Thương vụ Việt Nam tại Marốc Dự thảo cuốn sách Kinh doanh với thị trường Bénin


Bưu chính, thư tín, bưu kiện chuyển nhanh



tải về 0.96 Mb.
trang10/10
Chuyển đổi dữ liệu13.10.2017
Kích0.96 Mb.
#33427
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10


15. Bưu chính, thư tín, bưu kiện chuyển nhanh

 1/    OFFICE DES POSTES ET TELECOMMUNICATIONS  (OPT)

Hoạt động : Bưu chính
Contact : Zakari BOURAHIMA
Adresse : Ganhi, Av. Clozel, BP 5959 Cotonou
Tél. : (229) 21 31 20 45
Fax : (229) 21 31 38 43
E-mail : sp.dgopt@intnet.bj
Site Internet : www.opt.bj
Doanh nghiệp Nhà nước

 

 2/     DISFLASH

Hoạt động: Thư chuyển nhanh trong nước
Contact : Joseph TEOU
Adresse : Boulevard de la Marina, 08 BP 1175 Cotonou
Tél. : (229) 21 30 64 50 / 21 30 64 51
Fax : (229) 21 31 38 43
E-mail : sp.dgopt@intnet.bj
Site Internet : www. Opt.bj
Doanh nghiệp Nhà nước

3/   DHL

Hoạt động: Thư chuyển nhanh quốc tế
Contact : Désiré ZAKPA
Adresse : Patte d’Oie, lot 23, 03 BP 2147 Jérico
Tél. : (229) 21 30 10 85 / 21 31 18 79 / 21 30 13 03
Fax : (229) 21 30 17 70
Site Internet : www.dhl.com
Doanh nghiệp tư nhân

4/   TOP CHRONO

Hoạt động : Thư chuyển nhanh quốc tế
Contact : Régis Facia

Adresse : Patte d’Oie, 01 BP 1243 Cotonou


Tél. : (229) 21 31 06 54 / 21 31 27 37 / 21 31 63 68
Fax : (229) 21 31 61 77 / 21 31 63 68
Site Internet : www.topchrono.com

Email : info@topchrono.com


Doanh nghiệp tư nhân

 

16. Thuốc lá

1/  BRITISH AMERICAN TOBACCO BENIN (BAT BENIN)

Hoạt động : Sản xuất và phân phối thuốc lá Dunhill, St Moritz, Rothmans, B&H, Craven A, Royals, London, Concorde  


Contact : Laurent MEFFRE
Adresse : 01 BP 2520 Cotonou
Tél. : (229) 21 34 13 04
Fax : (229) 21 34

Cell : (229) 97 97 36 03


Doanh nghiệp tư nhân

  

17. Dệt may

1/          BENTEX

Các hoạt động : Kinh doanh vải


Contact : Nour AFFANE
Adresse : Ganhi, rue 868, 01 BP 1237 Cotonou
Tél. : (229) 21 31 38 33 / 21 31 15 23
Fax : (229) 21 31 45 36
E-mail : nouraffane@serverve.eit.bj
Doanh nghiệp tư nhân

Biên chế : 11 người



 

2/           JOHN WALKDEN


Hoạt động : Kinh doanh vải

Contact : Eric Loko


Adresse : Tokpa hoho, rue Chagas, 01 BP 24 Cotonou
Tél. : (229) 21 31 30 37 / 21 31 30 38
Fax : (229) 21 31 44 30 / 21 31 17 09

Email : agents_walken@yahoo.fr


Doanh nghiệp tư nhân
Biên chế : 50  người

 

3/         SITEX



Hoạt động : Kinh doanh vải mộc và sợi thô 100% coton  
Contact : Martin Megan
Adresse : BP 114 Lokossa
Tél. : (229) 22 41 10 79
Fax : (229) 22 41 13 87
E-mail : sitex@intnet.bj
Doanh nghiệp tư nhân

 

4/           SOBEFRIP



Hoạt động : Kinh doanh quần áo cũ
Contact : Marcel  LAFITTE
Adresse : 01 BP 1211 Cotonou
Tél. : (229) 21 33 07 83
Fax : (229) 21 33 08 31

Email : fripe@intnet.bj


Doanh nghiệp tư nhân
Biên chế : 20 người

5/             SOBETEX

Hoạt động: In hoa trên vải
Contact : Emile PARAIZO
Adresse : Akpakpa, route de Porto-Novo, 01 BP 208 Cotonou
Tél. : (229) 21 33 10 94
Fax : (229) 21 33 09 38
E-mail : sobetex@leland.bj
Doanh nghiệp tư nhân

Biên chế: 63 người



Thương vụ VN tại Marốc
Nguồn : Phòng Thương mại và Công nghiệp Bénin

(BCIB)

 
Báo cáo của Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế (OCDE)



Tình hình kinh tế CH Bénin năm 2006

và viễn cảnh kinh tế năm 2007
Mặc dù các nhà tài trợ vốn đã tiến hành giải ngân cho lĩnh vực xã hội và cơ sở hạ tầng của Bénin song nền kinh tế vẫn còn quá phụ thuộc vào ngành hàng bông và hoạt động của cảng biển Cotonou

Một vài con số :

Diện tích : 113.000 km2

Dân số (2006) : 8.703.000 người

GDP/người (PPP) : 1.159 USD

Tuổi thọ TB (2006) : 55,5

Tỷ lệ mù chữ (2006) : 65,3%
Kể từ năm 2001, tăng trưởng của Bénin đã chậm dần từ 6,2% năm 2001 xuống còn 2,9% năm 2005 do giá bông thấp, giá dầu lửa cao, đồng franc CFA tăng giá và sự cần thiết phải cải tổ các lĩnh vực chính (bông, dầu lửa, điện và viễn thông). Tuy nhiên, các chỉ số của năm 2006 đã được cải thiện so với năm 2005 và viễn cảnh kinh tế nhìn chung tích cực. Chẳng hạn, lạm phát đã giảm, tỷ lệ đầu tư của Nhà nước và tư nhân đều tăng và thâm hụt thương mại giảm. Năm 2006, thâm hụt ngân sách chỉ giảm 0,2% mặc dù đã phải chi cho cuộc tổng tuyển cử. Nhìn chung, tỷ lệ tăng trưởng GDP đã tăng từ 2,9% năm 2005 lên 4,5% năm 2006 và ước đạt 4,5% năm 2007 và 4,8% năm 2008. Tuy nhiên, việc cải thiện những thành tựu kinh tế trong những năm tới còn phụ thuộc vào khả năng đa dạng hoá các hoạt động sản xuất.

Hiện nay, nền kinh tế còn phụ thuộc rất nhiều vào ngành bông (trong bối cảnh quốc tế không thuận lợi) và hoạt động của cảng biển Cotonou trong khi quan hệ với nước láng giềng Nigiêria chưa hoàn toàn được bình thường hoá.

Bénin đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong đó lớn nhất là cuộc đấu tranh chống tham nhũng và đói nghèo. Được coi là một ưu tiên trong Văn bản chiến lược giảm nghèo (DSRP), Tổng thống mới đắc cử Boni Yayi đã nhắc lại việc nâng cao cách thức điều hành và minh bạch hoá là một trong những điểm chủ chốt trong cương lĩnh chính trị của ông. Tham nhũng là một vấn đề dai dẳng, ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh: Năm 2006, chỉ số về nhận thức tham nhũng ở Bénin đã giảm đi so với năm 2005. Hơn nữa, Bénin cũng chậm trễ trong việc thực hiện các cuộc cải cách về cơ cấu. Chương trình tư hữu hoá vẫn bị trì hoãn trong khi các lĩnh vực bông, điện và viễn thông lẽ ra đã được tái cấu trúc một cách sâu sắc hơn.

Về xã hội, Bénin vẫn là một trong những nước nghèo nhất châu Phi với GDP bình quân đầu người tính theo ngang giá sức mua là 1091 USD năm 2004 trong khi mức trung bình ở khu vực châu Phi cận Xahara là 1946 USD. Điều kiện y tế và giáo dục rất xấu mặc dù gần đây đã có một số tiến bộ. Các khoản chi cơ sở hạ tầng tăng đáng kể và những nước cho vay vốn đã giải ngân các khoản tiền quan trọng. Công ty Millennium Challenge Account vừa mới cấp một khoản vay 307 triệu USD cho Bénin giúp thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên nhiên kỷ. Trong lĩnh vực nước và vệ sinh, các mục tiêu 68% người dân có nước sạch và 51% người dân có môi trường sống hợp vệ sinh có thể đạt được từ nay đến năm 2015 bởi các luồng tài chính và tổng số vốn mà các nhà tài trợ đầu tư vào nước này là rất lớn. Năm 2006, tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch là 63% và 40% người dân sống trong môi trường hợp vệ sinh.

Về mặt chính trị, năm 2006 được đánh dấu bởi sự kiện cuộc bầu cử Tổng thống diễn ra tốt đẹp nhưng cũng phải xem xét lại vấn đề ảnh hưởng của các đảng phái chính trị truyền trống với thắng lợi của ứng cử viên độc lập Boni Yayi. Do vậy, cuộc bầu cử lập pháp năm 2007 và bầu cử cấp xã năm 2008 sẽ cho phép nhìn lại những xu hướng chính trị mới tại Bénin.
1/ Những phát triển kinh tế mới đây

Nhìn chung, hai lĩnh vực có tính quyết định đến tỷ lệ tăng trưởng của Bénin là nông nghiệp (ngành bông) và dịch vụ (hoạt động của cảng Cotonou). Sự thiếu đa dạng trong sản xuất cũng như sự phụ thuộc của thương mại vào những diễn biến trong quan hệ với chính quyền Nigiêria là những điểm yếu của nền kinh tế Bénin.

Tỷ lệ tăng trưởng GDP đã tăng từ 2,9% năm 2005 lên 4,5% năm 2006. Những kết quả yếu kém trong năm 2005 chủ yếu do sự giảm mạnh của sản lượng bông. Tuy nhiên, việc phục hồi sản xuất bông và lập lại dần dần các hoạt động tái xuất đã giúp nước này ghi thêm 1,6 điểm tăng trưởng trong năm 2006. Đối với các năm 2007 và 2008, tăng trưởng dự báo có thể đạt 4,5% và 4,8% nếu đẩy nhanh việc phục hồi các hoạt động thương mại với Nigiêria và tiếp tục cải tổ ngành bông.

Lĩnh vực nông nghiệp chiếm 35,9% GDP trong năm 2005 và sử dụng gần 54% dân lao động, trong đó sản xuất bông giữ vai trò chủ đạo. Lĩnh vực bông chiếm khoảng 10% GDP và 350 000 nhà sản xuất, nuôi sống gần 40% người dân Bénin. Tuy nhiên, gần đây ngành này đã có bước phát triển không thuận lợi. Sản xuất bông chỉ đạt 190.700 tấn liên vụ 2005/2006 trong khi vụ 2004/2005 là 427.000 tấn. Sản lượng bông bị giảm sút là do thời hạn thanh toán tiền chậm đối với người dân và những nhà phân phối thuốc trừ sâu cũng như do sự không chắc chắn của chương trình tư nhân hoá và tương lai của ngành này. Tình trạng sâu bọ tràn lan mới đây do chất lượng thuốc kém hoặc không có thuốc diệt sâu bệnh đã ảnh hưởng nặng nề đến sản lượng. Hiệp hội Liên ngành bông (AIC) ban đầu dự kiến sản lượng đạt 300.000 tấn liên vụ 2006/2007 nhưng có lẽ con số này không vượt quá 250.000 tấn. Hơn nữa, giá mua của người sản xuất đã giảm song song với giá thế giới. Sau các cuộc đàm phán căng thẳng giữa các tác nhân tham gia ngành hàng, giá bông đã được ấn định cho vụ thu hoạch 2006/2007 là 170 franc CFA/kg đối với bông chất lượng loại 1 (năm trước là 135 FCFA) và 120 FCFA cho bông loại 2 (135 FCFA năm 2005). Tuy nhiên những mức giá này vẫn còn cao hơn những nước sản xuất láng giềng còn các nhà máy sợi của Bénin thì lo ngại có thể phải chịu những thiệt hại về tài chính.

Lĩnh vực bông cần được cơ cấu lại. Nhà nước trước tiên phải tiếp tục tự do hoá lĩnh vực này nhất là Công ty tách hạt bông thuộc Sonapra (Công ty xúc tiến nông nghiệp quốc gia). Nhìn chung, Nhà nước cần đảm bảo việc tôn trọng các quyền sở hữu và cạnh tranh đồng thời tạo ra sự công khai cũng như một hệ thống thị trường thực sự liên quan đến cung ứng, tín dụng và bán hàng. Chính phủ cuối cùng đã đảm bảo sẽ thanh toán các khoản nợ cũ cho những người sản xuất bông và thể hiện ý chí của mình bằng việc giải ngân 2,9 tỷ FCFA vào tháng 10/2006 (tức là 1/5 tổng số tiền).

Năm 2005, lĩnh vực công nghiệp chiếm 14,8% GDP và 10% dân lao động, đóng góp không nhiều vào tỷ lệ tăng trưởng GDP. Ngoài xi măng và các sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu cơ bản (lương thực thực phẩm), sản xuất công nghiệp chủ yếu gồm các ngành công nghiệp chế biến bông. Năm 2005, giá trị gia tăng của các ngành công nghiệp chế biến đã giảm sau khi sản lượng bông giảm và một phần cũng do cuộc cạnh tranh của các sản phẩm dệt châu Á tăng. Tuy nhiên, một công ty kéo sợi mới sẽ được thành lập và đi vào sản xuất vào tháng 6/2007. Chỉ có lĩnh vực xây dựng, công trình công cộng và ngành công nghiệp xi măng là thu được những kết quả tích cực do được hưởng những dự án của các nhà tài trợ trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là làm đường.

Lĩnh vực dịch vụ bao gồm chủ yếu là thương mại với các nước láng giềng và vận tải, chiếm gần 49,2% GDP, sử dụng 36% số dân lao động năm 2005. Vào tháng 11/2004, việc Nigiêria dỡ bỏ một phần lệnh cấm nhập khẩu từ Bénin đã giúp phục hồi các hoạt động tái xuất, tuy nhiên nạn quan liêu giấy tờ vẫn còn dai dẳng. Chẳng hạn, mặc dù lưu lượng hàng qua cảng tự chủ Cotonou (PAC) đã tăng nhưng tỉ lệ lợi nhuận vẫn tương đối thấp (3% năm 2005 trong khi năm 2004 là 5%) do các vấn đề không an toàn. Cảng Cotonou ngày càng bị cảng Lomé (Togo) cạnh tranh. Mặc dù vậy, năm 2005, thương mại hàng hoá của Bénin đã tăng 29,8% đạt tổng trị giá 12,9 tỷ FCFA. Trong 8 tháng đầu năm 2006, các trao đổi hàng cũng đạt mức tương đương với cùng kỳ năm trước nhưng đối tác lại khác nhau. Quan hệ thương mại với Togo đã giảm 67,7% trong khi với những nước nằm sâu trong lục địa như Mali, Buốckina Phaxô và Nigiê đã tăng lần lượt là 133,4%, 52,6% và 25,5%. Buôn bán chính thức với Nigiêria tăng nhẹ, đạt 10,5%. Các công ty của Bénin luôn gặp những khó khăn khi xuất khẩu sang Nigiêria ngay cả khi đã đáp ứng đầy đủ mọi điều kiện. Các doanh nghiệp phải chứng thực xuất xứ sản phẩm và phải đăng ký tại Cộng đồng kinh tế các Quốc gia Tây Phi (CEDEAO). Trong tổng giá trị xuất khẩu, phần tái xuất chiếm 40,5% năm 2005 trong khi con số này là 41,2% năm 2004 và 52,8% năm 2002.

Mặc dù luôn đi cùng với sự phát triển của từng lĩnh vực nói trên song nhu cầu tư nhân cả về tiêu dùng lẫn đầu tư năm 2005 đều không tăng mạnh. Do giảm các khoản đầu tư tư nhân nên tỷ lệ đầu tư chỉ chiếm 18,2% GDP năm 2005 trong khi năm 2004 là 20,7%. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trưởng về khối lượng đầu tư tư nhân sẽ tăng nhẹ vào năm 2007 (ước đạt 5,4%) và 2008 (5,9%), phản ánh việc cải thiện môi trường kinh doanh và công tác điều hành kinh tế. Trong năm 2006, tổng vốn đầu tư đã tăng trở lại, chiếm 20% GDP, trong đó đầu tư công cộng đạt tỷ lệ tăng trưởng 25% về khối lượng.

Trên bình diện đối ngoại, với việc bình thường hoá quan hệ thương mại giữa Bénin và Nigiêria, xuất khẩu đã ổn định ở mức 21,6% GDP.
2/ Chính sách kinh tế vĩ mô

Bénin tiếp tục thực hiện chương trình cải cách cùng với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) trong khuôn khổ dự án Tạo điều kiện để giảm nghèo và tăng trưởng (FRPC) giai đoạn 2005-2008. Nhìn lại bước đầu, Bénin chưa tôn trọng điều kiện không tích luỹ thêm nợ mới trong nước cũng như điều kiện không có thêm các khoản vay mới. Công ty viễn thông của Nhà nước Bénin (Bénin Telecoms) đã vay của một ngân hàng Trung Quốc 31 triệu USD trong thời gian 6 năm.

Về các tiêu chí thống nhất của Liên minh Kinh tế tiền tệ Tây Phi (UEMOA), năm 2006, Bénin đã tôn trọng 4 trên 5 tiêu chí hàng đầu trong khi năm 2005 chỉ đạt 3. Thật vậy, nước này đã có mức lạm phát thấp hơn 3% năm 2006 (2,4%) (năm 2005 là 5,4%). Ngược lại Bénin đã không thành công trong việc cải thiện số dư ngân sách cơ bản trong GDP. Đáng lẽ tỷ lệ này phải + hoặc bằng 0 thì năm 2006 tỷ lệ này là -1,1% trong khi năm 2005 là -1,7%. Liên quan đến 4 tiêu chí thứ 2, Bénin chỉ thực hiện được 1: tổng vốn đầu tư từ nguồn vốn trong nước đạt trên 20% GDP (22,8% năm 2005 và 23,8% năm 2006). Khối lượng lương chiếm 37,7% các khoản thu thuế năm 2006 (mục tiêu là 35%). Thâm hụt tài khoản vãng lai (ngoài việc chuyển tiền chính thức) chiếm 7% GDP trong khi mức đề ra là 5%. Tỷ lệ sức ép về thuế là 15% năm 2006 trong khi lẽ ra phải cao hơn 17% theo như tiêu chí.
3/ Chính sách ngân sách

Chính sách ngân sách có những mục tiêu chính là tạo ra nhiều hơn các khoản thu thuế và hạn chế những khoản thu thông thường để cấp vốn đầu tư trong các lĩnh vực ưu tiên. Trong giai đoạn hiện nay, thâm hụt ngân sách (chủ yếu được bù đắp bằng các khoản vay từ nước ngoài) ở mức thấp hơn 2% GDP. Tình hình ngân sách của Bénin đã xấu đi từ năm 2005-2006 sau khi ký thoả thuận trợ cấp ngành bông, do các khoản chi xoá đói giảm nghèo và cho cuộc bầu cử Tổng thống (tháng 3/2006). Tổng cộng, thâm hụt ngân sách đã tăng từ 1,7% năm 2004 lên 2,9% năm 2005 rồi xuống còn 2,7% năm 2006 và dự báo khoảng 2,7% các năm 2007-2008.

Về các khoản thu, tổng số thu đã tăng nhờ cải cách quản lý và thu thuế và nhờ tăng các khoản quà tặng. Những khoản quà biếu đã tăng từ 1,7% GDP năm 2005 lên 2,3% năm 2006 và tiếp tục chiếm một phần ngày càng lớn trong GDP năm 2007 (2,7%) và 2008 (2,9%). Ngược lại, để hạn chế ảnh hưởng của việc tăng giá dầu đối với giá tiêu dùng, chính quyền đã loại bỏ thuế đặc trưng đối với khí hydrocacbua. Tổng cộng phần thu trong GDP đã tăng từ 18,4% năm 2005 lên 19% năm 2006 và tiếp tục tăng vào năm 2007 (19,3%) và năm 2008 (19,5%). Những dự báo này dựa trên việc Chính phủ đang tăng cường quản lý tài chính, lập chế độ một cửa cho các thủ tục thông quan và theo dõi sát sao việc miễn thuế.

Liên quan đến các khoản chi, dự báo sẽ tăng trong năm 2007-2008 sau khi đẵ tăng từ 21,3% GDP năm 2005 lên 21,8% năm 2006. Tuy nhiên, trong khi các khoản chi thông thường chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong GDP (14,1% năm 2006; năm 2005 là 15%) thì các khoản đầu tư cơ bản lại tăng từ 6,3% năm 2005 lên 7,6% năm 2006 và dự báo chiếm tỷ lệ ngày một tăng trong GDP năm 2007 (7,9%) và năm 2008 (8,3%) nhờ việc giảm nợ. Chính phủ dự kiến sẽ đầu tư những khoản tiền lớn trong các lĩnh vực xã hội và cơ sở hạ tầng. Mặc dù vậy, việc tiến hành các cuộc bầu cử mới vào năm 2007-2008 sẽ đè nặng lên các khoản chi thông thường, dự kiến khoảng 14% GDP. Các nhà tài trợ vốn đòi hỏi phải cải tổ lương cho công chức Nhà nước để việc tăng lương phù hợp với công lao và không mang tính đánh đồng. Lương công chức phải chiếm một phần thấp hơn một chút trong GDP, 6,2% năm 2007 và 6,1% năm 2008 (năm 2006 là 6,3%).


4/ Chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ của Bénin là chính sách của Ngân hàng Trung ương các Quốc gia Tây Phi (BCEAO) trong đó các mục tiêu chính là đảm bảo ngang giá đồng franc CFA so với đồng euro và ổn định giá cả. Từ nhiều năm nay, chính sách này tỏ ra khá cứng rắn: Sự ngang giá tiền tệ đã không thay đổi từ năm 1994. Tháng 8/2006, BCEAO đã tăng tỷ lệ tái tài trợ lên 4,25% để giảm sức ép lạm phát trong khi từ tháng 3/2004 tỷ lệ này đã là 4%. Tại Bénin, tỷ lệ lạm phát là 5,4% năm 2005 (năm 2004 là 0,9%) sau khi giá dầu thế giới tăng. Năm 2006, tỷ lệ lạm phát đã giảm xuống còn 2,4% do giá lương thực thực phẩm giảm và theo dự báo, tỷ lệ này sẽ còn thấp hơn vào năm 2007 (1,8%) và 2008 (2,3%). Cuối năm 2006, dự trữ ngoại hối của Bénin tại BCEAO tương đương với 10 tháng nhập khẩu.

Lĩnh vực tín dụng tư nhân đã tăng trưởng 20,2% năm 2005 trong khi năm 2004 là 4,5%. Đa số các ngân hàng đều tôn trọng các tiêu chuẩn thận trọng và tỷ lệ nợ khó đòi chỉ chiếm 10% tài sản có tại ngân hàng tính đến tháng 7/2006. Vào thời điểm đó, có 12 ngân hàng thương mại, 2 công ty cho vay vốn và khoảng 100 tổ chức vi tín dụng chính thức hoạt động trên thị trường. Bénin có số lượng các tổ chức cho vay nhỏ nhiều nhất Liên minh Kinh tế và Tiền tệ Tây Phi (UEMOA). Lĩnh vực này chủ yếu được tạo bởi 2 mạng lưới. Hoạt động tương tế (với Liên đoàn các quỹ tiết kiệm và tín dụng nông nghiệp tương tế - Fececam) giúp chuyển tiền tiết kiệm thành tín dụng trong khi các tổ chức tín dụng trực tiếp tự tìm nguồn vốn trên các thị trường tài chính. Với lãi suất 2%/tháng, chi phí vi tín dụng vẫn còn thấp hơn chi phí trên thị trường rất nhiều. Tuy nhiên, một số lĩnh vực như thủ công không được hưởng những khoản tín dụng một cách liên tục. Các khoản tài trợ thường ưu tiên lĩnh vực nông nghiệp và thương mại. Về thị trường chứng khoán động sản của Tây Phi, hiện chưa có công ty nào của Bénin lên sàn niêm yết.
5/ Vị trí kinh tế đối ngoại

Với vị trí địa lý của mình, Bénin giữ vai trò lớn trong trao đổi khu vực. Vận tải là một lĩnh vực then chốt trong nền kinh tế nhờ hai chức năng: Phục vụ trong nước và quá cảnh quốc tế đến các nước láng giềng nằm sâu trong lục địa (Buốckina Phaxô, Nigiê, Mali) và các nước láng giềng ven biển (chủ yếu là Nigiêria). Trong trao đổi thương mại với Nigiêria, các doanh nghiệp tư nhân của Bénin than phiền về việc chính quyền Nigiêria không tôn trọng các quy định thương mại đã ký giữa hai nước. Tuy nhiên, những cố gắng để xác định lại biên giới chung giữa Nigiêria và Bénin và giảm bớt những hạn chế nhập khẩu từ Bénin của Nigiêria sẽ giúp bình thường hoá quan hệ thương mại giữa hai nước.

Năm 2005, Trung Quốc lần đầu tiên đã trở thành nước xuất nhập khẩu số 1 của Bénin. Trung Quốc chiếm 42,2% xuất khẩu và 39,1% nhập khẩu của Bénin. Pháp là đối tác thương mại số 2 và là nước viện trợ tài chính song phương lớn nhất của Bénin.

Bénin xuất khẩu chủ yếu bông, sản phẩm dệt (chiếm tới 72% nguồn thu ngoại tệ) và hàng tái xuất. Ngược lại, nước này nhập khẩu các sản phẩm lương thực thực phẩm (31,2% tổng giá trị nhập khẩu năm 2005). Tuy nhiên, rất khó ước tính các luồng hàng vì tình trạng buôn lậu qua biên giới với Nigiêria rất phổ biến. Việc tự do hoá thương mại thực hiện tại Bénin mạnh mẽ hơn ở Nigiêria - quốc gia đông dân nhất châu Phi, nơi áp dụng thuế quan cao và các hàng rào bảo hộ nhập khẩu. Do vậy, hàng lậu được vận chuyên qua biên giới rất nhiều. Ví dụ, cảng Cotonou (Bénin) là cảng quá cảnh chính của xe ôtô cũ tại Tây Phi, đa số xe sau đó được đưa sang Nigiêria mặc dù chúng không được khai báo như khi đến Bénin. Ngược lại, Bénin nhập lậu phần lớn các sản phẩm dầu lửa của Nigiêria vì nước này trợ giá dầu lửa.

Năm 2006, do giảm sản lượng bông, xuất khẩu bông của Bénin đã giảm khoảng 25%. Tuy nhiên, việc giảm này đã được bù lại bằng những thành tích xuất khẩu hạt điều và các sản phẩm tái xuất. Tính chung, phần xuất khẩu chính thức trong GDP đã tăng nhẹ, từ 13,1% năm 2005 lên 13,6% năm 2006. Ứớc tính, nếu phục hồi hoạt động xuất khẩu bông thì năm 2007, tăng trưởng xuất khẩu sẽ tăng 13,9% và năm 2008 14%. Về nhập khẩu, đã tăng tỷ trọng trong GDP từ 19,8% năm 2005 lên 20,1% năm 2006. Do gánh nặng của hoá đơn dầu lửa, nhập khẩu có thể duy trì ở mức 20% GDP trong những năm tới. Tổng cộng, thâm hụt thương mại giảm trong giai đoạn 2002-2007, cụ thể 6,7% năm 2005, 6,5% năm 2006 và 5,9% năm 2007. Nhờ giảm thâm hụt thương mại mà thâm hụt cán cân thanh toán thông thường cũng giảm liên tục giai đoạn 2003-2007, từ 4,5% năm 2005 xuống 4,4% năm 2006 và ước tính 4,2% năm 2007 và 4,6% năm 2008. Liên quan đến hạng mục vốn, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã giảm chỉ đạt 21 triệu USD năm 2005 trong khi năm 2004 là 64 triệu USD. Mặc dù có sự ổn định chính trị, song sự điều hành của Chính phủ không được tốt và sự thiếu ổn định đang đè nặng lên hai hoạt động kinh tế chính (thất thường của thời tiết trong ngành bông và bấp bênh trong quan hệ với Nigiêria về tái xuất khẩu) không khuyến khích được các nhà đầu tư bỏ vốn vào Bénin.

Tháng 3/2003, Bénin đã đạt đến điểm kết thúc trong Sáng kiến những nước nghèo nợ nhiều (PPTE) và được giảm tổng số nợ là 460 triệu USD. Mới đây, nước này cũng đã tận dụng Sáng kiến giảm nợ đa phương (IADM) để giảm trên 1,14 tỷ USD nợ trong đó Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã xoá 62,6 triệu USD, Ngân hàng Thế giới (WB) 710 triệu USD và Ngân hàng phát triển châu Phi 368 triệu USD.

Do vậy, chỉ số nợ nước ngoài của Nhà nước chỉ chiếm 23,9% GDP năm 2006 (47,7% năm 2005). Nợ nước ngoài của Bénin tương đương với 15,3% giá trị xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ năm 2006 trong khi năm 2005 là 14,8%. Chỉ số này sẽ tiếp tục giảm trong các năm 2007-2008.
6/ Các vấn đề cơ cấu

Những phát triển mới đây

Bénin có những thế mạnh đáng kể để phát triển lĩnh vực tư nhân: Ổn định chính trị, hệ thống ngân hàng thương mại đáng tin cậy và cơ sở hạ tầng cảng biển và sân bay khá tốt. Vị trí địa lý của Bénin cho phép nước này giữ vai trò cửa ngõ và quá cảnh ưu tiên tới các nước không có biển (Nigiê, Buốckina Phaxô) và Nigiêria. Từ rất sớm, khu vực kinh tế tư nhân Bénin đã biết tận dụng cơ hội này và khẳng định khuynh hướng là sân sau của nền kinh tế khu vực.

Liên quan đến các chương trình cải cách cơ cấu, chính quyền Bénin đã cam kết giải quyết các vấn đề của ngành bông, điện, viễn thông và quản lý Cảng tự chủ Cotonou (PAC). Tuy nhiên, những cuộc cải cách còn diễn ra chậm chạp và việc tư hữu hoá còn chưa dứt khoát. Chẳng hạn, tháng 3/2006, việc tư hữu hoá Công ty xúc tiến nông nghiệp quốc gia (SONAPRA) đã phải hoãn đến năm 2007, còn việc tư nhân hoá Bénin Telecoms và Công ty điện nước Bénin (SBEE) bị lùi lại vào năm 2008/2009. Mặt khác, kể từ khi tư hữu hoá vào năm 1999, Công ty kinh doanh các sản phẩm dầu lửa quốc gia (SONACOP) đã gặp phải những vấn đề về hoạt động và điều hành. Để đối mặt với nhu cầu về dầu lửa, người dân Bénin đã sử dụng đến chợ đen. Tháng 3/2006, khoảng 75% nhu cầu về dầu lửa là do việc nhập khẩu bất hợp pháp từ Nigiêria đáp ứng, với giá bán thấp hơn giá trên thị trườn chính thức. Mặc dù vậy, Nhà nước lúc đó đang nắm giữ 45% vốn của SONACOP đã quyết định thu lại quyền kiểm soát công ty này để giải quyết những khó khăn về cung ứng dầu và chuẩn bị cho việc tư nhân hoá thành công hơn.

Trong lĩnh vực năng lượng, năm 2006, đất nước đã gặp những rối loạn về cấp điện và người dân Bénin đã phải đối mặt với nhiều đợt cắt điện. Điện do Công ty Điện lực Bénin (CEB) nhập khẩu từ Ghana và Bờ Biển Ngà. Công ty CEB hiện đang có những vấn đề về tài chính. Ngoài những khó khăn này ra, từ tháng 5/2006, các nước cung cấp điện đã giảm 43% vì mức nước thấp tại các đập chính, vấn đề cung ứng khí đốt ở Bờ Biển Ngà, tác động tiêu cực của việc tăng giá dầu đối với sản xuất điện. Tuy nhiên, dự án hội nhập khu vực ở Tây Phi sẽ giúp cải thiện việc phân phối năng lượng với việc xây dựng trong năm 2007 một đường điện cao thế chạy dọc bờ biển, nối kết các công ty của Tôgô và Bénin từ Bờ Biển Ngà và Nigiêria. Đường điện này có thể trở thành một lưới điện thực sự trong khu vực từ nay đến năm 2020. Giai đoạn hội nhập đầu tiên này cũng sẽ được tiếp tục bằng việc xây dựng một đường ống dẫn khí khu vực Tây Phi cung cấp gas cho Ghana, Tôgô, Bénin từ Nigiêria.

Về môi trường kinh doanh, chỉ số nhận thức về tham nhũng năm 2006 của Tổ chức Transparence International cho thấy trong bảng xếp hạng, Bénin đã tụt từ vị trí 88 (trên 159 nước năm 2005) xuống vị trí thứ 121 (trên 163 nước năm 2006). Việc đẩy mạnh công tác điều hành Chính phủ là một trong những định hướng chiến lược của Văn bản chiến lược về giảm nghèo (DSRP). Ngoài ra, Tổng thống mới đã thông báo sẽ ưu tiên cuộc chiến chống tham nhũng và giải quyết vấn đề điều hành yếu kém. Theo tinh thần đó, nhiều đợt kiểm toán tài chính đã được thực hiện trong các bộ và cơ quan hành chính và đã phát hiện tham nhũng trên diện rộng. Việc các sai phạm bị xử phạt là một dấu hiệu tốt, thể hiện quyết tâm của chính quyền trong cuộc đấu tranh chống tệ nạn này. Năm 2006, 2 cựu giám đốc và nhiều nhân viên của một số công ty Nhà nước đã bị bắt vì tội biển thủ công quỹ.

Nguồn tài liệu tham khảo
1/ Trang web của Thương vụ Pháp tại Bénin http://www.missioneco.org/Benin/

2/ Cuốn sách Exporter au Bénin et au Togo của Thương vụ Pháp tại Bénin

3/ Trang web của Phòng Thương mại và Công nghiệp Bénin http://www.ccib.bj/

4/ Trang web của Khu vực đồng franc Tây và Trung Phi www.izf.net/

5/ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế http://www.oecd.org

6/ Vụ Châu Phi, Tây Á và Nam Á - Bộ Công Thương



7/ Tổng cục Hải quan Việt Nam



Каталог: uploads -> attach -> 197621262192400
attach -> Tri thức 001. Thống kê y tế II. Phân tích số liệu định lượng : Tham khảo môn Xử lý và phân tích số liệu / Đại học y tế công cộng
attach -> TRƯỜng đẠi học tôN ĐỨc thắng phòng đIỆn toáN & thông tin tư liệu danh mục sách mới tháng 06/2013
attach -> TÀi liệu cơ BẢn về BÊ-nanh và quan hệ VỚi việt nam I. Khái quát
attach -> Quy hoạch phổ TẦn số VÔ tuyếN ĐIỆn quốc gia
attach -> Danh sách các công ty Sri Lanka đang có nhu cầu xuất nhập khẩu các loại hàng hóa
attach -> TÊn công ty nhu cầU ĐỊa chỉ liên hệ
attach -> Nonlinear systems / Hassan K. Khalil
attach -> Thông tư 202/2014/tt-btc
attach -> PHỤ LỤc quy định thành phần hồ sơ thực hiện chế độ chính sách theo Quyết định 250/QĐ-ttg của Thủ tướng Chính phủ
197621262192400 -> Thương vụ vn tại Ma-rốc Dự thảo cuốn sách Kinh doanh với thị trường Ma-rốc

tải về 0.96 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương