều rộng của mặt băng chuyền và có thiết bị điều chỉnh lượng hỗn hợp bê tông lên mặt băng chuyền. Hỗn hợp bê tông từ băng chuyền này chuyền sang băng chuyền khác hoặc từ băng chuyền đổ vào khoảnh đổ không được đổ trực tiếp mà phải qua tấm chắn và phễu hứng để hướng luồng hỗn hợp bê tông rơi thẳng đứng v.v… Chiều dài của phễu này không nên bé hơn 60 cm;



Hình 4.1 : Những sơ đồ đổ hỗn hợp bê tông từ băng chuyền ra

1. Tấm chắn dẫn hướng; 2. Phễu hứng; 3. Hỗn hợp bê tông;

4. Nước vữa xi măng; 5. Cốt liệu khô.

  1. Để giảm bớt lượng hỗn hợp bê tông bị hao hụt, nhánh dưới của băng chuyền phải có bộ phận gạt vữa đặt ở cuối băng. Phải thường xuyên kiểm tra và tu sửa bộ phận gạt vữa. Khi chọn tỉ lệ phối hợp của hỗn hợp bê tông phải lưu ý đến lượng hỗn hợp bê tông bị hao hụt trong qúa trình vận chuyển;

  1. Phải bố trí thiết bị xói rửa xi măng bám vào băng chuyền sau khi đổ bê tông, đồng thời áp dụng các biện pháp ngăn ngừa nước rửa chảy vào trong khoảnh đổ;

  2. Băng chuyền phải được che mưa, nắng, gió.

4.4.10. Khi dùng bơm bê tông để vận chuyển hỗn hợp bê tông phải theo các quy định sau:

  1. Thành phần và độ sụt của hỗn hợp bê tông phải được thí nghiệm và dựa trên cơ sở bơm thử. Độ sụt của hỗn hợp bê tông  10 cm. Đường kính cốt liệu lớn nhất theo Điều 3.3.4.1. và số lượng hạt có kích thước lớn nhất không được vượt quá 15% khối lượng;

  2. Tuyến đường ống bố trí thẳng. Trường hợp phải uốn cong thì góc uốn 90o, thay thế bằng 2 gối tựa với góc uốn 45o cách nhau 0,6  1,5 m. Đoạn ống thẳng đứng đặt cách xa máy bơm hỗn hợp bê tông ít nhất 8  9 m và trước đó có đặt 1 van để không cho hỗn hợp bê tông chảy ngược lại khi dừng máy bơm. Mặt trong của ống phải trơn. Để tiện tính toán sức cản của hỗn hợp bê tông khi chuyển động ở những đoạn ống uốn cong 90o, 45o, 22o30' tương đương với các đoạn ống có chiều dài tương ứng là 12m; 7m; 4m và 1m ống thẳng đứng tương đương với 8 m ống nằm ngang.

Trước khi bơm mặt trong của ống phải rửa sạch, lắp ráp các đầu nối của ống phải kín, không cho nước xi măng chảy ra ngoài ống. Trước khi bắt đầu làm việc, toàn bộ thiết bị của máy bơm bê tông phải được thử nghiệm bằng áp lực thuỷ động và trước khi vận chuyển hỗn hợp bê tông phải cho một lượt vữa xi măng đi qua ống hoặc dùng phụ gia trợ bơm cho hỗn hợp bê tông để dễ bơm;

  1. Khi bắt đầu bơm bê tông phải bơm liên tục, nếu cần ngừng lại thì cứ cách 5 phút phải cho máy bơm bê tông quay từ 2  3 vòng để tránh làm ống bị tắc. Trong điều kiện nhiệt độ bình thường (20oC) thì thời gian ngừng không được lớn hơn 30 - 40 phút. Nếu thời gian gián đoạn lâu quá thì phải tìm mọi biện pháp đẩy hết hỗn hợp bê tông ra ngoài ống và dùng nước xói rửa sạch đường ống;

  2. Ngay sau khi đổ bê tông xong phải rửa sạch đường ống;

  3. Khi thi công về mùa hè, mặt ngoài của ống phải che phủ.

4.4.11. Khi chiều cao rơi tự do của hỗn hợp bê tông vào khoảnh đổ quá 1,5 m thì phải dùng phễu vòi voi, trường hợp đặc biệt mới dùng máng nghiêng.

4.4.12. ống phễu vòi voi dùng để đổ hỗn hợp bê tông nên có đường kính to hơn 3 lần đường kính lớn nhất của hạt cốt liệu; Chiều dài của ống phễu vòi voi được treo không được vượt quá 10 m, nếu dài quá 10 m, phải có bộ phận giảm tốc độ rơi của hỗn hợp bê tông đồng thời có bộ phận rung động để đề phòng hỗn hợp bê tông làm tắc ống.

Bề ngang của miệng phễu (bộ phận tiếp liệu) trên cùng phải rộng hơn 1,5 lần chiều ngang của luồng hỗn hợp bê tông đổ vào miệng phễu.



4.4.13. Khi hỗn hợp bê tông rơi trong ống vòi voi thì ống vòi voi không được kéo nghiêng. Nếu cần thiết phải kéo nghiêng thì không được vượt quá 0,25 m trên 1m chiều cao và ít nhất phải có hai đoạn ống cuối cùng là thẳng đứng để bảo đảm cho bê tông không bị phân lớp.

4.4.14. Khi dùng ống phễu vòi voi có mắc thiết bị chấn động, thì góc giữa đoạn ống dưới cùng và phương thẳng đứng không được vượt quá 30o.

4.4.15. Khi dùng máng nghiêng thì máng phải kín và nhẵn. Chiều rộng của máng không được bé hơn 3 3,5 lần đường kính lớn nhất của cốt liệu. Độ dốc của máng phải bảo đảm cho hỗn hợp bê tông không bị tắc, không trượt nhanh sinh ra hiện tượng phân cỡ. Cuối máng nên đặt phễu thẳng đứng để hướng luồng hỗn hợp bê tông rơi thẳng đứng vào chỗ đổ.

4.5. Đổ bê tông móng

4.5.1. Chuẩn bị cho đổ bê tông móng cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  1. Chuẩn bị nền phải tiến hành đúng như yêu cầu của thiết kế;

  2. Nếu trên nền đá có những chỗ đá xấu, phong hoá mạnh hơn tài liệu thiết kế thì phải đào bỏ đi sau khi có ý kiến của thiết kế và cấp có thẩm quyền quyết định. Nền đá trước khi đổ hỗn hợp bê tông phải dọn sạch rác, đất đá rời và xói rửa bằng nước có áp lực và thổi khô bằng khí nén.

Nếu đáy móng đào quá cao trình thiết kế phải được bù lại bằng bê tông có mác thấp hơn, do cấp có thẩm quyền quyết định.

4.5.2. Trước khi đổ bê tông phải kiểm tra và lập biên bản:

  1. Công tác chuẩn bị nền, chống thấm, đặt cốt thép các bộ phận chôn ngầm, máy móc, thiết bị quan trắc v.v...;

  2. Độ chính xác của công tác dựng lắp cốp pha, cốt thép, tấm ốp, đà giáo, giằng chống và độ vững chắc của giằng néo, chống đỡ khi chịu tải trọng động do việc đổ bê tông gây ra.

Kiểm tra công tác chuẩn bị đổ bê tông: đường vận chuyển hỗn hợp bê tông; Máy móc thiết bị dụng cụ thi công; Chất lượng và trữ lượng các vật liệu v.v...

4.5.3. Cốp pha, cốt thép và các chi tiết đặt sẵn phải làm sạch rác, bùn, bụi, cạo rỉ trước khi đổ hỗn hợp bê tông.

Bề mặt cốp pha gỗ trước khi đổ hỗn hợp bê tông phải tưới ẩm và bịt kín kẽ hở.



Bề mặt cốp pha bằng gỗ dán hoặc bằng kim loại phải quét dầu nhờn; bề mặt cốp pha bằng bê tông, bê tông cốt thép, xi măng lưới thép hợp thành kết cấu BTCT thì phải đánh xờm và tưới ướt.

4.5.4. Trước khi đổ hỗn hợp bê tông lên mặt nằm ngang của kết cấu bê tông khối lớn, các kết cấu bê tông đúc sẵn, nửa đúc sẵn, mặt tiếp giáp, giữa các khối bê tông đã đổ trước phải làm sạch rác, bùn, bụi và những màng mỏng xi măng trên mặt. Cách làm như sau:

  1. Ngay sau khi xi măng đã bắt đầu đông cứng (mùa hè từ 6 - 8 giờ, mùa đông từ 12 - 24 giờ) được dùng tia nước với áp lực 0,3  0,5 MPa (3  5 kG/cm2) hoặc dùng bàn chải sắt để làm nhám mặt bê tông. Miệng vòi phun đặt cách mặt bê tông 40 - 60 cm và nghiêng một góc 40  50o. Nếu dưới tác dụng của tia nước, mặt bê tông bị xói sâu quá 2cm hoặc có những hố xói cá biệt sâu hơn thì phải tạm ngừng phun;

  2. Khi cường độ bê tông đạt 1,5  2,5 MPa (15 25 kG/cm2) có thể dùng bàn chải máy hoặc bàn chải sắt chải sạch lớp màng mỏng xi măng để trơ đá ra độ 1,5 cm và sau đó dùng vòi phun nước rửa sạch. Tia nước phun làm sạch lớp vữa mới chải, không được xói động mạnh đến đá;

  3. Khi mặt bê tông đã đông kết và sau 4 đến 10 giờ thì được phép đánh xờm bằng các công cụ, hoặc dùng máy phun hỗn hợp nước cát và rửa sạch bằng tia nước.

Khi đánh xờm phải dùng các công cụ không gây rạn, nứt, lòi hoặc bật cốt thép trên bề mặt của lớp bê tông. Nước còn lại trên bề mặt bê tông cũ phải làm khô trước khi đổ bê tông.

4.5.5. Đổ bê tông phải theo đúng các quy định sau:

  1. Trong quá trình đổ bê tông phải theo dõi liên tục hiện trạng của cốp pha, đà giáo giằng chống, cột chống đỡ và vị trí cốt thép;

  2. Mức độ đổ đầy bê tông theo chiều cao của cốp pha phải quy định phù hợp với sự tính toán cường độ và độ cứng của cốp pha chịu áp lực của hỗn hợp bê tông mới đổ;

  3. Đổ bê tông trong những ngày nóng phải che bớt ánh nắng mặt trời;

  4. Khi trời mưa, các đoạn đang đổ bê tông phải được che kín không để nước mưa rơi vào; trường hợp thời gian ngừng đổ bê tông vượt quá quy định, trước khi đổ tiếp bê tông phải xử lí bề mặt khe thi công theo đúng các chỉ dẫn của Điều 4.5.4.

  5. ở những chỗ mà vị trí của cốt thép và cốp pha hẹp không thể sử dụng được máy đầm dùi thì cần phải tiến hành đầm tay với dụng cụ cầm tay thích hợp;

  1. Trong quá trình đổ và khi đổ bê tông xong phải có biện pháp ngăn ngừa hỗn hợp bê tông dính chặt vào các bu lông, các bộ phận khác của cốp pha và các vật chôn sẵn ở những chỗ chưa đổ bê tông tới;

  2. Khi phát hiện thấy cốp pha, đà giáo giằng chống, cột chống đỡ và cốt thép bị biến dạng hoặc thay đổi vị trí phải ngừng việc đổ bê tông và đưa bộ phận cốp pha, đà giáo giằng chống, cột chống đỡ, cốt thép trở về vị trí cũ; Gia cố đến mức cần thiết, đồng thời phải xét ảnh hưởng của biến dạng đến chất lượng của kết cấu đang được tiến hành đổ bê tông và khả năng có giữ lại hay phá bỏ phần bê tông đã đổ.

4.5.6. Đổ hỗn hợp bê tông đến đâu phải san bằng và đầm ngay đến đấy, không được đổ thành đống cao để tránh hiện tượng phân cỡ. Trong khi đổ và đầm, nếu thấy hiện tượng phân cỡ thì phải cào ra trộn lại cho đều, không được dùng vữa lấp phủ lên trên rồi đầm. Không được dùng đầm để san hỗn hợp bê tông.

4.5.7. Độ dày của mỗi lớp hỗn hợp bê tông đổ xuống phải căn cứ vào năng lực trộn, khoảng cách vận chuyển, năng lực máy đầm và điều kiện khí hậu mà quyết định. Nói chung độ dày của mỗi lớp hỗn hợp bê tông không được vượt quá trị số ở bảng 4.6.

Bảng 4.6: Độ dày lớn nhất cho phép của mỗi lớp hỗn hợp bê tông đổ xuống khoảnh đổ

TT

Phương pháp đầm hỗn hợp bê tông

Chiều dày lớn nhất cho phép của một lớp đổ hỗn hợp bê tông

1

Máy đầm dùi chấn động (đầm trong):

0,8 chiều dài bộ phận công tác của máy đầm (khoảng 20 - 60 cm)

2

- Máy đầm mặt:

+ ở kết cấu không cốt thép và kết cấu thép đơn:

+ ở kết cấu cốt thép:


25 cm

10 cm


3

Đầm tay:

20 cm

Chú thích: Khi dùng máy đầm ngoài chấn động (đặt ở bên ngoài thành cốp pha) thì chiều dày của lớp hỗn hợp bê tông phải xác định theo thí nghiệm. Chiều dày này phụ thuộc vào tiết diện của kết cấu, công suất của máy đầm, các bước di chuyển đầm và đặc tính của hỗn hợp bê tông.

4.5.8. Đầm bê tông phải đảm bảo các yêu cầu sau:

  1. Có thể dùng các phương tiện đầm khác nhau như điều qui định ở Điều 4.5.6, 4.5.7, 4.5.8 và 4.5.9, nhưng phải đảm bảo sau khi đầm, bê tông được đầm chặt và không bị rỗ;

  2. Phải phân chia phạm vi đầm và giao cho từng tổ công nhân phụ trách để tránh hiện tượng đầm sót, đầm lại. Chỉ được bàn giao ca, kíp khi đã đầm xong hỗn hợp bê tông đã đổ xuống khoảnh đổ;

  3. Số lượng máy đầm phải thích ứng với khả năng cung cấp hỗn hợp bê tông, năng suất của máy đầm và điều kiện công tác ở chỗ đầm. Cần dự phòng thêm 30 - 40% số máy đầm đề phòng khi đầm bị hỏng, hoặc đầm thêm ở những chỗ chật hẹp mà máy đầm không phát huy hết tác dụng;

  4. Phải có trực ban tại chỗ đầm hỗn hợp bê tông để thường xuyên kiểm tra máy đầm, phân phối và sửa chữa. Người không có trách nhiệm không được tự ý tháo đầm ra sửa chữa.

4.5.9. Khi đầm bê tông bằng máy đầm chấn động phải theo các yêu cầu sau:

a) Đối với máy đầm dùi (đầm trong):



  • Bước di chuyển khi đầm không được vượt quá 1,5 bán kính tác dụng của máy đầm;

  • Độ cắm sâu bộ phận công tác của máy đầm phải bảo đảm xuyên một phần vào lớp bê tông đã đổ trước từ 5 - 10 cm (để sự liên kết giữa các lớp với nhau tốt hơn), chiều dày mỗi lớp bê tông không được vượt quá 0,8 chiều dài bộ phận công tác của máy đầm (chày đầm);

  • Không được đặt trực tiếp máy đầm lên hoặc cho chày đầm tỳ vào cốt thép để san đầm bê tông;

  • Thời gian đầm tại mỗi vị trí phải bảo đảm cho bê tông được đầm chặt (dấu hiệu chủ yếu để nhận biết là hỗn hợp bê tông ngừng lún và sự xuất hiện nước xi măng trên mặt hỗn hợp bê tông và không còn thấy những bọt khí nổi lên trong vùng tác dụng của đầm). Khi rút đầm ra phải rút từ từ tránh gây lỗ hổng trong bê tông. Tùy theo độ sụt của hỗn hợp bê tông, thời gian đầm tại một vị trí từ 20  40 giây;

  • Khi đầm bê tông ở góc thì khoảng cách bộ phận công tác của máy đầm đến mặt cốp pha không được lớn hơn 5  10 cm;

b) Đối với máy đầm mặt:

  • Bước di chuyển của máy đầm mặt phải bảo đảm phủ lên vết đầm trước khoảng 10  22 cm;

  • Thời gian đầm tại mỗi vị trí khoảng 30  60 giây.

4.5.10. Có thể sử dụng máy đầm mặt cho móng, tấm có độ dày dưới 250 mm có một lớp cốt thép; Móng, tấm có 2 lớp cốt thép và dày trên 250 mm nên sử dụng máy đầm dùi.

4.5.11. Đầm bê tông bằng tay chỉ áp dụng trong trường hợp không có máy đầm ở những công trình nhỏ hoặc ở những vị trí khó dùng đầm máy theo Điều 4.5.5.

  1. Đối với khoảnh đổ có diện tích rộng, độ sụt của hỗn hợp bê tông nhỏ hơn 6 cm có thể dùng đầm gang nặng từ 8  10 kg. Khi đầm phải nâng cao 10  15 cm, đầm liên tục và đều. Chiều dày mỗi lớp hỗn hợp bê tông đổ xuống khoảnh đổ tham khảo bảng 4.6;

  2. Đối với khoảnh đổ có diện tích hẹp, độ sụt của hỗn hợp bê tông từ 6 cm trở lên hay những chỗ có bố trí cốt thép dày, phải dùng thanh sắt hoặc xà beng thọc đều và khi lên đến lớp trên cùng dùng bàn đập bằng gỗ nặng 1 kg vỗ mặt cho đều.

4.5.12. Chỉ sử dụng máy đầm ngoài khi tường dày dưới 25 cm hay cột có kích thước dưới 50 x 50 cm; Máy đầm ngoài có thể đặt ở hai mặt đối diện và chấn động cùng một lúc; Đối với tường dày dưới 15 cm, hay cột có kích thước 40 x 40 cm thì phải đặt máy đầm so le nhau (không được đặt 2 máy trên cùng một mặt cắt ngang). Thời gian đầm của máy đầm ngoài chấn động khoảng 50  90 giây.

4.5.13. Khi đổ bê tông các kết cấu phải theo dõi, ghi vào nhật ký những số liệu chính sau:

  1. Ngày bắt đầu và kết thúc việc đổ bê tông (theo kết cấu, khối, đoạn);

  2. Mác bê tông, độ sụt (hay độ cứng) của bê tông;

  3. Khối lượng công tác bê tông đã hoàn thành theo phân đoạn công trình;

  4. Biên bản chuẩn bị kiểm tra mẫu bê tông số lượng: mẫu, mác bê tông (chỉ rõ vị trí kết cấu mà từ đó lấy nền bê tông), thời hạn và kết quả thí nghiệm mẫu;

  5. Nhiệt độ ngoài trời trong thời gian đổ bê tông;

  6. Nhiệt độ hỗn hợp bê tông khi đổ (trong các kết cấu khối lớn);

  7. Loại cốp pha và biên bản tháo dỡ cốp pha.

4.6. Đổ bê tông khối lớn

4.6.1. Các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép khối lớn khi kích thước cạnh nhỏ nhất không dưới 2,5 m và chiều dày lớn hơn 0,8 m. Cơ quan thiết kế phải đề ra qui trình thi công bê tông khối lớn cho công trình, trong đó qui định cụ thể về kích thước khối đổ, lượng đổ, chênh lệch nhiệt độ và các biện pháp chống nứt nẻ do nhiệt cho bê tông. Đổ bê tông ở các kết cấu khối lớn phải theo qui định sau:

  1. Hỗn hợp bê tông phải được đổ liên tục thành từng lớp có chiều dày đều nhau phù hợp với tính năng của máy đầm được sử dụng (bảng 4.6) và đổ theo một phương hướng nhất định cho tất cả các lớp, phủ kín toàn bộ diện tích của khoảnh đổ và liên tục đến hết chiều cao khối đổ. Khi chiều cao khối đổ không lớn hơn 1,5m, chiều dài khối đổ lớn hơn 2 lần chiều rộng và năng suất trộn hỗn hợp bê tông lại nhỏ thì nên đổ hỗn hợp bê tông theo phương pháp bậc thang với chiều rộng mỗi bậc nên lớn hơn 2m (cùng một lúc đổ 2, 3 lớp trên các bậc để không sinh ra hiện tượng hỗn hợp bê tông bị ninh kết sinh ra khe lạnh). Khi áp dụng phương pháp này phải khống chế chặt chẽ theo quy trình kỹ thuật của thiết kế thi công;

  2. Đầm hỗn hợp bê tông ở các kết cấu khối lớn phải dùng máy đầm dùi. Có thể dùng riêng từng máy đầm hoặc cả chùm máy đầm (liên kết trên 1 khung còn gọi là đầm chùm).

  3. Sử dụng máy đầm mặt khi đổ lớp bê tông trên cùng;

4.6.2. Xử lý mặt tiếp giáp giữa các khối đổ theo qui định sau:

  1. Khi phân kết cấu ra nhiều khối (thi công đứng) theo chiều cao, có khe thi công thì mặt tiếp giáp của các khối phải đánh xờm để bảo đảm sự liên kết của toàn khối;

  2. Đổ bê tông chèn để nối các khối (khối chèn) chỉ được tiến hành sau khi các khối đổ trước đã co ngót và nhiệt độ đã giảm tương ứng với tổ chức thi công;

  3. Các móng chịu tải trọng tĩnh có thể đổ bê tông gián đoạn, nhưng phải xử lý khe thi công. Các móng chịu tải trọng động và móng của công trình thuỷ lợi thì phải đổ bê tông liên tục theo thiết kế qui định.

4.6.3. Khoảng thời gian ngừng cho phép giữa lúc đổ một lớp bê tông và lúc phủ lên nó một lớp bê tông tiếp theo mà không tạo thành khe lạnh thi công phải do phòng thí nghiệm tại công trường căn cứ vào nhiệt độ ngoài trời, điều kiện thời tiết và tính chất của xi măng sử dụng cùng các nhân tố khác để quyết định.

Chú thích:

  1. Thời gian tạm ngừng cho phép đổ bê tông có thể dựa vào trị số qui định ở bảng 4.7 để quyết định, nếu không có điều kiện thí nghiệm.

Bảng 4.7: Thời gian (tính bằng phút) từ lúc hỗn hợp bê tông ra khỏi máy trộn đến lúc đổ xong vào khoảnh đổ một lớp hỗn hợp bê tông (không có phụ gia)

Nhiệt độ trong khoảnh đổ lúc đang thi công, oC

Xi măng Poóc lăng (thời gian ninh kết > 1 giờ)

Xi măng Poóc lăng hỗn hợp, xi măng Puzơlan

20 - 30*

10 - 20

5 - 10

90

135

195

120

180

-

(*) Trên 30oC, phải xử lý theo biện pháp thi công mùa nóng khô.

Ví dụ: Khi nhiệt độ là 25oC, thời gian vận chuyển và đổ xong một lớp hỗn hợp bê tông (xi măng Poóc lăng) là 60 phút, có thể cho phép tạm ngừng đổ hỗn hợp bê tông trong khoảng: 90 - 60 = 30 phút.

  1. Nếu thời gian tạm ngừng vượt quá thời gian tạm ngừng cho phép ở bảng 4.7 thì mặt bê tông phải xử lý khớp nối thi công như sau:

  1. Đánh xờm và làm sạch, tiến hành theo Điều 4.5.4 ;

  2. Trước khi đổ tiếp hỗn hợp bê tông lên mặt khối bê tông đã đổ trước phải rửa sạch vữa, chất bẩn, hút khô nước và phải rải một lớp vữa xi măng có chiều dày từ 2 - 3 cm, vừa rải vữa vừa cào để những hạt vật liệu còn sót lại trên mặt bê tông cũ sẽ lẫn vào vữa. Đổ lớp vữa liên kết này phải tiến hành từ từ, vữa đến đâu thì hỗn hợp bê tông phải đổ phủ ngay đến đó (vữa này có tỉ lệ N/X không lớn hơn tỷ lệ N/X của hỗn hợp bê tông đổ và phải có thành phần cát, xi măng như hỗn hợp bê tông đổ bộ phận công trình đó).

3. Nếu thời gian ngừng đổ giữa 2 khối bê tông không có cốt thép, như trong bảng:

Nhiệt độ trong khoảnh đổ

20 - 30oC

10 - 20oC

Thời gian ngừng (giờ)

4  8

8  12

mà cường độ bê tông chưa đạt 2,5 MPa (25kG/cm2) nhưng lại phải tiếp tục đổ nữa thì phải xử lý mặt tiếp giáp như Điều 4.5.4. Công việc chuẩn bị đổ và đầm phải làm nhẹ nhàng, không được chấn động mạnh đến lớp bê tông cũ. Trong phạm vi 1m bề dày của khối bê tông mới đổ không được dùng đầm dùi chấn động mà phải đầm bằng tay; Nếu dùng đầm mặt chấn động thì phải đầm tay trong một lớp dày 60 cm, để tránh chấn động ảnh hưởng đến mặt bê tông cũ đang đông kết. Đối với bê tông có cốt thép phải xử lý như điểm 2 chú thích này.

4.6.4. Đổ bê tông khối lớn phải khống chế chặt chẽ nhiệt độ của hỗn hợp bê tông và sự tăng nhiệt độ trong khối. Chênh lệch về nhiệt độ phải đúng quy định trong văn bản thiết kế; Đối với những bộ phận công trình đặc biệt, có thể đề xuất yêu cầu riêng, công trình loại lớn phải lập quy trình cụ thể. Nhiệt độ của hỗn hợp bê tông sau khi trút từ máy trộn ra không được cao hơn 30oC, nếu cao hơn 30oC thì phải áp dụng các biện pháp hạ thấp nhiệt độ (che đậy không cho ánh sáng chiếu vào, thi công ban đêm v.v...); Đối với bê tông khối lớn, nhiệt độ cho phép của hỗn hợp bê tông sau khi từ máy trộn trút ra phải theo yêu cầu của thiết kế.

Chú thích:

1. Biện pháp khống chế nhiệt độ phải áp dụng theo các chỉ dẫn trong văn bản thiết kế và qui trình thi công riêng. Có thể dùng các biện pháp sau:

  • Tăng đường kính của cốt liệu, trộn thêm chất phụ gia và hạ thấp độ sụt của hỗn hợp bê tông để giảm lượng dùng xi măng trong 1 m3 bê tông;

  • Trộn thêm đá hộc trong khối đổ;

  • Dùng xi măng có nhiệt thủy hoá thấp;

  • Làm lạnh nước trộn bê tông và cốt liệu;

  • Đặt các đường ống dẫn nước làm lạnh trong khối đổ;

  • Thi công trong mùa có nhiệt độ thấp hoặc vào thời gian có nhiệt độ thấp nhất trong ngày.

2. Hạ thấp nhiệt độ nước, có thể tiến hành theo các biện pháp sau:

  • Bố trí bể nước có hệ thống làm lạnh có đủ dung lượng và che nắng hoặc đặt sâu dưới đất;

  • Cho nước đá vào trong nước. Tốt nhất là dùng nước đá nghiền vụn, nếu dùng khối nước đá thì phải thí nghiệm bảo đảm sau khi bê tông trộn xong, nước đá tan hết;

  • Sử dụng nước mạch có nhiệt độ thấp.

  1. Dùng không khí lạnh hoặc nước đá để hạ thấp nhiệt độ của cốt liệu lớn; nếu dùng nước đá thì sau khi cốt liệu được hạ thấp nhiệt độ phải có biện pháp bảo đảm cho cốt liệu có lượng ngậm nước bằng nhau.

  2. Hạ thấp nhiệt độ của cốt liệu nhỏ (cát) không nên dùng nước đá, để thuận lợi trong việc khống chế lượng ngậm nước. Nên sử dụng biện pháp hạ nhiệt độ bằng không khí lạnh hoặc máy phun nước dưới dạng sương.

  3. Bãi để vật liệu và phương tiện vận chuyển phải được che nắng.

  4. Nhiệt độ của hỗn hợp bê tông mới đổ từ máy trộn ra phải thấp hơn nhiệt độ yêu cầu của hỗn hợp bê tông đổ vào khoảnh đổ.

Trong quá trình vận chuyển, cố gắng giảm bớt số lần trung chuyển, tăng cường biện pháp cách nhiệt, tránh làm cho nhiệt độ của hỗn hợp bê tông tăng trở lại.

  1. Khi dùng đường ống dẫn nước làm lạnh để hạ thấp nhiệt độ bê tông, chú ý các điểm sau:

  • Tốc độ nước trong ống nên lớn hơn tốc độ phân giới giữa chảy tầng và chảy rối. Đối với ống có đường kính 25 mm, tốc độ thích hợp nhất vào khoảng 0,60 m/s;

  • Sau khi đổ xong bê tông phải lập tức cho nước chảy vào trong ống để hạ thấp nhiệt độ;

  • Hướng chảy của nước mỗi ngày phải thay đổi một lần để khối bê tông hạ nhiệt đều đặn;

  • Sau khi hoàn thành nhiệm vụ làm lạnh, hệ thống làm lạnh ở ngoài phải tháo dỡ, những lỗ làm lạnh trong khối bê tông phải dùng vữa xi măng lấp bịt lại hoặc phụt đầy vữa.

4.6.5. Những kết cấu khối lớn không có cốt thép hoặc ít cốt thép, có thể độn thêm đá hộc để giảm lượng xi măng, hạn chế nhiệt độ khối đổ, nhưng phải đảm bảo chất lượng thiết kế yêu cầu.

Khi thi công bê tông độn đá hộc, theo "Quy định về thi công bê tông độn đá hộc" ở phụ lục D và đảm bảo các qui định sau:



  1. Kích thước cạnh nhỏ nhất của kết cấu khối lớn được độn đá hộc phải > 100 cm:

Kích thước lớn nhất của đá hộc không được lớn hơn 1/3 kích thước nhỏ nhất của khối đổ. Đá có dạng thoi dẹt, tỷ lệ kích thước các cạnh lớn hơn 2,5:1 thì không được sử dụng. Cường độ của đá hộc không được thấp hơn cường độ của cốt liệu lớn trong bê tông;

  1. Đá hộc được xếp thưa cách đều trong khối bê tông theo mọi phía với khoảng cách không nhỏ hơn 30 cm. Bê tông nằm trong vùng chịu kéo không được độn thêm đá hộc;

  2. Khi đổ bê tông độn đá hộc trong thời tiết nóng cần có biện pháp giảm nhiệt độ đá hộc thích hợp, sao cho đá hộc có nhiệt độ tương đương với nhiệt độ của hỗn hợp bê tông ngay sau khi trộn.

4.6.6. Thời gian tháo cốp pha phải căn cứ vào cường độ đạt được của bê tông, chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài của khối bê tông để quyết định như Điều 3.1.5, tránh tháo cốp pha khi có luồng không khí lạnh. Khi nhiệt độ bề mặt bê tông hạ thấp quá 11 - 14oC thì sau khi tháo cốp pha phải có lớp vật liệu giữ nhiệt bảo vệ mặt bê tông. Trong điều kiện cho phép có thể kéo dài thời gian tháo cốp pha.

4.6.7. Bảo dưỡng bê tông khối lớn.

Nhiệm vụ chủ yếu của bảo dưỡng bê tông khối lớn là khống chế sự chênh lệch nhiệt độ giữa bề mặt bê tông và trong lòng khối bê tông nhằm hạn chế vết nứt vì nhiệt. Việc bảo dưỡng phải căn cứ vào điều kiện thực tế mà áp dụng các biện pháp sau:



  1. Dẫn nhiệt từ trong lòng khối bê tông ra ngoài bằng đường ống với nước có nhiệt độ thấp hơn hoặc bằng không khí lạnh, nitơ lỏng;

  2. Bao phủ bề mặt bê tông để giữ cho nhiệt độ của khối bê tông được đồng đều từ trong ra ngoài;

  3. Các khối bê tông mỏng nằm lộ thiên trên nền đá hoặc khi đổ bê tông ở đỉnh hành lang, đỉnh cống có chiều dày nhỏ hơn 3 m thì không được để lộ thiên trong một thời gian dài, nếu để lộ thiên phải chú ý có lớp bao phủ bảo vệ.

4.6.8. Khi đổ bê tông khối lớn của công trình thuỷ lợi và các công trình khác có phân chia thành khối, phải bố trí đo diễn biến nhiệt độ tại tâm khối đổ. Thời gian đo nhiệt độ ít nhất đến khi xác định được Tmax. Phải ghi nhật ký công tác đổ bê tông theo khối và ghi tất cả những tài liệu về quá trình thi công, từ công tác chuẩn bị đến biện pháp bảo vệ bê tông sau khi đổ xong và hạn chế tác dụng của sự toả nhiệt trong bê tông. Các tài liệu này được sắp xếp thành "Lý lịch của khối đổ" để làm hồ sơ khi nghiệm thu bàn giao công trình.

4.7. Đổ bê tông cột, tường, bản, vòm và khớp nối thi công

4.7.1. Đổ bê tông cột và tường hay trụ đứng của khung phải tiến hành theo quy định sau:

  1. Tường và tường ngăn được đổ bê tông liên tục ở từng đoạn có chiều cao không lớn hơn 3m. Thời gian gián đoạn giữa các đoạn đó không nên nhỏ hơn 40 phút, để hỗn hợp bê tông lún và không vượt quá thời gian ninh kết ban đầu (trong trường hợp không bố trí khớp nối thi công);

  2. Cột có các cạnh của tiết diện ngang từ 0,4  0,8 m và không có cốt thép đai chồng chéo thì được đổ bê tông liên tục ở từng đoạn có chiều cao không lớn hơn 5m. Cột có các cạnh của tiết diện ngang nhỏ hơn 0,4m, cột có các cạnh của tiết diện ngang là bất kỳ nhưng có cốt thép đai chồng chéo, các tường và tường ngăn mỏng có chiều dày nhỏ hơn 15 cm v.v... thì được đổ bê tông liên tục ở từng đoạn có chiều cao không lớn hơn 2 m. Thời gian gián đoạn giữa các đoạn đó không nên nhỏ hơn 40 phút, để hỗn hợp bê tông kịp lún và không được vượt quá thời gian ninh kết ban đầu (trong trường hợp không bố trí khớp nối thi công);

  3. Hỗn hợp bê tông trong từng đoạn được san thành lớp và đầm bằng đầm dùi hoặc đầm ngoài;

  4. Trước khi đổ bê tông vào đáy cốp pha tường, cột nên tiến hành đổ một lớp đệm bằng vữa xi măng có thành phần 1:2 - 1:3, dày 5 - 10 cm để ngăn ngừa hiện tượng tập trung cốt liệu lớn ở vị trí đó khi đổ hỗn hợp bê tông vào, gây ra các lỗ hổng và rỗ mặt bê tông;

  5. Khi đổ bê tông tường của bể chứa nước cần đổ liên tục trên suốt chiều cao theo từng lớp, mà chiều dày không lớn hơn 0,8 chiều dài bộ phận công tác của đầm dùi chấn động. Trong trường hợp đặc biệt cho phép bố trí khớp nối thi công nhưng phải xử lý tốt mặt tiếp xúc khi đổ bê tông tiếp theo;

  1. Đổ bê tông kết cấu khung phải liên tục. Khi cần thiết ngừng đổ bê tông giữa cột (trụ) và xà khung, việc bố trí khớp nối khi thi công phải tiến hành theo Điều 4.7.7;

  2. Khi đổ bê tông tường theo phương pháp cốp pha trượt thì trước tiên đổ 2 hoặc 3 lớp (khoảng 1/2 chiều cao cốp pha) và đầm bằng đầm chấn động. Thời gian đổ 2 (hoặc 3) lớp đó trên suốt chu vi của tường không được vượt quá thời gian ninh kết ban đầu. Sau đó cốp pha được nâng lên liên tục với tốc độ 30  60 cm/giờ trước thời điểm hỗn hợp bê tông lấp đầy toàn bộ chiều cao cốp pha. Những lớp bê tông tiếp theo được đổ liên tục với chiều dày 20  25 cm nhưng phải luôn luôn ở dưới mép trên của cốp pha một đoạn 5cm. Lớp sau chỉ được đổ vào sau khi lớp trước đã rải xong trên toàn bộ chu vi của cốp pha.

4.7.2. Đổ bê tông cột và tường phải chú ý thực hiện các yêu cầu sau:

  1. Bê tông phải rơi tập trung ở giữa khuôn để không chạm và bám vào cốt thép, cốp pha;

  2. Công tác san và đầm nên tiến hành từ hai bên cốp pha đi vào giữa, để khi chấn động nước xi măng tập trung dần vào giữa. Ngoài đầm máy phải dùng đầm tay để hỗ trợ thêm;

  3. Các tường hay trụ nằm trên cùng một móng thì nên đổ bê tông cân xứng để cho móng chịu tải trọng như nhau, tránh hiện tượng lún không đều.

4.7.3. Đổ bê tông dầm, bản của trần ngăn và bản mái phải thực hiện theo chỉ dẫn sau:

  1. Đầm bê tông nên dùng máy đầm dùi và máy đầm mặt. Khi đổ và đầm phải chú ý bảo vệ vị trí và tầng bảo vệ của cốt thép vì cốt thép của dầm và bản thường rất dày mà tầng bảo vệ lại mỏng;

  2. Khi đổ bê tông trần ngăn (dầm và bản) liên kết liền khối với cột hay tường, thì trước hết đổ bê tông cột hay tường và sau đó chờ một khoảng thời gian từ 1 - 2 giờ (nhưng không được vượt quá thời gian ninh kết ban đầu của hỗn hợp bê tông), để cho bê tông ở cột hay tường có đủ thời gian co ngót ban đầu, rồi mới tiến hành đổ dầm và bản;

  3. Đổ bê tông dầm (xà) và bản của trần ngăn có gờ phải tiến hành đồng thời; Khi dầm, vòm và kết cấu tương tự có kích thước lớn (chiều cao vượt quá 80 cm) thì được phép đổ riêng từng phần nhưng phải bố trí khớp nối thi công như mục b Điều 4.7.1.

4.7.4. Đổ bê tông các kết cấu vòm của các cầu, vòm, đường hầm (tuy nen) phải theo yêu cầu sau:

  1. Bê tông phải đổ đồng thời từ hai bên chân lên đến chốt vòm, mặt các lớp đổ phải nằm nghiêng hướng vào tâm vòm, không được đổ bên thấp bên cao làm cho móng chân vòm lún không đều có thể làm cho vòm biến dạng bị nứt;

  2. Nếu có khớp nối thi công thì mặt phẳng của khớp nối thi công phải hướng tâm (xem hình 4.4 );

  3. Trước khi đổ bê tông ở phần chốt vòm phải đánh xờm sạch xi măng ở trên bê tông. Khớp nối thi công ở chốt vòm phải bố trí thành các mặt phẳng hướng tâm;

  4. Vòm có khẩu độ nhỏ hơn 10 m nên đổ bê tông liên tục từ chân vòm đến đỉnh vòm. Vòm có khẩu độ lớn hơn 15 m nên bố trí đổ bê tông như hình 4.4;

  5. Khi thi công đường hầm qua vùng nham thạch xấu, không ổn định thì khi đổ bê tông vòm, phải có bộ phận chống đỡ tạm thời (như các dầm dọc, xà ngang v.v...). Bộ phận chống đỡ tạm thời này đặt bên ngoài giới hạn của hình dạng lớp bê tông vòm thiết kế;

  1. Khi thi công đường hầm qua vùng nham thạch vững chắc, ổn định thì các đà, dầm dọc để chống đỡ cần đặt trong giới hạn của hình dạng lớp bê tông vòm sắp đổ và tháo dỡ dần dần theo mức độ đổ bê tông.

4.7.5. Đổ bê tông tường, trên đó xây vòm của đường hầm phải tiến hành theo các yêu cầu sau:

  1. Các lớp bê tông đổ tường phải nằm ngang, đồng thời trong quá trình thi công dựng cốp pha dần dần theo chiều cao của tường và đổ dần lên đến chân vòm, dưới chân vòm cách một đoạn lớn hơn 40 cm (chân vòm là nơi tiếp giáp giữa vòm và tường) thì ngừng lại để bê tông tường có thời gian co rút và sau đó mới thi công vòm;

  2. Phần bê tông ở chỗ tiếp giáp giữa tường và chân vòm phải dùng loại hỗn hợp bê tông khô và đầm cẩn thận, đồng thời đặt sẵn các ống nhỏ để sau này phụt vữa xi măng.

4.7.6. Khi đổ lớp bê tông trên cùng, phải đổ theo đúng độ cao đã quy định và san bằng láng mặt theo yêu cầu của thiết kế. Công tác láng mặt nên làm như sau:

Khi bê tông bắt đầu se, dùng bàn láng là mặt rồi dùng bay miết nhẵn, nên dùng vữa của bản thân hỗn hợp bê tông để láng. Nếu bê tông đã khô không thể láng mặt được, phải xử lí như mặt tiếp giáp giữa hai khối bê tông rồi mới trát lớp vữa khác lên trên. Thành phần của lớp vữa này có tỉ lệ nước xi măng và cát như tỉ lệ của thành phần hỗn hợp bê tông.



4.7.7. Khớp nối thi công khi ngừng đổ bê tông phải quy định ở vị trí sau:

Hình 4.2 : Bố trí khớp nối thi công khi đổ bê tông cột

a) Cột chống đỡ tấm sàn có dầm; b) Cột chống đỡ dầm cầu trục;

c) Cột chống đỡ tấm sàn không có dầm; d) Trụ cống và xà chéo.

1. Khung của tấm sàn; 2. Dầm cầu trục;

3. Công xôn cho dầm, I-I; II-II; III-III- Vị trí khớp nối thi công.

a) Khi đổ bê tông cột (Xem hình 4.2)



  • ở mặt trên của móng;

  • ở mặt dưới của dầm, xà hay công xôn đỡ dầm cầu trục;

  • ở mặt trên của dầm cầu trục;

  • ở mặt dưới hay là mặt trên của bộ phận gối đỡ nằm ở góc của giữa trụ chống và xà ngang;

b) Khi đổ bê tông dầm có kích thước lớn và liền khối với bản, thì khớp nối thi công phải bố trí ở mặt dưới của bản là 2  3 cm, khi bản có bộ phận gối đỡ thì bố trí khớp nối thi công ở mặt dưới của gối đỡ;


a)


b)


Hình 4.3: Bố trí khớp nối thi công khi đổ bê tông

trần ngăn có gờ theo hướng song song với dầm phụ (a) và dầm chính (b)

I-I-vị trí khớp nối thi công (hướng đổ bê tông được biểu thị bằng các mũi tên).

a. Khoảng cách từ đầu đến khớp nối thi công; L. Nhịp của dầm.

  1. Khi đổ bê tông bản phẳng thì bố trí khớp nối thi công ở bất kì chỗ nào, miễn là phải song song với cạnh bé nhất của bản;

  2. Khi đổ bê tông ở các trần ngăn có gờ (gờ nằm dính liền với bản theo hướng song song với dầm phụ) cũng như các dầm riêng biệt thì khớp nối thi công bố trí trong khoảng 1/3 đoạn giữa của nhịp dầm (hình 4.3 a).

Khi đổ bê tông theo hướng song song với dầm chính thì khớp nối thi công bố trí ở trong hai khoảng giữa của nhịp dầm và bản (mỗi khoảng dài 1/4 nhịp) (hình 4.3 b);

  1. Khi đổ bê tông ở các kết cấu khối lớn, vòm, bể chứa các bộ phận của công trình thuỷ lợi, cầu và các bộ phận công trình phức tạp khác thì khớp nối thi công phải bố trí ở chỗ đã quy định trong thiết kế (xem hình 4.4);

  1. Khi đổ bê tông cống hộp: đối với tường thân cống nếu không có điều kiện đổ một đợt thì cần để khớp nối thi công ở chỗ kết cấu chịu lực nhỏ nhất, với tường cao 10m thì tối đa không vượt quá 2 khớp nối thi công (xem hình 4.5);



Hình 4.4: Bố trí khớp nối thi công trong vòm

1, 2, 3, 4, 5- Trình tự đổ bê tông vòm



  1. Đối với cống (hoặc tràn xả lũ) đóng mở bằng cánh cửa hình cung thì khớp nối thi công không được bố trí ở chỗ bệ đổ cánh cửa (tai van), thường bố trí ở khoảng 1 mét trên hoặc dưới bệ đỡ cánh cửa (tai van);

  2. Các móng công trình chịu áp lực nước, các ống cống tròn chịu áp lực, không được bố trí khớp nối thi công (khi thi công nên bố trí khớp nối thi công như hình 4.6). Trường hợp đặc biệt, phải do thiết kế quy định và có biện pháp xử lý khớp nối chống thấm;

  1. Các công trình phức tạp, khớp nối thi công phải bố trí đúng theo tính toán thiết kế, không được bố trí tuỳ tiện;


3


Hình 4.5: Bố trí khớp nối thi công đối với cống hộp.

1. Móng; I-I và II-II - Khớp nối thi công;

2. Tường; 1,2,3 - Trình tự đổ bê tông;

3. Đan.



1


  1. ở chỗ bố trí khớp nối thi c

  2. ông, trên mặt bê tông tạo thành rãnh lồi lõm với kích thước như sau: sâu 0,2-0,25m, dài và rộng 0,3-0,6m. ở bộ phận quan trọng thì cứ cách 1m trên mặt khớp nối thi công chôn sẵn cốt thép (thép trơn phải uốn móc, thép gờ không cần uốn móc) theo hình hoa mai để nối tiếp liên kết với khối đổ sau được tốt. Chiều sâu chôn vào từng khối đổ trước (hoặc sau) không được nhỏ hơn 50 cm.

a) b) c)


2


2

1

1

3

3

1

i

i

i

i

i

i

1




Hình 4.6 : Sơ đồ bố trí khớp nối thi công đối với cống tròn

a) Mố cống đổ trước; b) Mố cống đổ trước còn chừa lại phần đổ chèn sau;

c) Mố cống đổ trước phần chừa lại đổ cùng với ống;

1, 2, 3-Trình tự đổ bê tông; I-I-Khớp nối thi công.

4.8. Bảo dưỡng bê tông và xử lý khuyết tật của bê tông

4.8.1. Các điều kiện bảo dưỡng bê tông trong thời kỳ đông cứng cần phải đảm bảo :

  1. Giữ chế độ nhiệt, ẩm cần thiết cho sự tăng dần cường độ của bê tông theo tốc độ đã quy định;

  2. Ngăn ngừa các biến dạng do nhiệt độ và co ngót để tránh sự hình thành khe nứt;

  3. Không được để cho bê tông bị chấn động, va chạm trực tiếp và các ảnh hưởng gián tiếp khác làm giảm chất lượng bê tông trong thời kỳ đông cứng.

Sau khi đổ bê tông phải bảo dưỡng tốt ngay từ những ngày đầu. Các biện pháp bảo dưỡng bê tông, trình tự và thời hạn tiến hành, công tác kiểm tra, trình tự và thời hạn tháo cốp pha các kết cấu theo Điều 4.8.2 và các Điều có liên quan;

  1. Đối với các kết cấu bê tông mới đổ, việc người đi lại cũng như việc đặt các giàn giáo, cốp pha và cốt thép lên trên để chuẩn bị đợt đổ bê tông tiếp sau; Chỉ cho phép sau khi bê tông đã đạt cường độ tối thiểu là 2,5 MPa (25 kG/cm2), thời hạn đạt cường độ qui định theo các số liệu của phòng thí nghiệm.

Sự đi lại của ô tô vận tải và các máy đổ bê tông trên các kết cấu bê tông chỉ cho phép khi bê tông đã đạt được cường độ qui định trong thiết kế tổ chức thi công.

4.8.2. Công tác bảo dưỡng bê tông phải thực hiện theo các quy định sau:

  1. Các mặt ngoài của bê tông phải được che phủ, giữ ẩm và tưới nước, bắt đầu muộn nhất là 10  12 giờ sau khi đổ bê tông xong, còn trong trường hợp trời nóng và có gió thì sau 2  3 giờ cho đến khi bê tông đạt 70% cường độ thiết kế. Nếu dùng chất phụ gia đông cứng nhanh thì sau khi đổ bê tông phải che phủ ngay. Cụ thể như sau:

  • Đối với bê tông dùng xi măng Poóc lăng: Khi nhiệt độ +15oC và cao hơn, thời tiết khô thì trong 7 ngày đầu phải tưới thường xuyên để giữ ẩm, thường thì ban ngày ít nhất 2 giờ tưới 1 lần, ban đêm ít nhất phải tưới 2 lần, còn những ngày sau phải giữ cho mặt bê tông, cốp pha luôn luôn ẩm;

  • Đối với bê tông dùng xi măng Puzơ lan: Trong 7 ngày đầu phải giữ luôn luôn ẩm bằng cách che và tưới nước thường xuyên. Sau 7 ngày ấy thì cứ 2 giờ tưới một lần về ban ngày, 6 giờ 1 lần về ban đêm cho đến ngày thứ 14. Sau 14 ngày thì mỗi ngày đêm tưới ít nhất 3 lần cho đến ngày thứ 28.

Tất cả mọi trường hợp phải tưới không để cho bê tông khô trắng mặt;

  1. Khi dùng cát, bao tải, mùn cưa v.v... để che phủ thì thời gian cách quãng giữa 2 lần tưới có thể dài hơn, có thể lấy bằng 1,5 lần thời gian cách quãng đã quy định ở trên;

  2. Nước dùng để tưới bê tông phải thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật như nước dùng để trộn hỗn hợp bê tông;

  3. Đối với các mặt bê tông, đặc biệt là mặt thẳng đứng và mặt nằm nghiêng thì tốt hơn cả là dùng ống nước có các lỗ nhỏ ở đầu vòi và cho chảy liên tục tưới khắp mặt bê tông hoặc dùng biện pháp phun màng chất dưỡng hộ v.v...

4.8.3. Thời gian dưỡng hộ bê tông phải qua thí nghiệm xác định cho thích hợp với điều kiện khí hậu từng nơi, từng lúc; Có thể tham khảo trị số ở bảng 4.8.


tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương