TIÊu chuẩn ngành 14tcn 59: 2002 nhóm d


Bảng 3.11: Hàm lượng tạp chất cho phép trong đá sỏi, đá dăm



tải về 0.74 Mb.
trang5/11
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích0.74 Mb.
#2959
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Bảng 3.11: Hàm lượng tạp chất cho phép trong đá sỏi, đá dăm


Tên tạp chất

Bê tông ở vùng mực nước thay đổi (%)

Bê tông dưới nước (%)

Bê tông trên khô (%)

Hàm lượng bùn, bụi, sét (% theo khối lượng).

1

2

1

Hàm lượng sun fat và sunfur tính đổi ra SO3 (% khối lượng).

0,5

0,5

0,5

3.3.5. Nước

3.3.5.1. Nước dùng để trộn và bảo dưỡng bê tông phải đạt yêu cầu tiêu chuẩn 14TCN 72 -2002 " Nước dùng cho bê tông - Yêu cầu kỹ thuật".

Có thể dùng nguồn nước uống đượcđể trộn và bảo dưỡng bê tông.



3.3.5.2. Không được dùng nước thải nhà máy, nước bẩn từ nước sinh hoạt, nước ao hồ có lẫn chất dầu mỡ, dầu thực vật, đường, axit hay quá đục để trộn và dưỡng hộ bê tông.

3.3.5.3. Chỉ có thể dùng nước biển để trộn bê tông với điều kiện hàm lượng các muối không quá 3500 mg/1 lít nước biển cho công trình bê tông và BTCT nằm dưới nước biển.

3.3.6. Phụ gia

3.3.6.1. Có thể dùng các loại phụ gia thích hợp để cải thiện các đặc tính kỹ thuật của hỗn hợp bê tông và vữa theo mong muốn hoặc tiết kiệm xi măng, phải tham khảo 14TCN 114 - 2001: "Xi măng và phụ gia trong xây dựng thuỷ lợi - Hướng dẫn sử dụng".

3.3.6.2. Khi thiết kế và thi công các công trình thuỷ lợi có sử dụng phụ gia cần phải: Chọn loại phụ gia phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật của bê tông và vữa của từng công trình, không gây ăn mòn cốt thép; Đảm bảo kinh tế và điều kiện vận chuyển của phụ gia.

3.3.6.3. Phải xác định tỷ lệ pha trộn phụ gia bằng phương pháp thực nghiệm, đảm bảo cho bê tông và vữa đạt các yêu cầu kỹ thuật chỉ dẫn trong thiết kế và không làm biến đổi các tính chất cơ bản của loại xi măng sử dụng.

3.3.6.4. Chất lượng của phụ gia phải đạt tiêu chuẩn 14 TCN 103  109: 1999 "Phụ gia cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử".

3.3.6.5. Phụ gia sử dụng phải có chứng nhận đạt tiêu chuẩn, chất lượng đăng ký, nhãn hiệu hàng hoá v.v...

3.3.6.6. Bảo quản, vận chuyển và sử dụng phụ gia phải theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.

4- yêu cầu kỹ thuật Thi công bê tông

4.1. Chọn thành phần bê tông

4.1.1. Mác bê tông của từng bộ phận công trình do thiết kế qui định.

4.1.2. Thành phần bê tông được xác định theo quy định sau:

  1. Đối với bê tông mác nhỏ hơn hoặc bằng 10 có thể áp dụng các bảng tính sẵn, không cần điều chỉnh cấp phối của cát và sỏi hay đá dăm (xem bảng C.1 của phụ lục C);

  2. Đối với bê tông mác lớn hơn 10, khi xác định thành phần hỗn hợp bê tông nhất thiết phải thiết kế cấp phối thông qua thí nghiệm và đúc mẫu (tính ra mẫu chuẩn) kiểm tra do các cơ sở thí nghiệm có tư cách pháp nhân thực hiện. Cường độ kháng nén tuổi 28 ngày của mẫu đúc trong phòng thí nghiệm phải lớn hơn mác bê tông do thiết kế qui định ít nhất 10%.

4.1.3. Chọn thành phần hỗn hợp bê tông đảm bảo nguyên tắc sau:

  1. Sử dụng đúng các vật liệu sẽ dùng để thi công;

  2. Đảm bảo bê tông đạt được cường độ thiết kế ở thời hạn qui định;

  3. Chọn tỉ lệ N/X (nước/xi măng) và độ sụt hỗn hợp bê tông theo Điều 4.1.4 và 4.1.5.

4.1.4. Tỉ lệ N/X trong hỗn hợp bê tông phải căn cứ yêu cầu về cường độ, tính chống thấm v.v... và phải thông qua thí nghiệm.

4.1.5. Độ sụt của hỗn hợp bê tông (độ sụt hình nón) các kết cấu toàn khối cần phải chọn theo đúng các yêu cầu sau:

  1. Khi quy định chỉ số về độ sụt hoặc độ cứng của hỗn hợp bê tông phải xét đến yếu tố: thiết bị đầm, công cụ vận chuyển, mức độ bố trí cốt thép dày hay thưa, kích thước kết cấu, tính chất công trình, điều kiện khí hậu v.v..., có thể tham khảo các trị số ở bảng 4.1. Sai lệch về độ sụt cho phép trong giới hạn  1 cm;

  2. Độ sụt của hỗn hợp bê tông vận chuyển bằng băng chuyền không được vượt quá 6 cm;

  3. Độ sụt của hỗn hợp bê tông vận chuyển bằng máy bơm bê tông tuỳ theo yêu cầu của từng bộ phận công trình nhưng phải  10 cm ;

  4. Độ sụt của hỗn hợp bê tông đổ qua máng rung có thể lấy trong phạm vi 58 cm. Khi đổ qua vòi voi có máy rung thì độ sụt lấy từ 26 cm.

4.1.6. Trong quá trình thi công bê tông, phải thường xuyên theo dõi độ ẩm của cát, đá để kịp thời hiệu chỉnh thành phần hỗn hợp bê tông đảm bảo các yêu cầu của bê tông và giữ đúng tỉ lệ nước - xi măng.

Bảng 4.1: Độ sụt và độ cứng của hỗn hợp bê tông tại khoảnh đổ


Loại kết cấu bê tông và bê tông cốt thép

Độ cứng, giây

Độ sụt, cm

Cát vừa và to (Mđl 2)

Cát nhỏ (1,5  Mđl  2)

Không pha phụ gia giảm nước

Có pha phụ gia giảm nước

Không pha phụ gia giảm nước

Có pha phụ gia giảm nước

Bê tông khối lớn và kết cấu bê tông cốt thép có hàm lượng thép ít hơn 0,5%:

7  11

2  4

1  3

1  3

1  2

Kết cấu bê tông ít cốt thép có hàm lượng thép từ 0,5 đến 1%:

5  7

4  8

3  6

3  6

2  5

Kết cấu bê tông cốt thép có hàm lượng thép lớn hơn 1%:

3  5

8  14

6  10

6  10

5  8

Chú thích:

1. Sai số với độ sụt ghi trong bảng cho phép trong giới hạn  1 cm;

2. Phụ gia giảm nước là phụ gia hoá dẻo hoặc siêu dẻo;

3. Quy trình thí nghiệm hỗn hợp bê tông theo 14 TCN 65 - 2002: Bê tông thuỷ công và các vật liệu làm bê tông thuỷ công - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.

4.2. Cân đong vật liệu

4.2.1. Việc cân đong vật liệu để pha trộn hỗn hợp bê tông phải theo liều lượng đã quy định cho từng thành phần vật liệu, không được tự ý thay đổi.

4.2.2. Xi măng, cát, đá dăm (hoặc sỏi) và các chất phụ gia cho hỗn hợp bê tông phải cân đong theo khối lượng, nước được phép cân đong theo thể tích.

Sai lệch trong khi cân đong không được vượt quá trị số ở bảng 4.2.




tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương