TÀi liệu tập huấn hưỚng dẫn kỹ thuậT ĐIỀu tra rừNG


Viết báo cáo điều tra và lý lịch bản đồ thành quả



tải về 1.6 Mb.
trang11/17
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.6 Mb.
#31387
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   17

1.8. Viết báo cáo điều tra và lý lịch bản đồ thành quả


Mỗi tỉnh đều viết báo cáo thuyết minh về “Kết quả điều tra xây dựng bản đồ hiện trạng và tính toán trữ lượng rừng”. Báo cáo bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

(1). Đánh giá điều kiện cơ bản

- Điều kiện tự nhiên

- Điều kiện dân sinh - kinh tế - xã hội



Lưu ý: Chỉ cần nêu và phân tích những yếu tố ảnh hưởng và tác động đến hiện trạng tài nguyên rừng.

(2). Tình hình tổ chức thực hiện và phương pháp tiến hành

- Tài liệu và công cụ sử dụng.

+ Công tác thu thập số liệu; Đánh giá chất lượng ảnh vệ tinh đưa vào giải đoán; Những vấn đề tồn tại và hướng giải quyết

+ Công tác chuẩn hoá số liệu, những vấn đề còn tồn tại và hướng giải quyết.

+ Công tác xây dựng ô mẫu

+ Công tác nội nghiệp; trình tự và các tham số sử dụng phân tích và giải đoán ảnh.

+ Công tác ngoại nghiệp

+ Những phần mềm được sử dụng trong quá trình xây dựng bản đồ hiện trạng rừng

+ Thiết bị kỹ thuật

- Các bước giải đoán ảnh vệ tinh

- Lấy mẫu giải đoán trong phòng; kiểm tra, biên tập bản đồ bản đồ giải đoán.

- Các bước điều tra khoanh vẽ bổ sung ngoại nghiệp

- Các bước điều tra trữ lượng

- Sự phối hợp của các cơ quan chức năng liên quan của tỉnh

(3) Phân tích kết quả điều tra

- Kết quả giải đoán, xây dựng bản đồ

- Kết quả điều tra khoanh vẽ bổ sung ngoại nghiệp

- Kết quả điều tra trữ lượng rừng

- Đánh giá chung

+ Hiện trạng diện tích, trữ lượng các loại đất loại rừng;

+ Đánh giá tình hình biến động rừng, đất lâm nghiệp và phân tích các nguyên nhân;

+ Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch bảo vệ phát triển rừng;

+ Kiến nghị các biện pháp tăng cường quản lý bảo vệ và phát triển rừng;

(4) Tồn tại, kiến nghị và kết luận

2. Kỹ thuật điều tra trữ lượng rừng theo giá trị phổ

2.1. Xây dựng khoá giải đoán trữ lượng


Khoá ảnh phục vụ điều tra trữ lượng cho từng lô rừng từ giá trị phổ là phương trình liên hệ giữa trữ lượng với các chỉ tiêu phản xạ phổ được xây dựng cho từng cảnh ảnh. Phương pháp xây dựng khoá giải đoán trữ lượng như sau.

2.1.1. Điều tra mẫu xây dựng khoá ảnh

a) Thiết lập ô tiêu chuẩn

Thiết lập tuyến điều tra: Chọn một hoặc một số tuyến điều tra đi qua tất cả các trạng thái rừng có trên cảnh ảnh.

- Chọn vị trí lập ô tiêu chuẩn: Trên tuyến điều tra chọn các vị trí thiết lập ô tiêu chuẩn sao cho mỗi ô tiêu chuẩn nằm trên một trạng thái rừng đồng nhất, cách ranh giới với những trạng thái khác ít nhất 50 m. Tọa độ vị trí các ô tiêu chuẩn được thiết kế trước trên bản đồ hiện trạng rừng. Từ tọa độ trên bản đồ này, vị trí đặt ô đo đếm sẽ được xác định trên thực địa bằng sử dụng bản đồ nền và máy định vị GPS. Trường hợp vị trí ô đo đếm ở thực địa nằm vào nơi có chướng ngại vật, các dòng sông, suối, hồ, đường giao thông…thì được phép dịch chuyển tâm ô đo đếm đến vị trí thuận lợi hơn, nhưng bán kính không được vượt quá 100 m tính từ tâm ô theo thiết kế.

Tại tâm ô tiêu chuẩn phải đóng cọc mốc bằng gỗ, kích thước: Dài 50 cm, đường kính 5 cm (hoặc lấy thân cây ở gần tâm ô làm mốc) trên đó có ghi số hiệu ô đo đếm bằng sơn đỏ. Đường ranh giới các ô đo đếm phải được phát hoặc chăng dây để phân biệt rõ ràng trong và ngoài ô; ở 4 góc các ô đo đếm phải đóng cọc tiêu.

- Phân bố của các ô mẫu: Các ô mẫu cần được phân bố tương đối đều theo miền biến thiên về trữ lượng của từng trạng thái rừng hay từng loài cây.

- Số lượng ô mẫu: Trên mỗi cảnh ảnh SPOT5, số lượng ô mẫu dùng để xác định trữ lượng rừng cho một trạng thái rừng hoặc một loài cây trồng tối thiểu là 20 mẫu.

- Kích thước ô tiêu chuẩn: 30 m x 33 m. Trong trường hợp độ dốc thấp dưới 10 độ thì cạnh dài dọc theo hướng Bắc - Nam. Khi độ dốc trên 10 độ thì cạnh dài dọc theo hướng đường đồng mức. Trong mỗi ô tiêu chuẩn có 4 ô phụ kích thước 5m*5m ở các góc ô tiêu chuẩn.

Ô tiêu chuẩn chính dùng để điều tra toàn bộ tầng cây cao ở rừng gỗ có mật độ nhỏ hơn 3000 cây/ha, và để đếm số bụi tre nứa ở rừng tre nứa mọc theo bụi.

Ô tiêu chuẩn phụ ở rừng gỗ dùng để đo đếm cây tái sinh và đo đếm tầng cây cao trong trường mật độ vượt quá 3000 cây/ha. Ô tiêu chuẩn phụ ở rừng tre nứa dùng để đo đếm cây tái sinh, số cây tre nứa trong 1 bụi hoặc số cây tre nứa mọc phân tán. Với rừng hỗn giao gỗ tre nứa, tre nứa gỗ tự nhiên các ô tiêu chuẩn phụ được sử dụng với mục đích của cả hai trường hợp rừng gỗ và rừng tre nứa.

b) Điều tra ô tiêu chuẩn

- Mô tả phiếu đo đếm

Tất cả những ô đo đếm đều phải được ghi chép, mô tả đầy đủ những thông tin ở mục I: Mô tả chung (Phiếu 03/ĐĐG, Phiếu 05/KTM - Phụ lục 01A) trước khi tiến hành đo đếm các chỉ tiêu điều tra khác theo qui định.



- Thu thập số liệu trong ô tiêu chuẩn:

(Thực hiện tương tự điểm c; (Trang 29) Thu thập số liệu trong ô đo đếm)

c) Tính trữ lượng rừng gỗ ở ô tiêu chuẩn

Trữ lượng rừng bình quân trên hecta (M) của mỗi ô tiêu chuẩn được xác định theo công thức sau:

M = 10,1, trong đó: n là số cây trên ô tiêu chuẩn, Gi là tiết diện ngang của cây thứ I tính qua đường kính D1.3 có đơn vị là m2/ha, Hi là chiều cao vút ngọn của cây thứ I, F là hình số chung của cây rừng thuộc trạng thái rừng.

d) Bổ sung và hoàn chỉnh điều tra mẫu xây dựng khoá ảnh


- Sau khi các nhóm hoàn thành thu thập số liệu các ô đo đếm theo thiết kế, chủ nhiệm công trình phải tập hợp những ô đo đếm theo từng trạng thái rừng để tính toán lại xem dung lượng mẫu đã đạt yêu cầu chưa. Nếu trạng thái rừng nào chưa đạt dung lượng mẫu, hoặc chưa phân bố tương đối đều trong chưa .

- Tất cả những số liệu thu thập ngoại nghiệp đều phải được kiểm tra kỹ về thủ tục, về số lượng và chất lượng trước khi rút quân khỏi hiện trường.



2.1.2. Lập khoá xác định trữ lượng gỗ

- Tạo ảnh tổ hợp màu giả độ phân giải 2,5 m từ 3 kênh đa phổ và kênh toàn sắc của mỗi cảnh ảnh SPOT5.

- Khoanh vi các diện tích đồng nhất trên ảnh tổ hợp màu giả bằng phương pháp phân loại không kiểm định. Sử dụng chức năng tự động của phần mềm eCognition để khoanh các diện tích đồng nhất trên ảnh thành những lô trạng thái có kích thước nhỏ, hay còn gọi là lô phụ bằng cách chọn những giá trị thích hợp của "Scale parametTer". Kết xuất thành tệp bản đồ gồm ranh giới các lô trạng thái rừng kích thước nhỏ cùng với các thông tin về giá trị trung bình, sai tiêu chuẩn từng kênh phổ và độ sáng chung.

- Hiệu chỉnh giá trị các kênh phổ và xác định các chỉ số bổ sung cho mỗi lô trạng thái rừng kích thước nhỏ.

Giá trị các kênh phổ được hiệu chỉnh theo độ dốc và hướng đốc bằng những phương pháp khác nhau của kỹ thuật giải đoán ảnh. Sau đó căn cứ vào giá trị các kênh phổ đã được hiệu chỉnh để xác định thêm các chỉ số thường có liên hệ chặt với đặc điểm lớp phủ thực vật:

+ Chỉ số thực vật: NDVI = (NIR - RED)/(NIR+RED), trong đó: NIR là kênh cận hồng ngoại, RED là kênh đỏ của ảnh.

+ Chỉ số tỷ số thực vật: RVI = NIR/RED

+ Tổng giá trị cấp độ xám: TRRI = (DN1+DN2….+DNn)/(n*255), trong đó DN1, DN2…DNn là Giá trị cấp độ xám của từng kênh của ảnh vệ tinh.

+ Chỉ số thực vật sai khác: DVI =NIR - RED

+ Chỉ số màu xanh thực vật: GVI =1.6225NIR – 2.2978RED + 11.0656

+ Chỉ số lớp thực vật tăng cường: EVI= 2.5* (NIR-RED)/(NIR+6*RED-7.5*BLUE+1)

+ Giá trị phổ các kênh ảnh gốc: K1; K2; K3; K4...

+ Sai tiêu chuẩn của từng kênh ảnh: Std_k1; Std_k2....

+ Chỉ số phân mùa của thực vật: SD=(|NDVI1-NDVI2|)/(NDVI1+NDVI2)

Trong đó NDVI1 và NDVI2 là chỉ số thực vật xác định được vào các thời kỳ đầu và cuối mùa sinh trưởng của thực vật ở địa phương.

- Xây dựng phương trình tính trữ lượng rừng - hay khoá giải đoán trữ lượng rừng.

Sử dụng phương pháp thống kê đa biến để xây dựng phương trình tương quan giữa trữ lượng rừng ở các ô tiêu chuẩn với đặc điểm phản xạ phổ đã hiệu chỉnh của các lô trạng thái chứa các ô tiêu chuẩn. Phương trình tương quan giữa trữ lượng và đặc điểm phản xạ phổ của các lô nhỏ được sử dụng làm khoá ảnh xác định trữ lượng rừng.

Trong trường hợp các phương trình tương quan có hệ số tương quan nhỏ hơn 0.6 cần khoanh lại các lô trạng thái rừng nhỏ hơn để tăng tính đồng nhất trong từng lô rừng. Việc khoanh lại sẽ tiếp tục cho đến khi hệ số tương quan lớn hơn 0.6.

- Kiểm tra thực địa để hiệu chỉnh khoá giải đoán trữ lượng

Kiểm tra kết quả xác định trữ lượng rừng ở 200 điểm trên những trạng thái rừng phổ biến của cảnh ảnh. Phân tích sai lệch giữa trữ lượng tính từ giá trị phổ với trữ lượng thực tế ở những trạng thái rừng khác nhau để xác định hệ số hiệu chỉnh cho khoá giải đoán và tiến hành giải đoán lại.



Каталог: images -> vanban
vanban -> Phụ lục 14: Mẫu văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở (ban hành kèm theo Thông tư số 16/2010/tt-bxd ngày 01 tháng 9 năm 2010 của Bộ Xây dựng) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
vanban -> Bch đOÀn tỉnh gia lai đOÀn tncs hồ chí minh
vanban -> Thuyết minh quy hoạch chung khu kinh tế VŨng áng I: Phần mở đầu
vanban -> Chương 1 phần mở đầu Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch
vanban -> Lesson 1 – 12 lesson 1: contract : HỢP ĐỒNG
vanban -> Danh sách những thầy cô giáo và CỰu học sinh trưỜng thpt cẩm xuyêN ĐÓng góp xây mộ thầy thái kim quý
vanban -> Thailand: Export down nearly 2 pct in first five months
vanban -> Ubnd tỉnh nam đỊnh sở lao đỘng – tb và xh

tải về 1.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương