TIÊu chuẩn ngành 14tcn 59: 2002 nhóm d


Bảng 5.3. Sai số cho phép về kích thước và vị trí của kết cấu BT và BTCT



tải về 0.74 Mb.
trang9/11
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích0.74 Mb.
#2959
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Bảng 5.3. Sai số cho phép về kích thước và vị trí của kết cấu BT và BTCT


TT

Tên sai số

Trị số cho phép
(mm)


1

Độ lệch của các mặt phẳng và các đường cắt nhau của các mặt phẳng đó so với đường thẳng đứng hoặc với chiều nghiêng thiết kế, tính cho toàn bộ chiều cao kết cấu:

a) Đối với móng:

b) Đối với tường đổ trong khuôn cố định và cột đỡ sàn đổ tại chỗ:

c) Đối với cột khung nhà nối liền với nhau bằng dầm cầu trục hoặc dầm liên kết:

d) Đối với công trình thi công bằng cốp pha trượt:

e) Đối với nhà thi công bằng cốp pha trượt:



20

15

10


1/500 chiều cao công trình nhưng không quá 100 mm

1/1000 chiều cao nhưng không quá 50 mm


2

Độ chênh lệch của mặt so với mặt phẳng ngang:

- Tính cho 1m mặt phẳng về bất cứ hướng nào:

- Cho toàn bộ công trình:


5

20


3

Sai số cục bộ của mặt trên cùng của bê tông so với thiết kế khi kiểm tra bằng thước dài 2m áp sát vào mặt bê tông:

8

4

Sai số theo chiều dài hoặc nhịp của các bộ phận:

 20

5

Sai số về kích thước của tiết diện ngang của các bộ phận:

+ 8

6

Sai số về kích thước của các rãnh, các hầm để thiết bị:

a) Vị trí:

b) Khoảng cách giữa các tim:

c) Kích thước theo chiều ngang:



 10

+ 15


+ 10

7

Sai số trong công tác đặt các bu lông néo:

a) Trên bình đồ trong phạm vi trụ:

b) Trên bình đồ ngoài phạm vi trụ:

c) Theo chiều cao:



5

10

+ 20



8

Sai số về cao trình của các mặt và các vật đặt sẵn làm điểm tựa cho cốt thép hoặc bê tông cốt thép lắp ghép và các bộ phận lắp ghép khác:

 5

9

Sai số khi chia các trục của nền, móng và các điểm tựa khác dưới kết cấu thép có những đầu không cắt:

1,1 VL (L là trị số nhịp hoặc bước của kết cấu)

PHỤ LỤC A –

THI CÔNG BÊ TÔNG TRONG MÙA MƯA

(bắt buộc áp dụng)

A.1. Khi thi công bê tông trong mùa mưa phải tăng cường các biện pháp, tiêu thoát nước, bảo hộ lao động, làm tốt công tác chuẩn bị, đảm bảo thi công an toàn.

A.2. Thi công trong mùa mưa phải làm tốt những công tác sau:


  1. Bãi để vật liệu sỏi (đá), cát phải có biện pháp tiêu nước;

  2. Công cụ vận chuyển và tuyến đường vận chuyển phải có biện pháp che mưa, phòng chống trơn lầy. Nên vận chuyển bê tông bằng xe chyên dụng có thùng kín hoặc nếu bằng các phương tiện khác phải được che đậy cẩn thận không để nước mưa lọt vào ảnh hưởng đến chất lượng của bê tông;

  3. Đổ bê tông ở những vùng nhiều mưa, trên công trình nên làm giàn che mưa;

  4. Thường xuyên nghe dự báo thời tiết và linh hoạt xử lý để tránh đổ bê tông trong thời gian mưa lớn;

  5. Tăng cường công tác thí nghiệm độ ẩm của cốt liệu (cát, đá) để kịp thời điều chỉnh lượng nước, bảo đảm tỉ lệ nước - xi măng đã qui định trong thành phần hỗn hợp bê tông.

A.3. Tiến hành đổ bê tông trong thời gian mưa nhỏ mà không có dàn che mưa phải áp dụng các biện pháp sau:

  1. Giảm bớt lượng nước khi trộn hỗn hợp bê tông (do phòng thí nghiệm công trường qui định);

  2. Tăng công tác tiêu nước đọng trong khoảnh đổ;

  3. Trên mặt bê tông mới đổ phải kịp thời dùng tải, vải bạt để che phủ;

  4. Ngăn nước xung quanh không cho chảy vào khoảnh đổ.

A.4. ở những nơi khoảnh đổ không có giàn che mưa trong quá trình đổ hỗn hợp bê tông nếu gặp mưa lớn phải lập tức ngừng đổ, đồng thời che đậy kín mặt bê tông. Sau khi mưa phải tiêu hết nước đọng trong khoảnh đổ và xử lý lớp bê tông trên mặt, nơi bị xói nghiêm trọng phải bỏ đi. Nếu thời gian tạm ngừng vượt quá thời gian ngừng cho phép phải xử lý như xử lý khe thi công.

PHỤ LỤC B –

THI CÔNG BÊ TÔNG TRONG MÙA NÓNG KHÔ

(bắt buộc áp dụng)

B.1. Để hạn chế thấp nhất hiện tượng nứt nẻ trong bê tông khi thi công bê tông trong mùa nóng khô (nhiệt độ ngoài trời lớn hơn 25oC và độ ẩm tương đối của không khí nhỏ hơn 60%), tỷ lệ nước trên xi măng (N:X) trong bê tông phải được khống chế quy định ở bảng B.1:

Bảng B.1: Tỷ lệ N/X lớn nhất trong bê tông (đối với kết cấu không phải là khối lớn)


Điều kiện làm việc của kết cấu

Tỷ lệ N/X lớn nhất


1. Kết cấu làm việc trên mặt đất:

0,65

2. Kết cấu làm việc dưới đất và dưới nước:

- Không chịu áp lực nước:

- Chịu áp lực nước:


0,65

0,60


B.2. Đối với kết cấu bê tông khối lớn, khi thi công trong mùa nóng khô phải theo Điều 4.6.

B.3. Khi thi công bê tông trong mùa nóng khô nên sử dụng loại xi măng ít toả nhiệt (xi măng có nhiệt lượng phát ra do thuỷ hoá xác định theo phương pháp "téc mốt" sau 3 ngày không lớn hơn 45  50 cal/g và sau 7 ngày không lớn hơn 50  60 cal/g).

B.4. Phải trộn hỗn hợp bê tông bằng máy và nên dùng phụ gia hoá dẻo để kéo dài thời gian ninh kết ban đầu cho bê tông.

B.5. Nhiệt độ ban đầu của hỗn hợp bê tông càng thấp càng tốt. Không được phơi cốt liệu dưới ánh nắng mặt trời, trước khi sử dụng phải tưới bằng nước mát, đồng thời cũng phải dùng nước mát để trộn bê tông (nên dùng nước giếng nếu nước này đủ tiêu chuẩn).

B.6. Phải vận chuyển hỗn hợp bê tông trong các thùng kín, không rò rỉ, có nắp đậy để tránh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào, nên dùng thùng mầu trắng tránh hấp thụ nhiệt trong trường hợp phải vận chuyển xa. Khi tính tỷ lệ nước / xi măng phải tính đến cả lượng nước bốc hơi trong khi vận chuyển hỗn hợp bê tông.

B.7. Nên tránh đổ bê tông vào các giờ nắng gắt nhất trong ngày. Tốt nhất nên bắt đầu đổ bê tông vào lúc xế chiều.

B.8. Bảo dưỡng bê tông trong mùa nắng khô phải được đặc biệt chú ý, phải theo Điều 4.8 và nên theo các bước sau:

  1. Mặt ngoài của bê tông phải được che phủ chống tia bức xạ của mặt trời và được giữ ẩm liên tục ngay sau khi đổ xong;

  2. Trong 3 ngày đầu (tính từ sau khi đổ xong) phải liên tục tưới nước để giữ ẩm, không để mặt bê tông và vật che phủ bị khô rồi mới tưới lại, làm cho bê tông dễ bị nứt nẻ.

B.9. Đối với những kết cấu có chiều dài lớn (bê tông áo kênh, lát mái v.v... ) cũng như khi không có khả năng thực hiện bảo dưỡng bê tông như đã nêu ở các mục trên thì có thể dùng các dung dịch bảo dưỡng bê tông tạo thành màng phun lên bề mặt bê tông mới đổ.

B.10. Sau khi bỏ lớp che phủ ra vẫn nên giữ ẩm tối thiểu bề mặt bê tông là 10 ngày.

Nếu các vùng có gió nóng khô mạnh thì cần lưu ý tăng số lần tưới để bề mặt bê tông luôn ẩm, hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng nứt nẻ có thể xảy ra cho bê tông.



B.11. Kiểm tra và nghiệm thu công tác thi công bê tông và chất lượng bê tông trong mùa nóng khô phải theo Điều 5.3.

PHỤ LỤC C –

QUI ĐỊNH THÀNH PHẦN CẤP PHỐI BÊ TÔNG MÁC (10

(tham khảo)

. Bảng C.1: Bảng tính sẵn thành phần vật liệu cho 1m3 bê tông nặng mác 10


Cốt liệu và quy cách

Mác xi măng

Xi măng (kg)

Cát

(kg)

Đá sỏi (kg)

Nước

(lít)

Cốt liệu nhỏ Mđl = 2,1 - 3,5

Cốt liệu lớn cỡ hạt Dmax = 10mm



PC30

PCB30


265

615

1260

195

Cốt liệu nhỏ Mđl = 2,1 - 3,5

Cốt liệu lớn cỡ hạt Dmax = 20mm



PC30

PCB30


245

665

1190

185

Cốt liệu nhỏ Mđl = 2,1 - 3,5

Cốt liệu lớn cỡ hạt Dmax = 40mm



PC30

PCB30


224

680

1240

180

Cốt liệu nhỏ Mđl = 2,1 - 3,5

Cốt liệu lớn cỡ hạt Dmax = 70mm



PC30

PCB30


219

725

1270

170

Ghi chú:

  • Đây là bảng tính sẵn cho 1m3 bê tông M10 dùng để lập dự toán, sản xuất và thi công công trình. Số liệu trong bảng chưa tính đến hao hụt trong quá trình vận chuyển, bảo quản và thi công trên hiện trường.

Hỗn hợp bê tông nhận được có độ sụt 3 - 4 cm trên cơ sở vật liệu:

  1. Cốt liệu nhỏ theo 14 TCN 68-2002 "Cát dùng cho bê tông thuỷ công - Yêu cầu kỹ thuật";

  2. Cốt liệu lớn theo 14 TCN 70-2002 "Đá dăm, sỏi và sỏi dăm dùng cho bê tông thuỷ công - Yêu cầu kỹ thuật";

  3. Xi măng theo 14 TCN 66-2002 "Xi măng dùng cho bê tông thuỷ công - Yêu cầu kỹ thuật".

  4. Nước theo 14 TCN 72-2002 "Nước dùng cho bê tông thuỷ công - Yêu cầu kỹ thuật";

Thành phần bê tông trong bảng được tính với xi măng PC30, PCB30.

  • Đối với bê tông mác lớn hơn 10, bê tông có các yêu cầu đặc biệt (chống thấm, chống ăn mòn v.v… ) thì không dùng các bảng tính sẵn mà chọn thành phần vật liệu trên cơ sở các thí nghiệm cụ thể để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và kinh tế.

PHỤ LỤC D –

QUY ĐỊNH VỀ THI CÔNG BÊ TÔNG ĐỘN ĐÁ HỘC



(bắt buộc áp dụng)

D.1. Những kết cấu bê tông khối lớn và kết cấu bê tông ít cốt thép mà trong văn bản thiết kế có quy định độn đá hộc hoặc đơn vị thi công kiến nghị và được chấp thuận thì được độn đá hộc để tiết kiệm xi măng, hạ thấp nhiệt độ bên trong khối bê tông. Phương pháp thi công và trình tự thi công phải đảm bảo cho bê tông và đá hộc liên kết chặt chẽ và bê tông cũng được lèn chặt. Không cho phép nâng cao mức độn đá hộc mà làm giảm chất lượng của bê tông.

D.2. Đường kính của đá hộc, quyết định theo điều kiện vận chuyển cụ thể và khả năng của máy đầm. Nói chung thích hợp nhất vào khoảng 30 - 40 cm, cụ thể theo Điều 4.6.5.

D.3. Đá dùng để độn, không được sử dụng loại đá dòn, bị phong hoá, hà ăn, có khe nứt, đá đã bị mài nhẵn; cường độ của đá không được thấp hơn cường độ của cốt liệu lớn của bê tông.

D.4. Đá phải dự trữ đầy đủ, sạch; trước khi đặt vào khoảnh đổ phải được tưới ướt.

D.5. Đá hộc phải đặt đều đặn trên lớp bê tông mới đổ không được ném, không đặt trên lớp bê tông đã bắt đầu đông kết. Khoảng cách theo chiều ngang và chiều đứng của các viên đá không được ảnh hưởng tới việc đầm chấn động bê tông, tốt nhất là không nên nhỏ hơn 20 cm và không nhỏ hơn 2,5 lần đường kính lớn nhất của cốt liệu. Khoảng cách giữa đá hộc và ván khuôn với tường của khối bê tông đã đổ trước, với mặt nền móng và mặt ngoài của kết cấu đang đổ không được nhỏ hơn 30 cm. Đá hộc không được đặt sát vào cốt thép và các chi tiết đặt sẵn. Bê tông ở đoạn cách mặt nền dưới 1m, cách mặt tiếp xúc với nước dưới 2m, và nằm trong khu vực chịu kéo thì không được độn đá hộc.

D.6. Nếu độn đá hộc bằng cách đổ một lớp hỗn hợp bê tông, trên đặt một lớp đá hộc và dùng đầm chấn động loại mạnh để nhận chìm đá hộc vào trong hỗn hợp bê tông, thì khi thi công phải có thiết bị đầm thích ứng và căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật của thiết kế và điều kiện thực tế mà áp dụng, đồng thời theo quy định sau:

  1. Đường kính của đá hộc 20 - 40 cm, chất lượng phù hợp với quy định ở các Điều D.3, D.4, D.5;

  2. Khi thi công, trước hết đổ một lớp hỗn hợp bê tông ngay sau đó rải một lớp đá hộc có đường kính 20 - 40 cm (đá hộc này không chọn theo cấp phối). Chiều dày của mỗi lớp hỗn hợp bê tông và đá hộc phải thông qua thí nghiệm ở hiện trường mà quyết định;

  3. Sau khi rải xong đá hộc, dùng loại đầm chấn động mạnh để đầm, làm cho đá hộc lún chìm trong lớp hỗn hợp bê tông mới đổ.

D.7. Nếu áp dụng trình tự đổ một lớp hỗn hợp bê tông, đặt đá hộc lên trên và tiến hành đầm chấn động nhưng không có máy đầm loại mạnh thì đường kính lớn nhất của cốt liệu lớn của hỗn hợp bê tông không được vượt quá 8 cm. Công tác đầm phải tiến hành cẩn thận.

D.8. Nếu dùng loại máy đầm dùi có tần số cao, hoặc dùng máy đầm loại mạnh, và qua thí nghiệm tại hiện trường, chứng minh rằng việc rút ngắn khoảng cách giữa các đá hộc không gây ảnh hưởng tới chất lượng của bê tông thì có thể rút ngắn được khoảng cách giữa các đá hộc.

D.9. Nên thi công độn đá hộc theo trình tự sau:

  1. Đổ một lớp hỗn hợp bê tông và đầm chấn động;

  2. Đặt đá hộc;

  3. Đổ lớp hỗn hợp bê tông phủ lên trên sao cho lấp kín các khe, đặc biệt là các khe thẳng đứng giữa các hòn đá hộc;

  4. Dùng đầm chấn động đầm lớp bê tông ở trên;

  5. Sau đó lại tiếp tục đặt đá hộc và trình tự thi công trở lại như điểm c của Điều D.9 v.v...

D.10. Để cải thiện điều kiện độn đá hộc và nâng cao chất lượng bê tông, hỗn hợp bê tông cần có tính dễ đổ, độ sụt có thể nâng cao hơn, có thể trộn thêm chất phụ gia hoá dẻo và phụ gia tạo bọt, quyết định trên cơ sở tính toán kinh tế kỹ thuật.

D.11. Khi tiến hành đổ bê tông, độn đá hộc trong mùa hè cần căn cứ vào nhiệt độ khống chế của bê tông để có biện pháp giảm nhiệt độ của đá hộc một cách thích ứng. Nên che đậy hoặc tưới nước cho đá hộc, bảo đảm đá hộc có nhiệt độ gần bằng nhiệt độ của hỗn hợp bê tông ngay sau khi ra khỏi máy trộn.


tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương