TÀi liệu tập huấn hưỚng dẫn kỹ thuậT ĐIỀu tra rừNG


III. ĐIỀU TRA TRỮ LƯỢNG RỪNG 1. Kỹ thuật điều tra trữ lượng rừng theo giá trị bình quân



tải về 1.6 Mb.
trang8/17
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.6 Mb.
#31387
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   17

III. ĐIỀU TRA TRỮ LƯỢNG RỪNG

1. Kỹ thuật điều tra trữ lượng rừng theo giá trị bình quân

Điều tra tính toán trữ lượng bình quân/ha của từng trạng thái rừng, được thực hiện:

1.1. Phương pháp rút mẫu


1.1.1. Đối với rừng tự nhiên

- Đối với những trạng thái rừng có diện tích ≥ 2000 ha: Áp dụng phương pháp rút mẫu ngẫu nhiên theo từng trạng thái rừng trong tỉnh.

- Đối với những trạng thái rừng có diện tích < 2000 ha: Áp dụng phương pháp rút mẫu điển hình cho từng trạng thái rừng trong tỉnh.

1.1.2. Đối với rừng trồng

Áp dụng phương pháp rút mẫu điển hình theo từng trạng thái rừng (loài cây, cấp tuổi) trên phạm vi toàn tỉnh.



Lưu ý: Chỉ điều tra trữ lượng những trạng thái rừng có trữ lượng được qui định tại Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1.2. Tính dung lượng mẫu

1.2.1. Đối với phương pháp rút mẫu ngẫu nhiên


a) Tính dung lượng mẫu

Dung lượng mẫu cần thiết cho từng trạng thái rừng được tính toán trên cơ sở biến động của trạng thái rừng đó và sai số ước lượng về trữ lượng cho phép như đã qui định ở trên. Công thức tính dung lượng mẫu như sau:



=

(1)

Trong đó:

N: số ô đo đếm (mẫu) cần thiết đối với từng trạng thái rừng.

t2: độ tin cậy, lấy tròn = 4.

: sai số ước lượng về trữ lượng =10%.

S%: hệ số biến động về trữ lượng theo trạng thái rừng (tính bằng%).

- Hệ số biến động được tính theo công thức sau:



=

(2)

Trong đó:

+ S là sai tiêu chuẩn mẫu.

+ : Trị số trữ lượng bình quân/ha hoặc tiết diện ngang bình quân/ha (nếu là rừng gỗ) hoặc là số cây tre nứa bình quân/ha (nếu là rừng tre nứa) của số mẫu rút thăm dò biến động cho trạng thái rừng i.

- được tính theo công thức sau:

(3)

Trong đó:

n là số mẫu rút để thăm dò biến động của trạng thái rừng i. Số lượng mẫu tối thiểu để tính biến động là 30 mẫu/trạng thái.

xi là trữ lượng gỗ bình quân/ha hoặc tiết diện ngang bình quân/ha (nếu là rừng gỗ) hoặc là số cây tre nứa bình quân/ha (nếu là rừng tre nứa) của mẫu thăm dò biến động trạng thái rừng i; (i lấy giá trị từ 1 đến n).

+ Tính sai tiêu chuẩn theo công thức sau:



(4)

Trong đó: S là sai tiêu chuẩn mẫu.

b) Phương pháp thăm dò biến động

Để làm cơ sở tính dung lượng mẫu cần thiết cho trạng thái rừng thì cần phải thăm dò biến động cho trạng thái rừng đó. Chỉ tiêu biến động đưa vào thăm dò có thể là trữ lượng gỗ bình quân/ha hoặc là tiết diện ngang bình quân/ha (nếu là rừng gỗ) hoặc số cây bình quân/ha (nếu là rừng tre nứa).


1.2.2 Đối với phương pháp rút mẫu điển hình


- Đối với rừng tự nhiên: Tỷ lệ đo đếm (dung lượng mẫu) là 0,3% cho trạng thái rừng có diện tích ≤ 100 ha, sau đó diện tích trạng thái rừng cứ tăng thêm từ 1 đến 100 ha thì tỷ lệ rút mẫu giảm đi 0,01%. Ví dụ: Trạng thái rừng A, có diện tích là 101 ha, thì tỷ lệ rút mẫu là 0,29%; Trạng thái B có diện tích là 350 ha, thì tỷ lệ rút mẫu là 0,28%; Trạng thái C có diện tích là 1999 ha, thì tỷ lệ rút mẫu là 0,11%.

- Đối với rừng trồng:

Với những loài cây rừng trồng có diện tích nhỏ hơn hoặc bằng 100 ha thì dung lượng mẫu cho mỗi loài cây và cấp tuổi là 5 ô tiêu chuẩn. Với những loài cây rừng trồng có diện tích trên 100 ha thì dung lượng mẫu cho mỗi loài cây và một cấp tuổi là 10 ô tiêu chuẩn. Các ô tiêu chuẩn cần phân bố tương đối đều ở những tuổi khác nhau và trên các dạng lập địa khác nhau.

1.3. Phương pháp bố trí ô đo đếm ngẫu nhiên


- Vị trí các ô tiêu chuẩn điều tra trữ lượng rừng cho một trạng thái được xác định ngẫu nhiên trên trạng thái rừng đó trong phạm vi toàn tỉnh.

- Tọa độ cụ thể từng ô đo đếm sẽ được xuất trực tiếp từ bản đồ trên máy tính và chuyển vào máy định vị GPS, làm cơ sở cho việc xác định vị trí và điều tra thu thập tại thực địa.


1.4. Hình dạng và kích thước ô đo đếm


Ô tiêu chuẩn điều tra trữ lượng rừng có hình chữ nhật diện tích 1.000 m2, kích thước 33,3m*30m. Trong mỗi ô tiêu chuẩn có 4 ô phụ kích thước 5m*5m ở các góc ô tiêu chuẩn.

Ô tiêu chuẩn chính dùng để điều tra toàn bộ tầng cây cao ở rừng gỗ có mật độ nhỏ hơn 3000 cây/ha, và để đếm số bụi tre nứa ở rừng tre nứa mọc theo bụi.

Ô tiêu chuẩn phụ ở rừng gỗ dùng để đo đếm cây tái sinh và đo đếm tầng cây cao trong trường mật độ vượt quá 3000 cây/ha. Ô tiêu chuẩn phụ ở rừng tre nứa dùng để đo đếm cây tái sinh, số cây tre nứa trong 1 bụi hoặc số cây tre nứa mọc phân tán. Với rừng hỗn giao gỗ tre nứa, tre nứa gỗ tự nhiên các ô tiêu chuẩn phụ được sử dụng với mục đích của cả hai trường hợp rừng gỗ và rừng tre nứa.


Каталог: images -> vanban
vanban -> Phụ lục 14: Mẫu văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở (ban hành kèm theo Thông tư số 16/2010/tt-bxd ngày 01 tháng 9 năm 2010 của Bộ Xây dựng) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
vanban -> Bch đOÀn tỉnh gia lai đOÀn tncs hồ chí minh
vanban -> Thuyết minh quy hoạch chung khu kinh tế VŨng áng I: Phần mở đầu
vanban -> Chương 1 phần mở đầu Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch
vanban -> Lesson 1 – 12 lesson 1: contract : HỢP ĐỒNG
vanban -> Danh sách những thầy cô giáo và CỰu học sinh trưỜng thpt cẩm xuyêN ĐÓng góp xây mộ thầy thái kim quý
vanban -> Thailand: Export down nearly 2 pct in first five months
vanban -> Ubnd tỉnh nam đỊnh sở lao đỘng – tb và xh

tải về 1.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương