TÀi liệu tập huấn hưỚng dẫn kỹ thuậT ĐIỀu tra rừNG


Tính toán các chỉ tiêu bình quân về trữ lượng rừng cấp tỉnh



tải về 1.6 Mb.
trang10/17
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.6 Mb.
#31387
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   17

1.6. Tính toán các chỉ tiêu bình quân về trữ lượng rừng cấp tỉnh

1.6.1. Trữ lượng gỗ rừng tự nhiên


Tập hợp các ô đo đếm theo từng trạng thái rừng trong toàn tỉnh để tính toán các chỉ tiêu bình quân sau đây:

- Tính toán trữ lượng gỗ bình quân/ha của từng ô tiêu chuẩn theo công thức:


M = 10,1


(5)

Trong đó: n là số cây trên ô tiêu chuẩn, Gi là tiết diện ngang của cây thứ I tính qua đường kính D1.3 có đơn vị là m2/ha, Hi là chiều cao vút ngọn của cây thứ I, F là hình số chung của cây rừng thuộc trạng thái rừng.

- Tính toán trữ lượng gỗ bình quân/ha của từng trạng thái rừng theo công thức:


M = (6)


+ Tiết diện ngang bình quân/ha của trạng thái rừng được tính theo công thức tổng quát như sau:

=

(7)

Trong đó:

Gđđi là tổng tiết diện ngang của các cây gỗ đo đếm của trạng thái rừng i.

Sđđi là tổng diện tích đo đếm của trạng thái rừng i và được tính theo công thức sau:

Sđđi = Ni x sôđđ (8)



Trong đó:

Ni là tổng số ô đo đếm của trạng thái rừng i;

sôđđ là diện tích một ô đo đếm.



+ Tính chiều cao vút ngọn bình quân của trạng thái:

** Đối với các trạng thái rừng rút mẫu ngẫu nhiên:

Tập hợp số liệu đo đường kính và chiều cao vút ngọn của tất cả những cây đo cao của từng trạng thái rừng để vẽ đường cong chiều cao và xác định phương trình liên hệ của chiều cao với đường kính của từng trạng thái rừng.

Xác định đường kính bình quân của trạng thái rừng theo công thức sau.



= sqrt () (9)

Trong đó:

là tiết diện ngang bình quân của một cây của trạng thái rừng i.

Gđđi là tổng tiết diện ngang của tất cả cây gỗ đo đếm của trạng thái rừng i.

Nđđi là tổng số cây đo đường kính của trạng thái rừng i.

Chiều cao vút ngọn trung bình của trạng thái rừng i được xác định theo giá trị của đường kính bình quân và phương trình liên hệ của chiều cao với đường kính của trạng thái rừng.

** Đối với các trạng thái rừng rút mẫu điển hình:

Chiều cao vút ngọn bình quân của trạng thái rừng được tính theo phương pháp bình quân cộng của tất cả những cây đã đo chiều cao của trạng thái rừng đó. Đơn vị tính là mét (m), lấy tròn 0,1 m.

1.6.2. Trữ lượng gỗ rừng trồng


- Xác định trữ lượng gỗ bình quân một hecta của các ô tiêu chuẩn bằng công thức

Mi/ha Gi/ha x Hibq x F

(10)

Trong đó:

Mi/ha: Trữ lượng gỗ bình quân trên hecta ở ô tiêu chuẩn thứ i; lấy tròn 01 m3.

Gi/ha là tiết diện ngang bình quân/ha ở ô tiêu chuẩn thứ I, đơn vị tính là m2; lấy 03 số thập phân.

Hibq là chiều cao vút ngọn bình quân của ô tiêu chuẩn thứ i; lấy tròn 0,1 m.

F là hình số thân cây tại vị trí 1,3 m, lấy bằng 0,5.

- Sử dụng kết quả điều tra trữ lượng ở các ô tiêu chuẩn rừng trồng để xây dựng các phương trình liên hệ giữa trữ lượng bình quân với tuổi và dạng lập địa cho từng loài cây trồng, hay trạng thái rừng trồng.


1.6.3. Trữ lượng tre, nứa


- Đối với rừng tre nứa, trữ lượng được biểu thị bằng chỉ tiêu về số cây N/ha phân biệt theo từng loài cây và được tính theo công thức sau:



(11)

Trong đó:

Ni/ha: Trữ lượng bình quân rừng tre nứa/ha của trạng thái rừng i. Đơn vị tính là nghìn cây, lấy 03 số thập phân. Ví dụ: Trạng thái rừng Lồ ô có trữ lượng bình quân 4,321 nghìn cây/ha.

Ni: Tổng số cây tre nứa đếm được trong tất cả các bụi đo đếm của trạng thái rừng i.

Nb là tổng số bụi đếm được trong các ô tiêu chuẩn của trạng thái rừng i.



nb: là tổng số bụi đã đếm số cây của trạng thái rừng i.

ni: Tổng số ô đo đếm tre nứa của trạng thái rừng i.

1.7. Tính toán nội nghiệp và xây dựng thành quả điều tra trữ lượng rừng


1.7.1. Tính trữ lượng lô rừng và tổng hợp trữ lượng

a) Trữ lượng gỗ

Trữ lượng gỗ của lô rừng được tính theo công thức sau:

Milô = Mit/ha x Silô (12)

Trong đó:

+ Milô là trữ lượng của lô rừng mang trạng thái i; vê tròn 01 m3.

+ Mit là trữ lượng bình quân/ha của trạng thái rừng i cấp tỉnh;

+ Silô là diện tích lô rừng mang trạng thái i.



b) Trữ lượng tre nứa

Trữ lượng lô rừng được tính theo công thức sau:

Nilô = Nit/ha x Silô (13)

Trong đó:

+ Nilô là trữ lượng lô rừng mang trạng thái i; vê tròn 100 cây. (Ví dụ: Lô x có diện tích là 15,21 ha, trữ lượng bình quân 4,321 cây/ha thì trữ lượng của lô x = 65,7 nghìn cây).

+ Nit /ha là số cây bình quân/ha của trạng thái rừng i cấp tỉnh.

+ Silô là diện tích của lô rừng mang trạng thái i.



c)Tổng hợp trữ lượng rừng

Trên cơ sở kết quả tính trữ lượng cho từng lô rừng nêu trên, tổng hợp trữ lượng rừng theo các cấp hành chính xã, huyện, tỉnh. Số liệu tổng hợp trữ lượng rừng ở bước điều tra trữ lượng này chỉ phục vụ cho viết báo cáo thuyết minh kết quả điều tra hiện trạng rừng.

Số liệu cuối cùng về trữ lượng rừng sẽ được thực hiện sau khi kết thúc bước kiểm kê rừng và sẽ được thống kê theo mẫu biểu qui định tại Phụ lục số 01B kèm theo Quyết định số 3183/QĐ-BNN-TCLN ngày 21 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT.

1.7.2. Tính toán tái sinh

Tính toán một số chỉ tiêu về cây tái sinh đối với các trạng thái rừng gỗ tự nhiên:

- Tập hợp các ô dạng bản tái sinh theo từng trạng thái rừng.

- Tính toán thống kê mật độ cây tái sinh/ha theo thành phần loài cây, theo cấp chiều cao, tỷ lệ % số cây theo cấp chiều cao cho từng trạng thái rừng.



=

(14)

Trong đó:

Ni/ha: Số cây tái sinh bình quân/ha của trạng thái rừng i;

Nđđi: Tổng số cây tái sinh trong tất cả các ô dạng bản của trạng thái rừng i;

Sđđi: Tổng diện tích tất cả các ô dạng bản của trạng thái rừng i.

(Số liệu tính toán tái sinh chỉ phục vụ cho viết báo cáo thuyết minh kết quả điều tra hiện trạng rừng)


1.7. 3. Tổng hợp xây dựng các biểu thành quả


Tổng hợp, xây dựng các biểu thành quả theo qui định ở mục 1.7.5 dưới đây.

1.7.4. Viết báo cáo thuyết minh kết quả điều tra diện tích, trữ lượng rừng


(Đề cương viết báo cáo – xem ở phần dưới đây)

1.7.5. Thành quả điều tra trữ lượng rừng


Thành quả của bước điều tra trữ lượng gồm các biểu sau:

- Biểu 1/MBqT: Các chỉ tiêu bình quân về trữ lượng rừng toàn tỉnh.

- Biểu 2/MBqX: Các chỉ tiêu bình quân về trữ lượng rừng cho từng xã.

- Phiếu 01/LOK1: Danh sách các lô rừng phục vụ kiểm kê (dùng cho chủ rừng nhóm I).

- Phiếu 02/LOK2: Danh sách các lô rừng phục vụ kiểm kê (dùng cho chủ rừng nhóm II).

(Chi tiết các mẫu biểu thành quả xem Phụ lục 01/B)


Каталог: images -> vanban
vanban -> Phụ lục 14: Mẫu văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở (ban hành kèm theo Thông tư số 16/2010/tt-bxd ngày 01 tháng 9 năm 2010 của Bộ Xây dựng) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
vanban -> Bch đOÀn tỉnh gia lai đOÀn tncs hồ chí minh
vanban -> Thuyết minh quy hoạch chung khu kinh tế VŨng áng I: Phần mở đầu
vanban -> Chương 1 phần mở đầu Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch
vanban -> Lesson 1 – 12 lesson 1: contract : HỢP ĐỒNG
vanban -> Danh sách những thầy cô giáo và CỰu học sinh trưỜng thpt cẩm xuyêN ĐÓng góp xây mộ thầy thái kim quý
vanban -> Thailand: Export down nearly 2 pct in first five months
vanban -> Ubnd tỉnh nam đỊnh sở lao đỘng – tb và xh

tải về 1.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương